Luật pháp ở Việt Nam

Kim Van Chinh

2 February 2024

1. Bà Ngô Bá Thành, luật sư học ở Pháp về nước, người hoạt động nội gián trước 1975 ở Sài Gòn, sau làm đến đại biểu Quốc hội vài khóa, chủ tịch UB Pháp luật của QH, đã nói một câu rất nổi tiếng: “Chúng ta có một rừng luật, nhưng chỉ có một luật duy nhất hoạt động – đó là Luật rừng”.

Câu nói của bà Ngô Bá Thành đạt mức độ khái quát và nổi tiếng không kém câu nói của cựu TT VNCH năm 1975 Nguyễn Văn Thiệu khi tổng kết 2 năm thi hành Hội nghị Paris: “Không được tin những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm”.

Vậy luật rừng là gì? 

Người Việt hầu như ai cũng hiểu từ luật rừng vì nó rất phổ quát mọi lúc mọi nơi.

“Đó chính là những quy tắc hành xử không tuân theo quy định hoặc trái quy định của pháp luật chính thống. Hiểu theo nghĩa bóng thì đây là những quy tắc hành xử kiểu “rừng rú” giữa các loài vật với nhau, theo kiểu kẻ mạnh có quyền bắt nạt, tiêu diệt kẻ yếu làm mồi ăn cho mình, kẻ yếu phải trốn tránh, vị nể và lừa gạt (ngụy trang, ẩn giấu mình, dối trá) kẻ mạnh để sinh tồn”.

Trong khi ở Việt nam ai cũng hiểu luật rừng là gì thì bên phương Tây rất ít người hiểu.

Luật rừng (The law of the jungle) ở phương Tây không được coi là một thuật ngữ mà chỉ coi nó là một thành ngữ để ám chỉ “một tình huống, trong đó không có luật lệ hay quy tắc nào chi phối cách mọi người cư xử và mọi người sử dụng vũ lực để đạt được điều họ muốn. Mọi người chạy theo lợi ích cá nhân và dùng mọi sức mạnh quyền uy có được để đạt tới nó”.

Luật rừng nghĩa là không có luật theo nghĩa chính danh, tử tế và minh bạch.

Luật rừng nghĩa là mọi chuyện đều được xử lý bằng uy quyền, thế lực, địa vị xã hội, tiền bạc (Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế).

Luật rừng thống trị trong “xã hội đen” – tức các tổ chức maphia, tội phạm có tổ chức. 

Rất tiếc là luật rừng lại phổ biến trong xã hội ta, mặc dù nó là thứ luật hắc ám, không chính danh, phải dựa vào luật chính danh để tồn tại…

2. Vấn đề này nó có căn nguyên lịch sử của nó.

Chính quyền cộng sản đầu tiên trên thế giới là chính quyền Liên Xô (Xoviet) ban đầu thành lập với các định chế mới của chính quyền mới theo công thức Lenin “tất cả mọi quyền lực thuộc về các soviet”.

Các Soviet được thành lập khắp các cấp hành chính. Mọi cấu trúc kiến trúc thượng tầng của các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) đều bị bãi bỏ bới nó rất xấu xa, thiết lập các định chế mới. Trên chính quyền TW có các soviet dân ủy (chức năng giống bộ). Khung pháp lý có Hiến pháp, điều hành mọi chuyện theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng và các soviet… 

Sau cấu trúc mới của chính quyền soviet tỏ ra mâu thuẫn nhau, bế tắc và kìm hãm, Stalin đến 1946 đã cải tổ hệ thống kiến trúc thượng tầng Liên Xô. Theo đó học theo rất nhiều các định chế của các nước TBCN phương Tây: Các luật được ban hành dần dần để cai trị dân chúng; các bộ được hình thành như cơ cấu các bộ ngày nay; các soviet địa phương được ci cách, chỉ giữ lại Soviet tối cao và chức năng y như Quốc hội các nước TBCN… Nhưng trùm lên tất cả vẫn là Đảng và Đảng có quyền bất thành văn lãnh đạo toàn xã hội. Đảng lại lm dụng luật để nằm ngành an ninh (KGB) để thống trị xã hội, tạo ra quyền lực lớn cho ngành an ninh… 

Cơ chế của luật rừng hình thành… 

Việt Nam mình (thể chế hiện nay) học nguyên xi mô hình soviet mang về áp dụng ở VN. 

3. Mô hình luật rừng bị lên án và tỏ ra bế tắc vào cuối thập niên 1980.

Các nước XHCN rung chuyển.

Sự đau đớn và trả giá của cơn đau chuyển dạ từ mô hình phi nhân bản luật rừng sang mô hình mới “pháp quyền” không bút nào tả xiết. 

Nhóm nước Đông Âu sau một hồi vật vã, họ đã cơ bản loại bỏ được luật rừng để sinh đẻ ra một xã hội chuẩn văn minh.

Nhóm Nga và các nước vẫn theo Nga sau một hồi vật vã suýt chết, lại sinh ra một quái thai mới còn kinh tởm hơn mô hình xưa: mô tình quái vật P-u tin độc tài và rừng rú hơn xưa… 

Nhóm 3 gồm VN, TQ lửng lơ con cá vàng học theo phương Tây, cải cách thể chế, tưởng sinh ra đứa con khỏe mạnh gọi là Chế độ pháp quyền XHCN trong nền KTTT đnh hướng XHCN, nhưng ai dè nó cũng chỉ là một loại quái thai của CNTB thân hữu với lợi ích nhóm kinh tế, nhóm chính trị. Trong xã hội như vậy, không thể loại bỏ luật rừng.

4. Cổng phụ của Đại học Luật Huế rt có ý nghĩa (xem ảnh).

Tôi tin rằng KTS là người có ý tưởng hay khi thiết kế chiếc cổng này. 

Không nên phá bỏ nó (người ta đang tính toán xây lại).



K.V.C.

Nguồn: FB Kim Van Chinh

 

 

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn