Thư ngỏ

Nguyễn Trung

10 (60A) ngõ 45Q phố Võng Thị

Phường Bưởi, quận Tây Hồ

Hà Nội

Đt: 04 38363036

image

Kính gửi:

- Các Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

- Toàn thể các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Kính thưa các đồng chí,

Tôi là Nguyễn Trung, cán bộ đảng viên đã về hưu, viết bức thư ngỏ này khẩn thiết thỉnh cầu các đồng chí:

(1) Cân nhắc lại một lần nữa và quyết định cho ngừng ngay việc tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến alunina ở Tân Rai/Lâm Đồng,

(2) Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp về nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông,

(3) Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu tiếp một cách nghiêm túc và khoa học,

(4) Đem những kết quả nghiên cứu nói trên trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế bauxite Tây Nguyên vô cùng nhạy cảm này.

Thưa các đồng chí, tôi hiểu thực hiện lời thỉnh cầu khẩn thiết này có nghĩa là phải thực hiện một quyết định đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế nước ta và sẽ là một tổn thất lớn nền kinh tế nước ta phải chịu đựng – nhất là nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành được một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án nhà máy Nhân Cơ. Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối đối với vận mệnh quốc gia của các đồng chí cùng với sự thông cảm của đồng bào cả nước mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này. Song thà chịu như vậy còn hơn để lại hậu họa khôn lường cho mai sau.

Thưa các đồng chí,

Lý do tôi viết lời thỉnh cầu khẩn thiết này là thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ngày 04-10-2010 tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest khoảng 160km về phía tây nam đang đe dọa nhiều thị trấn chung quanh khác tại Hungary, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài; Chính phủ Hunggary đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với nhiều vùng lân cận. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho hay thảm họa này có khả năng do lỗi của con người gây ra, lớn gấp nhiều lần so thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000, sẽ gây tổn thất lớn cho kinh tế, nguy hại cho sức khỏe con người vì bị tác động trực tiếp hoặc vì các dòng sông lớn bị ô nhiễm bùn đỏ có chứa nhiều chất ăn mòn và các hóa chất độc hại khác, chưa lường hết được những tác hại tàn phá môi trường cho các vùng chung quanh (tìm xem: Sài Gòn Tiếp Thị, Thông Tin Thương Mại và nhiều tin và bài báo khác của các báo và các hãng truyền thông quốc tế các ngày 05 và 06-10-2010).

Ngay lập tức tôi liên hệ đến những mối nguy tiềm tàng trong khai thác bauxite ở Tây Nguyên, với các lý do như nhiều lần tôi đã trình bày trong các bài báo của mình cũng như trong kiến nghị trực tiếp của cá nhân tôi gửi Đảng và Chính phủ, bao gồm cả kiến nghị và tham luận trong cuộc hội thảo ngày 10-04-2009 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì và cuộc hội thảo ngày 15-04-2009 do Ủy viên Ban Bí thư Ngô Quang Dụ chủ trì.

Thưa các đồng chí, ngoài những ý kiến tôi đã trình bày trong các bài viết và kiến nghị của mình, anh Nguyên Ngọc và tôi, cũng nhiều anh em quan tâm khác nữa, đã nhiều lần đi trực tiếp khảo sát tại hiện trường tình hình triển khai công việc thác bauxite Tây Nguyên, đã đi thử tất các các tuyến đường bộ mà Chính phủ dự kiến sẽ cho phép sử dụng cho vấn đề vận tải của đề án kinh tế này do tập đoàn Than & Khoáng sản (TKV) đề nghị, đã đi xem nơi dự kiến xây cảng Kê Gà cho việc xuất cảng, và đã tìm hiểu khả năng sẽ sử dụng tạm cảng Cồn Dầu/Đồng Nai trong thời gian chờ đợi chưa có cảng Kê Gà…

Chưa kể đến những khoản đầu tư rất lớn cho việc uốn nắn hay sửa lại các tuyến đường bộ thì mới dùng được (vì các tuyến đường này hẹp, độ dốc cao, uốn khúc nhiều nên các xe vận tải chuyên dụng không sử dụng được), chưa kể đến kinh phí lớn phải đầu tư cho một cảng biển mới (Kê Gà) chuyên cho vận tải của bauxite (nếu xây dựng cảng Kê Gà cho mục tiêu đa năng còn tốn kém nữa), nếu tính đến vận tải đường sắt thì càng tốn kém hơn và phải 5 – 10 năm nữa mới có..., nền kinh tế hiện nay không chịu đựng nổi tất cả những khoản chi mới này.

Nói một cách khác, cứ giả định rằng toàn bộ kết cấu hạ tầng riêng cho vận tải đã có sẵn rồi (một điều không tưởng), song giá thành sản xuất alumina chắc chắn sẽ gây lỗ lớn, vì không chịu nổi cước phí vận tải do đoạn đường từ nơi sản xuất đến nơi xuất cảng quá dài (bao gồm cả cước phí lên núi chở nguyên liệu phục vụ sản xuất, và cước phí xuống núi cho xuất khẩu nguyên liệu sơ chế alumina).

Tôi đã làm mọi con tính và chỉ được kết quả “lỗ”, cách làm thế nào cũng lỗ, chưa kể đến sự phụ thuộc nghiêm trọng kinh tế/chính trị của alumina vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra phải tính đến hiểm họa khôn lường của một hồ bùn đỏ có nhiều hóa chất độc hại treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Đồng Nai, sản xuất alumina càng lớn, hồ này và hiểm họa của nó càng lớn, nhất là khí hậu Tây Nguyên rất khắc nghiệt trong mùa mưa. Khả năng sản xuất ra nhôm hoàn toàn bị loại trừ vì không lấy đâu ra đủ điện.

Thưa các đồng chí, thật ra trong nhiều cuộc thảo luận giữa những người quan tâm đến vấn đề này trong chúng tôi cuối năm 2008, anh Nguyên Ngọc, tôi và một vài anh nữa đã đề nghị dứt khoát loại bỏ hẳn việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để khảo sát lại, nhưng chúng tôi thiểu số, nên kiến nghị của 17 nhà nghiên cứu và làm công tác xã hội gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội cuối tháng 11-2008 do cố giáo sư Nguyễn Văn Chiển chủ trì chỉ đề nghị tạm dừng việc khai thác bauxite Tây Nguyên.

Nay thảm họa ở Hungary thôi thúc tôi viết thư ngỏ này, khẩn thiết mong các đồng chí xem xét.

Nếu lời thỉnh cầu khẩn thiết này của tôi chưa đủ sức thuyết phục, xin đề nghị các đồng chí lập ngay một nhóm đặc nhiệm độc lập nghiên cứu và phân tích những điều tôi trình bày trong thư ngỏ này.

Xin gửi lời chào trân trọng.

Kính thư

Nguyễn Trung (đã ký).

Ghi chú: Thư ngỏ này được gửi đến tất cả các báo chí.

Chuyện lao động Việt Nam hái quả tại Thụy Điển và chi nhánh Công ty tuyển dụng lao động TTLC

Những người đưa tin:

Jennie-Lie Kjörnsberg

Linda Tang

Nisse Schmidt

Kim Ramberg

Nguyễn Thị Thu Hiền

Hội Văn hóa VN tại Göteborg

Jan Norberg

Vào giữa tháng 7/2010 có khoảng 284 lao động (LĐ) Việt Nam được công ty TTLC đưa sang Thụy Điển làm công việc hái quả dâu rừng. Đến khoảng cuối tháng 9/2010, trong số đó chỉ còn lại ở Thụy Điển 4 người LĐ và 1 đại diện của lãnh đạo công ty TTLC là ông Nguyễn Văn Học. Mặc dù visa làm việc của 4 người LĐ này sẽ hết hạn vào ngày 11/10/2010, nhưng hiện họ đang cố gắng làm rõ sự việc với các nhà chức trách về chuyện họ bị gạt sang đây và chuyện việc thanh lý hợp đồng khi quay trở về nước không được Công ty TTLC thực hiện đúng như tờ thông cáo mà Giám đốc chi nhánh TTLC đã từng đưa ra sau ngày 19/8 qua sự làm việc giữa Ban lãnh đạo công ty TTLC (đại diện là bà Trần Thị Thu Hương và ông Nguyễn Văn Học), với Tham tán Công sứ (là ông Ngô Tiến Long và ông Đinh Ngọc Tường), cùng ông Stefan Liden – Quận trưởng Älvdalen, công an quận, đại diện cơ quan môi trườngan và , và một số đại diện của các ban ngành có liên quan.

Trở lại chuyện đường sắt siêu tốc

Nguyễn Trọng Vĩnh

image ác chuyên gia và nhiều nhà trí thức đã phân tích rất khoa học và cụ thể cho chúng ta biết là công nghệ và kỹ thuật đường sắt cao tốc rất tinh vi và phức tạp: chỉ một cái đinh, một cục đá trên đường ray, một chiếc bu loong xiết lỏng hoặc bị đánh cắp là có thể gây ra tai nạn; một va chạm nhỏ, một nắm đất, một hòn sỏi ném vào tàu đang chạy có thể làm vỡ kính, hỏng vỏ tàu, thậm chí có thể phá hỏng toa tàu. Vận hành và quản lý vô cùng khó, 3000 người mới chọn được 6 người đủ tiêu chuẩn đào tạo thành lái tàu và phải 7 năm học mới thành lái tàu đạt yêu cầu, phải có một đội ngũ kỹ sư giỏi và công nhân tay nghề thành thạo mới vận hành và quản lý được. Điều này đến 2015 chúng ta vẫn chưa có.

44 người chết, hàng nghìn người bị cô lập vì mưa lũ

Trà Bang - Nguyên Khoa

clip_image001

 

Tại Quảng Bình, nhiều nơi vẫn chìm sâu trong nước. Ảnh: Đức Dục.

 

Đợt mưa lớn nhất trong hàng chục năm đã cướp đi 44 sinh mạng và làm 23 người dân miền Trung mất tích. Hàng trăm nghìn nhà dân vẫn chìm trong lũ, ước tính riêng tỉnh Quảng Bình đã thiệt hại đến hơn 1.000 tỷ đồng.

Trong số người chết, tỉnh Quảng Bình có đến 28, Hà Tĩnh 7 người, Nghệ An 6 và Quảng Trị 3. Trung tâm phòng chống lụt bão Quảng Bình ước tính, thiệt hại ban đầu của đợt lũ này đã lên hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngày 6/10, mưa đã tạnh, nhưng nhiều nơi ở 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vẫn còn ngập chìm trong nước, mực nước trên các sông ở Quảng Bình đang rút chậm. Đến trưa 6/10, cả tỉnh Quảng Bình đã thống kê được 28 người chết, 7 người bị thương, 18 người mất tích, 5 tàu cá và 30 ngư dân chưa tìm thấy. Hiện các đoàn cứu trợ đang khẩn trương chuyển hàng về giúp bà con vùng rốn lũ, cứu đói, cứu khát cho dân vùng ngập lụt. Tuy nhiên do lũ lớn, giao thông chia cắt nhiều nơi, khiến việc cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn.

Hungary: Lũ bùn - báo động "thảm họa sinh thái"

AP 05/10/2010

Bela Szandelszky

clip_image002

Tunde Erdelyi, trái, cứu con mèo, còn Janos Kis, phải, đi trong sân nhà đầy ngập bùn độc hại ở thị trấn Devecser, Hungary, hôm thứ Ba, 5/10/ 2010. Trận lũ bùn hôm thứ Hai là do vỡ hồ chứa bùn đỏ của một nhà máy alumina ở phía Đông Hungary và tác động đến bảy thị trấn gần nhà máy Ajkai Timfoldgyar ở thị trấn Ajka, cách Budapest 100 dặm về phía Tây Nam. (AP Photo/Bela Szandelszky)

Hungary đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại ba tỉnh hôm thứ Ba, 05/10, sau khi một trận lũ bùn đỏ độc hại từ một nhà máy alumina (nhôm) nhấn chìm nhiều thị trấn, phá hủy đồ đạc, nhà cửa và làm bỏng nhiều người dân. Một quan chức gọi đây là một “thảm họa sinh thái", có thể đe dọa sông Danube và các con sông chính khác.

Con số thiệt hại đã tăng lên 4 người chết, 6 người mất tích và ít nhất 120 người bị thương. Nguyên nhân là do một hồ chứa của nhà máy Ajkai Timfoldgyar ở thị trấn Ajka – cách thủ đô Budapest 100 dặm về phía Tây Nam – bị vỡ vào thứ Hai, 04/10.

Biển Đông và Hoa Đông – hai lối hành xử khác biệt

Diệu Thúy

clip_image003

 

Tàu tuần tra Nhật Bản sau vụ va chạm với tàu cá Trung Quốc. Ảnh: Reuters

 

Tại Biển Hoa Đông, sau khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng tàu cá, Trung Quốc phản ứng rất giận dữ, cảnh báo Tokyo những hậu quả to lớn nếu không lập tức thả người. Tại Biển Đông, Trung Quốc bắt giữ tàu cá Việt Nam, yêu cầu nộp phạt mới thả tàu và ngư dân.

Hai vùng biển, hai vụ bắt giữ người, hai lối ứng xử khác biệt nhưng cùng khẳng định một thực tế mà giới phân tích bấy lâu nay đánh giá là, Trung Quốc ngày càng gây hấn hơn trong việc khẳng định chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp.

Quan hệ Trung - Nhật trở nên căng thẳng khi Tokyo bắt giữ một tàu cá cùng thuỷ thủ đoàn Trung Quốc ngày 7/9 ở gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư (tên gọi Trung Quốc) hay Senkaku (tên gọi Nhật) tại Biển Hoa Đông. Bắc Kinh lập tức phản ứng. Sau 6 lần triệu tập Đại sứ Nhật để thể hiện sự phản đối, cảnh báo có các biện pháp đáp trả nếu Nhật tiếp tục "tạo ra sai lầm sau sai lầm", thông tin 4 người Nhật bị bắt tại Trung Quốc đã xuất hiện.

Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc dưới góc nhìn từ hai ký giả người Âu

Văn Ngọc

clip_image001

Trong khi dư luận quần chúng, cùng các kênh thông tin và truyền thông ở phương Tây lại không ngớt lời ca ngợi những cái hay, cái giỏi của đất nước này về mọi mặt thì hai tác giả Pierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc.

Người ta có thể nghĩ rằng, trước hết hai tác giả này muốn nói lên một sự thật, một thực tế, mà trong nhiều năm ở phương Tây, báo chí, cùng các cơ quan truyền thông và một số người có chức quyền vẫn cố tình che giấu, hoặc tô hồng, vì dẫu sao, người ta cũng cần cái thị trường khổng lồ này trong một nền kinh tế toàn cầu hoá.

Cũng có thể, do một bản năng tự nhiên, hay một tinh thần dân tộc chủ nghĩa nào đó, các tác giả muốn vạch ra những yếu kém của mô hình phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc, để cảnh báo các xã hội phương Tây.

Cũng có thể, họ còn có một tầm nhìn rộng hơn nữa, một tầm nhìn có tính chấtchiến lược, ở qui mô toàn cầu.

Nhật ký hai ngày “Đại lễ nghìn năm”

Hoàng Hưng

14 giờ Thứ Sáu 1/10/2010

clip_image002

Pháo hoa Mỹ Đình xem từ xa

Đang chuẩn bị ra máy bay thì RFI gọi điện thoại xin phỏng vấn cảm nghĩ về “Đại lễ 1000 năm”. Bảo 1 giờ nữa mới bay ra, nhưng bạn vẫn muốn mình nói vì chắc mình đã theo dõi và suy nghĩ từ lâu. Chỗ bạn bè thân tình lâu nay, khó từ chối. Chỉ nhấn mạnh một ý: Nghe nói tiêu đến hơn 5 tỷ đô (?) mà phần lớn dành cho các trò trình diễn hoành tráng thì quá hình thức, trong khi bao nhiêu điều cấp thiết không làm. Chỉ cần xem văn hóa giáo dục ở thủ đô xuống cấp quá trời, sao không nhân dịp này làm gì cho nó? Thí dụ tập trung vào lối sống của người Hà Nội, nhếch nhác tạp nham quá, toàn bị chê cười, làm sao để tự hào là người thủ đô như xưa? Hay giáo dục suy thoái, nhà nước chẳng làm được gì để cải tạo tận gốc, trong khi một nhóm cá nhân mới đây làm ra bộ sách giáo khoa với tinh thần cách mạng giáo dục, đó mới xứng đáng là công trình “nghìn năm Thăng Long”!

Kẹt đường là dấu ấn đầu tiên của “Đại lễ”. Đầu tiên là kẹt đường bay! Hoãn từ 16 giờ đến 18 giờ! Rồi đến kẹt đường bộ! Đến Nội Bài gần 20 giờ mà gần 22 giờ mới về đến trung tâm Hà Nội. Thế là dự tính xem “lễ hội áo dài” Hồ Gươm đi tong. Mấy ngày tới hứa hẹn còn kẹt đến thế nào? (Hôm sau xem tin trên mạng, biết rằng người chen đặc Bờ Hồ, ai đứng đâu đứng đấy, chẳng thể di chuyển để đến các địa điểm trình diễn. Nghĩa là cũng giống như Sài Gòn hồi lễ “300 năm”.)

Ai khổ cứ khổ, ai chơi cứ chơi!

Hà Văn Thịnh

image Một người quen qua điện thoại gọi tới hỏi tôi từ lúc tờ mờ sáng rằng lụt lội miền Trung thảm thê như thế, chết 11 người (con số ban đầu) như kia, Hà Nội đại lễ tưng bừng nghe đâu tốn đến 94.000 tỷ đồng…; vậy, trong Chính phủ đã có ai lên tivi hay qua báo chí hỏi thăm hay chia buồn một chút gọi là với miền Trung chưa? Tôi sững người. Trước tiên là tự trách mình vì dường như mình cũng đang vô cảm trước những nỗi đau. Không thể nói là do sống ở miền Trung nên đã “quen” rồi! Thực ra, trải qua mấy chục năm sống trong đớn đau, buồn phiền và thất vọng, hầu như ai cũng trở nên chai lỳ trước những tai ương cũng như mọi sự chướng tai gai mắt trong cuộc đời này…

Đọc BBC ngày 2.10.2010, được biết trong 8 năm qua, tổng kinh phí chuẩn bị và tiến hành đại lễ tốn đến gần 100 ngàn tỷ đồng – tức là gần 5 tỷ USD – mà rùng mình.

Hình ảnh trực tiếp từ rốn lũ miền Trung

Tính đến trưa ngày 5/09/2010, đã có hơn 20 người chết và mất tích vì bị lũ cuốn, hàng chục người bị thương, hàng ngàn hộ dân trong tình trạng nguy hiểm, hàng trăm ngôi nhà ngập tới nóc, nhiều xã bị cô lập. Lũ lụt đang nhấn chìm nhiều địa phương ở miền Trung. Những hình ảnh kinh hoàng về mưa lũ tại khúc ruột miền Trung được tổng hợp từ nhiều nguồn.

clip_image002

Các cồn nổi giữa sông Gianh (Quảng Bình), nơi có hàng vạn người dân sinh sống đang dần bị lũ "nuốt chửng". Ảnh: DT

clip_image004

Gần 20.000 hộ dân đang đối mặt với trận lũ lịch sử trên sông Gianh. Ảnh: DT

clip_image006

Nước đã vượt xa mức báo động 3 nhưng mưa vẫn xối xả. Ảnh: DT

clip_image008

clip_image010

clip_image012

Hình ảnh thường thấy ở các hộ dân ven sông Gianh. Ảnh: DT

clip_image014

Hình ảnh tại Quảng Bình. Ảnh: CAND

clip_image016

Có thể nhìn thấy nước trong lòng đập đã dâng cao, tràn qua cả đỉnh đập.

clip_image018

Và nhiều ngôi nhà bị nhấn chìm (cán bộ huyện Hương Khê xác nhận, nếu vỡ đập những ngôi nhà nằm bên sông Ngàn Sâu sẽ bị dòng nước lũ nuốt chửng).

clip_image020

Nhiều người dân phải đi lánh nạn tránh vỡ đập.

clip_image022

Bà con rất cần cứu trợ khẩn cấp. Ảnh: LĐ

clip_image024

Hình ảnh cứu trợ tại Quảng Bình. Ảnh: CAND

clip_image026

Đập Hồ Hô, nước lũ vẫn đang hung hãn trút về ở Hà Tĩnh. Ảnh: LĐ

Nguồn: Haydanhthoigian Blog

Một ngôi làng chìm trong bùn đỏ

Song Minh

image Bài sau đây đăng trên vnexpress.net, lấy từ nguồn tin của AP. Tuy thế, vnexpress.net đã lược bỏ hai chi tiết quan trọng: (1) bùn đỏ ở đây chính là bùn đỏ do khai thác bauxite; và (2) khối lượng bùn đỏ chỉ mới 600-700.000 m3.

Thử tưởng tượng đó không phải là đất nước Hungary xa xôi, mà là Tây Nguyên, Việt Nam. Thảm họa sẽ khủng khiếp hơn hàng trăm lần vì “tổng lượng bùn đỏ phải tích tụ thường xuyên trên cao nguyên Lâm Đồng là 80 - 90 triệu m3”. Một nước có nền công nghiệp cao như Hungary mà còn chịu một thảm hoạ như thế, thì liệu cái công ty TKV của Việt Nam có đủ sức khiến cho người dân tin tưởng hồ chứa bauxite tuyệt đối an toàn hay không?

Nói về dự án đường sắt cao tốc, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng quả quyết: “Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm.” Hẳn khi quyết định xúc tiến khai thác bauxite ở Tây Nguyên, bất chấp sự phản đối của nhân dân nói chung và trí thức nói riêng, Chính phủ và các nhà lãnh đạo Đảng cũng hoàn toàn yên tâm như thế.

Các hình ảnh trong bài (xem thêm ở đây) có làm cho các vị động lòng mà hồi tâm hay chăng?

Anh Hoàng

Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng và tự do báo chí

Nhật Hoa Khanh

clip_image002Năm 1992, một trong bốn lần được nghệ sĩ cách mạng Nguyễn Đình Thi tiếp chuyện tại TP Hồ Chí Minh, tôi đưa ông xem các bài nghiên cứu của tôi về Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Thúc Kháng, v.v.

Tác giả Con nai đen nhắc nhở tôi: Nên tìm hiểu vấn đề quan hệ của cụ Huỳnh với tự do báo chí.

Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: Cũng như Võ Nguyên Giáp, Huỳnh Thúc Kháng là một nhà cách mạng, một nhà lãnh đạo quốc gia luôn luôn tìm nhiều cách mở rộng quyền tự do báo chí và quyền tự do sáng tác văn học nghệ thuật.

Từ gợi ý của Nguyễn Đình Thi, tôi thêm quyết tâm đi tìm tư liệu về vấn đề Huỳnh Thúc Kháng và tự do báo chí.

Đầu tiên là đến hỏi Thượng tướng Trần Văn Trà (tại nhà riêng của ông lúc đó, thuộc quận 3, TP Hồ Chí Minh). Thượng tướng trả lời: Chính ông cũng biết cụ Huỳnh là một nhà lãnh đạo cách mạng luôn luôn tôn trọng, trên thực tế, quyền tự do báo chí; và Thượng tướng, lâu nay, vẫn tìm tư liệu về Huỳnh tiên sinh với tự do báo chí mà chưa thấy.

Trả lời phỏng vấn đài VTTH Ashahi Nhật Bản

Dương Danh Dy

image Gần đây phóng viên thường trú tại Hà Nội của đài VTTH Ashahi Nhật Bản đã phỏng vấn tôi về một số vấn đề để phát hình nội bộ, trong đó có việc va chạm tàu giữa hai bên Nhật Trung tại vùng biển mà hai nước đang tranh chấp. Tôi đã trả lời cho đài này phát sóng tiếng Nhật 3 lần trong ngày 27/9/2010 và đề nghị không đăng. Nay tôi xin trực tiếp gửi đến BVN những ý tóm lược các ý kiến tôi đã phát biểu trên đài Nhật Bản.

Nhật Bản và Trung Quốc đều là hai đối tác lớn của Việt Nam nên tôi giữ thái độ trung lập trong việc đánh giá đúng sai, không ủng hộ ai hay phê phán ai cả. Tôi cho rằng giải quyết những va chạm về chủ quyền lãnh thổ, nhất là ở trên biển là một vấn đề rất phức tạp, cần có thái độ thận trọng và tôn trọng lẫn nhau. Việc Nhật Bản thả thuyền viên rồi thả Thuyền trưởng Trung Quốc đã làm cho quan hệ hai nước Nhật Trung dịu đi, không gây ra những tổn thất lớn về nhiều mặt là một việc làm khôn khéo cho dù có người nói thế này thế nọ.

Tuy vậy nếu tôi là người Nhật, tôi sẽ kết án và tuyên án Thuyền trưởng Trung Quốc theo đúng luật pháp nước mình ví dụ như kết án 1 tháng tù, phạt bao nhiêu tiền... rồi sau đó mới tuyên bố: vì quan hệ hữu nghị, nên tha trước thời hạn, chứ không phóng thích như vậy.

D. D. D.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện tàu cá Việt Nam

clip_image003

 

Nhiều vụ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ trong năm nay.

 

Tại cuộc gặp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc hôm nay (5/10), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối quyết định xử lý của phía Trung Quốc, khẳng định rõ tàu cá hoạt động bình thường tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

TTXVN cho biết hôm 11/9, phía Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá số hiệu QNg 66478TS cùng 9 ngư dân Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Sau khi nhận được thông tin này, các cơ quan chức năng Việt Nam đã tiến hành xác minh và được biết tàu cá và 9 ngư dân nêu trên là của tỉnh Quảng Ngãi, đang hoạt động nghề cá bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Khi đi đánh bắt, tàu cá chỉ mang theo các ngư cụ đánh bắt thông thường như lưới, đèn soi cá v.v.

Từ đó đến nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này ở nhiều cấp khác nhau tại Hà Nội và Bắc Kinh.

HOÀNG SA: “SẾP ĐI VẮNG” hay NIỀM HOANG TƯỞNG ĐÃ MẤT

Hồ Cương Quyết (André Menras)

Chuyện kể của một công dân có lòng hướng về Hoàng Sa - Trường Sa

*

clip_image002Ước mơ là điều cần thiết. Có thế, chúng ta mới sống được. Những chuyện tốt đẹp nhất, kể cả những cuộc cách mạng trong lịch sử nhân loại cũng thường sinh ra từ những ước mơ.

Dẫu rằng đôi khi mộng tỉnh canh tàn, trong ta chỉ còn lại những nỗi niềm đau nhức.

Từ mấy năm nay, tôi cũng như nhiều quan sát viên người nước ngoài và hàng triệu đồng bào

Việt Nam đều rất quan tâm đến tình hình đất nước trước chính sách bành trướng ngày càng trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Tôi đã viết nhiều bài báo, nội dung tập trung vào vấn đề chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tất nhiên việc viết lách, thu thập tài liệu, tham dự các cuộc khẩu chiến… là những động thái cần thiết để góp phần quốc tế hóa tấn bi kịch nhằm

Công luận cần sự minh bạch – khó hay dễ???

Lê Trung Thành

image Nửa tháng nay, báo viết, báo mạng tốn khá nhiều công sức viết về chuyện Vinashin được Chính phủ cho vay thêm 300 triệu USD để trả nợ cho Ngân hàng Natixis - cộng hòa Pháp. Nhiều nhà kinh tế cũng viết ối bài phân tích thiệt hơn xung quanh cái khoản tiền khá lớn trích từ đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2010 dành cho các công trình quan trọng của nhiều ngành kinh tế khác.

Những bài báo ra đời từ nguồn tin dẫn nội dung văn bản số 6528 VPCP/KTTH ngày 15.9.2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gửi tới Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia và Vinashin. Ông giao cho Bộ tài chính xử lý đề nghị của VNS về việc sử dụng một phần nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 (300 triệu USD) để VNS có nguồn trả nợ khoản tiền mà VNS đã vay của Ngân hàng Natixis. Ông còn yêu cầu VNS có trách nhiệm phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia kiên trì đàm phán với Natixis để xác định số tiền, thời điểm trả nợ đối với khoản vay mà VNS đã chuyển nghĩa vụ trả cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia theo quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18.6.2010 của Thủ tướng Chính phủ (trích từ tin của Sài Gòn Tiếp thị ngày 17.9.2010).

Về một bức ảnh nghi vấn

clip_image001

Hình 1: Ảnh do bạn đọc gửi đến BVN

Bauxite Việt Nam (BVN) vừa nhận được một bức ảnh do bạn đọc gửi đến nhờ bình luận (Hình 1). Qua phân tích thì BVN kết luận đây là một tấm hình đã được photoshop lại.

Hình ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) Chủ tịch CHND Trung Hoa đang duyệt quân trong ngày lễ kỷ niệm 10 năm trao trả Hong Kong (Hình 2) được lồng ghép với hình TBT ĐCS Việt Nam Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm Nhật Bản và tiếp kiến TT Nhật (Hình 3). Theo phong tục Nhật Bản, cúi gập người chào nhau là một quy tắc xã giao thông thường, nên việc TBT Nông Đức Mạnh cúi gập người trước Thủ tướng Nhật Bản Koizomi là chuyện không đáng lấy làm lạ. Nhưng đã có ai đó ác ý cố lồng ghép hai tấm ảnh này lại với nhau. Nếu lấy ảnh TBT Nông Đức Mạnh chào Thủ tướng Koizomi đem sang tấm ảnh ghép thì thấy rõ ràng hai hình TBT đối xứng, nên chỉ cần thêm một click chuột lật ảnh sang phải là hai hình trùng khớp (Hình 4).

Vậy BVN thông báo cho bạn đọc rõ, đừng vì những suy nghĩ cảm tính mà có thể bị sa vào “cạm bẫy” của những tin đồn thất thiệt.

Bauxite Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy đi chống lũ?

Sáu Nghệ

clip_image002  

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình mặc áo trắng, cầm ô. Ảnh: Tamnhin.net

 

Bản tin ngày 3/10/2010 của trang Tamnhin.net cho biết, mưa to kéo dài nhiều ngày qua đã gây thiệt hại lớn cho tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó, đập thuỷ điện Hố Hô ở xã Hương Trạch (Hương Khê), nước lũ vượt đỉnh đập, có nguy cơ vỡ. Mưa còn làm tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua huyện Hương Khê bị sạt lở nghiêm trọng, có 3 chuyến tàu đang bị mắc kẹt tại ga La Khê và Gia Phố. Nhiều trường học bị lũ nhấn chìm! Tại huyện Vũ Quang, nước sông Ngàn Trươi và Ngàn Sâu đổ về hợp lưu tại Cửa Rào (Đức Liên, Đức Thọ) khiến 9/12 xã bị nước lũ cô lập hoàn toàn. Các tuyến đường liên xã, liên huyện ở Vũ Quang bị ngập và chia cắt lớn.

Tính đến chiều ngày 3-10, Hà Tĩnh đã có 4 người chết do mưa lũ và dự kiến số người chết do lũ còn tăng!

Trong tình hình đó, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thanh Bình đã trực tiếp kiểm tra tình hình mưa lũ ở huyện Hương Khê và Vũ Quang. Bí thư Tỉnh ủy có mặt tại nơi thiên tai đang hoành hành là làm đúng trách nhiệm, tuy nhiên, tấm ảnh chụp ông được đăng trên Tamnhin.net thì thấy ông… thật khó coi. Ông mặc áo trắng dài tay, quần xắn trên mắt cá chân, không mũ nón, không áo mưa, tay cầm một cái ô nhỏ để che mưa và che luôn cho hai ông khác có mũ nhưng cũng không áo mưa, có ông đi giày trắng. Trang bị như du lịch vậy, ông Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh và các ông bên cạnh có thể đi đến được tận đâu, kiểm tra được cái gì để mà đôn đốc chống lũ?

S. N.

Hàng ngàn người biểu tình chống Trung Quốc ở Shibuya

clip_image002 Người dân Nhật Bản tức giận trước sự xâm lược lãnh thổ của Trung Quốc và phản ứng nhu nhược của chính phủ Nhật đã tràn ra đường phố Shibuya biểu tình phản đối.

Các bức ảnh chụp cuộc biểu tình diễn ra trên đường phố Shibuya cũng như các cuộc biểu tình tương tự diễn ra ở nửa tá thành phố khác.

Người tổ chức các cuộc biểu tình này là tướng Toshio Tamogami – cựu Tư lệnh không quân Nhật Bản – bị sa thải vì những quan điểm diều hâu của ông về tội ác chiến tranh của Nhật và ủng hộ việc Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân như là một bảo đảm chống lại sự thống trị của Trung Quốc. Ông cũng là người đứng đầu tổ chức "Ganbare Nippon!" – ủy ban biểu tình – một tổ chức chính trị bảo thủ mới được thành lập để tổ chức các cuộc biểu tình như vậy.

Mỹ, Châu Á đoàn kết trước sự khiêu khích của Trung Quốc

The Australian, AFP

02/10/2010

Rick Wallace Sainsbury Michael

image

 

hống đốc Okinawa Hirokazu Nakaima công bố tuần này ông đã lên kế hoạch đến thăm quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) - nơi gần đây đã trở thành chủ đề cho những lời buộc tội quyết liệt giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Chuyến đi đầy khiêu khích lần này được xem là hành động chính trị mang tính dân túy nhất của ông - người đang đối mặt với cuộc bầu cử lại ở địa phương. Vấn đề là, chuyến thăm có thể châm thêm lửa cho cuộc xung đột gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật Bản vốn đã làm tình trạng căng thẳng phủ khắp Đông Á trong suốt hai tuần qua.

Tranh chấp từ lâu về chủ quyền các hòn đảo nằm cách Okinawa 400km về phía Tây đã có dịp bùng lên vào ngày 08/9/2010 khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng người Trung Quốc đánh cá trái phép trong vùng biển gần đó.

Tổ quốc như thế này chăng?

Võ Đắc Danh

clip_image002Những ngày đầu tháng 10, chúng tôi đến thành phố Thượng Hải xem Hội chợ Triển lãm thế giới Expo. Với hơn 200 nhà Triển lãm của hơn 200 quốc gia nằm trên diện tích 54ha dọc hai bên bờ sông Hoàng Phố, mỗi nhà Triển lãm có một nhà chờ chứa khoảng vài trăm khách, lúc nào cũng đông nghẹt. Chỉ riêng nhà chờ của Việt Nam thì trống hoang, thỉnh thoảng có vài đoàn khách du lịch kéo vào nhà Triển lãm, không phải ngồi chờ bên ngoài.
Những hình ảnh dưới đây sẽ lý giải vì sao? Liệu nó có đại diện cho thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của một đất nước hay không?

Chúng tôi cố tìm những sản phẩm tốt hơn, có giá trị hơn nhưng không thể. Một phụ nữ người Đức gốc Việt dẫn đứa con gái vào xem, chị nói: "Buồn quá, tôi không biết giải thích với con tôi thế nào về Tổ quốc qua những hình ảnh này".

Nhập siêu từ Trung Quốc

N.Trần Tâm - Thành Lương

clip_image001
Máy móc thiết bị TQ đang chiếm chủ lực trong các DN VN

 
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 9 tháng qua VN nhập siêu 8,6 tỉ USD và dự kiến cả năm là 13,5 tỉ USD, tăng 5% so năm 2009. Riêng nhập siêu trong tháng 9 vừa qua, theo Bộ KH-ĐT là 1,05 tỉ USD, 80% trong số đó là nhập siêu từ Trung Quốc (TQ).

Theo thống kê mới nhất của Thương vụ VN tại TQ, trong 7 tháng đầu năm TQ xuất siêu sang VN 8,08 tỉ USD. Có 19 mặt hàng chính TQ xuất sang VN, từ thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (135,2 triệu USD); gỗ và các chế phẩm cùng loại (81 triệu USD); giày dép, mũ; tạp hóa (124,1 triệu USD); da, giả da và các chế phẩm cùng loại... cho đến phương tiện vận tải (389,3 triệu USD), thiết bị quang học, y tế (168,5 triệu USD). Đáng chú ý là những mặt hàng có tỷ trọng kim ngạch trên 1 tỉ USD như hàng cơ điện, máy móc thiết bị 3,57 tỉ USD; nguyên phụ liệu, hàng dệt may 2,27 tỉ USD; sắt thép, kim loại màu 1,69 tỉ USD và khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu) 1,06 tỉ USD.

Ham máy móc giá rẻ

Con số 3,57 tỉ USD nhập khẩu máy móc thiết bị TQ rất đáng xem xét. Vì sao chúng ta nhập quá nhiều máy móc thiết bị của TQ trong khi hầu hết các doanh nghiệp (DN) sử dụng máy móc TQ đều thừa nhận, máy móc TQ hao tốn điện hơn các loại máy tân tiến của châu Âu, Mỹ. Chưa kể các loại máy móc TQ gây ô nhiễm môi trường hơn bình thường, tuổi thọ của máy cũng không cao.

Cần thành lập Hiệp hội cho những người trồng lúa

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, đã có một bài viết rất hay về việc cần đổi mới Hội Nông dân với tựa đề “Nông dân Việt Nam cần có tổ chức mạnh để giành thắng lợi trong cơ chế thị trường và chuyển mình thành công trong quá trình công nghiệp hóa”. (1)

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết trong kinh tế thị trường sẽ có nhóm lợi ích: “Ngay trong nước, quá trình phát triển kinh tế thị trường tất yếu không tránh được hình thành các nhóm khác biệt nhau về lợi ích kinh tế và quyền lợi xã hội.”

Vì thế Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nhận định: “Trong xã hội hình thành các nhóm quyền lợi khác biệt ráo riết tranh thủ quyền lực chính trị. Giới doanh nghiệp dù là quốc doanh hay dân doanh, tầng lớp thị dân dù là viên chức hay dân thường vận động cho một hệ thống chính sách đem lại lợi ích cho mình và không phải luôn có lợi cho nông dân, đây là thực tế khách quan của mọi hình thức nhà nước trong cơ chế thị trường.”

Tập đoàn kinh tế nhà nước: từ đâu ra và đi về đâu? (hay: con nhà ai và sẽ dựng được nghiệp gì?)

Trần Thành Nam

image Bài sau đây đưa ra quan điểm của cá nhân tác giả, lý giải sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới như là sự thất bại của mô hình tổng công ty nhà nước. Từ đó vụ Vinashin chìm tàu được cho là hệ quả tất yếu của não trạng muốn duy trì mô hình tổng công ty nhà nước của thời “xã hội chủ nghĩa” xưa kia. Tác giả mạnh bạo dưa ra lời tiên tri: “Rồi sẽ đến ngày các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam đồng loạt “chuyển lượng thành chất”, hay đồng loạt sụp đổ, hay sụp đổ theo dây chuyền – anh này kéo anh kia theo. Lúc đó là chúng hoàn thành “sứ mệnh” của mình – làm cho nền kinh tế quốc gia sụp đổ (vì chúng là lực lượng chủ đạo), nhờ có cái gen mà chúng mang theo trong mình từ khi cha sinh mẹ đẻ – cái gen tài năng vừa đá bóng vừa thổi còi.”

Bauxite Việt Nam

Nhân đọc bức thư: “Thưa Chủ tịch Nguyễn Minh Triết”

Nguyễn Hữu Quý

image

 

gày 1/10/2010 trang mạng Bauxite Việt Nam đăng bức thư của tác giả Võ Đức Ban, là công dân TP. HCM gửi ngài Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với những nội dung mà tác giả đã viết, nếu bức thư đến được với ngài Chủ tịch, thì hẳn ngài Chủ tịch sẽ rất day dứt, bởi vì trong trọng trách lớn lao của mình, Ngài biết rằng, đến người dân bình thường cũng đã thấy sự an nguy của đất nước hôm nay, huống chi với Ngài trong cương vị là đương kim Chủ tịch nước.

Không biết điều sau đây tôi nói ra có đúng với suy nghĩ của nhiều người hay không; rằng, nếu như còn sót lại một chút niềm tin của nhân dân đối với những người lãnh đạo Đất nước hiện nay, thì không ai khác, đó chính là tình cảm nhân dân dành cho ngài Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Theo truyền thống của người Việt Nam, những lúc Đất nước ở vào thế lâm nguy, nhân dân ta lại hy vọng vào một tinh thần dân tộc mạnh mẽ để đưa Đất nước vượt qua hiểm nguy, và tin rằng, sẽ có một nhân vật nào đó đứng ra là “ngọn cờ đầu”, với đầy đủ tài năng và đức độ cần thiết, để quy tụ toàn dân cùng đứng lên chung sức, chung lòng để vượt qua thử thách, gian nguy…; hoặc ở một mức độ khác thụ động hơn, nhân dân ta lại tin vào… công lý (để tự an ủi); phải chăng, nhìn vào hình ảnh vị Chủ tịch nước, nhân dân ta vẫn còn có niềm tin rằng, vẫn còn đâu đây… công lý?

Đặc quyền nhiều, nộp thuế ít

Phương Anh

clip_image001  

Công nhân ngành điện tại một công trình điện dân sinh ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: THẾ DŨNG

 

Không chỉ đến khi Vinashin sụp đổ, những bất cập của mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước mới bộc lộ. Trước đó, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo nhiều về hiện tượng phình to quá mức của các tập đoàn này do được hưởng nhiều đặc quyền

Trong bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp (DN) nộp thuế lớn nhất VN trong 3 năm qua vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá VN (Vietnam Report) công bố, nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã không có mặt.

Trong số này có những tên tuổi lớn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN và tất nhiên là cả Vinashin vì lý do số thuế thu nhập DN thấp hơn 9.000 tỉ đồng hoặc nợ đọng thuế...

Đầu tư cao, đóng góp thấp

TS Nguyễn Quang A nhìn nhận: DN Nhà nước luôn đứng đầu về sở hữu nguồn lực nhưng lại đứng cuối cùng về đóng góp cho GDP, tạo công ăn việc làm, hiệu quả sử dụng vốn... Mức thuế thu nhập DN thu được của các DN này chỉ chiếm 7% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Trung Quốc thu gom tài nguyên toàn cầu

Hiếu Trung

clip_image001

 

Địa điểm dự án khai thác cát dầu Syncrude ở Canada. Sinopec muốn mua lại cổ phần dự án này từ Hãng ConocoPhillips với giá 4,65 tỉ USD - Ảnh: neftegas.ru

 
TT - Những lo lắng, nghi kỵ về việc Trung Quốc “thu gom, tích trữ” tài nguyên tự nhiên trên phạm vi toàn cầu tiếp tục bùng lên sau khi Bắc Kinh đổ hàng tỉ USD vào ngành công nghiệp dầu khí Brazil.

Theo Tân Hoa xã, Sinopec - tập đoàn dầu khí lớn thứ hai Trung Quốc - tuyên bố hôm 1-10 sẽ đầu tư 7,1 tỉ USD để mua lại 40% cổ phần của chi nhánh Hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol ở Brazil. Như vậy, Sinopec sẽ có cơ hội tiếp cận lượng dự trữ 1,2 tỉ thùng dầu khí của Hãng Repsol ở Brazil.

Đây là khoản đầu tư vào ngành dầu khí nước ngoài lớn thứ hai của Trung Quốc, sau thỏa thuận mua Hãng Addax Petroleum Corp trị giá 8 tỉ USD hồi năm ngoái để khai thác dầu khí tại Iraq và Tây Phi. Đây không phải là lần đầu tiên tập đoàn dầu khí Trung Quốc nhảy vào Brazil. Năm ngoái, Sinopec đã quyết định cho công ty năng lượng Brazil Petrobras vay 10 tỉ USD để đổi lấy nguồn cung 10.000 thùng dầu/ngày trong vòng 10 năm tới.

Cuộc săn lùng toàn cầu

Trong khi phần lớn các nước phát triển đang chìm trong hố sâu nợ nần, Trung Quốc vẫn tiếp tục cuộc săn lùng tài nguyên trên phạm vi toàn cầu với quy mô chưa từng thấy. Theo Hãng tin Bloomberg, chỉ trong năm 2009 các công ty Trung Quốc đầu tư số tiền kỷ lục 32 tỉ USD để mua lại các tài sản năng lượng và tài nguyên khắp thế giới. Và trong năm nay, không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh ngừng tay. Hồi tháng 5-2010, Tập đoàn dầu khí Na Uy Statoil đã đồng ý bán 40% cổ phần mỏ dầu Peregrino ở Brazil cho Hãng Sinochem với giá 3,07 tỉ USD.

Các công ty Trung Quốc cũng mua các dự á

Cảnh báo về một cơn bão địa lý chiến lược tại vùng biển quanh Trung Quốc

Lê Phước

clip_image001

Quan hệ Trung Nhật đang ấm dần lên thì đột nhiên trở nên căng thẳng sau khi một tàu đánh cá Trung Quốc bị Nhật Bản bắt giữ. Bắc Kinh đã phản ứng hết sức cứng rắn, và cuối cùng Tokyo đã phải nhượng bộ. Sự việc này làm cho tình hình tại vùng biển quanh Trung Quốc vốn đã không mấy sáng sủa, càng trở nên u ám. Phân tích sự kiện này, nhật báo Le Monde hôm nay dành bài xã luận trên trang nhất với nhận định : « Cảnh báo về một cơn bão địa lý chiến lược tại vùng biển quanh Trung Quốc ».

Mở đầu, tác giả cho rằng vùng biển quanh Trung Quốc vừa trải qua một trong những giây phút lịch sử của khu vực, một giai đoạn gây quan ngại đến hầu như tất cả các quốc gia tại khu vực này, qua đó càng làm sáng tỏ hơn hình ảnh đáng quan ngại của Trung Quốc, một cường quốc mạnh bạo với một chủ nghĩa dân tộc cao độ, sẵn sàng đe dọa các nước láng giềng.

Hội chứng Một ngàn

Nhà văn Võ Thị Hảo

clip_image001Như thế là đã đến ngày kết thúc của cả một thời gian dài khoảng 8 năm chuẩn bị cho đại lễ một ngàn năm Thăng Long Hà Nội.

Một cuộc phát động lớn yêu cầu cả nước hướng tới kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long Hà Nội (TLHN) đã được khởi phát từ lâu nay.

Theo tư liệu mà báo chí công bố thì có tới 65 công trình thuộc về các lĩnh vực văn hoá xã hội, chính trị, lịch sử, giáo dục... được thực hiện để chào mừng đại lễ này.

'Đại lễ mừng cụ Thủ đô'

Khoảng 54 hoạt động chính dự kiến diễn ra trong 10 ngày đại lễ. Bắn pháo hoa trên 29 điểm. Khoảng 250 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và khoảng 38 buổi của các đoàn ngoài nước...

Cuộc diễu binh lớn khoảng 30 ngàn người.

"Chào lớp 1" – Chào một cách tư duy mới!

Đỗ Chí Nghĩa

image Chỉ cần sự ủng hộ thực tâm, không giao đãi hời hợt để rồi xếp vào tủ những sáng tạo, ngành giáo dục có thể thổi bùng nhiệt huyết và đóng góp của các nhà khoa học, của các doanh nghiệp, nhà tài trợ, để cánh buồm giáo dục luôn căng gió nhờ những luồng sinh khí lành mạnh và mới mẻ.

Vẫn còn những con đường khác...

Khi nhóm Cánh buồmcông bố cuốn sách "Chào lớp 1", công luận đã đón nhận với tất cả sự cảm động và những tia hy vọng. Vẫn luôn có những người tâm huyết lặng lẽ bắt tay vào "làm điều gì đó" cho giáo dục. Vẫn còn những con đường khác, lối tư duy khác thay thế cho việc đọc - chép luyện gà công nghiệp, không giúp gì cho con trẻ chúng ta phát triển trí sáng tạo, cũng là nuôi dưỡng trẻ lớn lên về nhân cách - dám sống là mình.

Kết luận của cơ quan điều tra không đồng nghĩa là phán quyết của tòa án

Hà Đình Sơn

Chúng ta phải thừa nhận rằng: văn hóa pháp lý của xã hội Việt Nam hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực và còn xa với chuẩn mực quốc tế. Trước đây và hiện nay, hễ cứ báo đăng, đài nói, truyền hình đưa tin, cơ quan nhà nước nói cái gì là mọi người tin rằng là đúng, đã đồng nghĩa là phán quyết của pháp luật. Nhưng chiểu theo quy định của pháp luật thì tất cả mọi cá nhân, mọi tổ chức, kể cả cơ quan nhà nước hành pháp, lập pháp, tư pháp đều bình đẳng trước pháp luật, không ai có đặc quyền cứ nói là đúng nếu chưa có phán quyết có hiệu lực pháp luật của tòa án!

Tại Điều 72 của Hiến pháp 1992 quy định:

“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Nhà nước Việt Nam về v/đ Triển lãm rùa và Đại lễ Thăng Long

Kính thưa ông Bộ trưởng,

image Tôi là một Việt kiều sinh sống ở Canada thường xuyên theo dõi tin tức thời sự và khoa học trong nước. Nhân mới đọc một bản tin trên VNExpress hôm qua (29-09-2010) về sự kiện Bộ Nông nghiệp phản đối Công ty Caseamex tái xuất 40 tấn rùa tai đỏ sang nước thứ ba (Trung Quốc), tôi xin phép có vài ý kiến với ông Bộ trưởng, như sau:

1)- Nhiều tháng trước khi Công ty Caseamex được giấy phép của Bộ Nông nghiệp cấp để nhập cảng rùa tai đỏ vào Việt Nam nhằm mục đích nuôi làm thực phẩm, tại sao Bộ Nông nghiệp hay Tổng cục Hải quan (cụ thể là bộ phận Kiểm hóa Hải quan) không nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến với Chính phủ Hoa Kỳ để biết rõ loại rùa này độc hại ra sao cho môi trường sinh thái Việt Nam? Để rồi khi nhập cảng về đến đồng bằng sông Cửu Long thì bị dư luận trong nước phản kháng mãnh liệt, trở thành chuyện đã rồi!!!

2)- Trên cơ sở khoa học thì ít ra Nhà nước cũng có một phần trách nhiệm quan trọng trong vụ kiện này. Tại sao các cơ quan hữu trách không cử người có kiến thức và kinh nghiệm theo dõi kiểm tra để tìm giải pháp tối ưu và hỗ trợ doanh nghiệp, thay vì cứ nhắm mắt nghe theo dư luận và ép buộc Công ty Caseamex phải tiêu hủy 40 tấn rùa cho bằng được? Nếu chăn nuôi trong điều kiện nghiêm ngặt, bảo quản bằng hàng rào kiên cố, tường gạch cao ráo, thì làm sao rùa có thể thất thoát ra ngoài gây hậu hoạn?

Hình ảnh cũ càng

Sáu Nghệ

clip_image004  

Các cháu nhi đồng ôm hoa chuẩn bị vào hội trường.

 

Xin gửi tới trang Bauxite Việt Nam và quý độc giả hai bức ảnh sau đây, chụp tại một đại hội Đảng cấp tỉnh mới diễn ra. Hoàn toàn, tôi không có ý gì với đại hội này, thấy một hình ảnh quá xưa cũ, nên giơ máy ảnh lên chụp thế thôi.

Ảnh các cháu thiếu niên, nhi đồng chuẩn bị vào chào mừng đại hội. Các cháu thiếu niên đứng một hàng, mang theo trống, chiêng, kèn, khi vào hội trường sẽ tấu lên rộn ràng. Các cháu nhi đồng đứng một hàng, hai tay nâng bó hoa, khi vào hội trường sẽ kính tặng các bác các chú ở đoàn chủ tịch của đại hội. Trong các cháu sẽ có một cháu khi vào hội trường, bước tới bục diễn giả để đọc một bài viết sẵn bày tỏ “niềm vinh dự tự hào thay mặt thế hệ trẻ tỉnh nhà chào mừng đại hội”.

Hình ảnh quá quen thuộc, cỡ hơn nửa thể kỷ nay, diễn ra khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, từ đại hội nhỏ đến đại hội to. Quá quen nên đã nhàm chán, trước đây báo chí còn trích đăng bài viết sẵn các cháu đọc và chụp ảnh cháu đứng đọc nhưng gần đây, cũng đã thôi rồi. Các cháu đến “chào mừng đại hội” vẫn phải có mặt từ sớm, chờ đến 8 giờ đại hội khai mạc và làm xong các thủ tục cần thiết, mới được vào bày tỏ “niềm vinh dự tự hào”.

HÃY GÓP CHÚT CÁT ĐÁ XÂY LĂNG MỘ NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN Ở HUẾ

Thưa các anh chị trí thức, văn nghệ sĩ và những người yêu mến ngưỡng mộ nhà thơ Phùng Quán.

image Được sự thống nhất của Trưởng tộc họ Phùng - Thuỷ Dương và cháu Phùng Đỗ Quyên, con gái nhà thơ, Ngô Minh xin gửi đến các anh, chị Lời kêu gọi hãy góp chút cát đá để xây lăng mộ nhà thơ Phùng Quán- bà Vũ Bội Trâm ở Huế.

Chúng ta, ai cũng biết Phùng Quán (1932-1995) là nhà thơ nổi tiếng đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong trong lịch sử văn học Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX. Đặc biệt vì đời anh có quá nhiều tai ương, đau khổ, nhưng anh vẫn giữ vững bản lĩnh một nhà văn chiến sĩ: “Ngay thẳng tột cùng/ sự ngay thẳng thuỷ chung/ của mỗi dòng chữ viết”. Nghĩ về Phùng Quán, trong chúng ta luôn hiện lên chân dung một nhà văn nghĩa khí, một chiến sĩ Vệ Quốc đoàn cương trực, một thi sĩ tài hoa ngất ngưỡng và một nhân cách cao cả. Phùng Quán đã để lại hàng chục tác phẩm được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ. Trong đó những bài thơ Lời mẹ dặn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe, tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội... là những tác phẩm để đời. Phùng Quán được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007.

Từ ngày trốn mẹ đi theo Vệ Quốc Đoàn năm 14 tuổi, cho đến khi qua đời (1995), Phùng Quán xa quê tới 39 năm. Sinh thời anh luôn khao khát được trở về quê hương. Anh mơ sở hữu một chiếc đò nhỏ để trong những ngày cuối đời, được câu cá uống rượu đọc thơ dọc Sông Hương. Nhưng anh rời cõi tạm quá sớm, không thực hiện được ao ước của mình.

Giáo dục văn hóa và giảng dạy kiến thức

Phạm Anh Tuấn

image Trong những năm đầu thế kỷ 20 nước Mỹ bắt đầu một quá trình công nghiệp hóa dữ dội. Tâm lý chung của giai đoạn này là trước hết nước Mỹ cần phải hoàn thành cuộc chinh phục “vật chất” đã, còn công cuộc theo đuổi những mục đích “văn hóa” thì tính sau. Một thứ chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất đang lên ngôi. Nhà trường cũng không thoát khỏi cái không khí kiến thiết sôi sục này. Giáo dục được coi là có mục đích đơn thuần cung cấp nguồn nhân lực cho nền công nghiệp, cung cấp những cử tri cho một xã hội non trẻ được định nghĩa là xã hội dân chủ.

Nền sản xuất công nghiệp, kết quả của sự phát triển của khoa học, tạo ra những sức mạnh tồn tại khách quan ở bên ngoài con người. Khoa học thay thế năng lượng cơ bắp của con người bằng sức mạnh vô tri vô giác của cỗ máy và cỗ máy đến lượt nó lại gây ra những ảnh hưởng nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Những ảnh hưởng này gián tiếp hình thành nên những khuynh hướng hành động khác nhau.

“Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Lê Thịnh

image Đã bao năm nay, những tấm băng rôn sặc sỡ đủ màu sắc với khẩu hiệu: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xuất hiện khắp nơi, từ nông thôn ra thành phố, từ đường lộ đến hẻm hóc, đâu đâu người ta cũng thấy.

Sau bao nhiêu năm phong trào đươc phát động, hiệu quả của nó ra sao? Và bản sắc dân tộc “đậm đà” chúng ta đang sở hữu là gì? Thử đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hóc búa trên từ những vấn đề rất nhỏ trong cuộc sống.

Văn hóa xếp hàng

Cách đây không lâu, tôi nghe một anh bạn người Mã Lai đang sống và làm việc tại Sài Gòn than phiền là lúc anh đi siêu thị FIVI Mart, một trong những siêu thị lớn tại khu đô thị văn minh và sang trọng bật nhất tại Việt Nam. Đang lúc đến lượt anh tính tiền sau một thời gian xếp hàng đợi đến phiên, thì bỗng dưng có một đôi bạn trẻ người Việt vượt lên cắt ngang tính tiền hai hộp sữa trước rồi bỏ đi một cách ngon lành, bực mình anh đã thốt lên: “So crazy!”. Anh lại nói thêm là đã đi nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam là nước đầu tiên người ta không chịu xếp hàng chờ đến phiên. Tôi cũng chữa cháy một câu là không phải tất cả mọi người Việt Nam đều như vậy đâu.

Số phận của "Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" ở Trung Quốc

Lê Huy Tiêu

image

 

ừ những năm 20 của thế kỷ XX, văn học và lý luận văn nghệ Liên Xô, đã bắt đầu xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, nhưng mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc mới tiếp nhận toàn diện lý luận văn nghệ Liên Xô. Mao Trạch Đông từng nói: “Đảng cộng sản Liên Xô là người thầy tốt nhất của chúng ta, chúng ta cần phải học tập họ” (Mao Trạch Đông tuyển tập, T.4, 1991, tr.148). Chu Dương(1) cũng nói: “Đi theo con đường của người Nga, chính trị và cả văn học nghệ thuật cũng thế” (Nhân dân nhật báo.11-11-1953).

Học tập toàn diện lý luận của Liên Xô, người Trung Quốc đã học được ở văn học Xô Viết nhiều thứ: Quan điểm văn học phải “phục vụ nhân sinh”, “Văn học là nhân học”, quan điểm coi trọng việc dùng phản ánh luận của Lênin để giải thích các hiện tượng văn học, v.v... Những điều đó giúp cho lý luận văn học Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở duy vật biện chứng. Đó là ảnh hưởng tích cực, còn ảnh hưởng tiêu cực cũng có nhiều. Những lý luận văn nghệ xã hội dung tục và tả khuynh, đặc biệt là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (viết tắt là CNHTXHCN) đã làm cho văn học Trung Quốc có thời kỳ ngừng trệ, kém phát triển .

Thư giãn Chủ nhật: Vụ án 1000 con bọ xít

Xạo hết chỗ nói” kể

Thái Hữu Tình ghi

imageSau 4 tiếng, các chuyên gia Viện Sinh thái vẫn không thể bắt được hết số bọ xít hút máu gần 1.000 con trong kho củi khoảng 3m2 tại một nhà dân ở huyện Từ Liêm, Hà Nội...”.

Cảm ơn VNExpress đã đăng tin kịp thời, giúp tôi công bố một kế hoạch phá hoại tuyệt mật của bọn cơ hội hăng bọ xít.

Trước hết xin quý vị lưu tâm đến các chi tiết rất lạ, tưởng như tình cờ:

- BỌ XÍT (hăng bọ xít), bỏ dấu thì cũng như đoàn quân khai thác BO-XIT.

- HÚT MÁU NGƯỜI (hút máu tức là bóc lột, người ở đây tất nhiên là người dân, người nghèo). Màu bùn đỏ bô-xít cũng như màu máu.

- Con số 1000 (trùng với hội chứng 1000 – trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long cái gì cũng ứng với con số một nghìn).

- Tên khoa học của bọn Bọ xít này có gốc PHÁT XÍT (Triatoma rubrofassiata).

Kiến nghị cấm chiếu bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” của TS Cù Huy Hà Vũ

Mặc dù đã được tin Hội đồng duyệt phim quốc gia mở rộng sau khi thẩm định lần thứ hai, có để xuất kiến nghị không công chiếu phim “Lý Thái Tổ - Đường tới thành Thăng Long” trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, nghĩa là từ 1-10-2010 đến 10-10-2010, ông Cù Huy Hà Vũ vẫn khẩn thiết nhờ BVN đăng bản kiến nghị của cá nhân ông gửi Quốc hội xin cấm chiếu bộ phim vĩnh viễn trên phạm vi toàn quốc, vì theo ông, đây là một bộ phim bôi nhọ văn hóa dân tộc một cách hệ thống với dụng ý rất xấu mà với thói quen dùng từ của mình, ông gọi thẳng thừng là “phản quốc”. BVN tán thành đưa bản kiến nghị này lên công luận, bởi theo chúng tôi, tuy Hội đồng duyệt phim đã đi đến những kết luận xác đáng, song về mức độ giải quyết đối với nó thì cách nói có phần quá uyển chuyển của Hội đồng vẫn chừa lại một khả năng là bộ phim có thể sẽ được tự do công chiếu sau ngày Đại lễ kết thúc, mà như thế, tác hại rất nghiêm trọng của nó đối với công chúng, nhất là thế hệ trẻ, vẫn còn nguyên. Kiến nghị của ông Cù Huy Hà Vũ chính là nhằm chấm dứt khả năng nguy hại này mà những người chịu trách nhiệm trước dân tộc không được phép nhân nhượng.

Bauxite Việt Nam

Quản lý văn hóa làm phim và duyệt váy

Sáu Nghệ

image

 

ộ phim 19 tập “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” không được chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, dù đã được chỉnh sửa. Vài lý do được nêu ra để Cục Điện ảnh chưa cho công chiếu là: tập 10 hình và tiếng không khớp nhau, đang có nhiều tranh luận trái chiều về bộ phim. Điển hình là ý kiến của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, thành viên Hội thẩm thẩm định kịch bản phim: “Đây là một bộ phim Trung Quốc, không có gì để tranh cãi. Đạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc”. Ý kiến ngược lại của GSTS Đinh Xuân Dũng, cố vấn Hội đồng thẩm định: “Bộ phim đã thể hiện sinh động với một tình cảm sâu sắc, một thái độ trân trọng với lịch sử”.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn