VN trước bước ngoặt phát triển, tha hóa và khó khăn 2020

Việt Nam

Việt Nam đang trong một thời điểm bước ngoặt của sự phát triển, theo nhà quan sát thời sự từ Hà Nội

Việt Nam đang ở trong một 'bước ngoặt' của sự phát triển và cần đến một chiến lược phát triển mới trong bối cảnh mới, theo các khách mời hội luận cuối năm của BBC News Tiếng Việt.

Nêu cái nhìn cho năm mới, TS. Phạm Quý Thọ, từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam nói:

"Việt Nam đang trong một bước ngoặt của sự phát triển, ở đây tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều khó khăn trong năm 2020, kể cả kinh tế, xã hội và rất nhiều các vấn đề khác và cần phải nghiêm túc từ đảng, rồi nhà nước, chính phủ rồi quốc hội, tất cả cũng phải làm một chiến lược phát triển mới cho Việt Nam trong bối cảnh mới.

"Thứ hai nữa là chuyển dịch không chỉ về kinh tế mà còn phải chuyển dịch sang các vấn đề giá trị phổ quát như trong năm 2019 đã đặt ra cho chúng ta.

Cho nên năm 2019 đã và sắp kết thúc, thì năm 2020, tôi thấy thứ nhất phải nhấn mạnh vấn đề này:

Đảng Cộng sản đối nghịch ý thức hệ với thị trường, cho nên nó không có lối thoát về kinh tế phát triển một cách bền vững

PGS. TS. Phạm Quý Thọ

"Một là kinh tế sẽ tiếp tục có những khó khăn, đặc biệt khi mà chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường nhưng mà lại không có những cơ sở để cho nó phát huy thị trường này, thì chúng ta tiếp tục rơi vào một vòng xoáy luẩn quẩn.

"Tức là Đảng Cộng sản đối nghịch ý thức hệ với thị trường, cho nên nó không có lối thoát về kinh tế phát triển một cách bền vững. Cái thứ hai nữa là do hiệu ứng của nó, sẽ có rất nhiều các vấn đề xã hội phát sinh.

"Trong đó phải nói sự tha hóa, mặc dù Đảng CSVN cũng đã rất cố để xây dựng đội ngũ chiến lược, chuẩn bị cho các đại hội các cấp, nhưng tôi nghĩ họ sẽ rất là khó chống nổi thực tế là sự cám dỗ của vật chất và sự tha hóa này cũng sẽ lại tiếp tục, chứ không thể chống tham nhũng thông qua một số vụ mà có thể giảm được.

"Thứ ba nữa là nó ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác, đặc biệt là các giá trị xã hội ở trong dân chúng mà bây giờ tôi thấy đang phân hóa rất rõ, tức là người ta rất khó thống nhất với nhau những vấn đề từ rất nhỏ cho đến những vấn đề lớn như đã được mô tả và đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, con cái, con trẻ cũng như là các khía cạnh giáo dục khác."

"Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy những điểm mới, mà cũng rất mới đối với Việt Nam, thí dụ như việc chọn sách giáo khoa, tức là những tác động của khó khăn về kinh tế sẽ lan tỏa sang các hiệu ứng về mặt thể chế cũng nhưng những vấn đề xã hội khác mà cần phải có những hoạch định cho rõ ràng thì mới có thể chủ động hơn được một chút trong năm 2020," ông Thọ nói.

'Quan trọng và kịch tính'

Biển Đông

Ứng phó trước những tham vọng của quốc gia láng giềng Trung Quốc trên Biển Đông được cho là một thách thức lớn đối với Việt Nam

Còn blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nêu dự phóng về đối ngoại và đối nội với Việt Nam:

"Tôi cho rằng năm 2020 sẽ có hai vấn đề rất quan trọng và có thể rất kịch tính. Thứ nhất là về vấn đề Bãi Tư Chính và Biển Đông. Đây là vấn đề mà chính quyền Việt Nam có thể nói là gần như hoàn toàn bị động.

Đại hội 13 sẽ có một kiểu kịch tính khác là nó liên quan đến chuyện chống tham nhũng

Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

"Tức là bây giờ xem xem Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào và khi đó họ sẽ đối phó như thế nào là điều rất khó khăn, và cái đó họ sẽ không thể dễ như năm nay. Đó là một vấn đề sẽ là kịch tính.

"Hoặc là rất ít khả năng là Trung Quốc sẽ không làm gì, nhưng nhiều khả năng là có chuyện và có chuyện thì sẽ rất kịch tính và Việt Nam đối phó như thế nào là cực kỳ khó.

"Thứ hai về đối nội, vừa là chuyện chống tham nhũng nhưng vừa là chuyện chuẩn bị Đại hội 13, thì nó sẽ kịch tính. Đại hội 12, chúng ta đã biết rồi, Đại hội 13 sẽ có một kiểu kịch tính khác là nó liên quan đến chuyện chống tham nhũng.

"Thì trong năm 2020, sẽ có những vụ án gì và các vụ án này sẽ đi đến đâu? Và liên quan đến Đại hội 13 chuẩn bị nhân sự, rồi sắp tới sẽ có ai lên, ai xuống, có ai bị (đề nghị xem xét) kỷ luật như ông Hoàng Trung Hải?

Việt Nam

Năm 2019 chứng kiến việc Việt Nam và EU ký các hiệp định thương mại và bảo hội đầu tư quan trọng thế hệ mới

"Tất cả những chuyện này là sẽ rất kịch tính trong năm 2020, đó là hai điều tôi thấy rất đáng quan tâm," nhà điểm tin tức và báo chí nói với BBC.

Còn từ Berlin, Cộng hòa Đức, nhà văn Võ Thị Hảo đưa ra bình luận:

"Tôi thấy Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam có thể sẽ là một cơ hội rất lớn để cho Việt Nam cải cách thể chế, nó có thể là một đòn bẩy thay đổi, thế nhưng vấn đề là chưa thấy một triệu chứng nào, một mầm mống nào để thấy rằng họ thực sự muốn cải cách thể chế, như họ đã từng lớn tiếng.

"Vì vậy, chúng ta sẽ rất để ý trong vấn đề này và việc thay đổi, việc mà gọi là 'đốt lò' cũng tạo một điều kiện để thay đổi những nhân vật, những người là quan chức trong hệ thống cầm quyền.

"Nó có thể đưa ra một điều cho người ta thấy rằng thực sự những nhóm này 'thân' ai đó, hay là có khuynh hướng muốn bảo vệ sự cải cách thể chế hay không, thì chúng ta đã thấy rất là rõ.

"Và đấy là một điều mà mọi người phải hết sức để ý và tất nhiên là để muốn thay đổi, thì đương nhiên mỗi người chúng ta phải góp sức vào thôi, phải lên tiếng, phải đấu tranh."

'Cấp bách và phải làm'

Theo bà Võ Thị Hảo, hiện nay và qua năm mới, Việt Nam cần ưu tiên giải quyết khẩn cấp một số việc:

"Thế còn điều thứ hai nữa mà tôi muốn nói là có những cái cấp thiết mà nhà cầm quyền Việt Nam phải làm, thứ nhất là phải giải quyết ngay nạn ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và Sài Gòn mà thuộc hàng ô nhiễm nhất thể giới.

Võ Thị Hảo

VÕ THỊ HẢO

phải giải quyết ngay nạn ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và Sài Gòn

Bà Võ Thị Hảo

"Không thể nào thúc thủ như hiện nay được, vì như thế là đưa mọi người vào cái chết.

"Một vấn đề nữa là đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ngập mặn, mà một thông báo gần đây nhất nói là gần như toàn bộ; và đây là một cuộc chiến tranh nước, từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam...

"Thì bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam cần phải làm gì đây? Phải có những giải pháp rõ ràng.

"Và thứ ba nữa là vấn đề gian lận thương mại, Việt Nam hiện nay đang bị áp một mức thuế thép với một mức hàng trăm lần, là vì đã 'chấp nhận gian lận'.

"Thép của Đài Loan hay là của Hàn Quốc, hay của Trung Quốc, chưa kể những mặt hàng khác đóng mác Việt Nam và xuất sang các nước khác để tránh lậu thuế và đó là một việc làm khủng khiếp, việc làm cực kỳ 'gian lận'.

Đầu tư công

Đầu tư công. Các dự án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư luận chú ý nhiều vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn. Tranh của Mai Sơn gửi cho BBC.

"Và nó không thể chấp nhận được ở trên thế giới và điều đó sẽ đem lại sự trừng phạt rất lớn mà chính người dân Việt Nam phải chịu, còn hưởng lợi thì phải để thuế quan đánh giá, tôi thấy đấy là một điều cần phải làm," nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo nói với BBC.

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50869102

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn