Trung Quốc nhắc lại 'cùng khai thác Trường Sa'

Vài lời miễn cưỡng – Đang bận, Tổng Biên tập lại giao việc viết vài lời làm chapeau cho bài báo này, đành viết như sau: nói với những người của hệ thống này thì phí lời, bắt tay họ thì bẩn tay, thậm chí nhìn họ thôi cũng thấy bẩn mắt – chẳng thế mà dân tình có câu “thấy mặt tắt ti vi”.

Nhắc lại: đây không chỉ nói tới riêng một cô tân đại sứ tên gì gì đó bên Ma-ní. Mà là nói toẹt vào cả hệ thống của họ. Một lũ người mặt mũi đã xấu xí, lại còn vênh váo. Lời lẽ thì ậm ọe, lúc thì ra oai nạt nộ, lúc thất thế thì câm như hến, khi giờ trò lý luận thì hổ lốn và cù lần hơn chão rách. Lũ người chỉ có một biệt tài: tổ chức tay chân bủa vây nhân dân, chia chác quyền lực và che chắn cho kín những vụ tham nhũng, đôi khi gặp vận bĩ cùng đường thì chỉ hứa hẹn suông.

Cứ nhìn khắp thế giới mà coi, đâu đâu cũng rứa.

Nhưng giời có mắt đấy, cả lũ các đồng chí ạ!

Phạm Toàn

Tân đại sứ Trung Quốc ở Philippines trấn an rằng nước bà không có ý định dùng sức mạnh quân đội để đe dọa các nước có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

clip_image001

Trung Quốc luôn nói "gác lại bất đồng, cùng khai thác"

Trong buổi họp báo ở tư dinh tại Manila, Đại sứ Ma Keqing nói với báo giới Philippines rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ để "tự vệ".

Bà nhắc lại lập trường là Trung Quốc muốn "cùng khai thác" trước khi giải quyết được tranh chấp.

"Chúng tôi không có tham vọng hay khả năng để đe dọa các nước...Những gì chúng tôi muốn làm là bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc, bảo vệ biên giới và chủ quyền," bà nói hôm thứ Năm.

Cùng khai thác

Được hỏi về kế hoạch gia tăng quân đội của Mỹ trong khu vực, bà nói Trung Quốc "đã phản ứng rất bình tĩnh".

"Châu Á Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc", bà tuyên bố.

Philippines gần đây kêu gọi tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, và sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn với Washington vào tháng Tư ở đảo Luzon và Palawan.

Đại sứ Trung Quốc, người vừa nhậm chức hai tháng trước, cố gắng tỏ ra hòa nhã và nói quan hệ quân sự là chuyện nội bộ mỗi quốc gia.

"Tùy các bạn thôi, [để có] quan hệ quân sự, kinh tế với các nước khác. Mỗi nước có chính sách tùy theo điều kiện quốc gia của mình".

Trong cuộc họp báo đầu tiên của mình, đại sứ Trung Quốc nói nước bà hy vọng có thể "tìm ra cách để bắt đầu thương lượng" về việc cùng khai thác ở Biển Đông.

"Là người Trung Quốc, chúng tôi kiên nhẫn. Nhưng với sự kiên nhẫn, khôn ngoan và thiện chí, chúng ta rồi cũng sẽ tìm ra cách".

Đại sứ Ma Keqing

"Là người Trung Quốc, chúng tôi kiên nhẫn. Nhưng với sự kiên nhẫn, khôn ngoan và thiện chí, chúng ta rồi cũng sẽ tìm ra cách".

"Trong khi chưa có giải pháp chung cuộc [cho tranh chấp Trường Sa], chúng ta nên gác lại khác biệt và cùng hợp tác".

Khi được hỏi Trung Quốc có định tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), đại sứ Trung Quốc nói nước bà "không chống lại cách diễn dịch cuộc tranh chấp dựa trên các quy định".

"Nhưng người ta không thể chỉ áp dụng vài điều của UNCLOS mà lại bỏ qua những điều khoản khác".

"UNCLOS chỉ là một hiệp định. Còn có những hiệp định khác", bà nói.

Mới đây nhất, ngày 6/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nhắc lại "có thể gác lại bất đồng, cùng khai thác trước khi giải quyết tranh chấp".

Việt Nam phản đối

Cũng trong ngày thứ Năm, từ Hà Nội, người phát ngôn ngoại giao của Việt Nam lên tiếng phản đối các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Thông cáo của ông Lương Thanh Nghị liệt kê một loạt "vi phạm" của Trung Quốc.

Trong đó có việc "Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý".

Ông Nghị nhắc lại: "Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông".

Lập trường của Trung Quốc lâu nay là không đàm phán với Việt Nam về Hoàng Sa, quần đảo mà nước này chiếm được sau trận đánh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974.

Nguồn: bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn