Tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng – giao thông

Lê Anh Hùng

Tham nhũng đang là một vấn nạn nhức nhối của xã hội Việt Nam hiện nay. Nó diễn ra dưới muôn hình muôn vẻ và ở mọi ngóc ngách của xã hội. Tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng vậy, thật khó mà nhận diện hết những “dạng thức” của nó.

Là người từng làm việc trong một số DNNN thuộc ngành xây dựng và giao thông nên tôi đã được “mục sở thị”, thậm chí nhúng tay vào một số hình thức tham nhũng phổ biến của các DNNN trong lĩnh vực này. Tham nhũng trong các DNNN về xây dựng và giao thông có thể quy thành ba nhóm hành vi chủ yếu: (i) cấu kết với các cơ quan quản lý nhà nước để tham nhũng, (ii) cấu kết với doanh nghiệp bên ngoài để tham nhũng, và (iii) tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp.

Cám ơn trẻ em đã hối thúc một cuộc gặp đầu xuân

Nguyễn Thị Kim Quý

Đó là lời nhà giáo Phạm Toàn cuối buổi gặp gỡ chiều ngày 3/2/2012 giữa nhóm Cánh Buồm và các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các bộ môn của Vụ Tiểu học tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong ba năm qua, nhóm Cánh Buồm gửi tới xã hội bộ sách các môn Văn và Tiếng Việt (từ lớp 1 tới lớp 4), Lối Sống và Tiếng Anh (lớp 1 và lớp 2), Khoa Học Công Nghệ (lớp 1). Hè năm nay, nhóm Cánh Buồm sẽ hoàn thành sách tiếng Việt và Văn cho cả 5 lớp Tiểu học, cùng với một số mô-đun huấn luyện sư phạm thực hiện các cuốn sách đã có. Nhóm cũng đang chuẩn bị công bố từ 6 tới 7 tác phẩm của nhà Tâm lý học hàng đầu của loài người Jean Piaget, làm cơ sở tham khảo đổi mới sư phạm.

Tham gia buổi gặp có các thành viên nhóm Cánh Buồm, Vụ trưởng Lê Tiến Thành, Phó vụ trưởng Trần Thị Thắm, Phó vụ trưởng Phạm Ngọc Định và đông đảo các chuyên viên của Vụ Tiểu học.

Luật Đất đai: Phải sửa những gì?

PGS-TS Vũ Trọng Khải - Nguyễn Minh Nhị

clip_image001  

Khu Công nghiệp Hưng Phú 2B, quận Cái Răng - TP Cần Thơ được quy hoạch trên đất ruộng vườn của người dân, sau nhiều năm triển khai nay vẫn giẫm chân tại chỗ. Ảnh: CA LINH

 
   

Vụ thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng - Hải Phòng có nguyên nhân từ những bất cập trong Luật Đất đai. Trong lúc Quốc hội chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai trước khi sửa Hiến pháp, loạt bài này nêu bật những vấn đề cấp bách cần sửa đổi

Những lý giải của bài viết dưới đây nằm trong khuôn khổ đất đai thuộc sở hữu Nhà nước theo Hiến pháp hiện hành, đồng thời tiếp cận gần nhất quan điểm đất đai cần được đa dạng hóa chủ thể sở hữu như các loại tư liệu sản xuất khác bao gồm sở hữu cá nhân, sở hữu của tổ chức, của cộng đồng và của Nhà nước.

Phải bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng

Quyền sử dụng đất là một thứ quyền tài sản nên đó là hàng hóa, dù là hàng hóa đặc biệt, phải được tự do trao đổi trên thị trường theo pháp luật. Vì thế, bất kỳ ai, kể cả Nhà nước, không có quyền “thu hồi đất” của người dân vì bất cứ mục đích nào mà phải mua quyền sử dụng đất.

Tại sao đất đai cho nhà đầu tư thuê để xây dựng khu công nghiệp hay sân golf, đến khi Nhà nước cần để xây dựng đường sá thì phải thương lượng mua lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư theo giá thị trường, còn đối với nông dân thì lại “thu hồi đất nông nghiệp” của họ và áp đặt “giá đền bù” sát giá thị trường mà không phải là mua theo giá thị trường?

Tháng Giêng là tháng ăn chơi…

Blogger Tin Khó Tin

Kì nghỉ Tết Nguyên đán dài hiếm có đã qua, cũng là dịp bắt đầu một mùa lễ hội trong tinh thần “Tháng Giêng là tháng ăn chơi.” Để đảm bảo một mùa xuân vui tươi  quy mô hoành tráng đậm đà bản sắc dân tộc, Bộ văn hóa thông tin kết hợp với các ban ngành liên quan đã phải liên tục nỗ lực bình ổn thị trường, điều tiết giao thông cũng như quảng bá trên báo chí. Đặc biêt, trong nhiều năm qua, Bộ đã có những đóng góp tích cực trong việc chuyên môn hóa các địa điểm sinh hoạt vui chơi, tín ngưỡng cho những đối tượng có độ tuổi và nhu cầu khác nhau.

clip_image001

Chăm chỉ làm vệ sinh khu di tích, đánh bóng bia và rùa bằng tay

Học đạo đức chị bán vé số

PV Quốc Doanh

Hai nhiệm kỳ làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh để lại hình ảnh uốn miệng, giơ hai tay hô hào học tập và làm theo đạo đức Bác Hồ. Chẳng biết ông Mạnh và nhiều cán bộ đảng viên theo ông Mạnh học đến đâu?

Còn chị Phạm Thị Lành, 29 tuổi, quê ở xã Long Khánh A (Hồng Ngự, Đồng Tháp) bán vé số ở thị trấn Bến Lức (Bến Lức, Long An) thì nhiều người đã biết. Ngày 15/11/2011, vé số ế hơn 20 tờ, chị Lành điện thoại năn nỉ anh chạy xe ba gác Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi, mua giùm vì nhiều lần trước anh đã mua giùm. Anh đồng ý mua 20 tờ theo con số chị Lành đọc loáng thoáng qua điện thoại. Ngờ đâu, có 4 tờ trúng độc đắc, những tờ khác trúng giải thấp hơn, tổng cộng 6,6 tỷ đồng. Chị Lành gọi điện thoại, giục anh Tuấn đem 200.000 đồng đến trả tiền mua để nhận số vé trúng thưởng. Có người hỏi, chị Lành giải thích, vé của anh Tuấn đã nói mua là của anh Tuấn, nếu chị không trả thì “thiên hạ coi tôi ra gì nữa”. Từ đó, những người bán vé số ở thị trấn Bến Lức cũng thơm lây, bán được nhiều hơn.

Kết luận nào về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng?

Hà Đình Sơn

Đại ý vụ việc xảy ra ngày 05/01/2012 tại Tiên Lãng, Hải Phòng ngoại trừ hành vi của anh em nhà anh Đoàn Văn Vươn cho nổ mìn tự chế, bắn súng hoa cải về phía lực lượng cưỡng chế, thu hồi đất là: Anh Vươn phản đối việc chính quyền huyện Tiên Lãng cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình anh mà không đền bù thỏa đáng công sức lao động, tiền bạc do gia đình anh đầu tư, khai phá từ nhiều năm. Như vậy là gia đình anh Vươn bị chính quyền huyện Tiên Lãng cướp trắng cơ đồ và tương lai. Xét theo đạo lý tự nhiên thì công sức lao động, tiền của do ai đầu tư người đó phải có quyền được hưởng thành quả, nhà nước phải có nghĩa vụ bảo hộ cái quyền tự nhiên ấy.

5 kiến nghị của đại diện dân Tiên Lãng

SGTT.VN - Chiều 4.2, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền đã có buổi tiếp xúc với đại diện các hộ nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng gồm: ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội và một đại diện hộ nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Lãng.

clip_image002

Đại diện dân Tiên Lãng yêu cầu bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình ông Vươn mà UBND huyện Tiên Lãng đã gây ra từ việc cưỡng chế.

Cuộc nổi dậy của cánh tả ở đâu rồi?

Der Spiegel

Phan Ba dịch

Nhà chính trị học người Mỹ Francis Fukuyama, trước đây là nhà tư tưởng dẫn đầu của những người Tân Bảo thủ, tin rằng những thái quá của Chủ nghĩa Tư bản và toàn cầu hóa sẽ gây nguy hại cho nền dân chủ phương Tây

clip_image002

 

Với một sự sôi nổi bất ngờ, người Mỹ thảo luận trong cuộc tranh cử này về những khác biệt quá rõ ràng trong thu nhập giữa những người siêu giàu ở hàng đầu và giới trung lưu đang cố chống lại sự tụt dốc xã hội. Một trong những người dẫn đầu của cuộc thảo luận này là nhà chính trị học Francis Fukuyama, 59 tuổi. Ông đã nổi tiếng thế giới qua bài tiểu luận "Sự chấm dứt của lịch sử" năm 1989. Bài viết triết học-lịch sử này tôn vinh Chủ nghĩa Tư bản dân chủ như là điểm cuối cho tất cả các phát triển xã hội. Hiện giờ Fukuyama cho rằng hình thức nhà nước đang thống trị của các quốc gia công nghiệp Phương Tây đang bị đe dọa và yêu cầu giới chính trị phải thay đổi cách suy nghĩ.

Cuối năm nhìn những chuyến xe qua

(Gởi nhà trí thức bị ruồng bỏ Hoàng Ngọc Diêu)

Nguyễn Thị Thanh Bình

Tôi quen Nguyễn Thị Thanh Bình từ năm 2001 lúc được mời qua Mỹ nghiên cứu văn hoá cổ truyền trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt di tản. Gặp chị tại nhà anh Trương Vũ ở Washington DC trong cuộc họp mặt thân tình giữa anh Hoàng Ngọc Hiến và tôi với nhiều người khác, chị cũng giống như tất cả những anh chị em mà chúng tôi gặp tại đấy, rất cởi mở và thẳng thắn, hỏi những câu đi thẳng vào những vấn đề hóc búa khiến chúng tôi rất khó giải đáp sao cho thoả mãn, nhưng chính người hỏi cũng đã biết cái khó của người được hỏi nên sẵn sàng cười xoà thông cảm khi tôi hay anh Hiến lúng túng, và thế là không cần nói thêm gì nữa một quan hệ “tri âm không lời”ngay lập tức đã được hình thành. Nhưng ấn tượng về chị trở nên sâu đậm hơn nhiều khi chiều muộn hôm sau, đang cùng anh Trương Vũ dạo chơi trên đồi Capitol chúng tôi bỗng nhận được điện thoại của chị báo tin, từ sở làm, chị đã đi thẳng về nhà chuẩn bị một nồi bún cá đặc biệt cho chúng tôi và đang mang nồi bún ấy vượt chặng đường 150 cây số đưa đến nhà anh Trương Vũ để chúng tôi thưởng thức hương vị quê nhà ở tại xứ người. Nghe điện, không ai nói với ai câu gì nhưng chúng tôi đều lặng người đi trước một mối nhiệt tình vượt quá sức tưởng tượng, nhất là cả tôi và anh Hiến vừa từ Việt Nam sang, quen như ở nhà nên chưa thể hình dung việc tặng nhau một món thức ăn vừa nấu xong lại có thể đi một đoạn đường dài bằng từ Hà Nội vào Thanh Hoá đưa đến cho kịp bữa ăn... Tối hôm ấy chúng tôi lại có một cuộc họp mặt nhỏ mà ấm cúng trong gia đình anh Trương Vũ có thêm vài người khách quen, cố nhiên để thưởng thức món bún cá của chị Thanh Bình đang bốc khói. Vừa ăn, anh Hiến vừa nói với tôi: “Huệ Chi có được một tư liệu quý cho chuyên khảo của mình rồi nhé. Văn hoá cổ truyền dân tộc được lưu giữ trong nồi bún cá tuyệt vời này chứ ở đâu nữa”.

Mới đó mà đã 12 năm. Mấy hôm nay, nhận được bài thơ chị gửi cho đọc, bỗng nhớ lại tất cả, lòng không khỏi bồi hồi thao thức. Năm 2001 chúng tôi đã rất lạc quan, hy vọng nhiều trí thức, nhà thơ nhà văn đang cư ngụ ở nhiều xứ sở trên khắp năm châu sẽ trở về Việt Nam không chóng thì chầy, trong vòng tay của bạn bè trong nước, trong đó có hai chúng tôi. Nhưng rồi trở lại nước nhà ba năm, dăm năm, bảy năm... hy vọng cứ nguội dần. Ngay chính mình đôi khi cũng có cảm tưởng mình đang là một Từ Thức ở giữa quê hương ngày một đổi thay đến không nhận ra nó nữa, nói gì đến người ở xa mong quay về tìm lại những phong tục tập quán, lối sống chất phác vị tha của cả một thời xưa cũ. Năm ngoái anh Hiến đã ra đi mà không đạt được ước nguyện. Hôm kia đây tôi lại tiễn anh Nguyễn Vinh Phúc, nhà Hà Nội học với câu hỏi: không biết anh bỏ Hà Nội mà đi có phải vì cảm thấy không còn việc gì để làm nữa hay không?

Và một nỗi buồn thắt nghẹt trong đáy tim tôi: biết bao giờ dân tộc chúng ta lại có được cái hạnh phúc tạo nên một nếp sống an bình cha truyền con nối, một sự thảnh thơi trong tâm hồn, cứ thế không phải lo lắng gì cả, không phải ngày ngày nhận hàng trăm hàng nghìn tin tức phi lý từ khắp mọi nơi về sự thoái hoá phẩm chất đến rợn người của con người Việt Nam, về những việc làm bất lương trắng trợn nhưng lại nhân danh này khác khiến không ai dám nói gì, còn đất nước thì cứ tuột dần đi cái hình ảnh tôn nghiêm của nó, hay nói như ai đấy, như một cỗ xe không biết cài số lùi và cứ thế... lao đến bờ vực nào chẳng một ai lường trước? Và biết đến bao giờ vết thương chia cắt Bắc Nam 1954 của dân tộc ta mới thật sự lành, sự kiện 1975 làm cho “một triệu người vui và một triệu người buồn” không còn ám ảnh, để cho người ra đi trở về trong tự do thoải mái, như những đứa con trở về trong lòng MẸ, để được sống như câu hát đầy lãng mạn: “Về đây nghe em. Về đây mặc áo the đi guốc mộc. Kể chuyện tình bằng lời ca dao...”? Hình như có những kẻ không hề mong ngày ấy, hoặc chỉ mong kéo dài ngày ấy được đến bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Thư giãn Chủ nhật tuần này, xin mời bạn đọc thưởng thức bài thơ Cuối năm nhìn những chuyến xe qua của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình, sáng tác nhân đọc bài phỏng vấn của Phạm Thị Hoài với ông Hoàng Ngọc Diêu, người vừa được mời ra khỏi cửa khẩu hải quan Việt Nam cách đây một thời gian chưa lâu, nối tiếp vào bảng tên những Nguyễn Hưng Quốc, Thuỵ Khuê và vô khối người khác mà lý do ít ai hiểu tận ngọn nguồn.

Nguyễn Huệ Chi

Human Right Watch lên tiếng về vụ Tiên Lãng

Việt Hà, RFA

Câu hỏi nghiêm trọng được đông đảo người dân Việt đặt ra vì vụ Tiên Lãng là “Chính quyền Việt Nam có đảm bảo quyền con người đầy đủ cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn hay không, khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế?”. Tổ chức quốc tế “Theo dõi Nhân quyền” trả lời câu hỏi này với Việt Hà.

clip_image001

Một khu đất nông nghiệp chuyển thành đất ở. Photo courtesy nhadat.vn

Vụ án cống Rộc, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng: Từ “người hùng” thành “tội phạm” cái giá cho sự cả tin

Hoàng Linh - Lê Tự 

Kì I: Hành trình khốn khó, chế ngự biển cả của ông Đoàn Văn Vươn 

clip_image001

 

Vợ ông Vươn và vợ ông Quý chỉ cho chúng tôi vị trí đầmbị cưỡng chế thu hồi.

 
   
Trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn (2012), tại cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng xảy ra vụ việc rất nghiêm trọng: UBND huyện cưỡng chế trái pháp luật mấy chục ha đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, dẫn đến việc anh em ông Vươn manh động nổ mìn tự tạo, bắn súng hoa cải, làm 6 chiến sĩ công an và bộ đội bị thương... Anh em ông Vươn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi đó. Song, vụ việc để lại bài học cay đắng về cách hành xử của chính quyền địa phương, trực tiếp là anh em ông Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền...

Một ngày cận Tết, chúng tôi “hành quân” đến cống Rộc. Gia đình ông Vươn giờ trắng tay, nhà cửa bán hết để đổ vào khu đầm, hiện vẫn còn nợ ngân hàng cả mấy tỉ đồng mà đầm thì bị thu hồi hết. Nhiều ánh mắt người dân nhìn chúng tôi nghi ngại. Khi biết chúng tôi là nhà báo và luật sư đi tìm hiểu sự thật, thì một người đàn ông mới mạnh dạn bộc bạch: “Chúng tôi sợ lắm! “Họ” sẵn sàng trả thù bất cứ ai dám nói lên sự thật”. Bà cụ Chanh ngoài 80 tuổi uất ức, nghẹn ngào: “Các nhà báo, luật sư giúp dân chúng tôi với! Người có công lớn với chúng tôi như ông Vươn mà còn bị họ đối xử như vậy thì thật là... Đời tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh này, thật ác, ai lại đi phá, san bằng cả nhà ở của người ta như thế...”.

Vụ Tiên Lãng: Hải Phòng khẳng định đúng, Mặt trận Tổ quốc nói không minh bạch

Hải Hà (tổng hợp)

clip_image002(GDVN) - Vụ việc cưỡng chế đất tại Hải Phòng tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận trong suốt những ngày qua

Hải Phòng vẫn khẳng định mình đúng

Sáng 2/2, lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có mặt tại huyện Tiên Lãng và trụ sở UBND, Hội Nông dân xã Vinh Quang để nghe Hội Nông dân huyện Tiên Lãng báo cáo toàn bộ vụ việc kể từ khi xảy ra vào ngày 5-1. Theo đó,  ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, cho rằng chính quyền địa phương xử lý vụ việc quá chậm.

Chiều 2-2, ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết TP đang rà soát toàn bộ quy trình giao đất, thu hồi đất. Đồng thời dựa trên kết luận của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, xử lý vụ việc một cách nghiêm túc, sai đến đâu xử lý đến đó.

Nhóm tranh đấu Tây Tạng công bố hình ảnh đàn áp của Trung Quốc

Kurt Achin | New Delhi

Một nhóm hoạt động tranh đấu Tây Tạng mới phổ biến những bức hình họ nói là chụp tại những địa điểm xảy ra những cuộc phản kháng mới đây, cho thấy công an chống bạo loạn Trung Quốc đánh đập và lôi kéo những người biểu tình thân hình đầy máu. Nhóm trên nói các bức hình chứng minh Trung Quốc đã hành động dã man đối với những người biểu tình ôn hòa không vũ khí.

clip_image001

Ảnh do nhóm Sinh viên tranh đấu vì Tây Tạng tự do cung cấp và không thể xác minh một cách độc lập, 24/1/2012. Hình: Students For a Free Tibet

Độc canh 3 vụ lúa một năm là chủ trương sai lầm duy ý chí

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Làm 3 vụ một năm phải làm 2 vụ lúa 1 vụ màu, hoặc 2 vụ màu một vụ lúa. Độc canh cây lúa cả 3 vụ là một chủ trương sai lầm duy ý chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vậy mà: “Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát mới đây đã có giải trình với các đại biểu Quốc hội về chủ trương sản xuất lúa vụ 3 ở ĐBSCL. Theo ông Phát, đây là một chủ trương đúng, đã có sự tính toán, chứ không phải ngẫu hứng” [1].

Rồi ông Bộ trưởng giải thích tiếp về nguyên nhân chủ trương trương làm lúa vụ 3 là do tình hình nguồn nước và mưa gió (?!):

Trước đây, có thời gian chúng ta cho rằng vụ 3 chỉ là vụ làm thêm, bà con thu hoạch được thì tốt, thậm chí có lúc chúng ta ngăn cản làm.

Lí do thu hồi đất của ông Vươn không minh bạch

Quốc Đô - Anh Thế

clip_image001  

Ông Đan Đức Hiệp trao đổi với báo giới chiều 2/2

 

(Dân trí) – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, mục đích thu hồi đất phải rõ ien, chẳng hạn để phục vụ cho thủy điện, khu công nghiệp… còn theo lý do huyện Tiên Lãng đưa ra để thu hồi đầm ở xã Vinh Quang là không minh bạch.

Tính đến thời điểm này, việc UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế thu hồi diện tích 19,3 ha đất hết hạn giao cho ông Đoàn Văn Vươn đã lộ rõ những khuất tất.

Lí lẽ của Phó Chủ tịch TP Hải Phòng chưa thuyết phục?

Chiều 2/2, ông Đan Đức Hiệp – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – cho biết, UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là đất giao nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, từ năm 2006 khu vực này đã được Bộ Thủy sản, UBND TP Hải Phòng phê duyệt quy hoạch làm đất nuôi trồng thủy sản nên không được giao mà chỉ được thuê.

Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước

Thụy My

clip_image001  

Ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng nay đã bị san bằng. Ảnh chụp ngày 10/01/2012. REUTERS/Stringer

 
   

Theo luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, trong vụ ông Đoàn Văn Vươn, việc làm của chính quyền địa phương huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là phi pháp, bất nhân.

Ông cho rằng Hiến pháp cần công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, để bọn cường hào mới không thể lạm quyền, gây bất công xã hội, tạo ra những bất ổn định tiềm ẩn về chính trị.

Đã gần một tháng qua, dư luận vẫn còn xôn xao về vụ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng bị cưỡng chế giao lại khu vực đầm mà ông đã được giao trong lúc chưa hết thời hạn, nhà cửa và hoa lợi của trên khu đất này cũng bị phá hủy và cướp bóc. Hiện sáu người trong gia đình ông đang bị truy tố, riêng ông và người em đang bị tạm giam với tội danh rất nặng là «giết người», vì đã chống lại đoàn cưỡng chế.

Nhưng vụ Đoàn Văn Vươn cũng đã cho thấy những vấn đề sâu xa, gai góc hơn, như quyền sở hữu đất đai, tình trạng thiếu dân chủ ở một số địa phương… và là dấu hiệu báo động sẽ có nhiều vụ Đoàn Văn Vươn nữa nếu chính quyền không giải quyết đến nơi đến chốn. Đây cũng là ý kiến của luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Các nguy cơ chính trị ở Việt Nam

clip_image001

Theo đánh giá của phóng viên Reuters, căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông vẫn là mối nguy hiểm lớn nhất cho chính trị ở Việt Nam.

Ông John Ruwitch nhận định rằng Ấn Độ dường như nay cũng bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp này, khiến nguy cơ còn bị đẩy lên cao hơn nữa.

Một nguy cơ khác đe dọa ổn định là tình trạng lạm phát cao - 18,58% trong năm 2011, khiến chính phủ sẽ phải cân nhắc xem bao giờ thì mới có thể nới lỏng kiểm soát tiền tệ để khỏi ảnh hưởng tăng trưởng.

Nguy cơ từ Biển Đông

Reuters cho rằng về vấn đề Biển Đông, nguy cơ leo thang dù không cố ý, thậm chí đến độ thù địch, nảy sinh từ khi Việt Nam và Trung Quốc đối đầu với các cáo buộc mới hồi tháng Năm năm ngoái. Tuy nhiên, dường như độ nóng nay có giảm bớt.

Mỹ vẫn lấy nhân quyền làm điều kiện

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell nói hôm 2/2 rằng để quan hệ Mỹ-Việt tiến thêm bước nữa thì Hà Nội cần có cải thiện đáng kể về nhân quyền.

Ông Campbell, quan chức ngoại giao cao cấp nhất của Mỹ phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày, trong đó ông thảo luận với quan chức chủ nhà về "một loạt các chủ đề" liên quan quan hệ song phương và đa phương.

clip_image001

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt

Tại sao Bộ Công an chưa khởi tố vụ án hình sự tại Tiên Lãng, Hải Phòng?

Luật sư Hà Huy Sơn

image Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng. Ngay sau đó 02 ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý trong đó có ngôi nhà 02 tầng và toàn bộ tài sản gia đình (tổng trị giá trên 500 triệu đồng), không nằm trong diện tích bị cưỡng chế, thu hồi đã bị đốt cháy, phá sập, san bằng hoàn toàn; riêng cây trồng, hoa màu, thủy sản bị chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.

Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

Ngày 16/01/2012, trao đổi với báo Người Lao Động, Đại tướng Lê Đức Anh: “cho biết đã theo dõi rất sát vụ việc này và khẳng định có “bốn sai” của chính quyền địa phương.

Đầu năm: Xin hãy nói ít đi về những điều tốt đẹp!

Hà Văn Thịnh

image Bạn sẽ cho rằng tôi là một người thiếu văn hóa khi mở đầu lời chúc đầu năm (nếu có thể chúc trong hỡi ôi) bằng sự khẩn thiết xin rằng nên bớt nói về những điều TỐT ĐẸP, bởi làm gì có chúng khi “người ta” (tức thế giới công minh về nói chữ, nói nghĩa, nói lý, nói tình) xếp chúng ta vào hạng quốc gia đứng thứ 172/179 về mức độ tự do được... nói!

Vì cái hưng phấn của quyền được nói thứ chót, bẹp, cuối, tận của tự do ấy, tôi xin mọi người (bạn và thù) trong năm mới, xin ít đi khi nói về những điều tốt đẹp.

Đừng nói đến chuyện đến năm 2020 sẽ thế này thế khác, mà hãy cho người dân biết rằng trong năm 2012 này cuộc đời có bớt tối, bớt khổ hơn không? Thời của tin tức thông mạng toàn cầu, xin hãy đừng hứa nhăng hứa cuội mà nên đi vào cụ thể cái có thể nhìn thấy được, có thể kiểm chứng được, ít nhất là khi tôi và bạn nghĩ rằng mình còn sống, còn biết (chẳng ai dám chắc mình còn sống đến 2020!).

Mùa xuân Ả Rập - Cuộc thử nghiệm Ai Cập

Juliane von Mittelstaedt, Volkhard Windfuhr

Phan Ba dịch

clip_image002

 

Người biểu tình tuần vừa rồi ở Cairo: Hãy ăn mừng cuộc Cách mạng và để chính trị lại cho chúng tôi

 
Một năm sau cuộc Cách mạng, đất nước này đã có một đại diện cho nhân dân, nhưng vẫn còn lâu mới có được dân chủ. Những người Hồi giáo và Hội đồng Quân đội có chống lại những người nổi dậy trẻ tuổi hay không?

Vào ngày đầu tiên là đại biểu, Siad al-Elaimi đứng ở nơi bắt đầu tất cả, quảng trường Tahrir. Ông ấy mặc một chiếc áo khoác nhung đã phồng ra với huy hiệu đại biểu trên ve áo và một cái túi nhựa trong tay. Ông đã ngủ gần ba tuần trên quảng trường này trong lúc cuộc cách mạng diễn ra.

Bây giờ, Elaimi nhìn khắp quảng trường Tahrir, như thể ông ấy đang tìm kiếm một cái gì đấy, nhưng ở đó không có gì cả. Giao thông ầm ỉ trên lớp nhựa đường, khí thải vương lại trong không khí, chỉ những cây đèn giao thông là không được ai sửa chữa cả năm nay rồi. Một phóng viên người Nhật giơ micrô ra cho ông, Elaimi lơ đãng nói một vài câu vào đấy, về tự do và công bằng xã hội và rằng trái tim của ông vẫn còn ở lại trên quảng trường Tahrir.

Ông của ông đã ở tù dưới thời của Gamal Abd al-Nasser, cha mẹ ông dưới thời Anwar al-Sadat, chính ông bị giam cầm dưới thời Husni Mabarak, chỉ một tháng, nhưng đủ để gãy một chân và một cánh tay. Ba nhà thống trị, ba thế hệ bị đàn áp cần phải được chấm dứt vào ngày này, vào ngày mà Elaimi, 31 tuổi, luật sư, nhà cách mạng và đại biểu nhân dân, đi vào Quốc hội. Vấn đề chỉ là ngay chính ông ấy cũng còn chưa thể tin vào điều đấy được.

Giấc mơ thành phố - sân bay Tiên Lãng và vụ cưỡng chế đầm tôm ông Vươn

Lê Trung Thành

Ngày 19.1.2012, Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm việc với Mặt trận tổ quốc huyện Tiên Lãng và chính quyền xã Vinh Quang về vụ cưỡng chế đầm thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ngày 5.1. Tại buổi họp này, ông Hoàng Anh Tuấn – Trưởng ban dân vận thuộc huyện ủy Tiên Lãng cho đoàn giám sát biết lý do cưỡng chế “nơi này sẽ làm sân bay quốc tế và huyện sẽ quai đê lấn biển lần hai để di dân ra đó”.

Vậy thì hình thù của sân bay quốc tế Tiên Lãng sẽ ra sao?

Lãnh đạo và đất nước

Lê Anh Hùng

Báo Pháp luật Tp HCM vừa mới đăng tải bài viết với tựa đề: “Để cán bộ ăn Tết kéo dài sẽ xem xét trách nhiệm lãnh đạo”. Người đưa ra sự chỉ đạo đó là ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ, trong cuộc họp giao ban giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN Tp Cần Thơ ngày 30/1/2012. Tuy nhiên, điều đáng nói là nếu không phải chính những người lãnh đạo như ông đã khơi mào và góp phần duy trì không khí Tết ở các cơ quan công sở thì thử hỏi còn ai vào đây?

Ngay từ ngày 13/1/2012, tức ngày 20/12 âm lịch (AL), các vị lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN Tp Cần Thơ đã thành lập các đoàn đi chúc Tết các địa phương trên địa bàn thành phố. Trước đó, ngày 3/1/2012, tức ngày 10/12 AL, đoàn cán bộ Tp Cần Thơ do ông Trần Việt Trường, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều làm trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.

Lá thư thứ nhì gửi công ty Google

Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long

Kính thưa anh Huệ Chi và Ban biên tập Boxitvn

Xin kính báo anh:

Ngày 20/11 và ngày 24/11 nhóm anh em chúng tôi  viết thư gởi công ty Google về sai sót và bất nhất trong các bản đổ của vùng biên giới Lào Cai và Biển Đông xuất hiện trong 2 trang mạng Google Maps. Hai lá thư này đã được trang Boxitvn đăng tải phổ biến.

Sau 3 tháng gởi email cho công ty Google,  họ vẫn chưa chính thức trả lời những lá thư của anh em và thư của anh chị khác trong nhóm anh Lê Văn Út bên Na Uy cũng gởi trong cùng thời gian.

Ngày 20/01/2012, đúng 3 tháng từ ngày lá thư đầu tiên được email cho họ, anh em chúng tôi đã gởi thư cho lãnh đạo công ty Google nhắc lại vấn đề này và yêu cầu họ có hướng giải quyết cụ thể. Lần này ngoài email, anh em cũng gởi cho họ qua đường bưu điện để bảo đảm là họ chắc chắn nhận thư.

Xin chuyển đến anh và BBT Boxitvn bảng copy lá thư thứ nhì và bằng chứng gởi bưu điện cho công ty Google để tham khảo thêm.

Kính chúc anh và BBT dồi dào sức khoẻ.

Thân kính

Nguyễn Hùng

Đơn đề nghị cho TS Cù Huy Hà Vũ được nhận sách, báo, đồ dùng

Kính gửi Quý Báo,

Tôi, Nguyễn Thị Dương Hà vừa mới gửi đơn tới Ban Giám thị Trại giam số 5 - Bộ Công an, yêu cầu cho chồng tôi, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được nhận sách, báo, đồ dùng (không thuộc danh mục cấm) để sử dụng. Đề nghị Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm tới Tiến sĩ Vũ được biết.

Trân trọng cảm ơn Quý Báo,

Nguyễn Thị Dương Hà

Trách nhiệm của Quốc Hội trong vụ Tiên Lãng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Vụ cưỡng chế đất đai trái pháp luật tại Tiên Lãng vẫn là câu chuyện thời sự nóng bỏng nhất của báo chí Việt Nam hiện nay.

VIETNAM-POLITICS-ASSEMBLY

Từ trái sang: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tham dự khai mạc kỳ họp thường niên thứ hai của Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 10 năm 2011. AFP photo

Tranh luận giữa GS Phạm Quang Tuấn và một học giả Na Uy về đường lưỡi bò

Sau hội nghị quốc tế lần thứ 3 về Hợp tác vì Sự phát triển và An ninh trên biển Đông, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3-5 tháng 11 năm 2011, GS. Phạm Quang Tuấn (Úc) đã phát hiện chi tiết hết sức kỳ quặc trong bài báo cáo của ông Stein Tønnesson (Na Uy) liên quan đến đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ngay sau đó, GS. Phạm Quang Tuấn (PQT) đã trao đổi qua email với ông Stein Tønnesson (ST) về vấn đề này. Và một cuộc tranh luận giữa một giáo sư công nghệ hóa (PQT) và một giáo sư về lịch sử (ST) đã xảy ra.

GS. Phạm Quang Tuấn tốt nghiệp tiến sĩ ngành công nghệ hóa tại Đại học Canterbury University, New Zealand, năm 1976. Hiện ông đang làm việc tại Khoa Công nghiệp Hóa học thuộc Đại học New South Wales (Úc). Ông đã có hàng trăm công trình trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành. Ông là thành viên ban biên tập của hai tạp chí quốc tế International Journal of Refrigeration và Journal of Food Process Engineering.

clip_image002

Trong thời gian qua, ông rất tích cực trong việc phản đối đường lưỡi bò trong bản đồ của Trung Quốc xuất hiện trên các tạp chí quốc tế. Ông đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của tri thức Việt đối với hai tạp chí lừng danh Nature và Science.

GS. Stein Tønnesson tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Oslo, Na Uy, năm 1991 với đề tài về Cuộc cách mạng tháng 8 của Việt Nam. Hiện ông là giáo sư nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hoà bình ở Oslo, và đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu về hoà bình khu vực Đông Á thuộc Đại học Uppsala (Thụy Điển). Ông hiện là thành viên Ban biên tập của hai tạp chí quốc tế Global Asia và Globalisations. Ông có khá nhiều bài viết về lịch sử Việt Nam.

clip_image004

Ngoài công việc nghiên cứu, ông còn là một nhà báo.

Điều đáng lưu ý một vị học giả của Trung Quốc có liên quan đến nội dung của cuộc tranh luận này đã được mời giải thích một số vấn đề liên quan, nhưng ông đã không xuất hiện. Đó là ông Su Hao, giáo sư và là Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Quản lý Xung đột, Đại học Ngoại giao Trung Quốc.

Xin giới thiệu bản dịch của bạn Phạm Thanh Vân (nghiên cứu sinh ngành Sinh học cấu trúc tại Viện Nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Helmholtz, Đức). Cuộc tranh luận là một tài liệu bổ ích cho quá trình “đánh trả” các giọng điệu tuyên truyền sai trái về đường lưỡi bò của Trung Quốc, cũng như kịp thời điều chỉnh những sai lầm trong nhận thức về vấn đề này.

Cuộc tranh luận cho thấy sự lúng túng của một giáo sư Lịch sử trước một giáo sư Hóa học về một vấn đề lịch sử nóng mà ông này đang nghiên cứu.

TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan)

Trí thức nửa mùa

Oleshuk Iu. F.

Phạm Nguyên Trường dịch

Giới trí thức đang bị nhiều người chỉ trích. Họ bị coi là người chịu trách nhiệm về những cuộc cải cách đầy tai hoạ hồi những năm 1990. Hơn nữa, có thể nhận thấy rõ xu hướng là người ta không chỉ lên án giới trí thức về chuyện đó, mà còn vì vai trò của họ trong lịch sử đất nước nói chung, bắt đầu gần như từ nửa sau thế kỷ XIX, tức là từ khi những nhà cách mạng “thông ngôn kí lục” bước vào con đường khủng bố. Những lời kết án mang tính khái quát như thế không làm ai ngạc nhiên. Chúng ta, một đất nước có truyền thống phản trí thức, một truyền thống đã mang đến không ít đau khổ cho cả trí thức lẫn nước Nga.

Tác giả không có ý định phán xét trách nhiệm của giới trí thức về những việc mà người ta quy cho họ trong quá khứ (chủ nghĩa phiêu lưu chính trị, thái độ cuồng tín cách mạng v.v...). Nhưng là một nhân chứng của những sự kiện diễn ra trong giai đoạn cải cách - tức là những sự kiện diễn ra trong hai mưoi năm gần đây - tôi có thể đánh bạo mà khẳng định rằng: giới trí thức không tham gia vào việc đó.

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM - BÀN VỀ NHÂN QUYỀN, PHÁP QUYỀN, PHÁP CHẾ

Trần Huỳnh Duy Thức

Kính gửi: Bauxite Việt Nam

Tôi là Trần Văn Huỳnh. Hôm nay tôi xin được gửi đến quý báo một trích đoạn từ quyển sách còn dang dở: Con đường Việt Nam do con tôi - Trần Huỳnh Duy Thức - viết,  cùng với Lê Công Định và Lê Thăng Long.  Chính quyển sách này đã bị qui kết là “một kế hoạch tổng thể hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” dẫn đến việc kết án 24,5 năm tù và 11 năm quản chế cho những người tham gia vào quyển sách này.

Tựa đoạn này do tôi đặt, được trích từ chương 3 (Cải cách pháp luật) của phần IV (Các sách lược tập trung). Nội dung của nó đề cập đến những vấn đề rất thiết thực đối với người dân và cũng rất sống còn đối với đất nước hiện nay.

Do vậy tôi rất mong quý báo giúp phổ biến nội dung này.

Xin cảm ơn và kính chào.

Trần Văn Huỳnh

TB: Tôi cũng đã gửi email này đến một số báo, đài, media khác để nhờ phổ biến giúp.

Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Báo Đối ngoại VEN đã “vào cuộc” từ năm 2008

Chí Trung

Đôi lời của ABS: Một bất ngờ khi độc giả phát hiện và cho biết loạt phóng sự từ năm 2008. Không cầm được nước mắt khi thấy tấm hình Đoàn Văn Vươn áo quần xốc xếch đứng bên khu đầm nuôi tôm từ dạo đó.

clip_image001

Nhiều dấu hỏi muốn gửi tới những người cầm quyền từng hoàn toàn dựa vào nông dân để cướp được chính quyền.

Nhưng bữa nay chỉ xin hỏi 3 cơ quan quản lý báo chí (Ban Tuyên giáo, Bộ 4T, Bộ Công an), các vị thường soi xét những bài viết, tờ báo đưa tin “không lợi” cho đảng, nhà nước, cả cá nhân người lãnh đạo, rồi đưa ra hình thức kỷ luật, phạt, bỏ tù.  Thế nhưng có (dám/muốn) phạt những tờ báo to quyền, lắm tiền nhưng chỉ lớn giọng lúc đầu khi người dân phạm luật, còn tới lúc vỡ chuyện hé lộ tội trạng của người trong chính quyền thì im re, thậm chí còn lờ đi cả văn bản chỉ đạo của Thủ tướng? Đó là các báo Nhân dân, Công an nhân dân, Công an TP Hồ Chí Minh, v.v.? Và đặc biệt là  có khen thưởng những nhà báo, tờ báo đã dũng cảm, công phu cảnh báo sớm và vạch trần tội trạng người trong chính quyền từ nhiều năm trước, trong một vụ việc “nhạy cảm” hiếm có kiểu này?

Giá như từ ngày đó các vị được đọc bài này, hoặc đọc mà không bỏ qua, thì (biết đâu) đâu có tấn thảm kịch cho đại gia đình Đoàn Văn Vươn và cả 6 chiến sĩ bộ đội, công an, đâu có cái hậu quả rất có thể mang tới nguy cơ khó tưởng tượng cho chế độ như ngày hôm nay.

'Cảnh báo sóng ngầm sau vụ cưỡng chế ở Hải Phòng'

Luật sư Lê Đức Tiết

"Vụ Tiên Lãng phải chăng là lời cảnh báo về những con sóng ngầm trong lòng dân đã xuất hiện, nếu như vụ việc không được nhanh chóng giải quyết thấu tình đạt lý", luật sư Lê Đức Tiết viết trong nhật ký về chuyến giám sát tại Hải Phòng.

Sau chuyến giám sát vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng (Hải Phòng), luật sư Lê Đức Tiết, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật - Ủy ban trung ương MTTQ đã có bài viết gửi VnExpress.

Vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra hôm 5/1/2011 tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân địa phương và nhiều vùng khác trong cả nước. Đã cận kề Tết, mặc dù vậy, Thường trực UBTW MTTQ vẫn cử Đoàn giám sát về tận địa phương để thăm hỏi dân, giúp ổn định tình hình và tìm hiểu ngọn nguồn, bản chất sự việc. Qua khảo sát bước đầu, thấy bộc lộ hai cách nhìn nhận sự việc hoàn toàn đối lập nhau gay gắt giữa cán bộ Đảng, chính quyền, cán bộ mặt trận xã, huyện, của cán bộ chính quyền tỉnh với nhân dân dịa phương.

Sửa luật để giao đất nông nghiệp lâu dài

Luật sư Huỳnh Văn Nông

clip_image001

 

Nhiều hộ dân sống ở xã Tiên Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng nằm trong diện có quyết định thu hồi đất đang thấp thỏm chờ đợi - Ảnh: Việt Dũng

 
   
TT - Từ ngày 15-10-2013, dự kiến có hàng loạt trường hợp đất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản bị thu hồi do hết thời hạn giao đất và không được đền bù thiệt hại về đất.

Đó là do đất không được tiếp tục quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và hộ gia đình, cá nhân không đủ tư cách chủ thể để sử dụng đất theo quy hoạch mới được duyệt. Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy và gây bất ổn về kinh tế - xã hội.

Từ sự kiện Tiên Lãng

Theo quy định của Luật đất đai 1993 và nghị định 64-CP, thời hạn giao đất đối với đất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, đất trồng cây lâu năm là 50 năm tính từ ngày giao đất đối với trường hợp đất được giao sau ngày 15-10-1993, còn trường hợp đất được giao từ ngày 15-10-1993 trở về trước thì thời hạn giao được tính từ ngày 15-10-1993. Đến Luật đất đai 2003 (tức Luật đất đai hiện hành) quy định về thời hạn giao đất nói trên tiếp tục duy trì, cụ thể tại khoản 1 điều 67.

Những việc Việt Nam 'cần làm trước hết'

clip_image001Trả lời BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói về nhu cầu tái cấu trúc bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị, mục tiêu của Đảng Cộng sản và sức mạnh của dân khi bước vào một năm mới đầy thách thức.

Ông cho biết những việc cần làm ngay cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 là phải tái cơ cấu nền kinh tế, bao gồm là tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc thị trường tài chính, ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước và các công ty nhà nước.

Nhưng để làm những việc trên, việc đầu tiên mấu chốt cần phải làm ngay, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh là: "tái cấu trúc bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị".

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn