Người dân châu Phi phản đối đập do Trung Quốc đầu tư

imageThienNhien.Net – Dù là một nhà đầu tư lớn ở châu Phi, các dự án phát triển do Trung Quốc đầu tư không phải lúc nào cũng được chào đón tại đây. Các cuộc biểu tình chống các dự án thủy điện mà Trung Quốc đầu tư tại châu Phi chỉ là một ví dụ điển hình.

Ngày Công lý Xã Hội Thế giới vừa qua (20/02) tổ chức Friends of Lake Turkana, một tổ chức xã hội dân sự của Kenya, đã tổ chức biểu tình chống lại dự án đập Gibe III đang được triển khai trên sông Omo ở Ethiopia. Con đập này ước tính sẽ tác động tới 500.000 người bản địa và các hệ sinh thái mỏng manh của Thung lũng Omo và khu vực hồ Turkana của Kenya.

Được biết, dự án được triển khai với một khoản đầu tư trang thiết bị lên tới 500 triệu USD từ ngân hàng lớn nhất Trung Quốc - ICBC.

Người biểu tình đã tuần hành tới đại sứ quán Trung Quốc tại Nairobi, mang theo đơn phản đối gồm 2.000 chữ ký ‎của các tổ chức, cá nhân cùng lời đề nghị chính phủ "ngay lập tức can thiệp và chặn nguồn hỗ trợ từ Trung Quốc cho dự án hiện đang đe dọa cuộc sống của người dân tại Thung lũng Omo và hồ Turkana.”

Cuộc biểu tình tại Nairobi đã tác động đến một quốc gia khác ở Châu phi là Sudan. Được cổ vũ bởi hoạt động biểu tình tại Nairobi, những người phản đối con đập Kajbar ở Sudan cũng đã quyết định thể hiện mối quan ngại của mình với đại sứ quán Trung Quốc tại đây.

Cuối năm ngoái, Tổng công ty Sinohydro của Trung Quốc đã giành được hợp đồng xây dựng đập Kajbar, như một phần của các bậc thang thủy điện trên sông Nile thuộc miền Bắc Sudan. Dự án này sẽ khiến 10.000 người phải di dời và ảnh hưởng đến khả năng bồi đắp phù sa của con sông. Con đập đã bị người Nubia phản đối mạnh mẽ vì họ vốn đã bị mất nhiều đất đai do các con đập trước đây.

Ngày 20 Tháng Hai, các nhà hoạt động Nubia đã đưa một bản kiến nghị tới đại sứ quán Trung Quốc tại Sudan, đề nghị công ty Sinohydro "thu hồi từ dự án này và liên hệ trực tiếp những người bị ảnh hưởng để thấy rằng họ hoàn toàn phản đối xây đập trên sông Nile”.

Khi kinh phí cho các đập chưa được phê duyệt, Sinohydro và chính phủ Trung Quốc vẫn còn cơ hội lắng nghe nhu cầu của người dân bị ảnh hưởng.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi là một chủ đề nhạy cảm, và các cuộc biểu tình chống lại các dự án này cho thấy nó có thể còn phức tạp hơn bề ngoài.

Trần Phú (Theo International Rivers, 23/02/11)

Nguồn: Thiennhien.net

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn