Tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, vũ khí diệt tàu ngầm, sắp đi vào hoạt động

South China Morning Post

29-08-2010

image Tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, vũ khí đáng sợ trong thời gian dài được biết đến như một thứ vũ khí diệt tàu sân bay, sắp đưa vào hoạt động, theo một viên chức cấp cao quân đội Mỹ.

Chỉ huy Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Willard, đã nhận xét như thế ở Tokyo hồi tuần này. Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ không bị ngăn cản việc triển khai các con tàu trong khu vực vì tên lửa này.

Ông Willard đã nói với các nhà báo Nhật Bản: "Theo như chúng tôi được biết, nó đã trải qua các thử nghiệm lặp đi lặp lại và có thể sắp đi vào hoạt động. Chúng tôi không được phép phát triển khả năng này và các quyền hạn để ngăn cản quyền đi lại trong hải phận quốc tế ở các khu vực xung quanh Trung Quốc, cả các bạn cũng không muốn chúng tôi làm vậy”.

"An ninh trong khu vực phụ thuộc vào sự hiện diện quân sự trong khu vực trên biển và trên không để bảo đảm các đường đường thông tin liên lạc trên biển và trên không an toàn".

Ông Willard cho biết, lo ngại về vũ khí như thế nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tiếp tục trao đổi quân sự Trung - Mỹ.

Nhận xét của ông đi xa hơn các tuyên bố và báo cáo trước đây của Hoa Kỳ, gồm báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc về việc gia tăng quân sự của Trung Quốc, đưa ra hồi tuần trước. Trong tháng 3, ông nói với các dân biểu Hoa Kỳ rằng, Trung Quốc đang phát triển và thử nghiệm tên lửa, được biết qua cái tên viết tắt là ASBM (tức tên lửa đạn đạo chống tàu).

Nó cũng xảy ra sau khi các phương tiện truyền thông đại lục đưa tin về một căn cứ mới ở Thiều Quan, phía Bắc tỉnh Quảng Đông được đội tên lửa đạn đạo Quân đoàn Pháo binh thứ hai (Nhị pháo) của PLA xây dựng - làm dấy lên suy đoán tại Washington rằng ASBM có thể đặt căn cứ ở đó, đưa các đảo tranh chấp ở biển Đông vào trong tầm ngắm.

Một ASBM thành công có thể phóng xa tới 1.500 km từ bờ biển trên lục địa, đặt Nhật Bản, Đài Loan và “chuỗi đảo đầu tiên” vào tầm ngắm - làm phức tạp thêm hình ảnh chiến lược truyền thống ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là các kịch bản chiến tranh liên quan đến Đài Loan.

Nó cũng xảy ra khi các tướng lĩnh PLA có lập trường quyết đoán hơn đối với sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc – cái quyền mà các quan chức Mỹ luôn luôn khẳng định như một phần về quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế.

Tên lửa này là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất của PLA. Mỹ và Liên Xô cũ chính thức cam kết không bao giờ theo đuổi việc chế tạo loại vũ khí như thế. Cảnh giác với chi phí và sự nguy hiểm của nó, Moscow và Washington đã đưa ra lệnh cấm ASBM trong các cuộc đàm phán về giới hạn vũ khí khi gần kết thúc chiến tranh lạnh.

Bằng cách bắn một tên lửa đạn đạo - một tên lửa mà theo truyền thống sẽ mang theo một đầu đạn hạt nhân về phía một thành phố - để tấn công một con tàu, Trung Quốc sẽ gặp rủi ro vì tính toán sai lầm thảm khốc do kẻ thù của Trung Quốc, những nước có thể lo sợ bị tấn công hạt nhân và sẽ trả đũa tương tự như vậy.

Vũ khí như thế cũng cho thấy sự thách thức công nghệ đáng kể cho các nhà khoa học quân sự Trung Quốc.

Kế hoạch đang được phát triển rõ ràng sẽ là một biến thể của tên lửa tầm trung DF-21D (tức tên lửa Đông Phong 21D) mang đầu đạn hiện đại, có thể tách ra trong giai đoạn chiến đấu cuối cùng và sự diễn tập hướng tới một mục tiêu di chuyển, chẳng hạn như một tàu sân bay.

Ông Andrew Erickson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, đã viết trong tuần này, bây giờ đã có bằng chứng quan trọng rằng Trung Quốc ưu tiên phát triển ASBM. Cần phải có một chuyến bay thử nghiệm đầy đủ - điều mà PLA không thể giấu giếm – để các tướng lĩnh Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng về khả năng răn đe và nhanh chóng chấp thuận việc sản xuất với quy mô đầy đủ, ông nói.

Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết ASBM hiện là mối quan ngại lớn nhưng PLA vẫn còn phải đối mặt với rào cản trong việc phối hợp tên lửa với lệnh trên máy vi tính và hệ thống điều khiển. "Họ vẫn còn lâu trước khi có được sự phối hợp, để có được một hệ thống hoạt động và hiệu quả", một viên chức Bộ Quốc phòng nói.

Ngọc Thu dịch

Nguồn: Themarketfinancial

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn