Con tin của luật im lặng

André Menras Hồ Cương Quyết

Nguyễn Huệ Chi dịch

Giải mã hiện tượng Bắc Kinh tăng tốc chiến lược bành trướng các vùng biển và những hải đảo quanh vùng. Việt Nam là nạn nhân chính của tình trạng này.

Ba năm nay, Bắc Kinh đã tăng tốc chiến lược bành trướng các vùng biển và những hải đảo quanh vùng. Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipinnes, Việt Nam bị tấn công hung bạo.

clip_image001[4]

Tuy nhiên, Việt Nam chắc chắn là nạn nhân chính của áp lực “Trung Hoa hóa” nói trên. Việt Nam đã bị mất một quần đảo và một phần của quần đảo khác (1). Trước mỗi một sự xâm lấn của Trung Quốc, trong tình thế đất nước hiểm nghèo, nhà cầm quyền Hà Nội, trong khi công khai loan báo những lời kháng nghị rắn rỏi, thực tế vẫn không có phản ứng tự vệ cụ thể nào cả. Thay vào đó, dư luận quốc tế chứng kiến một điệu nhảy dị thường về chính trị-ngoại giao kiểu bạo dâm giữa hai thủ đô: cứ sau mỗi trò bẩn mới của bọn Tàu, nhiều công dân Sài Gòn và Hà Nội biểu tình trên các đường phố bất chấp sự ngăn cấm; thế là dùi cui, bắt bớ, bỏ tù.

Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc

Một vài ngày sau, một phái viên của Chính phủ hoặc một viên chức cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam lập tức đánh đường vội vã sang Bắc Kinh để trấn an các đồng chí đảng anh em, công khai hứa chấm dứt các cuộc biểu tình và một lần nữa khẳng định “tình hữu nghị vĩnh viễn và sự hợp tác toàn diện giữa hai đảng anh em và hai nước”. Và đó, một cuộc xâm lược mới của Trung Hoa được tái khởi đầu. Đối với những người Việt Nam yêu nước, đó là một cơn ác mộng. Một số người thì nói đây là “sự thần phục”, số khác nói “đi theo quỹ đạo”, còn số nữa nói “phản quốc”.

Chấn thương tươi rói nhất và chắc chắn là nói rõ nhất về tấn thảm kịch này là sự chịu đựng hàng ngày của thân phận những ngư dân con tin miền Trung Việt Nam phải làm ăn sinh sống tại các khu vực quần đảo dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Một biên niên chính xác mặc dù không đầy đủ về các cuộc xâm lấn của Trung Quốc chỉ riêng ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã được xác lập. Những nguồn tài liệu sau đây là khách quan hơn cả: báo cáo của lực lượng phòng vệ bờ biển, báo chí chính thống, lời khai của nạn nhân. Nó xác nhận rằng, trong suốt thập kỷ qua, gần 1.400 ngư dân Việt Nam đã phải chịu đựng những nỗi đau của “tình hữu nghị rắn” của Trung Quốc. Tên các nạn nhân, ngày tháng, con số đăng ký những tàu cá bị khám xét, bị đánh chìm hoặc bị tịch thu, các biên bản bằng tiếng Trung Quốc kèm theo con dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền, những tài liệu ghi rõ khoản tiền chuộc khổng lồ mà các gia đình người bị bắt phải thanh toán tại ngân hàng Trung Quốc để giải thoát cho thân nhân của họ, tất cả mọi thứ đều có thể truy cập và kiểm chứng được.

clip_image002

Một cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 20 tháng 10 tại Munich đòi hỏi tôn trọng quyền chủ quyền của các dân tộc. Ảnh: dr

Một số ngư dân đã bị bắn giết, những người khác thì mất tích, tàu của họ bị húc chìm trong đêm tối, những người nữa biến mất trong những trận bão, ở ngay gần các hòn đảo mà kẻ chiếm đóng từ chối cho họ trú ẩn. Tất cả những người bị bắt đều bị xâm phạm thân thể, một số bị đánh đập dã man. Những tin tức gần đây nhất còn cho thấy có việc dí điện bằng dùi cui điện. Trong vòng mười năm, 413 người trong số họ, theo như tôi biết, đã bị giam giữ trên đảo Phú Lâm, từ nhiều ngày đến hàng mấy tháng.

Những tù nhân chiến tranh thật sự

Tất cả họ đều tả lại cùng một kịch bản: bị bịt mắt và còng tay vào một nhà giam 40 m2, sàn xi măng, mái phi-brô xi măng. Trong tháng 4 năm 2012, 21 ngư dân đã bị lèn chật ních tại đây suốt 49 ngày. Trong cái nóng ngột ngạt. Đói bụng tới mức phải gặm những lá chuối với được qua song sắt. Nước cấp theo hạn mức. Hầm cầu thối khẳm. Muỗi như trấu đến nỗi phải lấy áo che mặt để cố tìm giấc ngủ. Sự bùng phát của bệnh sốt rét và các bệnh đường ruột khác do nước lã và mỗi ngày hai bát cơm hẩm. Những lời khai được ghi lại cẩn thận trùng hợp với nhau gần như hoàn hảo: những người lao động hiền lành giữa biển này đang bị đối xử như những tù nhân chiến tranh thực sự. Bộ phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau tím tái” do tôi thực hiện gần một năm trước trên đảo Lý Sơn, nơi xuất phát của số ngư dân ấy, đã cung cấp cho mọi người lời nói của họ, cũng như lời nói của các góa phụ của những ngư dân đã không trở về.

Tuy nhiên, những tài liệu này có vẻ đã làm phiền phức nhiều đến thế giới ngoại giao, kinh doanh và thậm chí cả báo chí quốc tế.

Việc công chiếu bộ phim tại Việt Nam bị ngăn trở. Ở Montpellier, Hội trường quan hệ quốc tế đã từ chối nó. Ở Leizig, một nhà báo địa phương chính thức thổ lộ với chúng tôi rằng chủ đề này khá tế nhị khi các nhà máy BMW [tên hãng xe hơi Bringt Mich Werkstatt của Đức] và Porsche [cũng là thương hiệu nổi tiếng về các mẫu ô tô thể thao của Đức] của thành phố đang có những “áp phe” ngoạn mục tại Trung Quốc. Đã phải đoàn kết đấu tranh rất nhiều để tổ chức công chiếu được bộ phim ở 5 thành phố của Pháp, 7 thành phố lớn của Đức, Séc, Ba Lan … May mắn thay, Youtube đã mở rộng cửa với chúng tôi: hơn 460.000 khán giả đã truy cập bộ phim được lưu hành trên các trang web khác nhau với các phiên bản tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Nhật.

Cho đến nay chưa có tờ báo nào đề cập một cách cụ thể về số phận của các ngư dân này và gia đình họ. Chỉ có một bài viết tổng quát của AFP, một tờ tuần báo của Philippines “Buổi trưa tự do” và nhất là tờ “La Marseillaise” là đã mở ra cho chúng tôi một không gian ngôn từ để cố gắng phá vỡ luật im lặng đó.

Biểu tình cho quyền sống, nhân phẩm và việc làm

Kể cũng hơi nghịch lý, cho dù các hồ sơ về các vụ giam giữ là chắc nịch không bắt bẻ vào đâu được, các tổ chức như “Ân xá Quốc tế” (Amnesty International) hoặc “Theo dõi nhân quyền” (Human Rights Watch) vẫn giữ sự im lặng, tuy rằng họ thường hay bắt bẻ đến từng ly từng tí mỗi khi đụng tới quyền con người. Không một hội nghị quốc tế nào dành một tí không gian nhỏ nhất cho các ngư dân được đứng ra làm chứng.

Tại Munich, vào ngày 20 tháng 10, tôi đã biểu tình để bảo vệ quyền sống, nhân phẩm và việc làm của những con người ấy, bảo vệ chủ quyền của các dân tộc chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa, bên cạnh các công dân Việt Nam và bạn bè Đức của họ, thuộc tất cả chính kiến, tầng lớp xã hội, không phân biệt nghi thức, màu cờ. Như một thông điệp mạnh mẽ tại thành phố này, nơi mà vào năm 1938, cuộc đầu hàng nhục nhã đã mở đường cho chủ nghĩa bành trướng Hitler đi vào châu Âu. Có những tình huống mà im lặng là đồng nghĩa với hèn nhát. Hèn nhát tất sẽ phải trả giá, không ngày này ắt ngày khác, trong một thế giới đã trở nên quá nhỏ.

(1) Xem hai bài trên La Marseillaise của cùng một tác giả: 1. “Trung Hoa hóa vùng biển Đông Nam Á, một bầu không khí điện giật”, 17/05/2010; 2. “Leo thang quân sự”, 27/06/2011.

N.H.C.

Nguyên văn

clip_image003

Une manifestation a eu lieu le 20 octobre dernier à Munich pour exiger le respect du droit souverain des peuples. photo dr

Pékin accélère sa stratégie d’expansion sur les espaces maritimes et insulaires voisins. Le Vietnam est la principale victime de cette situation. Décryptage.

Ces trois dernières années, Pékin a accéléré sa stratégie d’expansion sur les espaces maritimes et insulaires avoisinants. Japon, Corée du Sud, Philippines, Vietnam ont subi de violents assauts.

Mais le Vietnam est sans conteste la principale victime de cette sinisation forcée. Il a déjà perdu un de ses archipels et une partie de l’autre (1). A chaque empiètement chinois, dans cette situation de danger national, les autorités d’Ha Noi, tout en émettant publiquement de fermes protestations, restent concrètement sans réaction défensive. Au contraire, l’opinion internationale assiste à un insolite ballet politico-diplomatique de type sado-maso entre les deux capitales : après chaque nouveau mauvais coup chinois, des citoyens de Saigon et d’Ha Noi protestent, descendent dans la rue malgré l’interdiction. Coups de matraque, arrestations, emprisonnements.

Une nouvelle agression chinoise

Quelques jours plus tard un envoyé de l’Etat ou un haut responsable du parti communiste vietnamien s’empresse d’aller à Pékin rassurer les camarades du parti frère, promet publiquement de mettre fin aux manifestations et réaffirme l’«amitié indéfectible et la coopération totale entre les deux partis frères et les deux pays». Et c’est reparti pour une nouvelle agression chinoise. Pour les patriotes vietnamiens c’est un véritable cauchemar. Certains parlent d’inféodation, d’autres de satellisation, d’autres encore de trahison.

La blessure la plus vivante et certainement la plus parlante de cette tragédie est le sort subi quotidiennement par les pêcheurs otages du centre du Vietnam qui doivent gagner leur vie dans les zones archipélagiques sous occupation chinoise, revendiquées par leur pays.

Une chronologie précise bien qu’incomplète des agressions chinoises subvenues dans la cette région des Paracels a été établie. Les sources de ce document sont des plus objectives : rapport de gardes-côtes, articles de journaux officiels, témoignages des victimes. Il atteste que, durant les dix dernières années, près de 1400 pêcheurs vietnamiens ont dû subir les affres de la virile amitié chinoise. Les noms des victimes, les dates, les numéros d’immatriculation des chalutiers arraisonnés, coulés ou confisqués , les procès-verbaux rédigés en chinois portant le cachet officiel des autorités, les documents mentionnant le versement par les familles des captifs d’énormes rançons aux banques chinoises contre libération de leurs proches: tout est accessible et vérifiable.

Certains pêcheurs ont été tués par balles, d’autres ont disparu, éperonnés de nuit, d’autres encore ont disparu pendant des tempêtes, à proximité des îles dont l’occupant leur refuse l’accès pour s’abriter. Tous ceux qui ont été arrêtés ont été physiquement malmenés, certains sévèrement tabassés. Les derniers en date ont connu les décharges de la matraque électrique. En ces dix années, quatre cent treize d’entre eux ont, en ma connaissance, connu la détention dans l’île de Phu Lam, de plusieurs jours jusqu’à quelques mois.

De véritables prisonniers de guerre

Ils décrivent tous le même scénario: les yeux bandés et menottés jusqu’à cette même geôle de 40 m2, au sol de ciment et au toit en fibrociment. En avril 2012, 21 pêcheurs y ont été entassés pendant 49 jours. Chaleur étouffante. La faim au ventre au point de grignoter des feuilles de bananiers accessibles à travers les barreaux. Rationnement de l’eau. Fosse d’aisance pestilentielle. Nuées de moustiques au point qu’il faille se couvrir le visage avec ses vêtements pour essayer de trouver le sommeil. Poussées de malaria et autres maux intestinaux dues à l’eau et la mauvaise qualité du bol de riz biquotidien. Les témoignages soigneusement enregistrés se recoupent quasi parfaitement: ces paisibles travailleurs de la mer sont traités en véritables prisonniers de guerre. Le film documentaire «Hoang Sa Vietnam: la meurtrissure» que j’ai réalisé il y a un moins d’un an sur l’île de Ly Son d’où partent certains pêcheurs, leur donne la parole ainsi qu’aux veuves des disparus.

Mais ces documents semblent beaucoup déranger le monde de la diplomatie, du business et même de la presse internationale.

Le film est empêché de projection au Vietnam. A Montpellier, la salle des relations internationales lui a été refusée. A Leizig, un journaliste local nous a officieusement confié que ce sujet était délicat à aborder au moment où les usines BMW et Porsche de la ville font de juteuses affaires en Chine. Il a fallu beaucoup de solidarité militante pour organiser des projections dans 5 villes françaises, 7 grandes villes allemandes, en Tchéquie, en Pologne… Heureusement, Youtube nous a ouvert de larges portes : plus de quatre cent soixante mille visiteurs sur les différents sites qui ont relayé le film dans ses versions française, vietnamienne et japonaise. Aucun journal n’a jusqu’ici parlé concrètement du sort de ces pêcheurs et de leurs familles. Seul un article général de l’AFP, un hebdomadaire Philippin le «Midi libre» et surtout «La Marseillaise» nous ont ouvert un espace de parole pour tenter de briser l’Omerta.

Manifestation pour le droit  à la vie, à la dignité, au travail

Assez paradoxalement, malgré la consistance du dossier sur les détentions, silence d’organisations telles qu’«Amnesty International» ou «Human rigths Watch» pourtant si pointilleuses dès qu’il s’agit des droits de l’Homme…Aucune conférence internationale n’a laissé le moindre petit espace aux pêcheurs pour témoigner.

A Munich, le 20 octobre, j’ai manifesté pour leur droit à la vie, à la dignité et au travail, pour le droit souverain des peuples, contre l’expansionnisme chinois, aux côtés de citoyens vietnamiens et de leurs amis allemands de toutes opinions, de toutes couches sociales, sans étiquette ni drapeau. Comme un message fort dans cette ville où en 1938, la capitulation honteuse a ouvert la voie européenne à l’expansionnisme hitlérien. Il est des situations où le silence est synonyme de lâcheté. Lâcheté qu’il faudra, un jour ou l’autre, payer dans un monde devenu si petit.

A.M.

(1) Voir La Marseillaise, deux articles du même auteur:

«Sinisation de la Mer du Sud-Est asiatique: une atmosphère électrique» 17/05/2010;

«L’escalade militaire» 27/06/2011

Nguồn: http://www.lamarseillaise.fr/herault/les-otages-de-l-omerta-28629.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn