Theo đuổi một giấc mơ vàng, thợ mỏ Trung Quốc đang trên đường trốn chạy tại Ghana

ADAM NOSSITERYiting SUN

The New York Times

10 tháng sáu 2013

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch

Cả thế giới ngày càng căm ghét người Tàu. Đó là một sự thực không thể chối cãi. Có gì đâu, để lấp được lỗ miệng của 1 tỷ 6 dân số (kể cả người tàu nội địa và người Tàu di dân), trong khi phần dôi ra hàng năm của nền kinh tế trong nước thì cung đốn cho bộ máy xa hoa của các ông chủ tư bản đỏ đang ngồi ở Trung Nam Hải và các thủ phủ của 33 tỉnh, khu tự trị, đặc khu kinh tế và thành phố lớn, cùng những bầu đoàn thê tử và tập đoàn lớn nhỏ của họ rải ra trên khắp đất nước, cũng như cung đốn cho việc vũ trang một bộ máy quân sự khổng lồ, là xêm xêm đủ, thì người dân Trung Quốc tất nhiên phải tỏa đi khắp mọi châu lục, không từ một nghề gì không làm, không từ một thủ đoạn nào không thi thố với dân bản xứ, không từ một chút của cải nào của địa phương mình nhập cư không vơ vét cho cạn kiệt. Và đó chính là chiến lược thế giới của Nhà nước cộng sản Trung Cộng, một chế độ lẽ ra đã bị nhân dân Trung Quốc chôn xuống hố từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước nếu không có bàn tay sắt máu của tên đồ tể Đặng Tiểu Bình.

Ngày nay Trung Quốc là con sư tử đói đang tỉnh giấc, quả vậy, nhưng nhân loại hôm nay cũng không còn là rừng hoang cho chúa tể sơn lâm. Khi chính quyền một nước như Ghana mà ít nhiều cũng phải thức tỉnh, thì những kẻ còn cả tin vào thằng anh láng giềng khốn nạn này để bám khư khư lấy chiếc ghế quyền lực mà vơ vét, tham nhũng, hãy dè chừng. Dân tộc Việt Nam chắc chắn không thua kém người dân Ghana trong ý thức về quyền được sống, quyền tự do dân chủ, cũng như chủ quyền đối với Tổ quốc máu thịt của mình. Tuy chỉ còn một Việt trong Bách Việt nhưng là cái Việt xương xẩu nhất đấy, không bao giờ nuốt trôi đâu – tuyệt đối không! – dù trong hàng ngũ quan quyền tạm thời có những Trọng Thủy ranh ma khéo luồn lách đến mấy!

Bauxite Việt Nam

clip_image001clip_image002[2]Dakar, Senegal - Những người may mắn đã trốn trong các trại ca cao và trong các công ty của người Trung Quốc làm chủ, sống sót với khoai và nước, di chuyển nơi lẩn trốn liên tục và run sợ trước triển vọng bị phát hiện bởi các lực lượng an ninh của Ghana. Những người không may mắn bị đánh đập, bị cướp và bị gom lại bởi binh lính Ghana.

Giấc mơ giàu có trong một vùng đất xa xôi đã bị đổ sụp đối với hàng trăm thợ mỏ vàng của Trung Quốc tại Ghana. Ít nhất 169 người trong số họ đã bị chính quyền Ghana tập trung lại trong tháng này; họ bị cáo buộc đột nhập vào Ghana hay cư ngụ quá thời hạn cho phép để khai thác vàng trái phép tại một trong các vùng mỏ vàng giàu nhất châu Phi.

"Chúng tôi không có thức ăn, không có nước uống, không dám ngủ", một người phụ nữ nhập cư Trung Quốc nói trong lúc đang trốn tránh chính quyền Ghana tại một nông trại ca cao vào cuối tuần trước, và cho biết thêm rằng còn có hơn 100 người khác cũng sợ bị bắt đang lẩn trốn. Cô nói rằng bây giờ nhóm người đã bỏ trốn này phải lẩn trốn một lần nữa, và họ hy vọng sẽ thoát được để trở về nước an toàn". Mọi người đang cố kiếm một cách nào đó để quay về lại Trung Quốc".

Các cuộc càn quét hàng loạt đã tiêm một vị đắng vào một mối quan hệ song phương vốn rất quan trọng đối với Ghana, đất nước từng xem Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất. Ghana có dầu và các loại khoáng sản giá trị khác, và các chuyên viên người Trung Quốc đang bận rộn xây dựng các tòa nhà thuộc các cơ quan văn phòng Bộ của Chính phủ, một con đập thủy điện khổng lồ và thậm chí cả một sân vận động.

Nhưng đi sâu thêm vào thành phần kinh tế thấp hơn, đám công nhân Trung Quốc – thợ ống nước, thợ điện, người bán hàng nhỏ – cũng đã góp phần vào câu chuyện thành công tại Tây Phi bằng cách thâm nhập vùng đất này để xoay xở đào xới; nhiều người trong số họ chạy trốn tình trạng nghèo khổ tại quê nhà.

Các lỗ trũng đầy ô nhiễm hiện nằm rải rác ở nông thôn Ghana phát sinh từ các mỏ có quy mô nhỏ đã là bằng chứng quá đủ cho các cơ quan Chính phủ, khiến họ bắt buộc phải quyết định một điều kiện cho việc thả những người di dân Trung Quốc bị bắt giữ vào cuối tuần qua, ấy là những người này phải lập tức rời khỏi Ghana. Hơn 200 người khác đã tự nguyện trình diện, và chính quyền Ghana tiếp tục áp lực mạnh, với một lực lượng đặc nhiệm chống khai thác bất hợp pháp "vẫn còn hoạt động", Michael Amoako-Atta, phát ngôn viên của cơ quan nhập cảnh Ghana cho biết.

Được thúc đẩy bởi sự oán giận cùng khắp của dân chúng Ghana đối với những người thợ mỏ Trung Quốc, các nhân viên an ninh Ghana đã đột kích các doanh trại, hầm mỏ và khách sạn, bất cứ nơi nào người nhập cư tập trung. Những người di dân Trung Quốc nói rằng cách thức làm việc của an ninh Ghana không được nhẹ nhàng.

"Các binh sĩ đã đập vỡ các cửa sổ và xông vào phòng của tôi", vợ của một thợ mỏ kể lại một cuộc đột kích ban đêm vào ngày 02 tháng 6 tại một khách sạn ở thị trấn khai thác vàng của Dunkwa. Họ hét với tôi "đi! đi! đi!" và "nhanh! nhanh! nhanh!" người phụ nữ nói, bà chỉ cho biết họ của bà là Huang. "Họ thậm chí còn đánh tôi".

Các binh sĩ đã không chỉ đơn giản là tìm cách bắt giữ, cô nói. "Họ không hỏi có phải chúng tôi là thợ mỏ vàng hay không", cô nói. "Trước tiên họ lấy tất cả tiền mặt. Nếu họ tìm thấy chìa khóa xe, họ tra hỏi chiếc xe nào là của tôi và họ cứ lái xe đi".

Cô cho biết cô được đưa đến một nhà tù địa phương nhưng đã tìm được cách chạy tiền để được thả. Những người khác đã được chuyển đến một trung tâm giam giữ ở Accra, thủ đô của Ghana, nhưng cô cho biết cô đã quyết tâm ở lại Ghana "bởi vì tôi là một nữ doanh nhân".

Các cuộc càn quét đã làm dấy lên nỗi sợ hãi trong người di dân Trung Quốc và sự giận dữ tại Trung Quốc, với hơn một triệu lời nhận xét về chủ đề này xuất hiện trên một blog quen thuộc. Các quan chức Trung Quốc cho biết họ đã phái nhân viên đến các khu mỏ để điều tra, trong khi các quan chức ở Quảng Tây, nơi mà nhiều người thợ mỏ gọi điện về nhà, đã kêu gọi người dân không đi đến Ghana. Đại sứ quán Trung Quốc đã đồng ý trả tiền thế chân, tiền phạt vi phạm luật nhập cư, chi phí trở về nước cho rất nhiều thợ mỏ.

"Chúng tôi đã ẩn trốn trong các nông trại ca cao trong ba ngày", Shi Jian, một thợ mỏ 34 tuổi đến từ tỉnh Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc cho biết. "Không có thức ăn, vì vậy chúng tôi chỉ ăn khoai".

"Khi cảnh sát quân đội (quân cảnh) đến, trước nhất họ tịch thu bất cứ vật gì có giá trị mà họ có thể lấy – vàng, tiền mặt", ông Shi cho biết. "Sau đó, họ tưới dầu diesel, mà chúng tôi dự trữ để chạy các máy phát điện, và đốt cháy tất cả các máy đào đất và các căn trại của chúng tôi".

Một cuộc đi bộ lén lút dài xuyên qua các bụi rậm trong một đêm hãi hùng, vượt thoát đến được khu nhà máy của một công ty Trung Quốc làm chủ tại Obuasi và họ đã che chở ông trước các nhà chức trách Ghana. "Chúng tôi chạy thật vội vàng đến công ty này vào ban đêm như những con chuột khi chúng chạy băng qua đường phố".

Những người khác mô tả họ đã co ro với nhau trong một nhóm lớn, hy vọng sẽ tránh bị phát hiện.

"Không có chút nghỉ ngơi nào", người phụ nữ trốn trong một nông trại ca cao cho biết vào cuối tuần trước. Lo sợ bị trả thù, cô chỉ cho biết họ của mình là Li, và thở thật sâu khi cô mô tả tình trạng khó khăn mình phải đương đầu. "Chúng tôi phải liên tục di chuyển sang một địa điểm mới trong nông trại ca cao sau mỗi giờ bởi vì chúng tôi không muốn dân làng thấy chúng tôi".

Bây giờ, cô ấy nói, nhóm của cô không còn hy vọng ở lại Ghana, và rời khỏi nông trại ca cao vào tối thứ Sáu để tìm đường đi tới thủ đô – và cuối cùng thì trở về lại Trung Quốc.

"Bây giờ chúng tôi không yêu cầu bất cứ điều gì", cô nói. "Chỉ cần để cho chúng tôi về lại Trung Quốc một cách an toàn".

Một số người chỉ mới bắt đầu hoạt động khai thác mỏ. Với các cuộc tấn công này, họ đã mất hết tất cả mọi thứ, họ nói.

"Tôi vừa đến làm việc trên khu vực này được hai tháng thì xảy ra vụ tấn công này. Tôi thậm chí không sản xuất được bất kỳ một số lượng vàng nào, và bây giờ tôi không còn bất cứ thứ gì", Pan Huarong, người đã lẩn trốn kể từ ngày 20 tháng Năm, khi biết được tin một cuộc tấn công sắp xảy ra, đã nói. Như những người khác, anh hầu như không có thời gian để thu nhặt một vài bộ quần áo trước khi bỏ chạy.

Các nhà phân tích ở Ghana cho biết Chính phủ có rất ít sự lựa chọn ngoài việc phải hành động chống lại những người thợ mỏ bất hợp pháp. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, về mặt lý thuyết, được kiểm soát bởi Chính phủ, và có nhiều cáo buộc rằng người Tàu sử dụng người dân Ghana như tấm bình phong để nhảy vào tham gia khai thác quặng mỏ với những quy mô nhỏ mà người nước ngoài bị cấm làm tại Ghana.

"Tệ nạn này cùng với tình trạng hoạt động phá hoại môi trường mà thủ phạm tham gia chủ yếu là người Trung Quốc và một số người Ấn Độ đã khiến dân chúng Ghana nổi giận", ông Emmanuel Gyimah-Boadi, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Dân chủ ở Accra nói. "Dân chúng đã thật sự bất bình, và đã áp lực Chính phủ phải có hành động cụ thể".

Những người di dân cho rằng chính quyền địa phương đã chấp nhận sự hiện diện của họ, với cái giá phải trả.

"Tim tôi đập rối tung lên mỗi ngày", Lan Qihua, một thợ điện từ Quảng Tây đến Ghana vào tháng Chín, cho biết. "Cảnh sát, quân đội, họ đến mỗi ngày. Đôi khi còn có các đối tác người Ghana, bảy hoặc tám người với nhau, vung dao phay và đòi tiền. Rất nhiều lần, tôi hoàn toàn bị kiệt sức, như là không có đủ oxy trong không khí".

Những người di dân Trung Quốc chỉ trích Đại sứ quán Trung Quốc ở Ghana đã không làm nhiều hơn để bảo vệ họ. "Chúng tôi gọi Đại sứ quán", ông Shi cho biết. "Họ nói với chúng tôi: "Tất cả các người đều là nhập cư bất hợp pháp, sao bây giờ còn dám gọi chúng tôi?"

.

Bây giờ, nguyện vọng duy nhất của nhiều người Trung Quốc là rời khỏi Ghana. Luo Mingjun, 35 tuổi, nói rằng ông từng làm việc trong một nhà máy ở Yiwu, tỉnh Chiết Giang, nhưng ông chủ của ông làm chủ một mỏ vàng ở Ghana đã gửi ông tới làm việc ở đó vào cuối năm ngoái. Ông và 10 thợ mỏ Trung Quốc khác đã trốn thoát khỏi khu vực khai thác vào ban đêm, ông nói, không thể lấy lại đồ đạc của mình đã để trong phòng trọ tại Dunkwa.

"Tôi cảm thấy rất không an toàn vì tính cách bạo lực mà chính quyền Ghana đã thi hành dựa trên pháp luật của họ", ông nói, "vì vậy tôi rất muốn quay trở lại Trung Quốc".

Adam Nossiterờng thuật từ Dakar, Yiting Sun từ Accra, Ghana. Chris Stein đã góp phần ờng thuật từ Accra.

Nguồn:

http://www.nytimes.com/2013/06/11/world/africa/ghana-cracks-down-on-chinese-gold-miners.html?pagewanted=2&_r=0&nl=todaysheadlines&emc=edit_th_20130611

Chasing a Golden Dream, Chinese Miners Are on the Run in Ghana

By ADAM NOSSITER and YITING SUN

Published: June 10, 2013

DAKAR, Senegal — The lucky ones have hidden out on cocoa farms and in Chinese-owned companies, surviving on yams and water, moving about constantly and trembling at the prospect of being discovered by Ghana’s security forces. The unlucky ones have been beaten, robbed and swept up by soldiers.

clip_image003

A dream of wealth in a far-off land has been turned on its head for hundreds of Chinese gold miners in Ghana. At least 169 of them were rounded up by the government this month, accused of sneaking into the country and overstaying visas to illegally mine one of Africa’s richest gold fields.

“We have no food, no water, no sleep,” a Chinese migrant said as she hid from the government on a cocoa farm late last week, adding that more than 100 others were there too, fearing arrest. Now the group has fled again, she said, hoping to make it safely back home. “Everyone is scrambling for a way to go back to China.”

The mass roundups have injected a bitter twist into a relationship that is vital for Ghana, which counts China as one of its most important economic partners. Ghana has oil and other coveted minerals, and the Chinese are busy there erecting government ministry buildings, a giant dam and even a stadium.

But much further down the economic scale, Chinese workers — plumbers, electricians, small shopkeepers — have also made their way to a West African success story to dig up the land, many of them fleeing poverty at home.

The polluted holes that now dot the Ghanaian countryside from these small-scale mines have proved too much for the government, which agreed over the weekend to release the migrants it was holding as long as they left the country. More than 200 others have given themselves up voluntarily, and the pressure continues, with an anti-illegal mining task force “still in operation,” said Michael Amoako-Atta, a spokesman for the Ghana immigration service.

Spurred on by popular resentment toward the Chinese miners, the Ghanaian authorities have raided camps, mines and hotels, wherever the migrants gather. Their methods, the Chinese migrants say, have not been gentle.

“The soldiers broke my windows and came into my room,” said a miner’s wife, recounting a nighttime raid on June 2 at a hotel in the gold-mining town of Dunkwa. “They just yelled ‘Go! go! go!’ and ‘Fast! fast! fast!’ at me,” said the woman, who gave only her last name, Huang. “They even hit me.”

The soldiers were not simply seeking to make arrests, she said. “They didn’t ask whether we were gold miners,” she said. “They just took all the cash away first. If they found any car key, they would also ask you which car is yours and they would drive the car away.”

She said she was taken to a local jail but managed to buy her way out. Others were sent to a detention center in Accra, the capital, but she said she was determined to stay in the country “because I’m a businesswoman.”

The roundups have stoked fear among the Chinese migrants and anger at home, generating more than one million posts about the topic on one popular microblog. Chinese officials said they had dispatched personnel to mine sites to investigate, while the authorities in Guangxi, the Chinese region that many of the miners call home, have urged residents not to go to Ghana. The Chinese Embassy has agreed to pay bail, fines for breaking the immigration law and passage home for scores of the miners.

“We went to hide in cocoa farms for three days,” said Shi Jian, a 34-year-old miner from Guangxi Province in southern China. “There was no food, so we ate yams only.”

“When the military police came, they first took whatever valuables they could take — gold, cash,” Mr. Shi said. “Then they poured out the diesel we keep on the site to power the generators and burned all of our excavators and camps.”

A long furtive walk in the bush preceded a nighttime dash to a Chinese-owned company in Obuasi that sheltered him from the authorities. “We scurried to this company at night like rats crossing streets.”

Others described a huddling together in a large group, hoping to evade detection.

“There is no rest,” the woman who hid on a cocoa farm said late last week. Fearing reprisals, she gave only her last name, Li, and took deep breaths as she described her predicament. “We have to move on to a new spot in the cocoa farm every hour because we don’t want the villagers to see us.”

Now, she says, the group no longer hopes to stay in Ghana, having abandoned the cocoa farm on Friday night to make its way to the capital — and eventually back to China.

“We don’t ask for anything now,” she said. “Just let us go back to China safely.”

Some had only recently begun mining operations. With the raids, they have lost everything, they said.

“I’ve been working on my site for only two months and then came this raid. I haven’t even produced any gold, so now I don’t have anything left,” said Pan Huarong, who had been in hiding since May 20, when word of an impending raid came down. Like others, he barely had time to gather up a few clothes before fleeing.

Analysts in Ghana said the government had little choice but to act against the illegal miners. Mineral concessions, in theory, are controlled by the government, and many accuse the Chinese of using Ghanaians as fronts to engage in small-scale mining from which foreigners are otherwise barred.

“It comes in the context of growing public agitation over the destructive, quite predatory, medium-scale mining operations engaged in mainly by the Chinese and some Indians,” said Emmanuel Gyimah-Boadi, executive director of the Center for Democratic Development in Accra. “The public has been quite agitated, and has put a lot of pressure on the government to act.”

The migrants suggested that the local authorities had tolerated their presence, at a price.

“Every day my heart was trembling,” said Lan Qihua, an electrician from Guangxi who came to Ghana in September. “Police, military, they came every other day. Sometimes our Ghanaian partners came, too, seven or eight people together, brandishing machetes and asking for money. A lot of the time I was just totally exhausted, like there wasn’t enough oxygen in the air.”

The migrants are critical of the Chinese authorities in Ghana for not doing more to protect them. “We called the embassy,” Mr. Shi said. “They told us, ‘You are all illegal; how dare you to call us now?’ ”

Now, the only aspiration of many is to leave the country. Luo Mingjun, 35, said that he formerly worked in a factory in Yiwu, in Zhejiang Province, but that his boss owned a gold mine in Ghana and sent him to work there late last year. He and 10 other Chinese miners escaped from the mining site during the night, he said, unable to retrieve the belongings they had left behind in their rented room in Dunkwa.

“I feel very insecure because of the violent way Ghana has enforced its law,” he said, “so I want to go back to China very much.”

Adam Nossiter reported from Dakar, and Yiting Sun from Accra, Ghana. Chris Stein contributed reporting from Accra.

Các dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn