Trận chiến về Biển Đông

Bà Hillary Clinton bảo vệ các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực.

Wall Street Journal

image Bà Hillary Clinton đã dám liều lĩnh đưa ra các đề nghị trấn an về Biển Đông tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội tuần qua. Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã mắng như tát nước vào mặt Ngoại trưởng Mỹ, và các bài xã luận khó tiêu từ các phương tiện truyền thông nhà nước [Trung Quốc] đăng rất nhanh. Nghe, nghe đây: cuối cùng Hoa Kỳ đã chiến đấu chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Bà Clinton kêu gọi tạo ra quy tắc ứng xử ràng buộc cho sáu nước đòi chủ quyền các đảo tranh chấp trên Biển Đông, gồm có Trung Quốc, cũng như quy trình một thể chế để giải quyết việc đòi chủ quyền. "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung ở châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông", bà Clinton nói.

Điều này dường như hợp lý, bởi vì một phần ba [hàng hóa] vận chuyển quá cảnh trên thế giới đi qua Biển Đông, vùng biển có ngư trường giàu có, và đáy biển được cho là có trữ lượng dầu khí rất lớn. Nhưng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã xem điều này như là một cuộc “tấn công” vào Trung Quốc, nói rằng “chẳng ai tin rằng có bất cứ điều gì đang đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Đó không phải là điều người Đông Nam Á thấy như vậy. Việt Nam đã tìm cách đưa quy tắc ứng xử trên Biển Đông vào chương trình nghị sự tại hội nghị ARF, với sự phản đối của Trung Quốc. Trung Quốc đã đẩy Việt Nam ra khỏi một trong những đảo trên quần đảo Trường Sa vào năm 1988 trong một trận hải chiến, đã lấy đi hơn 70 mạng sống của người Việt, và đã có những xung đột trong thời gian gần đây.

Trung Quốc đã xây dựng một phương pháp hoạt động đáng lo ngại trên vùng biển này, đôi khi được gọi là “nói chuyện và lấy đi”. Năm 1992, Bắc Kinh đã ký Tuyên bố ASEAN về Biển Đông, được thiết kế để bảo vệ nguyên trạng. Nhưng ba năm sau đó, họ chiếm Đá Vành Khăn từ Philippines và cuối cùng xây dựng một tiền đồn quân sự ở đó.

Các đảo tranh chấp đang nóng lên một lần nữa vì các viên chức và học giả Trung Quốc đã bắt đầu xếp loại việc đòi chủ quyền của đất nước như một phần “lợi ích cốt lõi” của họ, việc phân loại trước đây dành cho Tây Tạng và Đài Loan. Trên bản đồ Trung Quốc, họ vẽ một đường hình chữ U quanh biển, gần như toàn bộ, xâm lấn thềm lục địa các quốc gia khác. Việc đòi chủ quyền lịch sử các hòn đảo của Bắc Kinh thì mong manh và có lẽ Trung Quốc sẽ không chịu được sự giám sát theo Công ước LHQ về Luật Biển mà Trung Quốc đã ký.

Đáng quan tâm hơn nữa đối với các cường quốc ven biển mà không trực tiếp đòi chủ quyền các đảo là nguyên tắc tự do đi lại. Năm ngoái, tàu thuyền Trung Quốc đã tìm cách quấy rối tàu giám sát Hải quân Mỹ, chiếc USNS Impeccable, trên vùng biển quốc tế ở phía Nam đảo Hải Nam. Trong tháng này, Bắc Kinh đe dọa Hoa Kỳ không được gửi tàu sân bay USS George Washington vào vùng biển Hoàng Hải để tập trận. Về cơ bản Trung Quốc muốn mở rộng lãnh hải của họ, thường là 12 dặm, bao gồm toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế, trải dài 200 dặm.

Chỉ có sự tham gia của Hoa Kỳ có thể làm cho ASEAN đủ tự tin để cương quyết đòi Bắc Kinh tuân theo luật pháp quốc tế. Sau nhiều năm Washington xoa dịu Bắc Kinh, sự nguy hiểm qua việc cho phép Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng của họ dường như suy giảm. Chắc chắn là sẽ có nhiều sự va chạm xảy ra, nhưng ASEAN và bạn bè có một cơ hội đoàn kết, để Bắc Kinh thấy rằng việc đòi chủ quyền của họ là không thể chấp nhận.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: WSJ

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn