Vì một tương lai không Chernobyl và Fukushima

Акция в Минске к 25-летию аварии на ЧАЭС "Зажжем свечи памяти"

Photo: RIA Novosti

Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân tai nạn phóng xạ được tổ chức vào ngày 26 tháng Tư. Vào ngày này năm 1986, tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra thảm họa khủng khiếp, buộc nhân loại phải suy tư nghiêm túc về độ an toàn của điện hạt nhân.

Nguyên tử hòa bình đã đi vào cuộc sống của loài người từ hơn năm chục năm trước. Các lò phản ứng hạt nhân đã tạo điều kiện không chỉ làm giảm "cơn đói năng lượng", mà còn cải thiện môi trường ở hàng loạt quốc gia. Có thể lấy nước Pháp như ví dụ điển hình. 75% năng lượng ở đất nước này nhận được từ các nhà máy điện hạt nhân, nhờ đó lượng khí carbon dioxide thải vào khí quyển đã giảm xuống 12 lần. Có vẻ như điện hạt nhân là lựa chọn lý tưởng. Thế nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra sự cố. Trong khi đó, suốt thời gian tồn tại năng lượng hạt nhân đã ghi nhận nhiều tai nạn và sự cố ở mức độ nghiêm trọng khác nhau tại các nước trên thế giới. Tổng cộng khoảng 400 vụ. Lớn nhất là thảm họa Chernobyl ở Ukraina, tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Mỹ tại Three Mile Island năm 1979 và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản "Fukushima-1" trong năm 2011. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, Fukushima đã vượt cả Chernobyl về tổng phát thải phóng xạ cao gấp hơn hai chục lần. Nguyên nhân gây tai nạn rất khác nhau, nhưng kinh nghiệm của các sự kiện này được các chuyên gia nghiên cứu đến từng chi tiết, ông Sergey Pikin Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng nhận xét.

“Điều chính yếu nhất là loài người trong tình huống tai nạn kỹ thuật hóa ra vô phương bảo vệ và dễ bị tổn thương. Vì vậy cần suy tính trước về những sự cố có thể xảy ra, thi hành những cố gắng trung hòa tác hại và giảm thiểu mức độ rủi ro. Ở đây quan tâm đến vấn đề an toàn là yêu cầu hết sức quan trọng”.

Trên thế giới ngày nay hiện hữu khoảng 440 - 450 lò phản ứng. Hơn 60 lò đang được xây dựng. Dù sao chăng nữa, vụ tai nạn mới nhất tại Nhật Bản đã phá hoại nghiêm trọng hình tượng uy tín của điện hạt nhân, dù đã mất gần ba thập kỷ khắc phục hệ quả sau thảm họa Chernobyl. Trong tương quan này, đã gia tăng nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế, ông Oleg Dvoinikov Tổng biên tập tạp chí "Chiến lược hạt nhân" nhận xét.

“Đương nhiên hiện hữu những phương án đối trọng thay thế. Có thể tạo ra cả các nhà máy điện khí hơi hỗn hợp và nhà máy điện đốt than. Nhưng đang có sự cân bằng công suất tối ưu. Giới chuyên viên nói rằng về nguyên tắc, có thể tồn tại trên hành tinh chứa gần một nghìn lò phản ứng hạt nhân. Vấn đề khác là song song với xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, cần phải giải quyết câu hỏi về chế xuất nhiên liệu hạt nhân và xử lý chất thải hạt nhân đã qua sử dụng. Nhưng các lò phản ứng vẫn có triển vọng trong 30 - 40 năm tới, và các cơ sở này sẽ được xây dựng thêm”.

Trong ngày 26 tháng Tư, ở nhiều thành phố của Nga, Belarus và Ukraina đều tổ chức hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tai nạn và thảm họa bức xạ. Tại 10 nước châu Âu, dưới khẩu hiệu "Vì một tương lai không Chernobyl và Fukushima", diễn ra “Tuần hành động toàn châu Âu”. Có những cuộc gặp mặt cảm động với những chuyên viên từng tham gia thanh lý tai nạn Chernobyl, những con người mà lòng can đảm và sự xả thân hy sinh đã giúp nhân loại vượt lên hậu quả khủng khiếp của cơn thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân bị sự cố.

Matxcơva tưởng niệm nạn nhân vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

ЧЕРНОБЫЛЬ АЭС

photo: RIA Novosti

Tai nạn xảy ra cách đây 27 năm.Những người tham gia xử lý tai nạn, con cháu của họ đã tập trung tại Quảng trường Suvorov. Họ dành một phút im lặng để tưởng nhớ các nạn nhân và thả những chiếc đèn lồng lên trời như biểu tượng của người đã khuất. Xe cứu hỏa đã bật đèn ở đây vào lúc 01:23 MSK - tại thời điểm khi 4 lò phát bị nổ. Tai nạn Chernobyl là thảm họa nhân tạo lớn nhất trong lịch sử "nguyên tử hòa bình".

Nguồn: http://vietnamese.ruvr.ru/2013_04_26/111808269/

***

Các nước kỷ niệm 27 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl

Ngày 26/4, ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã có nhiều hoạt động kỷ niệm 27 năm vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.

clip_image003

Người dân Ukraine thắp nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân Chernobyl tại Slavutich, cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 50 km (Ảnh: AFP/TTXVN).

Tại thủ đô Mátxcơva của Nga, những người từng tham gia xử lý tai nạn, con cháu của những người đã mất trong thảm họa này đã tới vườn hoa Suvorov để tham gia các hoạt động kỷ niệm. Họ đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân và thả những chiếc đèn lồng lên trời như biểu tượng của người đã mất.

Các xe cứu hỏa ở đây đã bật đèn vào lúc 01:23 (giờ Mátxcơva), thời điểm lò phản ứng số 4 phát nổ 27 năm về trước. Có tới 800.000 công dân Liên Xô đã được huy động để khắc phục hậu quả của vụ nổ thảm khốc này. Đây được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử "nguyên tử hòa bình".

Trong khi đó, tại Belarus, các hoạt động kỷ niệm thảm họa Chernobyl diễn ra trên khắp cả nước. Người dân đã đến các nhà thờ đạo Chính thống và đạo Thiên chúa để cầu nguyện cho những người đã mất và những người tiếp xúc với phóng xạ. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tới thăm những khu vực bị ảnh hưởng bởi phóng xạ từ vụ nổ nhà máy Chernobyl.

Belarus là quốc gia được các chương trình cứu trợ quốc tế quan tâm sau thảm họa Chernobyl. Trong thời gian tới, sẽ có chương trình mới về hành động chung khắc phục hậu quả vụ Chernobyl trong khuôn khổ các nước liên minh Belarus và Nga, giai đoạn 2013-2016.

Ukraine, quốc gia phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất của vụ nổ Chernobyl, cũng có nhiều hoạt động tưởng niệm những người thiệt mạng. Tại thủ đô Kiev, Ukraine, và các khu vực trung tâm đã diễn ra các buổi lễ cầu nguyện, mít tinh, và đặt vòng hoa tại các đài để tưởng nhớ những người thiệt mạng.

Ngày 26/4/1986, một loạt vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy Chernobyl, phá hủy lò phản ứng số 4 và gây phát tán phóng xạ khắp Ukraine, lan sang Belarus và khu vực phía Tây nước Nga.

Nhà máy điện hạt nhân này nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine 110 m về phía Bắc. Hiện khu vực xung quanh nhà máy vẫn trong tình trạng nhiễm xạ, đã được khoanh vùng cấm. Tuy nhiên, vấn đề môi trường và sức khỏe của người dân trong những vùng lân cận bị nhiễm xạ ở mức thấp hơn tiếp tục là thách thức lớn đối với Ukraine

Nguồn đọc thêm:

1. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=590793#ixzz2ReKAxLkC

2. http://www.xaluan.com/

Nguồn: xaluan.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn