Lời Ban Biên tập ngày 07-02-2010

Hôm nay, chúng ta cùng đọc ba bài có cùng chủ đề Giáo dục. Bạn sẽ hỏi: phải chăng đây là một chút an ủi? Một chút hy vọng trước nỗi tuyệt vọng?

Có thể như vậy lắm. Một chút an ủi. Một dòng nước mát cho cơn khát. Có điều là, chúng ta đặt tên niềm an ủi và dòng nước mát đó là gì đây?

BBT xin đề nghị chúng ta đặt tên cho niềm an ủi chung là NHỮNG ĐIỀU CÓ THỰC. Bà mẹ đi ăn mày nuôi đứa cháu hờ nhặt bên đường cho vào tận trường đại học là một điều có thực. Giáo sư Ngô Bảo Châu có một thời thơ ấu cũng thiếu thốn chẳng kém ai, đó cũng là một điều có thực. Và những câu hỏi do các em nhỏ chất vấn người lớn thì rành rành là những điều có thực. Vì người lớn thì còn có thể bịa đặt dối trá, hoặc để trả oán hoặc để báo ân, nhưng trẻ em thì tuyệt đối không có những động cơ xa lạ thế ấy.

Hóa ra điều an ủi lớn nhất của dân tộc ta có lẽ vẫn mãi mãi là Cái Thực sẽ Cứu Vãn Tất Cả. 

Bauxite Việt Nam

Trẻ em 'chất vấn' lãnh đạo TP HCM

VN Express.net Thứ bảy, 6/2/2010

"Kể từ ngày chị chết trên lớp học, mẹ em đêm nào cũng khóc, còn ba thì thường lên cơn đau tim...", Tuyết Như, học sinh lớp 4, trường tiểu học Tân Tiến, TP HCM, bày tỏ tại diễn đàn lắng nghe tiếng nói trẻ em.
Nước mắt giàn giụa, Như kể lại ngày chị em bị bạn cùng lớp hành hung đến tử vong vào tháng 9/2009 và đặt câu hỏi với lãnh đạo thành phố: "Có một số học sinh hành hung bạn học đến mức gây án mạng. Vậy cô chú ở đây sẽ làm gì?".

Bên dưới, mẹ của Tuyết Như cho biết thêm, cô con gái học lớp 7, đang ngồi học trong lớp thì bị bạn đạp vào người, ngã xuống đất tử vong. "Bé Tuyết Như thương chị cứ khóc hoài. Hôm nay bé đòi mẹ cho đi dự để được kể về nỗi oan của chị", người mẹ nghẹn ngào.

Chia sẻ với nỗi đau của gia đình em Tuyết Như, bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội bày tỏ: "Tôi rất lo lắng về sự gia tăng tội phạm ở lứa tuổi mới lớn. Qua diễn đàn này, chúng tôi thấy phải có trách nhiệm hơn nữa".

"Nhưng các em cũng cần thấy rằng mình được sinh ra và lớn lên ở thành phố là lợi thế hơn rất nhiều so với các bạn ở vùng xa. Những điều nêu ra hôm nay sẽ giúp các cô chú lãnh đạo hiểu các em nhiều hơn, có tiếng nói bênh vực các em nhiều hơn nữa", bà Minh nhấn mạnh.

Trẻ em có quyền vui chơi. Ảnh T.H.



Thời thơ ấu của Ngô Bảo Châu

Khi còn bé,
tài năng toán học Ngô Bảo Châu từng phải uống sữa quá hạn sử dụng
và anh thường xuyên rửa bát, quét nhà, giúp mẹ làm thêm.
Giáo sư Ngô Bảo Châu (áo trắng). Ảnh: sime.vn.

Trò chuyện với VnExpress, mẹ của Bảo Châu là Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền đã kể những câu chuyện về thời khó khăn khi anh còn thơ bé, chuyện học toán và cả tình yêu của người con trai tài năng.

Câu chuyện bắt đầu với đề tài bổ đề cơ bản trong “Chương trình Langlands” của Ngô Bảo Châu – công trình được tạp chí Time xếp vào danh sách “10 phát hiện khoa học tiêu biểu năm 2009”. Theo tiến sĩ Hiền, giáo sư Bảo Châu không coi nghiên cứu của anh là “bom tấn”, “kỳ tích” hay “vĩ đại” như lời một số báo ca ngợi. Vị giáo sư 37 tuổi cũng không muốn người ta gọi anh là nhà toán học “xuất chúng nhất” hay “hàng đầu thế giới”. Quan điểm của Bảo Châu là không nên chú trọng quá mức tới lời khen, bởi chẳng ai trở nên thông minh hơn vì được tán dương.

Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học

Dân Trí - Thứ Bẩy, 30/01/2010

Chuyện một bà lão ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.

Nuôi bé 15 tháng tuổi thành sinh viên đại học

Đang loay hoay hỏi địa chỉ cụ Nguyệt ở khu vực sân nhà thờ ở phường Trần Hưng Đạo, TP Nam Định, biết chúng tôi là phóng viên, một bác xe ôm tận tình dắt vào tận nhà: "Cứ vài hôm mà không thấy bà ấy ra xin là chúng tôi lại mang vào tận nhà cho. Các chú viết lên báo xem có ai giúp bà ấy được không, chứ tội lắm. Bọn tôi thương nhưng chẳng có nhiều mà cho".

Chúng tôi không khỏi ái ngại khi đứng trước nơi ở của hai bà cháu, chẳng biết có nên gọi là nhà hay không - túp lều rộng chừng 8m2, làm bằng đủ thứ chất liệu: ngói, tôn, que củi, bao tải rách...  Ánh đèn điện đỏ leo lét cộng với cái lạnh trong trời mưa sùi sụt càng khiến cho túp lều trông buồn thảm và tối tăm. Chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc tủ gỗ, cái giường tre trải chiếu manh thì thủng lỗ chỗ được lót bằng mấy tờ báo cũ. Gọn gàng, sạch sẽ nhất là cái bàn có mấy cuốn vở xếp ngay ngắn ở cửa nhà, bà Nguyệt tự hào: "Góc học tập của con Thảo đấy, nó đi học đại học trên Hà Nội rồi, lâu lắm chả thấy về".

Bà Nguyệt có một tấm lòng nhân ái đáng quý

Nghĩ chúng tôi là người lạ, chưa biết gì về hoàn cảnh hai bà cháu nên bà ngồi kể một mạch về đứa cháu - niềm tự hào của bà, bà kể chuyện nó học thế nào, ăn uống ra sao, lâu lâu bà lại xoa xoa cái gối rồi nói như mắng yêu nó. Có lúc bà lại khóc, bà bảo nhớ nó quá mà không có tiền lên Hà Nội thăm cháu: theo như tính toán của bà thì bà chỉ cần tiền đi xe ôtô khách và mua 1 cái bánh mỳ là được.

Lời Ban Biên tập ngày 06-02-2010

Phải có những nhà  viết tiểu thuyết giỏi để có thể diễn  đạt hết dù chỉ một chút thôi cái thời khắc  đau buồn kinh hoàng của con người.

Đó là thời khắc tan tành "Thành bang Mặt trời" của Spartacus lập ra cho những người nô lệ nổi dậy được Arthur Koestler mô tả trong tiểu thuyết Spartacus.

Thời khắc như thể  chấm dứt mọi hy vọng của những con người bình thường nhất, tức là những con người ao ước sống hạnh phúc trong tự do, dân chủ và nhân phẩm.

Thời khắc con người bơ vơ không còn biết bám víu vào đâu, khi bè bạn thì ly tán, khi không có thông tin dù chỉ còn lại một mẩu báo được cắt ra và ở đó có một tin tức để mà tin cậy.

Thời khắc đau lòng khi ngay cả con người vô thần cũng muốn có  một niềm tin tôn giáo, để có nổi một người dắt dẫn trong rừng đêm.

Hôm nay Bauxite Việt Nam quyết định gửi bạn lá thư này, để nhắn bạn một ngày rất gần đây sẽ không ngỡ ngàng khi nhận một lá thư chính thức từ chúng tôi, mặc dù biết rằng người gửi thư đau lòng một thì người nhận thư đau lòng mười.

Kính báo,

Ban Biên Tập
Bauxite Việt Nam

NỒNG NÀN YÊN BÁI II

Trần Nhương


Yên Bái
Đây là điều nhắc nhở ta rằng
Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục
Băng lưỡi kiếm của đao phủ
   Louis Aragon


Chỉ còn ít ngày nữa là tròn 80 năm Khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930 -9-2-2010). Mười bảy chiến sĩ yêu nước đã bị thực dân Pháp tử hình ngay trên mảnh đất mà mình vùng lên làm cách mạng. Tám mươi năm tấm lòng yêu nước của họ vẫn sáng ngời nhưng rồi ai quên ai nhớ ?
 

  Chuyến đi Yên Bái của chúng tôi sẽ ít nhớ hơn nếu không đến viếng mộ Nguyễn Thái Học và đồng chí của ông. Nhà thơ Ngọc Bái dẫn chúng tôi đi và ông giới thiệu cặn kẽ làm chúng tôi như được đọc lại lịch sử. Ông vốn là Giám đốc sở Văn hóa và đã có công xây dựng khu tưởng niệm này. Tôi đặc biệt chú ý tới bài thơ của Aragon viết tháng 6-1930 trên báo Công đoàn Paris về khởi nghĩa Yên Bái. Đọc nó mà tưởng như lời thơ 80 năm trước vẫn như cho cả ngày hôm nay. Thế mới biết lòng yêu nước không bao giờ cũ. Các thế hệ người Việt Nam vẫn nói nhau giữ nước. Bao nhiêu bạn trẻ đã lên tiếng, xuống đường để thể hiện quyết tâm bảo vệ từng hòn đảo của quê hương. Lớp cha ông vì yêu đất nước mà bị chém đầu tại thị xã Yên Bái. Điều mà Ngọc Bái kể lại khiến chúng tôi khâm phục khí tiết của họ. Bọn Pháp để Nguyễn Thái Học chứng kiến chém đầu 16 đồng chí của mình rồi mới chém đầu Nguyễn Thái Học. Nơi lăng mộ của Nguyễn Thái Học bây giờ chính là mồ chôn các chiến sĩ khởi nghĩa Yên Bái. Xác các chiến sĩ chở trên xe bò rồi chôn chung xuống hố bên hồ Cô Giang. Khu tưởng niệm được thiết kế khá hiện đại và sâu sắc về ý tưởng.

Nhớ lại Tết xưa Hà Nội

Lao Động Cuối tuần số 5 Ngày 31/01/2010 Cập nhật: 6:08 AM, 31/01/2010

(LĐCT) - Tôi sinh ra thì chiến tranh đã bùng nổ. Nói đúng hơn là lúc Toàn quốc kháng chiến (19.12.1946) bùng nổ thì tôi đang nằm trong bụng mẹ. Mẹ tôi phải đưa các anh tôi đi tản cư ra vùng quê ở ngoại thành không xa lắm. 
Sau này cậu tôi kể lại rằng đêm đêm nhìn về Hà Nội thấy ánh lửa cháy và tiếng súng nổ, mọi người đều lo lắng không chỉ vì gia sản hầu như để lại tất cả mà vì nhiều người thân đang ở lại đó. Cha tôi cũng ở lại và sau này được biết ông chiến đấu rồi hy sinh ngay rất gần ngôi nhà của mình và các đồng đội cũng đưa xác ông về chôn ngay tại cây đa Ngõ Gạch xế cổng, chỉ cách ngôi nhà mà ông đã sinh ra và lớn lên cùng gia đình vài chục thước.



Cũng vì lẽ ấy, mà sau khi chiến trận chấm dứt, Tây chiếm lại Hà Nội thì mẹ tôi cũng phải vội hồi cư để lo chôn cất chồng, kẻo Tây quy tập vào những hố chôn chung như ở địa điểm nay là con đường mang tên 19-12. Và vì thế mà tôi sinh ra ngay tại Hà Nội và ký ức tuổi ấu thơ gắn với thành phố này thời tạm chiếm.

LBT ngày 05/02/2010

LBT - Hôm nay, khi chỉ còn một ngày nữa là Táo quân sẽ phải đi báo cáo tình hình…

Thiết nghĩ, Táo quân nên dùng mấy bài đăng ở đây mà rút ra bài học, rằng khi một chính quyền (không còn) của dân, (chẳng còn) do dân, và (cũng chẳng còn) vì dân nữa, thì chính quyền đó chỉ còn nghĩ giữ ổn định cho bản thân nó.


Cách hành xử đó gọi bằng chính sách ba kết hợp.


Một là kết hợp quản lý về kỹ thuật các sự kiện bùng nổ với bắt cóc thủ tiêu những nhân tố không quản lý nổi.


Hai là kết hợp giữa đàn áp ở trong nước và cử đại sứ đi giải thích cho những lỗ tai thích nghe giọng điệu ấy.


Và ba là tiến hành mạnh mẽ một cuộc đại tiến công toàn diện về điện tử, kết hợp với giữ gìn cái "chính nghĩa" đào tường khoét ngạch nghe trộm tin tức điện tử.
 

Từ năm 1513, nhà văn Italia Machiaveli đã viết cuốn "Quân vương" để dạy dỗ việc cầm quyền. Những lời khuyên nổi tiếng trâng tráo đã khiến tên của Machiaveli trở thành hình dung từ chỉ thuộc tính của kẻ cầm quyền như ta vừa điểm.
 

Loại nhà cầm quyền kiểu Machiaveli trên con đường ổn định đại ổn định, thắng lợi đại thắng lợi!

Bauxite Việt Nam

Những vang vọng của một cuộc xung đột ý hệ

Eli Clifton, Asia Times Online
Trần Ngọc Cư dịch, talawas blog, 01/02/2010
Trung Quốc (TQ) đã phản ứng mạnh mẽ đối với bài diễn văn của Hillary Clinton, trong đó bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ (HK) kêu gọi TQ phải điều tra những vi phạm an ninh đã dẫn đến quyết định tuần qua của Google chấm dứt cộng tác với TQ trong việc kiểm duyệt Internet tại quốc gia này.

Vào hôm Chủ nhật, một người phát ngôn của Bộ Công nghiệp TQ đã bác bỏ thẳng thừng dư luận cho rằng TQ đã đứng đằng sau những vụ tấn công Internet mới đây. “Lời cáo buộc cho rằng chính phủ TQ nhúng tay vào bất cứ một cuộc tấn công nào trên không gian xi-be, dù được nói ra rõ ràng hay chỉ là ngụ ý, là hoàn toàn thiếu cơ sở,” người phát ngôn nói. “Chúng tôi cương quyết chống lại luận điệu này.”

Tờ báo nhà nước Trung Hoa Nhật báo (China Daily) nói rằng chiến lược của HK là “khai thác những lợi thế về ngân quĩ Internet, về khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp thị nhằm xuất khẩu đường lối chính trị, thương mại và văn hoá của mình để phục vụ lợi ích chính trị, thương mại và văn hoá của siêu cường duy nhất trên thế giới”.

Diễn văn tuần qua của bà Clinton nói rõ lập trường của chính quyền Obama về tự do Internet và công khai kêu gọi nhà cầm quyền TQ điều tra những vi phạm an ninh mà Google cho rằng đã đưa đến quyết định của công ty là chấm dứt sự cộng tác của mình trong việc kiểm duyệt Internet tại TQ.

TRUNG QUỐC NGHE TRỘM VÀ LẤY TRỘM TÀI LIỆU CỦA ANH QUỐC


Bài viết của David Leppard  đăng trên Sunday Times, 31 tháng 1, 2010
Đỗ Trọng Tiến phỏng dịch


TRUNG QUỐC NGHE TRỘM VÀ LẤY TRỘM TÀI LIỆU CỦA ANH QUỐC
bài viết của David Leppard  đăng trên Sunday Times, 31 tháng 1, 2010
Đỗ Trọng Tiến phỏng dịch

Tài liệu của cơ quan an ninh Anh MI5 đã cáo buộc Trung Quốc là nghe trộm, xem trộm và đánh cắp tài liệu của các nhà doanh thương Anh. Trung Quốc cũng đã tạo nên những “bẫy đường mật” để dọa nạt họ phải tiết lộ các bí mật thương mại.

Tài liệu MI5 vừa được tiết lộ, cho biết các nhân viên ngầm của Quân Đội Nhan Dân và Bộ Công An Trung Quốc cũng tiếp xúc với các nhà doanh thương Anh tại các hội chợ để tặng “quà” và “mời ăn uống linh đình”. Các món quà như máy ảnh hoặc bộ nhớ bỏ túi có cài sẵn các con bọ Trojan (loại gián điệp nội tuyến) để mật vụ Trung Quốc có thể liên lạc thẳng với máy vi tính của thương gia để xem trộm, nghe trộm, và lấy trộm tài liệu.

Báo cáo MI5 cho rằng chính phủ Trung Quốc là một đe dọa gián điệp ghê gớm bậc nhất đối với Anh Quốc vì phương pháp của họ và cũng vì họ dùng các phương tiện điện tử để làm việc đó.


                  Tòa Nhà Cơ Quan An Ninh MI5 của Anh tại Luân Đôn   

Cơ quan MI5 của Trung Tâm Bảo Vệ Hạ Tầng Cơ Sở Quốc Gia viết báo cáo 15 trang này với “giới hạn phổ biến” đã diễn tả phương pháp Trung Quốc đột nhập các cơ quan quốc phòng, năng lượng, truyền thông và sản xuất của Anh Quốc một cách hệ thống toàn diện. Họ còn đi xa tới mức đột nhập vào chương mục của các công ty luật và khuyến mại “bất cứ công ty nào có tin tức có thể biến nên lợi thế cho Trung Quốc.” 

Thành tâm hay đặt “bẫy câu giờ?”

Kính thưa ngài đại sứ Trung quốc Tôn Quốc Tường!

Thưa ngài! Chưa bao giờ dư luận người Việt nam trong và ngoài nước lại sôi nổi đàm thoại công khai rôm rả về những phát biểu của Ngài, vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường như hiện nay. Mọi người đưa ra nhiều ý kiến tuy với nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cùng có một câu hỏi là: chân thật hay là thuật câu giờ? Muốn thế, tôi xin hỏi ngài đại sứ, Ngài cho rằng “giải pháp thiết thực hiện nay, đó là tạm gác lại tranh chấp Biển Đông, chờ điều kiện chín muồi giải quyết, trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước”, nhưng sao những việc làm của Trung quốc suốt ba mưoi năm qua không hề đi theo hướng ngài đã nói?  Nghe những lời phát biểu đó của Ngài tôi thấy nếu đem đối chiếu với những gì Trung quốc đã làm thì thấy nó không có tính thuyết phục vì nó trái với những gì mà Trung quốc đã và đang làm.

        Thưa Ngài! Mọi người không quyên tình trạng một số đảo ở Hoàng sa, Trường sa bị Trung quốc chiếm đóng năm 1973 khi Việt nam đang ở giai đoạn cuối cùng phải bận tâm lo công cuộc thống nhất đất nước và từ đó Trung quốc đã nhanh chóng nâng dần từng bước các hình thức chiếm đóng này bằng cách cho quân đội mặc áo dân sự đổ bê tông, lô cốt cho đến xây nhà rồi cho quân đội ra đó đóng quân. Đến khi Việt nam năm 1975 đất nước thống nhất thì Trung quốc  đã nhanh tay mở các đường bay, vận chuyển các phương tiện như ô-tô, tầu chở nguyên liệu xây dựng đây như là dãy phố với các nhà lính ở trang bị các phương tiện chiến tranh để giữ đảo. Lại nữa, sau những lên án liên tiếp của phía Việt nam thì Trung quốc một mặt kêu gọi bên kia kìm chế, rồi hợp tác trên 16 chữ vàng và khẩu hiệu 4 tốt trong khi đó lại đi thêm xa hơn bước nữa là làm tiếp thêm thủ tục hành chính sát nhập Hoàng Sa và Trường sa và Đảo Hải nam gọi đây là Quận Tam-sa.

Vụ mất tích kỳ bí ở Trung Quốc

BBC Tiếng Việt - thứ bảy, 30 tháng 1, 2010
Michael Bristow
BBC News, Bắc Kinh

Cảnh sát nói LS Gao Zhisheng mất tích

Dư luận thêm lo ngại sau vụ một luật sư Trung Quốc được tin là bị bắt giữ nhưng không ai nhìn thấy gần một năm qua.
Các chính phủ nước ngoài kêu gọi giới chức Trung Quốc đưa ra tin tức về nhà hoạt động Gao Zhisheng (Cao Trí Thịnh).
Các nhóm nhân quyền nói đây là chuyện bất thường vì không có l̀ơi chính thức nào về chuyện ông Gao đang ở đâu và trong tình trạng nào.
Giới chức cho đến nay chỉ ra ngụ ý về chuyện ông đang ở đâu. Một phát ngôn nhân bộ ngoại giao nói ông "ở nơi cần ở".
Người luật sư này từ lâu là mục tiêu của chính phủ, vốn từng ngăn cản ông làm việc, đưa ông ra tòa và theo dõi mọi hành động.

Môn học bắt buộc: cách xử lý khủng hoảng

Thấy trên báo Courrier International ngày 29-01-2010, số đăng lại bài của Mi Aini trên tờ Liaowang Dongfang Zhoukan - PT dịch. 
Đứng trước tình trạng gia tăng các vụ biểu tình, từ nay đến năm 2011 chính phủ Trung Quốc sẽ mở một trung tâm đào tạo cán bộ chính trị nhằm giúp họ biết cách xử lý các hoàn cảnh khẩn cấp. Zhu Lijia, người chịu trách nhiệm chương trình đào tạo này tại Học viện Hành chính Quốc gia, giải thích như sau.
© AFP
Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc đang ra tay tại tỉnh Tân Cương hồi tháng 7 năm 2009
 
Vấn đề trung tâm được đem dạy tại Trung tâm đó là gì, thưa ông?
 

Zhu Lijia: Chủ yếu các giáo trình dạy về cách thức xử lý những "sự cố tụ tập đông người" [nói tới những cuộc biểu tình tụ tập nhiều hơn 5 người]. Kể từ năm 2000, những cuộc "tụ tập" này có xu hướng gia tăng. Theo tính toán của chúng tôi, từ năm 2006 tới nay, các cuộc tụ tập đó đã tăng gấp đôi [con số cuối cùng được nhà cầm quyền công bố cho biết năm 2007 có 80 000 vụ]. Xã hội Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ chuyển đổi hết sức tế nhị, với sự gia tăng đột ngột các vụ căng thẳng có tính chất xã hội. Vậy nên cần phải bình thường hóa các hành xử có tính xã hội và các thực hành của phiá chính phủ bằng cách tạo ra một tổ chức mang tính thiết chế khung đồng thời với việc cải cách công việc quản lý xã hội.

LBT ngày 04/02/2010

Tháng 2 dương lịch, đầu năm 2010, nhưng vẫn là cuối năm Con Trâu, chẳng ai ung dung cho nổi trong lúc bà con khắp nơi đang hồi hộp đón đợi năm Con Cọp.

BVN ngày hôm nay 04-02-2010 lại có hẳn ba bài đụng chạm xa gần tới "Ông Cọp" Ngân Hàng Thế giới. Một bài của chuyên gia Lê Đăng Doanh, tuy chỉ nói qua qua, nhưng xem chừng thể hiện một cách nhìn không sợ "Cọp" lắm. Tiếp đó, một bài hai kỳ liền, tuy chỉ nói về Khai khoáng nhưng cũng vẫn phản ánh quan điểm của tầng lớp chuyên gia trẻ tuổi Việt Nam về môi trường. Họ vạch rõ những chỗ nào quan điểm về những vấn đề môi trường tỏ ra không tương hợp được với các quan điểm của "Ông Cọp" cũng về các vấn đề đó. Nói chuyện khai khoáng, nhưng hẳn là cũng có thể ngoại suy ra nhiều chuyện khác.

Nếu ví năm bài hôm nay trên BVN như năm chương của một bản giao hưởng, thì cái chương 4 có vẻ như một chương scherzo, vui vui buồn buồn, không nặng nề, nhưng cũng không ít những gợi ý đầy tính trí tuệ (lại "Trí Tuệ"!).

Nhưng chương kết thúc liền đó thì thật thú vị đấy: xin bạn hãy thưởng thức tấm lòng và tài năng sưu tầm, cả thị hiếu nghệ thuật nữa, của nhà sử học Dương Trung Quốc. Một đất nước quá đẹp, quá cổ kính, quá thân thương, để khó ai có thể không rưng rưng xúc động lúc này, khi xuân sắp về, khi ngay ở những tấm ảnh Hà Nội xưa hình như cũng đang vương vất khói hương.

Còn hai hôm nữa ông Táo mới cưỡi cá chép đi báo cáo chuyện dương gian. Đọc bài vở hôm nay, BVN mong bà con ta hãy ngẫm nghĩ cùng Tiến sĩ Lê Đăng Doanh về một "mùa xuân của tư duy và hành động".


Bauxite Việt Nam 

Hà Nội xưa

Triển lãm ảnh của nhà sử học Dương Trung Quốc


“Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc Phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).

Những đồng tiền thời hội nhập

BBC Tiếng Việt - Thứ năm, 28 tháng 1, 2010

Không thể không công nhận rằng kinh tế Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, Bill Hayton - cựu phóng viên BBC tại Hà Nội - phân tích trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ, rằng chính sách "bàn tay rắn" về chính trị của Đảng Cộng sản có thể gây nguy cơ biến thành quả kinh tế thành thảm họa xã hội:
Bài báo 'Của cải mới ở Việt Nam' (Vietnam's New Money) bắt đầu bằng mô tả một đám cưới tại khách sạn Caravelle, TP Hồ Chí Minh, hôm 16/11/2008.

Khai khoáng và giảm nghèo: khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn (Kỳ II)

ThienNhien.Net – Kỳ vọng rằng đầu tư khai thác khoáng sản là một kênh hiệu quả để giảm nghèo, song thực tế lại không được như mong đợi, Ngân hàng Thế giới (WB) chắc chắn đã nhận thức được một số vấn đề trong cách thức hỗ trợ ngành khai khoáng. Để giải quyết thực tế này, phản ứng với sự chỉ trích dai dẳng và thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả dựa trên đầu tư khai khoáng, WB đã đề xuất một cách tiếp cận mới với ngành công nghiệp này. Liệu cách tiếp cận này có mang lại hiệu quả giảm nghèo hiệu quả? Chính thực tế sẽ trả lời câu hỏi này.

Nhìn lại cách tiếp cận của WB với ngành khai khoáng

WB đã quá tự tin hay quá lạc quan?

Cuốn sách Khai thác mỏ và giảm nghèo của WB (2001) đã nhấn mạnh tệ quan liêu, tham nhũng, quản lý nền kinh tế vĩ mô kém hiệu quả, sự suy thoái về môi trường, các vấn đề về sức khỏe, sự phá vỡ mối liên hệ giữa người dân địa phương và bản sắc văn hóa - xã hội của họ, những ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành khác và tình trạng mất việc làm… là tất cả những gì mà ngành khai thác mỏ đã “đóng góp” cho các mục tiêu giảm nghèo.

Khai khoáng và giảm nghèo: khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn (Kỳ I)

ThienNhien.Net - Trong khi nhiều lý thuyết khẳng định hoạt động khai khoáng có thể góp phần giảm nghèo, thì thực tế lại chứng tỏ rằng ngành này khiến tình trạng đói nghèo càng thêm trầm trọng. Xuất phát từ hai nhận định cho rằng tài nguyên khoáng sản là nguồn của cải tối quan trọng của các nước nghèo và những ảnh hưởng tiêu cực của nó cùng “lời nguyền tài nguyên” là có thể khắc phục, bài viết dưới đây của tác giả Scott Pegg – giáo sư khoa học chính trị, Đại học Indiana (Mỹ) – sẽ chứng minh điều ngược lại trên cơ sớ phân tích chính sách hỗ trợ khai khoáng để giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB).      

Một nghiên cứu của WB đã phân chia các quốc gia khai thác khoáng sản trên thế giới thành 3 loại: 1/ Các quốc gia mà hoạt động khai khoáng đóng vị trí then chốt trong nền kinh tế (sản phẩm từ khai khoáng đóng góp hơn 50% giá trị xuất khẩu cả nước); 2/ Các quốc gia có hoạt động khai khoáng ở mức độ vừa phải (sản phẩm từ khai khoáng đóng góp từ 15 – 50% giá trị xuất khẩu của cả nước); và 3/ Các quốc gia có hoạt động khai thác mỏ ở mức ít quan trọng hơn (sản phẩm từ khai khoáng đóng góp từ 6 – 15% giá trị xuất khẩu của cả nước).

Mùa xuân của tư duy và hành động

Lê Đăng Doanh

Mỗi dân tộc có trách nhiệm với chính mình phải tạo ra cơ chế dân chủ để kịp thời phát hiện thiếu sót và dũng cảm sửa chữa để tiến lên.

Nhìn lại thập kỉ qua, chúng ta tiếp tục tăng trưởng về lượng trên những gì thiên nhiên đã ban tặng nhưng đạt được quá ít thay đổi về chất và chưa tạo được cơ sở nào cho một đột phá trong tương lai.

Trong thời khắc thiêng liêng giao thời, kết thúc năm cũ, đón năm mới, mỗi người trong chúng ta đều dành cho riêng mình những phút suy tư, nghĩ về những việc trong năm cũ, những điều đã làm được và chưa làm được, nghĩ về năm mới với những dự báo, những dự định, hoài bão cho đất nước, cho dân tộc, trong đó có cá nhân mình.
Suy nghĩ để hành động, vì tất cả đều bắt đầu bằng hành động mới đi đến biến đổi hiện thực. Năm Canh Dần 2010 này là năm cuối cùng của một thập kỉ, cũng là dịp để ta nhìn lại cả mười năm qua và dự tính công việc cho mười năm tới.

Tiếp theo những năm đầu cải cách và hội nhập trong những thập kỷ 1990, trong thập niên 2001 - 2010 này, Việt Nam đã tiếp tục có những thành tựu nhất định và vẫn được Ngân hàng Thế giới, Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc ca ngợi và nêu gương cho các nước nghèo, chậm phát triển về thành tích tăng trưởng kinh tế cao và xóa đói giảm nghèo nhanh. Lời khen đó có người ví với phiếu "bé ngoan" cho những đứa trẻ mẫu giáo.

Từ năm 2008 nước ta cũng đã vượt qua ngưỡng "nước thu nhập thấp" (935 đôla Mỹ/ người) - một từ hoa mỹ để chỉ nước nghèo - để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, tuy ta chưa ở mức thấp nhất trong nhóm các nước này. Đó là những tiến bộ có thực đáng trân trọng tuy còn dưới tiềm năng của đất nước và con người Việt Nam.

Hôm nay, mồng 3 tháng 2!

(LBT giới thiệu chung 5 bài hôm nay)

Hôm nay, ngày mồng 3 tháng 2, là một ngày kỷ niệm quan trọng ở Việt Nam!


Với một dịp kỷ niệm bất kỳ nào thì cũng có ba cách tưởng niệm.

Cách tưởng niệm thứ nhất tạm gọi là kiểu ông long trọng – ông súng sính áo xống, đi ra đi vào, mặt mũi hớn hở tươi vui… Nhưng giá có ai hỏi ông "vui chuyện gì", thì mặc dù có khi trong lòng đầy xúc động đấy, nhưng ông vẫn không sao diễn đạt ra được mình xúc động vì cái gì, điều xúc động ấy sẽ tiếp tục chi phối đời ông và đời con cháu ra sao. Với ông, mọi sự đều đơn giản, kiểu "hôm nay giỗ cụ ấy mà".

Cách tưởng niệm thứ hai là theo kiểu của ông hoài cổ – ông cũng quần áo chỉnh tề và mặt mũi cũng tươi vui hớn hở, gặp nhau bắt tay một cái là ông vào đề luôn "Ngày xưa…", "Ngày ấy…", "Ngày nào…" … những Ngày viết bằng N hoa… Chỉ có điều, ông không bao giờ để ý rằng những thế hệ khác với thế hệ ông có tật lười viết hoa; nhắn tin cho nhau hoặc viết "còm" trên blog, chúng bỏ qua rất nhiều chữ phải viết hoa. Thành thử, ông hoài cổ chỉ tưởng niệm cho riêng ông, không cho tương lai của mọi nhà. Đơn giản vì những cái "tương lai" ấy không thích viết hoa.

Có một cách tưởng niệm thứ ba là theo kiểu ông hiện thực – ông này thường bị chê là khô khan hoặc khó tính, người xấu chơi còn tìm ra những thuộc tính khác gán cho ông, mà nguyên nhân chỉ vì ông không thích tưởng niệm theo cách của họ. Ông lập luận đơn giản thế này: "Biết rồi, đang có bài ca véo von về Trí tuệ! Vâng, giả sử hôm nay ta tưởng niệm một Trí tuệ, nhưng liệu sang năm Trí tuệ đó có còn như năm nay không?"

Người ta phê phán ông thiếu niềm tin. Ông hỏi lại: niềm tin dựa trên cái gì? Dựa trên cơ sở nào? Liệu những em bé vào học trường phổ thông bây giờ, sau đây vài ba chục năm, có làm nên cái Trí tuệ nào đó? Liệu cái đầu vào là những học sinh đỗ tú tài hôm nay có làm nên cái đầu ra cho cái Trí tuệ cả Dân tộc cần đến trong nay mai?

Bạn thân mến,

Bạn sẽ thấy Bauxite Việt Nam thuộc kiểu người tưởng niệm một Ngày viết bằng chữ N hoa theo cách của "ông hiện thực".

Vì thế hôm nay trang Blog của chúng ta đăng 5 bài có chủ đề Giáo dục. Hai tác giả có bài hôm nay đã in nhiều sách cùng với cả trăm bài báo; quan trọng hơn, họ còn thực hiện ý tưởng của mình để trình ra cho xã hội xét duyệt.

Hai tác giả này rất tôn trọng Trí tuệ; nhưng họ không coi Trí tuệ là bất biến, mà đòi hỏi phải không ngừng thay máu. Mọi lời tung hô dễ dãi rẻ tiền sẽ làm tổn hại khôn lường cho Trí tuệ. Xin hãy lắng nghe những ý kiến bình tĩnh của họ về một cuộc Cải cách Giáo dục thực sự, để có nổi cái Trí tuệ đổi mới theo triển diễn trong Thời gian.

Sẽ có những người không thích năm bài báo đưa ra làm mẫu ở đây. Xin các bậc đạo cao đức trọng đó hãy phản biện lại bằng phương án của mình.

Trí tuệ muôn năm!

Bauxite Việt Nam

Phỏng Vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại

 (Phần 1) - Trẻ có thể học bất kỳ điều gì nếu ta biết... dạy! 

Sau bao nhiêu cố gắng, hình như cho đến nay, giáo dục Việt Nam vẫn chưa tìm được đường đi hợp lý cho mình. Rất nhiều các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu, các trí thức và những người quan tâm đến giáo dục Việt Nam đã tìm cách đưa giáo dục Việt Nam thoát khỏi cái vòng "lạc hậu". Phóng viên Vietimes đã trò chuyện với Giáo sư Hồ Ngọc Đại, một chiến sĩ tiên phong trong cuộc trường chinh tìm chiếc Chìa khoá cho Nền giáo dục Việt Nam. Vietimes xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện này.

Phóng viên (PV): Có một vấn đề mà người ta bàn cãi bấy lâu: Rằng giữa đội ngũ trí thức học ở Liên Xô cũ và đội ngũ trí thức theo học các nước phương Tây có sự khác biệt rất lớn. Vậy trong con mắt của Giáo sư, chất lượng và phẩm tính giữa các nhà khoa học được đào tạo ở Liên Xô cũ và đào tạo ở Phương Tây như thế nào?

Giáo sư Hồ Ngọc Đại (GS HNĐ): Tôi kể một câu chuyện như thế này để thấy sự vĩ đại của Liên Xô. Ở Liên Xô có một trường thực nghiệm do hai ông viện sĩ độc lập phụ trách nhưng Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư. Chương trình, nội dung, phương pháp, thể chế độc lập hoàn toàn với Nhà nước. Khi tôi mới sang Liên Xô, một ông giáo sư đã nói với tôi:” Đất nước các anh thế nào cũng chiến thắng. Sau chiến thắng các anh có hai việc phải làm là: Làm thế nào để những thương binh và những người lính đi chiến trường phải được học tập để bù lại những năm tháng thiệt thòi. Tôi chọn trường thực nghiệm là vì lẽ đó.

Ngôi trường đó rất nổi tiếng và “khó vào”. Nhưng vì là người Việt Nam nên tôi đã được họ cân nhắc cho vào nghiên cứu. Lúc đầu, tôi thấy ngợp vì quy mô, nội dung, phong cách của trường vĩ đại và hay quá. Nhưng sau hai năm nghiên cứu trở lại thì phát hiện thấy nó sai. Tôi mới đến gặp ông viện sĩ là chủ trì và nộp một báo cáo. Nghe xong, ông ấy bảo “Thế à, tôi không biết”. Họ hoàn toàn tự nhiên chấp nhận một lời nói như thế.

Tôi nói với họ: lý thuyết của các ông đúng nhưng không phù hợp với thực tiễn. Theo tôi, nên thay đổi cái thực tiễn này đi. Thế mà ông ấy đồng ý bỏ thực nghiệm đã làm trong 10 năm và thay bằng thực nghiệm khác. Sau khi ra đời, mô hình đó đã rất thành công.

Triết học và lịch sử

HỒ NGỌC ĐẠI
Blog phamxuannguyen



(Bài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng).

5 điều cơ bản của buổi học:
1. Sự tương quan giữa triết học và lịch sử.
2. Sự tồi tệ của nghị quyết và chính sách.
3. Sự cần thiết của mở rộng/ phá bỏ tư duy cũ.
4. Phát hiện lớn nhất của con người là Công Nghệ Sinh Đẻ.
5. Ta tạo ra chính mình.
Tôi xin nói ngay là, tôi nói điều tôi nói, còn tiếp nhận hay không là việc của các anh các chị. Thơ dù đề là "Vô đề/ Không đề" thì vẫn cứ là có đề. Vậy hôm nay bài giảng của tôi có đầu đề là "Triết học và lịch sử".

Có hai vấn đề tôi cho là cơ bản nhất trong các vấn đề cơ bản: triết học và lịch sử. Xin nhớ cho rằng, chúng ta không mày mò điều mà nhân loại đã đi qua. Ta sinh ra thế giới đã có sẵn, anh buộc phải chấp nhận những điều có sẵn đó. Và ta phải chịu quá nhiều sức ép. Dưới những sức ép không gì cưỡng lại đó, ta cứ ngỡ là mình được tự do.

Anh ngồi yên ở đây, anh phải chịu sức ép của không khí, phải chịu lực hút của Trái Đất. Ta thấy điều đó là tự nhiên, ai cũng phải chịu những sức ép ấy, vậy là chẳng ai phải chịu sức ép cả.

Quay lại với triết học và lịch sử. Tính triết học được hiểu là cái lý cuối cùng của cuộc đời (không thấy được bằng mắt); còn lịch sử được hiểu là cái có thật, cái đã/đang/sẽ có thật, hoàn toàn trần trụi.

Mấy ngàn năm nay, nhân loại bao giờ cũng đứng trước hai vấn đề: triết học (tinh thần) và lịch sử (vật chất). Nhà văn như các bạn là phải hiểu vật chất một cách rất tinh thần.

Tôi chẳng hiểu tại sao lại có thứ câu hỏi ngu xuẩn đến thế, không hiểu sao có loại nhà trường ngu như thế! Đấy là cứ đặt ra hai câu hỏi cho học sinh: vật chất có trước hay tinh thần có trước? Cái nào quyết định cái nào? Điên à! Như mấy anh nào cứ hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước ấy, hỏi để làm gì?

Lịch sử và triết học tương đương nhau. Hegel nói: "Lịch sử và triết học là hai hình thái tương đương nhau". Anh chị chú ý chữ "hình thái", hay là "hình thức" ở đây. Hôm nay tôi mặc áo màu trắng, ngày mai tôi mặc áo đỏ, hoặc có lúc nào có chị gặp tôi không mặc áo gì cả, vẫn nhận ra tôi. Bởi đó chỉ là hình thức thôi.

Một nền giáo dục hiện đại hóa

Tác giả: Phạm Toàn

Đây là một trải nghiệm rồi trở thành một chân lý, nghĩ rằng nhắc lại cũng không thừa: nếu chỉ cần thỏa mãn nhu cầu một năm, thì trồng lúa là tạm ổn – nếu cần thỏa mãn nhu cầu mười năm, thì nên trồng cây – nếu phải thỏa mãn nhu cầu một trăm năm, thì nhất thiết phải trồng người. Việc trồng người, đến lúc này, sẽ đứng trước ít nhất ba chọn lựa: làm một cách tàm tạm - làm một cách hiện đại - làm một cách nửa tàm tạm nửa hiện đại. Ta sẽ thấy ngay rằng, cách làm ăn tàm tạm không bao giờ đồng nghĩa với chuyện "lợi ích trăm năm" cả. Còn cách làm ăn nửa tàm tạm nửa hiện đại thì cũng vậy, "trăm năm" mà cứ đan đi giặm lại (tương ứng với cải đi cách lại) thì không thuyết phục được ai hết. Ta thấy ngay điểm nhất trí của toàn xã hội: phải tiến hành công việc vì lợi ích trăm năm - công cuộc Giáo Dục – theo mục tiêu hiện đại. Đó là hướng đi hợp lý nhất.

Xã hội hiện đại hóa

Đến đây, nẩy sinh câu hỏi: vậy hiện đại là gì? Thế nào là một nền giáo dục hiện đai? Và làm thế nào để có được một nền giáo dục hiện đại? Nếu không thống nhất được khái niệm "hiện đại" thì công cuộc hiện đại hóa Giáo Dục trong công cuộc hiện đại hóa đất nước sẽ rơi vào một trong ba kiểu phí phạm: phí lời, phí tiền, phí sức. Phí lời, khi đưa ra quá nhiều khẩu hiệu, quá nhiều lời kêu gọi, quá nhiều vẻ đẹp tu từ, nhưng chẳng đi đến đâu. Phí tiền, khi những món nợ cứ chất chồng song hành với việc than phiền không đủ tiền chi tiêu cho phát triển giáo dục. Và phí sức… Hãy nhìn chỉ một sự việc này thôi thì sẽ hiểu phí sức nghĩa là gì: hai mươi triệu học sinh gò lưng dùng ba cuốn sách đính chính để chữa chín mươi triệu bản sách giáo khoa. Việc đó mới xảy ra đầu năm học 2008-2009, rất dễ kiểm chứng.

Thay đổi hệ thống giáo dục

Tác giả: Phạm Toàn

Đố bạn biết: có bao nhiêu luật chính tả ghi ngữ âm tiếng Việt?

Câu hỏi này gây lúng túng cho không ít người. Nhiều người bị hỏi nhưng chẳng trả lời. Nhiều người không biết. Nhiều người không để ý. Nhiều người ngờ ngợ, không dám nói. Lâu nay mấy ai để ý chuyện "vặt vãnh" đó!

Việc ghi âm tiếng Việt chỉ tuân thủ có 1 luật chính tả và 3 ngoại lệ thôi. Đơn giản quá chăng?

Với các ngôn ngữ có biến hóa hình thái thì hễ thay nghĩa là thay cả cách ghi. Nó bắt buộc người học phải đạt tới một trình độ cú pháp nào đó thì mới viết đúng chỉnh tả. Bao lâu thì học xong cú pháp, khi chính người Pháp vẫn nói vui rằng "các ngoại lệ cú pháp tạo thành một điều luật"?!

Học sinh nói ngôn ngữ Ấn-Âu cần học ít nhất 5 năm mới tạm "sạch" về chính tả. Người học tiếng Trung Hoa tuy chỉ cần học thuộc lòng mặt chữ là được, thế nhưng học bao lâu để nhớ và nhớ bao nhiêu nghìn chữ là đủ? Học tiếng Nhật Bản còn khó hơn nữa: người Nhật Bản đã vào đời lúc nào cũng kè kè cuốn từ điển để tra cứu cách ghi chính tiếng mẹ đẻ của mình!

Ấy thế mà tiếng Việt lại chỉ có một luật chính tả và ba ngoại lệ!

Dạy Văn - Học Văn --- Nhầm Lẫn và Thiệt Thòi

(Trò chuyện cùng nhà văn, nhà giáo Châu Diên – Phạm Toàn)

Thực hiện: HOÀNG XUÂN TUYỀN

CHÂU DIÊN là tên dùng khi viết văn của PHẠM TOÀN là tên thật dùng để ký dưới các văn bản khoa học.


Bút hiệu Châu Diên được ký dưới các tác phẩm: Mái nhà ấm (tập truyện ngắn, Văn học, 1960), Con nhện vàng (tập truyện ngắn, Thanh niên, 1962), Người Sông Mê (tiểu thuyết, Hội nhà văn, 2004, 2005), Truyện ngắn (tập truyện ngắn, Hội nhà văn, 2005), Bảy mươi ba chiếc cối đá (tập truyện ngắn, Hội nhà văn, 2006), cùng nhiều tác phẩm dịch khác, trong đó có Chín mươi ba (V, Hugo), Bay đêm (A. de St-Exupery), Ruồi (J-P Sartre), Nhà tiên tri (K. Gibral) …  


Dưới bút hiệu Phạm Toàn, có Công nghệ dạy văn (ĐHQG, 2000, TT Đông-Tây, 2006), Hợp lưu các dòng tâm lý học giáo dục (Tri thức, 2007), và những tác phẩm dịch Cơ cấu trí khôn (H. Gardner, Giáo dục, 1996, 1997, Tri thức sắp tái bản), Nền dân trị Mỹ (A. de Tocqueville, Tri thức, 2007, 2008) … Phạm Toàn cũng là tác giả và đồng tác giả nhiều tập sách dạy Văn theo đường lối Công nghệ Giáo dục tái bản nhiều lần trong hơn 20 năm qua.


Phạm Toàn - Châu Diên năm nay 78 tuổi tính theo tuổi mụ Nhâm Thân. Nhưng chúng tôi vẫn quen gọi bằng "anh"…


PV: - Câu chuyện hôm nay muốn được cùng anh trao đổi chính là câu chuyện dạy văn, học văn ở trường phổ thông. Anh thấy chuyện đó bây giờ như thế nào?

CD: - Kết quả thi tú tài năm vừa rồi, khi có tỉnh phải lùi ngày công bố để chấm lại và để tìm hiểu vì sao điểm văn quá yếu kém… Đó là câu trả lời của cuộc đời thực dõng dạc lên tiếng cho những ai biết lắng nghe...

PV: - Nếu trả lời trực tiếp hơn, tường minh hơn, anh sẽ nói gì?

CD: - Tôi sẽ nói là trẻ em không thích học văn, có khi chán ghét học văn, nên kết quả học văn rất thấp. Nội dung này tôi đã viết trên báo Văn nghệ từ năm 1986, và lấy lại bài báo đó in thành chương 4 cuốn Công nghệ dạy văn.

Lính nhà giàn ăn tết sớm

VŨ THANH BÌNH - ĐỨC TUYÊN - TUẤN THÀNH
Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 31/01/2010

LBT - Chúng tôi đưa bài này cho một học sinh lớp 10 chuyên Toán đọc. Nhờ: "em gọi một tên khác cho bài này". Không chút ngần ngừ: "Một thế giới quá trong sáng". Quá đẹp. Quá trong sáng và quá đẹp, để không một ai nỡ phản bội họ. Tổ quốc chính là những con người như thế ấy. Liệu có đáng sống nữa không khi phản bội những con - người - tổ - quốc như thế?
Bauxite Việt Nam.


TTO - Từ ngày từ 16 đến 28-1, tàu HQ 609 đã đến được với tất cả 14 nhà giàn DK 1 ở các khu vực Phúc Tần, Phúc Nguyên, Ba Kè, Tư Chính tại thềm lục địa phía Nam. Đoàn cũng dừng lại hai lần ở các bãi Phúc Tần, Phúc Nguyên để tổ chức lễ tưởng niệm chín liệt sĩ DK 1 đã hi sinh anh dũng nơi đây.


Trưởng đoàn công tác, đại tá Phan Thanh Lý - phó chỉ huy trưởng quân sự Vùng 2 hải quân, vui mừng nói: "Mặc dù sóng gió to nhưng đoàn chúc tết bằng mọi cách đã lên thăm 13/14 nhà giàn, trao tận tay tình cảm vô bờ của đất liền gửi tới các cán bộ chiến sĩ đang kiên cường bám trụ nơi đây. Chúng tôi rất cảm động và vui mừng vì thấy các cán bộ chiến sĩ đều rất bản lĩnh, khỏe mạnh, lạc quan, luôn vượt qua gian khổ, khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".

Các chiến sĩ nhà giàn DK 1/10 gói bánh chưng đãi khách ra thăm - Ảnh: Đức Tuyên

Cùng thời điểm này, lãnh đạo Vùng 2 hải quân, cán bộ, chiến sĩ… trên tàu HQ 624 đã đến thăm nhà giàn DK 1/10. Dù còn hơn nửa tháng nữa mới đến tết cổ truyền, thế nhưng đêm 27-1 các chiến sĩ trên nhà giàn DK 1/10 đã tổ chức canh nồi bánh chưng đón giao thừa, ăn tết sớm. Quà từ đất liền đem ra là gạo nếp, lá dong, bánh mứt, mai vàng, ít thùng rượu và bia… được lãnh đạo Vùng 2 hải quân cùng các ban ngành một số tỉnh thành gửi đến các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên nhà giàn.

Việt Nam thành nước có thu nhập trung bình: Cách nào không rơi vào “bẫy”

THIÊN VĂN (29/01/2010)

LBT - Những "uốn nắn" của chuyên gia Lê Đăng Doanh nhắc nhở ta một điều: Ngân hàng Thế giới, cũng chỉ là một ngân hàng. Nó là nơi kinh doanh tiền tệ.


Chỗ khác đời: nó không cho cá nhân vay tiền mà chỉ cho các chính phủ vay tiền. Và không phải bất kỳ chính phủ nào cũng vay được, mà nó chỉ cho vay những chính phủ không còn chỗ nào để đi vay.


Không chỉ khác đời, Ngân hàng Thế giới còn hơn đời, ở chỗ nó nghĩ ra được những học thuyết chi phối tư duy và việc làm của bên đi vay.


Nữ tác giả Catherine L. Caufield nói được những điều đó trong cuốn sách "Trùm gây ảo tưởng - Ngân hàng Thế giới và nạn đói nghèo các quốc gia", in năm 1996 và liên tiếp được hai ba nhà xuất bản in lại.


Việt Nam dịch và in nhiều sách, nhưng hình như vẫn bỏ sót chưa dịch và in cuốn sách này. Giá mà sách này bầy bán nhiều hơn sách bói toán, thì những uốn nắn của tiến sĩ Lê Đăng Doanh sẽ dễ hiểu hơn và sẽ nhiều tác dụng hơn.

Bauxite Việt Nam


Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh


Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chính thức công bố, VN trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lại có góc nhìn khác về kết quả này.


Thu nhập chủ yếu từ tài nguyên

Là chuyên gia kinh tế, ông đánh giá thế nào về kết quả mà WB vừa công bố?

Trước hết, có thể nói chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, là một chỉ tiêu thô, tổng hợp và nó không nói gì được về sự bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội. Có thể, một vài đại gia về bất động sản, ngân hàng, chứng khoán có thu nhập cả hàng trăm triệu USD/năm, trong khi đó những người nông dân nghèo, vẫn đang rất nghèo. Việc công bố về tỷ lệ hộ nghèo của VN (12,3%), nhưng ngay cả con số đó cũng chưa bao quát được hết, vì cái chuẩn hộ nghèo của chúng ta đã không kịp điều chỉnh theo trượt giá và chỉ tiêu lạm phát.

Chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc bị chỉ trích tại diễn đàn Davos

Đức Tâm

VNN - 28/01/2010 

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos các quan chức Trung Quốc đã vất vả để trấn an cộng đồng quốc tế rằng việc duy trì đồng nhân dân tệ ở tỷ giá thấp và gói kích cầu của Trung Quốc cũng nhằm giúp phục hồi nền kinh tế thế giới.

(Ảnh : fabrice Coffrini /AFP )

Ngay trong những ngày đầu tiên của diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thụy Sĩ, bên cạnh cuộc tranh luận về mức độ can thiệp, điều tiết của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc cũng trở thành tâm điểm của các chỉ trích.

Các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngân hàng, tài chính nhiều nước bày tỏ lo ngại về khả năng của Trung Quốc kiềm chế hiện tượng nền kinh tế bị hâm nóng, quá tải, do các biện pháp kích thích chạy theo tăng trưởng của Bắc Kinh.

Obama: 'Tôi thà làm tốt chỉ một nhiệm kỳ'

VN Express - Thứ tư, 27/1/2010

Obama trong cuộc phỏng vấn độc quyền với ABC
tại Nhà Trắng về năm đầu tiên ở cương vị Tổng thống.
Ảnh: ABC News.

Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định ông quyết tâm theo đuổi kế hoạch cải cách y tế và giải quyết những vấn đề lớn khác, bất chấp cái giá về chính trị mà ông phải trả.

Obama đang đối mặt với những chỉ trích về kế hoạch cải cách hệ thống y tế và thất bại mới nhất của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử thượng nghị sĩ ở một bang vốn là căn cứ địa của đảng này.

Tuy nhiên trả lời hãng tin ABC, Obama cho biết ông vẫn quyết tâm theo đuổi mục tiêu đã định cho dù có những nguy cơ chính trị đe dọa vị trí tổng thống của mình.

"Tôi thà là một vị tổng thống tốt một nhiệm kỳ, hơn là một tổng thống hai nhiệm kỳ nhưng tầm thường", Obama nói.

Mỹ phản công Trung Quốc bằng thương vụ Đài Loan

VN Express - Thứ hai, 1/2/2010

Sau năm đầu tiên thực hiện chính sách mềm dẻo và bị cho là lép vế với Trung Quốc, Mỹ ra đòn phản công nhằm lấy lại vị thế bằng việc ký hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan.


Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.

Tờ New York Times có bài phân tích dưới đây, về những hệ quả của việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan, cũng như tương lai quan hệ Mỹ và Trung Quốc.

Trong một năm qua, Bắc Kinh đã thi hành chính sách "nắn gân" đối với chính quyền mới ở Washington. Trung Quốc chỉ trích Mỹ vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ chối ủng hộ một hiệp ước cứng rắn hơn về biến đổi khí hậu ở Copenhagen và kiên quyết bác bỏ đề xuất của Mỹ về một lệnh cấm vận nghiêm khắc hơn với Iran.

Và bây giờ, chính quyền Obama đã bắt đầu phản công. Bằng cách công bố gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD bán cho Đài Loan, Mỹ đã ra một đòn tấn công trực diện vào vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất giữa hai nước.

Lời kính báo của Bauxite Việt Nam

Kể từ sáng nay, thứ Hai, ngày 01 tháng 02 năm 2010, trang mạng của chúng ta lại hoạt động được như thường rồi! Từ nay, chúng ta có hẳn hai ngôi nhà, một con Web to tát vào ra đàng hoàng hàng ngày theo địa chỉ boxitvn.info và một con Blog boxitvn.blogspot.com để đề phòng cảnh quân tử cũng có khi sa cơ. Đề nghị khi gọi nhau hàng ngày, chúng ta cứ dùng cái tên Bauxite Việt Nam đã quen nói quen nghe quen nghĩ quen nhớ mãi không thể nào quên. Và cũng chẳng ai cấm viết tắt, chúng ta sẽ viết như thế này nhé, BVN.



Thế nào là đắt? Đôi lời nói lại với Joseph Nye

VNN - 30/01/2010
LBT - Ông Dương Danh Dzy hỏi: "Một nhân vật có trách nhiệm của Trung Quốc đã nói với Mỹ: sức mạnh hạt nhân và phương tiện vận chuyển nó của Trung Quốc chưa bằng Mỹ, nhưng khi cần, chí ít đòn phủ đầu của chúng tôi có thể hủy diệt cả vùng Los Angeles của các vị." Liệu chính phủ Mỹ có dám chấp nhận cái giá phải trả đó không?

Đặt câu hỏi như thế cho quân sư quạt mo thì hơi oái oăm nếu không gọi là ác!

Bauxite Việt Nam


"Cách tốt nhất là làm cho việc đối xử không đúng đắn của họ (tức Trung Quốc) phải trả giá rất đắt." - Câu trả lời của GS Joseph Nye khiến nhà nghiên cứu Dương Danh Dy có đôi lời bàn thêm.

Chiều 13/1/2010, với tư cách là một cán bộ ngoại giao cũ, nên mặc dù đã nghỉ hưu, tôi vẫn được mời tham dự cuộc tọa đàm với giáo sư Joseph Nye về vấn đề "Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế hiện đại và khuyến nghị chính sách đối ngoại cho Việt Nam". Trong khoảng thời gian trình bày rất ngắn, vị giáo sư này đã nói được những điều cần nói, có những góp ý bổ ích cho người nghe.

“Một dân tộc không còn biết mơ mộng sẽ không có tương lai”

Tuần VN : 27/01/2010
LBT - Vào những năm đầu Thế chiến II, một ông giáo tiểu học người Italia tên là Giodani Rodari hết tuổi ra trận, mà có ra trận cũng chẳng biết cầm súng bắn ai, trong khi loanh quanh dạy học ở hậu phương, đã lẩn mẩn ghi lại những việc làm và suy nghĩ về dạy Văn cho trẻ em xoay quanh việc dạy thao tác tưởng tượng.

Giodani Rodari đã đề nghị nên có một khoa nghiên cứu về "Phép tưởng tượng" (Imaginatique, có thể dịch là "Tưởng tượng pháp" tương ứng với "Thi pháp").

Một em nhỏ không được học tưởng tượng, học mơ mộng, khi lớn lên sẽ thành con người thô kệch, khó mà có một tương lai hạnh phúc. Và nếu như tất cả trẻ em qua lớp Một không được học tưởng tượng thì cái hậu họa sẽ là "một dân tộc không còn biết mơ mộng" nữa. Nhưng, ngoài nguyên nhân về Giáo dục, có còn nguyên nhân gì khác khiến cả một dân tộc không còn biết mơ mộng nữa?

Xin cảm ơn giáo sư Cao Huy Thuần đã cho phép BVN dùng bài này mở đầu cho cuộc tái ngộ sau một tháng … bị buộc phải ngừng mơ mộng.

Bauxite Việt Nam
"Một dân tộc không còn biết mơ mộng nữa là một dân tộc không có tương lai" - Giáo sư Cao Huy Thuần.

- Thưa ông...

GS Cao Huy Thuần: Tôi còn quá trẻ, chúng ta anh chị với nhau nói chuyện vui hơn.

- Vâng, thưa anh, anh từng viết: "Vạn đại dung thân là gì nếu không phải là cái thấy chiến lược bừng sáng trong đầu về một chân trời mới mở rộng ra trước mắt, không phải cho một đời Nguyễn Hoàng, mà cho cả ngàn ngàn đời một dân tộc thường xuyên đi tìm lối thoát khỏi một vị thế địa dư trứng nằm dưới đá". Từ bài học địa-chính trị của người xưa về vị thế giữa đất và biển, anh kiến giải thế nào về hành trình mở cõi của cha ông để lại cho con cháu nguyên vẹn hình chữ S mà khởi nguồn chỉ là một nửa chữ S ?

Ông tiến sĩ “mở đất” cho lúa Việt

Lao Động số 23 Ngày 28/01/2010




LBT - Có cách sang châu Phi của một thời kỳ lịch sử đã thành tên gọi là chủ nghĩa thực dân và chế độ thuộc địa. Có cách qua châu Phi của một thời buôn bán nô lệ. Có cả cách qua châu Phi theo những toan tính sinh lợi của kẻ bành trướng nham hiểm muốn đồng thời giải quyết nạn thiếu đất vì phát triển công nghiệp vô tội vạ và còn vì dân số tăng quá nhanh mặc dù đã bắt buộc anh nào muốn đẻ cũng chỉ được đẻ một đứa con thôi.
Võ Tòng Xuân đi tiếp con đường vươn xa của người Việt, một thời "Nam tiến bằng lưỡi gươm" (Huỳnh Văn Nghệ), tiến lên "Nam tiến bằng lưỡi gươm và lưỡi cầy" (Cao Huy Thuần), nay bắt đầu "Nam tiến trong cái đầu" (cũng ý tưởng Cao Huy Thuần), vươn xa hơn môt tổ quốc để không chỉ làm vinh dự cho đất nước này, mà còn giúp các dân tộc khác sống hạnh phúc hơn.
Võ Tòng Xuân đã tiến hành một cuộc phản biện đích thực của giới trí thức: chỉ ra được một Việc làm tích cực cùng với một Cách làm việc tuyệt vời của người trí thức đương thời. Hành động phản biện của Võ Tòng Xuân gợi ý cho những ai hiểu chưa đúng công việc phản biện xã hội hãy cùng suy nghĩ lại: phản biện không phải là những "bàn về…", "lại bàn về…" với những lời sáo mòn được mạ lại, mà là những hành động đủ sức tạo ra tư duy mới và thành tựu mới.
Bauxite Việt Nam

Bằng những chương trình hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa Việt thiết thực, GS-TS Võ Tòng Xuân được nông dân nhiều quốc gia Châu Phi chào đón nồng nhiệt với sự kính trọng đặc biệt.
Bằng những chương trình hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa Việt thiết thực, GS-TS Võ Tòng Xuân được nông dân nhiều quốc gia Châu Phi chào đón nồng nhiệt với sự kính trọng đặc biệt.

(LĐ) - "Để hướng tới tương lai giàu đẹp hơn, chúng ta không thể không nghĩ đến giải pháp mở rộng tầm hoạt động cây lúa bên ngoài biên giới.
Nhất là các nước Châu Phi, đất rộng người thưa, nếu đưa nông dân Việt Nam đến đây để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa... chúng ta chứng minh cho thế giới thấy khả năng độc đáo của Việt Nam: Một quốc gia không giàu, nhưng hoàn toàn có khả năng giúp nhiều quốc gia khác chiến thắng đói - nghèo".
GS-TS, AHLĐ, NGND Võ Tòng Xuân - cố vấn cao cấp ĐH An Giang - bộc bạch như vậy sau khi bay đi-bay về như con thoi từ Việt Nam sang Châu Phi để tính chuyện "mở đất" cho cây lúa Việt.
Vươn xa vạn dặm
Năm 2006, qua giới thiệu của Việt kiều Đức, ngài Sahr Johnny - Đại sứ Cộng hoà Sierre Leone tại Bắc Kinh (Trung Quốc) - đã bay đến Việt Nam mời GS Xuân sang Sierra Leone tìm cách giúp quốc gia Tây Phi này thoát khỏi nạn thiếu lương thực sau nhiều năm chiến tranh thảm khốc và mặc dù nhận cả núi tiền từ nhiều quốc gia tài trợ mà vẫn chưa có sự chuyển biến căn cơ.

Người nghèo, chó dữ và những ông chủ giàu

Phạm Duy Nghĩa

Tuổi Trẻ Cuối Tuần – Thứ Bảy, 30/01/2010
LBT – Đằng sau những lời lẽ kiềm chế của nhà Luật học, giáo sư Phạm Duy Nghĩa, là những giọt nước mắt lặn vào trong của người trí thức còn khá xa mới đến tuổi sáu mươi. Xin anh Nghĩa cho phép đưa bài anh lên trang mạng mới phục hồi có cái tên hẳn là quen thuộc với anh.
Bauxite Việt Nam

TTCT – Suy nghĩ từ vụ chó bécgiê cắn chết một phụ nữ đi mót cà phê ở Buôn Ma Thuột (Coi hộp nêm dưới).



Lại một phận nghèo lìa đời trong nỗi sợ hãi cùng cực. Đàn chó dữ là những con vật, song nhân viên bảo vệ là một con người, ông ta hô “diệt” đàn chó sẽ lao vào cắn xé, hô “ngưng” người đàn bà xấu số kia có cơ may thoát nạn. Trời phương Nam ấm áp mà đôi khi lạnh lẽo. Bởi đâu mà nhân phẩm và mạng sống con người bị xem rẻ chẳng bằng mấy hạt cà phê còn sót trên cây.

Người giàu giữ của, điều ấy đúng, song có của cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng. Nuôi chó dữ giữ nhà là quyền của người giàu, song người nuôi chó phải cảnh báo cho cộng đồng về các mối hiểm nguy ấy, phải có tường bao che chắn, nếu chó tấn công người – dù người ấy phạm tội, chủ nuôi chó cũng phải ra tay bảo vệ mạng sống con người trước hết.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn