Chính quyền Biden ký thỏa thuận biển với Đài Loan: "Cú đấm trời giáng" vào luật hải cảnh Trung Quốc

Phạm Thu Hương

Biden cho biết ông sẽ hợp tác với các đồng minh của Mỹ để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những hành động của nước này trong vấn đề Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông, đồng thời thúc giục Bắc Kinh tuân thủ quy tắc quốc tế về thương mại công bằng

Biden tuyên bố ngăn Trung Quốc 'dẫn đầu thế giới'

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi đã đề cập tới việc số lượng máy bay chiến đấu Trung Quốc băng qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan ngày càng gia tăng và đặt ra nhu cầu cần thiết phải nghiên cứu các phương thức để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có thể phối hợp với lực lượng Mỹ hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc gây hấn.

Nếu tấn công Đài Loan, Trung Quốc sẽ lãnh trọn "nhát kiếm của Samurai"?

Chính quyền Biden ký thỏa thuận biển với Đài Loan: "Cú đấm trời giáng" vào luật hải cảnh Trung Quốc

Các tàu cảnh sát biển Đài Loan chặn một tàu hút cát của Trung Quốc Đại lục (Ảnh: Taipei Times)

Sau khi Trung Quốc thông qua luật cho phép hải cảnh nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài, đảo Đài Loan và Mỹ đã ký thỏa thuận phối hợp về việc thành lập Nhóm Công tác Bảo vệ Bờ biển.

Động thái này nằm trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm trấn an Đài Loan rằng cam kết của Washington đối với hòn đảo này là vững chắc.

Vào hôm thứ Năm, 25/3, đại diện ngoại giao của Đài Loan tại Mỹ, bà Hsiao Bi-khim (Tiêu Mỹ Cầm), đã ký thỏa thuận nói trên tại Washington.

Bà Tiêu nhấn mạnh "với tư cách là một bên liên quan có trách nhiệm trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Đài Loan sẵn sàng tham gia và sẵn sàng tham gia nhiều hơn nữa trong lĩnh vực hàng hải".

"Chúng tôi hy vọng rằng với Nhóm công tác Bảo vệ biển mới, cả hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt hơn và cùng nhau đóng góp nhiều hơn nữa cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở."

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Sung Kim đã có mặt tại lễ ký kết.

Taiwan News nêu, căng thẳng trên biển đã thúc đẩy khuôn khổ hợp tác "bán quân sự" giữa đảo Đài Loan với Mỹ tiến gần hơn đến hiện thực, mà thỏa thuận biển mới nhất là một dấu hiệu.

Su Tzu-yun, nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu an ninh và quốc phòng (Đài Loan) nói thỏa thuận hợp tác về cảnh sát biển nhắm đến chống lại sự bành trướng của Trung Quốc Đại lục và làm rõ chiến lược của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Reuters cho hay, do lo ngại trước hoạt động gia tăng của đội tàu đánh cá và các tàu hút cát của Trung Quốc Đại lục trên biển, Đài Loan đang nâng cấp lực lượng tuần duyên bằng các tàu mới, có thể được đưa vào biên chế hải quân trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để thiết lập quan hệ chính thức với Bắc Kinh vào năm 1979, song Washington bị ràng buộc nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan - được quy định trong luật pháp nước này, đồng thời Mỹ cũng là nhà cung cấp vũ khí và nhà bảo trợ quốc tế quan trọng nhất của hòn đảo.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ không tách rời của nước này và tất yếu phải đi đến thống nhất, không loại trừ bằng giải pháp quân sự.

Hồi tháng 1, Trung Quốc ban hành đạo luật cho phép lực lượng hải cảnh của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài, làm dấy lên lo ngại từ các nước trong khu vực và cả Mỹ. Bắc Kinh nói luật hải cảnh phù hợp với thông lệ quốc tế và cần thiết để bảo đảm an ninh và lợi ích trên biển của Trung Quốc.

Trước dự báo về sức mạnh trong tương lai của Trung Quốc trên biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, Su Tzu-yun gợi ý đảo Đài Loan cân nhắc các giải pháp ứng phó linh hoạt và những biện pháp răn đe nhằm đối phó với đe dọa từ lực lượng hải cảnh Trung Quốc. Các biện pháp này có thể bao gồm kết hợp vũ khí âm thanh, bom không sát thương và vòi rồng truyền thống - những cách hiệu quả để chống lại tàu Trung Quốc.

P.T.H.

Nguồn: SOHA

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn