Các tín hiệu ở Hoàng Hải

Trung Quốc cố gắng phản đối các tàu sân bay Hoa Kỳ đi vào vùng biển quốc tế

image Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng, ông Robert Gates đang ở Seoul hôm nay để đưa ra một mặt trận thống nhất với Chính phủ Nam Hàn chống lại sự gây hấn của Bắc Hàn. Họ dự định sẽ công bố chi tiết cụ thể của các cuộc tập trận hải quân chung đã phác thảo để “gửi một tín hiệu mạnh mẽ” tới Bắc Hàn, theo lời của ông Gates. Tuy nhiên, Bắc Kinh làm yếu đi cuộc thao diễn của họ.

Tuần trước, sau khi Lầu Năm Góc khẳng định cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải và biển Nhật Bản, phát ngôn viên Trung Quốc, ông Tần Cương đã nói rằng: “Chúng tôi cương quyết phản đối bất kỳ tàu chiến nước ngoài hoặc máy bay nào tiến hành các hoạt động phá hoại an ninh của Trung Quốc trên biển Hoàng Hải và khu vực ven biển Trung Quốc”. Các phương tiện truyền thông ở đại lục đã giận dữ, lên án Hoa Kỳ là “trêu chọc trước cửa nhà của Trung Quốc và thử nghiệm sự kiên nhẫn của Trung Quốc”. Tờ Nhân dân nhật báo thậm chí dẫn lời Mao Trạch Đông trong việc giữ ‘bọn đế quốc’ tại vịnh: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép kẻ khác ngáy bên cạnh giường của chúng tôi”.

Các tàu chiến Hoa Kỳ thường xuyên quá cảnh và tập trận trong vùng nước quốc tế ở Hoàng Hải, như họ đã làm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nhưng trong những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu thách thức “luật lệ” quốc tế, kiểm soát việc tàu và máy bay hoạt động trong vùng biển quốc tế như thế nào, ở khu vực ngoài khơi xa hơn 12 hải lý. Năm ngoái, tàu Trung Quốc quấy rối tàu USNS Impeccable khi tàu này đang tiến hành các hoạt động khảo sát ở phía Nam đảo Hải Nam, và vào năm 2001 một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã va chạm với máy bay giám sát EP-3 của Không quân Mỹ trong cùng một khu vực. Các lý thuyết gia về chính trị và quân sự của đại lục đã đưa ra tuyên bố lạ thường rằng quân đội chỉ có thể thực hiện các hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác, trong vòng 200 hải lý, khi được sự cho phép. 

Tuyên bố đó, kết hợp với những lời ồn ào nóng bỏng trong mấy tuần qua, có thể là lý do tại sao Hoa Kỳ thông báo quyết định không gửi tàu sân bay chạy bằng hạt nhân, USS George Washington, vào tập trận ở Hoàng Hải. Trung Quốc đưa ra khả năng tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở gần đó, và nguy cơ về một cuộc đối đầu hoặc leo thang ngoài ý muốn có lẽ được đánh giá quá lớn.

Tuy nhiên, chống lại rủi ro này cũng phải được đặt ra khả năng là Bắc Kinh giờ đây tin rằng họ có quyền ra lệnh khi Hải quân Hoa Kỳ sử dụng vùng biển quốc tế bên ngoài bờ biển của họ. Hoa Kỳ có thể có chính nghĩa khi nói đến luật lệ thông thường trên biển, nhưng họ phải thực hiện những đặc quyền này để giữ nó hiện hành.

Tình trạng hung hăng của Bắc Kinh một phần liên quan đến việc bảo vệ cho đồng minh Bắc Hàn của họ. Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để làm nhẹ đi tuyên bố của Tổng thống quan ngại về việc đánh chìm tàu Cheonan mà họ không đổ lỗi cho Bình Nhưỡng. Điều này đã bất chấp lời hứa của Thủ tướng Ôn Gia Bảo ở Seoul hồi cuối tháng 5 rằng "Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm" và che chở cho những tên thủ phạm. Hiện tại họ muốn Hoa Kỳ và Nam Hàn nối lại các cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và xem việc tấn công bằng ngư lôi như là một thảm họa tự nhiên.

Nhưng cũng có một yếu tố quan trọng hơn về phản ứng của Bắc Kinh đối với cuộc tập trận. Chiến lược lâu dài của họ là phản đối quân đội Hoa Kỳ đi vào vùng biển bên ngoài bờ biển của Trung Quốc. Có báo cáo là ở đại lục sắp thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống tàu, kết hợp với công nghệ sensor chính xác, có thể hủy hoại tàu sân bay. Họ cũng nâng cấp hạm đội tàu ngầm của mình. Những cảnh báo đối với tàu Hoa Kỳ tránh xa, đặc biệt là từ eo biển Đài Loan và vùng biển đang tranh chấp thuộc Biển Đông gia tăng rõ hơn khi lực lượng của Hải quân Trung Quốc tăng hỏa lực để hỗ trợ chúng.

Nhân dân nhật báo đồng ý với Trung Quốc rằng ưu tiên hàng đầu là giữ các tàu sân bay ở ngoài. Không chỉ là Bắc Kinh cố gắng để ngăn cấm các hoạt động giám sát trong khu đặc quyền kinh tế, bất kỳ tàu nào có khả năng giám sát thì không được chào đón: “Khi Hoàng Hải là biển quốc tế, tàu sân bay cũng có thể phát hiện các điều kiện thủy địa chất của các luồng tàu ngầm của Trung Quốc ngoài khơi. Vì vậy, hai mục đích của tập trận quân sự chung, trinh sát chiến lược và thử nghiệm phương án tác chiến ban đầu, đặt ra cho Trung Quốc mối đe dọa”.

Sự cố gắng hiển nhiên như thế để tước đoạt các quyền của Hải quân Hoa Kỳ hay hải quân của bất kỳ nước nào khác hoạt động trong vùng biển quốc tế là không thể chấp nhận được. Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen gần đây nói rằng, thái độ của ông đối với Trung Quốc đã “chuyển từ tò mò sang thực sự quan ngại”. Dễ dàng biết lý do tại sao.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: WSJ

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn