Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 19)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Đàm phán các Chế độ Pháp lý Mới:

Bàn Tròn Ba Lan và Cách mạng được Dàn xếp của Nam Phi

Heinz Klug

Quá trình thay đổi chính trị được thương thuyết mà đã là tiêu điểm của hội thảo của Đại học Michigan “Communism’s Negotiated Collapse: The Polish Round Table, Ten Years Later – sự Sụp đổ được Dàn xếp của Chế độ Cộng sản: Bàn Tròn Ba Lan, Mười Năm Nhìn lại,” dựa trên tiền đề rằng các quá trình này có thể thiết lập các chế độ chính trị mới. Một thỏa thuận được đàm phán để hủy bỏ địa vị đặc biệt của Đảng Cộng sản ở Ba Lan – giống thỏa thuận để thừa nhận các quyền chính trị của tất cả những người Nam Phi – ngụ ý không chỉ một sự thay đổi về những dàn xếp chính trị mà cả một sự thay đổi cơ bản về cấu trúc hợp hiến của chính phủ, về các quy tắc cơ bản của trò chơi chính trị. Từ góc nhìn pháp lý, các sự kiện này tiêu biểu cho một con đường cá biệt cho việc thiết lập một chế độ chính trị và pháp lý mới. Mặc dù cách mạng, sự thất bại quân sự, sự phi thực dân hóa hay các cuộc đảo chính quân sự trong hầu hết thế kỷ thứ hai mươi đã là các điềm báo trước thông thường đối với một sự tái cấu trúc cơ bản của một nhà nước, thế kỷ đã kết thúc với một làn sóng của những thay đổi chính trị gây ra chủ yếu thông qua các quá trình của thương lượng công khai giữa nhà nước và phe đối lập, dẫn đến dân chủ hóa và chuyển giao quyền lực. Rằng những hiện tượng mới này xảy ra ở nhiều nước trên ba lục địa khác nhau ít nhiều đồng thời – bao gồm Chile, Ba Lan và Nam Phi – đã quả thực là độc nhất.

Trong thời gian hội thảo Michigan, Michael Kennedy đã nhận diện một số nét chung cơ bản mà đã đặc trưng cho các quá trình Nam Phi và Ba Lan về chuyển đổi dân chủ, bao gồm: (1) những giới hạn ý thức hệ vốn có lên cải cách nhà nước đơn phương; (2) sự ăn mòn của hệ tư tưởng thống trị, kết đôi với sự huy động quần chúng bởi phe đối lập; (3) sự tồn tại của những đàm luận tôn giáo mạnh mẽ đề xuất tầm nhìn về sự thay thế hòa bình khả dĩ; (4) sự chấp nhận và đi theo một con đường được thừa nhận về mặt quốc tế đến dân chủ hóa; và cuối cùng, (5) việc tạo ra một chính phủ “bị hạn chế về mặt hợp đồng nhưng được lựa chọn một cách dân chủ.”

Đáng chú ý, “những nét chung” này được nhận diện bởi Michael Kennedy đề cập đến cả các điều kiện tiên quyết của các cuộc đàm phán và các kết quả nhưng đã không đề cập đến bản thân quá trình đàm phán. Phải là nhiệm vụ so sánh để nhận diện những sự tương tự và những sự khác biệt bên trong những chuyển đổi được thương lượng này mà sẽ làm nổi bật ý nghĩa của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn đã bắt đầu ở Ba Lan. Cả những giới hạn ý thức hệ lên cải cách nhà nước và sự xói mòn của ý thức hệ đó trong bối cảnh của sự phản đối quần chúng có thể được đặc trưng như các điều kiện mà dưới đó những người giữ vai trò chính đã nhận ra rằng họ đã không còn có thể tiếp tục cai trị cũng như chẳng thể vẫn ở trong đối lập với bất kỳ lợi thế nào nữa: họ đã ở vị thế cùng yếu. Sự tồn tại của những đàm luận tôn giáo, trong khi là trung tâm ở Ba Lan, có thể không quan trọng đến thế ở nơi khác. Mặc dù Nam Phi là một nước theo tôn giáo sâu sắc và chủ yếu theo Ki tô giáo, tôn giáo đã không cung cấp một tầm nhìn thay thế khả dĩ; những người giữ vai trò chính ở cả hai bên của sự chia rẽ chính trị đã tin rằng họ đã có Chúa ở phía họ và đã dùng các nguồn kinh thánh để biện minh cho các đòi hỏi và hành động mâu thuẫn của họ. Yếu tố thứ tư nhấn mạnh bầu không khí quốc tế mà đã giúp xác định các lựa chọn thực tế sẵn có cho các bên xung đột, và yếu tố cuối cùng đề cập chỉ đến kết quả trực tiếp của các cuộc đàm phán. Tôi sẽ gợi ý rằng có những sự khác biệt cũng như những sự giống nhau quan trọng trong hai trường hợp này.

Trước khi thử làm việc này, tôi muốn trình bày một mô tả ngắn về quá trình Nam Phi. Sau bốn mươi năm của sự cai trị apartheid – một hệ thống ý thức hệ dựa trên các quan niệm phân biệt chủng tộc về ưu thế của người da trắng và đã được xây dựng trên quyền lực chính trị của thiểu số da trắng của Nam Phi – nhà nước Nam Phi đã thấy mình bị cô lập về mặt quốc tế và đối mặt với những mức độ phản kháng trong nước chưa từng có. Bất chấp một số nỗ lực cải cách, kể cả chấp nhận một chính sách phát triển tách biệt cho những người da trắng và những người da đen, và muộn hơn, sự chấp nhận một hiến pháp ba chủng tộc cho các nhóm thiểu số – người da trắng, người Ấn Độ và người “da màu” – sự tiếp tục loại trừ đa số người Phi châu đã loại trừ bất kỳ giải pháp nào cho cuộc xung đột. Mặc dù một loạt các bước – kể cả các cuộc nói chuyện với Nelson Mandela ở trong tù, việc thả một số từ nhân chính trị chủ chốt và thậm chí sự tiếp xúc bí mật với Hội Nghị Dân tộc Phi (ANC) – đã đi trước các cuộc đàm phán, quá trình trên thực tế đã được bắt đầu bởi việc chính phủ đơn phương bỏ việc cấm các phong trào chính trị da đen, kể cả ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi. Ngay cả khi đó, chính phủ và ANC đã vẫn rất xa nhau. Trong việc chấp nhận nhu cầu để đàm phán, chính phủ đã cho rằng điểm cốt yếu của họ là một hệ thống chia sẻ quyền lực được ghi trong hiến pháp dựa trên tộc người với quyền phủ quyết được giữ bởi các nhóm thiểu số, kể cả những người da trắng. Mặt khác, ANC đã tin rằng chính phủ phải chuyển giao ngay lập tức quyền lực cho một “chính phủ lâm thời” để trông coi các cuộc bầu cử cho một hội đồng lập hiến được bầu cử một cách dân chủ, mà sẽ có quyền không bị hạn chế để tạo ra hiến pháp hậu-apartheid của Nam Phi.

Thởi kỳ giữa tháng Hai 1990 và việc tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Nam Phi trong tháng Tư 1994 giống với kinh nghiệm Bàn Tròn ở Ba Lan. Không giống các bàn tròn Đông Âu, quá trình Nam Phi không thể được xem như một tập hợp đơn nhất của các cuộc gặp giữa chính phủ và phe đối lập. Đúng hơn nó đã gồm – tại mức các cuộc gặp chính thức – ba pha riêng biệt: các cuộc đàm phán về các cuộc đàm phán; các cuộc gặp Codesa mà đã dẫn đến một sự đổ vỡ tạm thời của các cuộc đàm phán; và, cuối cùng, Diễn đàn Thương lượng Đa Đảng mà trong đó các đảng đã thương lượng hiến pháp “tạm thời” và những dàn xếp chuyển tiếp dẫn đến việc tổ chức các cuộc bầu cử đầu tiên. Một khi các cuộc bầu cử được tổ chức và hiến pháp tạm thời có hiệu lực, thì sự chuyển đổi dân chủ bước vào pha tiếp theo – không khác các thời kỳ tiếp sau của sự thay đổi chính trị tiếp tục mà đã đặc trưng cho những kinh nghiệm châu Âu. Sự khác biệt ở Nam Phi sau các cuộc bầu cử, tuy vậy, đã là sâu sắc: sự chuyển quyền lực chính trị từ cũ sang mới chỉ đã tăng tốc, với bất kỳ các cuộc đàm phán nào giữa các đảng trong Hội đồng Lập Hiến và Quốc hội tập trung vào tạo ra Hiến pháp “cuối cùng” năm 1996.

Trong so sánh những kinh nghiệm Nam Phi và Ba Lan, có một số khác biệt quan trọng mà sẽ có ý nghĩa trung tâm lên sự đánh giá của chúng ta về những kinh nghiệm này. Thứ nhất, vai trò của bạo lực và mối quan hệ của nó với quá trình đàm phán là hoàn toàn khác. Thứ hai, mối quan hệ giữa tính liên tục pháp lý và sự thay đổi hiến pháp đã định khung cả bản chất của những đòi hỏi của phe đối lập và lập trường của chính phủ một cách khác hoàn toàn. Thứ ba, cả cơ sở chính thức lẫn phi chính thức cho việc ra quyết định trong các cuộc đàm phán đã khác. Thứ tư, sự hiểu và mô tả đặc trưng của chúng ta về kết quả nêu ra câu hỏi về định thời gian: tại điểm nào chúng ta có thể coi những kết quả của các cuộc đàm phán đã bị thay thế bởi các sự kiện tiếp sau? Cuối cùng, câu hỏi về định thời gian, cả theo nghĩa của các điều kiện cho các cuộc đàm phán – về mặt quốc tế và địa phương – và về mặt quá trình của bản thân các cuộc đàm phán, phân biệt các cơ hội và những ràng buộc lên các bên trong hai trường hợp này.

Không giống kinh nghiệm Ba Lan, mà, bất chấp việc nhà nước áp đặt quân luật và các hành động tàn bạo khác, đã về cơ bản vẫn phi-bạo lực, sự chuyển đổi Nam Phi đã đi cùng với những mức độ bạo lực chưa từng thấy. Thực ra, là công bằng để nói rằng quá trình theo nhiều cánh đã được thúc đẩy và định hình bởi sự leo thang của bạo lực trong thời gian chuyển đổi chính trị và đe dọa bạo lực lớn hơn nếu các cuộc đàm phán thất bại. Bạo lực đã có nhiều hình thức: gần nội chiến ở Kwa-Zulu/Natal giữa ANC và những người ủng hộ Đảng Tự do Inkatha (Freedom Party - IFP); những cố gắng do nhà nước bí mật xúi bẩy để phá vỡ sự tổ chức ANC và giải ngũ những người ủng hộ ANC ở nhiều phần khác của đất nước; một loạt vụ giết và ám sát những người ủng hộ, các nhà tổ chức và các lãnh tụ ANC; và cuối cùng, một sự nổi loạn xấu số bởi những kẻ phát xít mới da trắng những người đã mưu toan trong các tuần trước bầu cử để xúi giục sự ly khai của bantustan* Bophuthatswana như một phần của nỗ lực của họ để dừng sự chuyển đổi. Thế nhưng tác động của bạo lực đã là để xây dựng, theo thời gian, một trung tâm của các nhà hoạt động và các chính trị gia những người đã hiểu rằng con đường tiến lên phía trước duy nhất, và hy vọng duy nhất về giảm mức bạo lực chính trị, đã là tiếp tục sự chuyển đổi dân chủ. Theo nhiều cách, bạo lực, và những phản ứng lại với nó, đã khiến các nhà đàm phán của chính phủ nhận ra rằng mục tiêu của họ về một thời kỳ chuyển đổi không hạn định, hay ít nhất mười lăm năm, đã là không thể biện hộ được – tác động kinh tế và xã hội của bạo lực đã đòi hỏi một sự chuyển tiếp nhanh hơn sang dân chủ hoàn toàn.

Một sự phân biệt quan trọng thứ hai là các giả thiết pháp lý hay hiến pháp mà đã làm nền cho các tập hợp khác nhau của các cuộc đàm phán. Ở Ba Lan, cả chính phủ và phe đối lập đã bước vào các cuộc Đàm phán Bàn Tròn giả sử một quá trình cải cách pháp lý, bắt đầu với việc hợp pháp hóa Đoàn kết và các hệ lụy của nó cho câu hỏi lập hiến chính: địa vị đặc biệt của Đảng Cộng sản bên trong trật tự hiến pháp. Ngược lại, quá trình Nam Phi đã có thể chỉ bắt đầu một khi đã có sự hiểu rằng sự thay đổi hiến pháp cơ bản đã là vấn đề trung tâm. Mặc dù chế độ đã bước vào các cuộc đàm phán với sự tin rằng nó có thể sắp đặt một thời kỳ chia sẻ quyền lực dựa trên sắc tộc, vào thời gian các cuộc đàm phán kết thúc, trật tự hiến pháp “tạm thời” đã được thống nhất bởi các đảng chính đã tạo ra một cách rõ ràng cho một sự cai trị đa số. Mặc dù cả hai quá trình đã dính líu đến một loạt các bước theo hướng dân chủ hoàn toàn, bản chất thuộc địa thực chất của bối cảnh Nam Phi đã làm cho nó hoàn toàn rõ ràng rằng, một khi việc bỏ phiếu được thực hiện bởi đa số người da đen, thì cả hệ thống cũ lẫn các chính trị gia của nó và cơ sở xã hội ủng hộ nó sẽ không bao giờ lại thi hành quyền lực chính trị nữa. Như thế bất chấp sự khăng khăng bởi chế độ cũ ở Nam Phi rằng có sự liên tục pháp lý – tức là, rằng chế độ cũ chính thức ban hành hiến pháp “tạm thời” – không giống Ba Lan, thực tế đã có một sự gián đoạn chính trị ngay lập tức, hoàn toàn, và chung cuộc. Khi Mandela đã đảm đương chức Tổng thống, đã chẳng bao giờ có thể có một chính phủ được bầu, được thiểu số da trắng kiểm soát ở Nam Phi nữa.

Sự khác biệt này được làm rõ hơn bởi sự hiểu bản chất của quá trình ra quyết định được chấp nhận bên trong các cuộc đàm phán Nam Phi và bên trong Chính phủ Thống nhất Dân tộc (Government of National Unity-GNU) “chia sẻ quyền lực” mà đã được long trọng ghi trong Hiến pháp tạm thời. Bất chấp khá nhiều đảng tại Codesa và muộn hơn tại Diễn đàn Thương lượng Đa Đảng, nguyên tắc về “đủ đồng thuận” đã được chính thức chấp nhận như phương tiện bảo đảm sự tiến bộ. Mặc dù khái niệm này đã không được làm rõ hoàn toàn, thực tế nó đã có nghĩa rằng chừng nào chính phủ Đảng Quốc gia và ANC đã thống nhất ở một điểm cá biệt thì đã có đủ đồng thuận. Trong khi việc này đã dẫn đến sự bất bình lớn về phía của IFP, nguyên tắc đã phản ánh có hiệu quả thực tế quyền lực bên trong quá trình. Chính phủ đã tin rằng sự dàn xếp này phải được chính thức cố thủ như cơ sở của sự chia sẻ quyền lực trong nhánh hành pháp của GNU. Tuy vậy, ANC đã khăng khăng rằng các quyết định bên trong nội các sẽ, trong trường hợp không đạt đồng thuận, được đưa ra bởi đa số phiếu. Điều này, kết hợp với sự thực rằng các vị trí bên trong GNU được phân bổ theo tỷ lệ phiếu bầu mỗi đảng đã nhận được trong các cuộc bầu cử, đã có nghĩa rằng các nhà đàm phán đã hiểu rằng mức độ chia sẻ quyền lực được bảo đảm bởi hiến pháp thực ra là khá hạn chế. Đảng Quốc gia cũ sẽ có các ghế trong nội các và như thế tiếp tục kiểm soát một số bộ, nhưng Mandela sẽ tự do để cai trị, và ANC sẽ có khả năng để khẳng định việc thực hiện cương lĩnh riêng của mình. Trong thực tế, việc này đã dẫn đến Đảng Quốc gia rút lui khỏi GNU sớm hơn nhiều trước sự kết thúc được bảo đảm là năm năm và ANC thấy rằng vấn đề thực hiện các chính sách của nó nằm nhiều hơn trong bộ máy công chức, mà các vị trí cũng đã được bảo đảm như một phần của thỏa thuận được thương lượng, và trong sự thiếu của chính nó về năng lực công chức.

Chính yếu tố cuối cùng này, bản chất của chính phủ sau bầu cử, mà cũng phân biệt hai tập hợp này của các cuộc đàm phán. Bất chấp cam kết chính thức về chia sẻ quyền lực ở Nam Phi, thực ra, các cuộc bầu cử 1994 đã thấy sự thay đổi cuối cùng về quyền lực. Trong năm năm tiếp theo, sự chuyển dịch đó đã được củng cố thông qua việc viết hiến pháp cuối cùng và sự biến đổi chậm của hầu hết các định chế trung ương của quyền lực chính trị. Trong khi các di sản của apartheid và thực tế của quyền lực kinh tế và đặc ân là chậm để thay đổi, ở Nam Phi, các cuộc đàm phán quả thực đã dẫn đến một cuộc cách mạng chính trị và hiến pháp. Đáng chú ý, cả sự thực về sự sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và mức huy động xã hội và chính trị đã đạt được ở Nam Phi bởi phong trào chống- apartheid trong các năm 1980, đã có nghĩa rằng các bối cảnh quốc tế và nội địa mà trong đó các cuộc đàm phán “bàn tròn” Nam Phi đã xảy ra – từ tháng Hai 1990 đến tháng Mười Hai 1993 – đã biến đổi đáng kể rồi và đã hoàn toàn khác các bối cảnh mà trong đó Bàn Tròn Ba Lan đã xảy ra. Mặc dù nhà nước Nam Phi đã áp đặt tình trạng khẩn cấp tàn bạo vào cuối các năm 1980, mức phản kháng chống chế độ và sự huy động xã hội mà đã nổi lên như các điều kiện đã bắt đầu thay đổi trong năm 1989 đã làm cho nó là một bối cảnh hoàn toàn khác bối cảnh của Ba Lan.

Bất chấp những sự khác biệt này, tuy vậy, thật đáng chú ý, căn cứ vào sức mạnh chính trị và quân sự hiển nhiên được giữ lại bởi cả nhà nước Nam Phi và nhà nước Ba Lan, rằng các chế độ cũ không chống nổi một quá trình mà trong đó họ thực tế đã buộc phải ít nhiều từ bỏ độc quyền về quyền lực nhà nước chính thức mà họ đã hưởng một cách chính thức. Về mặt này Bàn Tròn Ba Lan, trong khi đã không hoàn toàn độc nhất (các cuộc đàm phán đã rõ ràng có trên chương trình nghị sự ở Nam Phi vào cuối các năm 1980) đã chuẩn bị cho các nước khác khi họ bắt đầu đi theo con đường tương tự.

Các cuộc Đàm phán Nam Phi

Cuộc cách mạng được thương lượng của Nam Phi đã bắt đầu với việc bỏ cấm các phong trào chính trị. Việc này đã dẫn đến một loạt cuộc gặp gỡ sơ bộ trong đó ANC đã khăng khăng rằng chính phủ thi hành các điều khoản của Tuyên bố Harare, một tuyên bố được quốc tế chấp nhận mà đòi hỏi chế độ apartheid: thả toàn bộ tù nhân chính trị; bỏ việc cấm các tổ chức chính trị; di chuyển nhân viên quân sự khỏi các thị trấn của người da đen; ngừng các cuộc hành hình chính trị; chấm dứt trạng thái khẩn cấp; và hủy bỏ tất cả pháp luật được thiết kế để hạn chế hoạt động chính trị. Trong một loạt “các cuộc đàm phán về các cuộc thương lượng,” bắt đầu với cuộc gặp Groote Schuur trong tháng năm 1990, ANC đã tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với chính phủ để bảo đảm việc thực hiện các điều kiện tiên quyết Harare. Những thỏa thuận này đã cho phép ANC bắt đầu thiết lập lại một sự hiện diện pháp lý trong nước như một phần của quá trình hướng tới bình thường hóa hoạt động chính trị. Tuy vậy, vào tháng Mười Hai 1990, khi ANC tổ chức hội nghị tham vấn hợp pháp đầu đầu tiên của nó ở Nam Phi trong hơn ba mươi năm, số hội viên hợp pháp tăng nhanh của nó đã phản ứng lại một cách đột ngột với sự gia tăng bạo lực được chỉ huy bởi các lực lượng bí mật và những người ở nhà tập thể do IFP sắp đặt chống lại cộng đồng người da đen. Kêu gọi cầm vũ khí và huấn luyện quân sự, các thành viên và các nhà hoạt động mới này nhắc nhở ban lãnh đạo rằng cuộc chiến đấu vũ trang chống lại apartheid vẫn đã chưa bị đình chỉ một cách chính thức.

Thoạt đầu đã có vẻ rằng ban lãnh đạo ANC sẽ đáp lại áp lực từ các thành viên của mình và đòi hỏi rằng một sự chấm dứt bạo lực được đưa thêm như một điều kiện tiên quyết đối với các cuộc đàm phán. Nhưng không bao lâu đã trở nên rõ ràng từ hình mẫu của bạo lực, đặc biệt là cách, mà theo đó nó tăng cao, trùng với các sáng kiến chính trị của ANC, rằng nếu một sự chấm dứt bạo lực là điều kiện tiên quyết thêm cho các cuộc đàm phán, thì nhà nước sẽ ở vị thế mạnh hơn để kiểm soát sự chuyển đổi. Mặc dù luôn luôn đã phủ nhận, cả ứng xử của các đơn vị cảnh sát và quân đội của chế độ cũ, cũng như những tiết lộ thi thoảng về các dự án bí mật, kể cả việc tài trợ và cung cấp vũ khí cho IFP, đã làm cho nguồn của bạo lực rõ ra. Thay cho việc để cho các tình tiết này sai khiến nhịp độ của các sự kiện, ANC đã quyết định đưa ra sáng kiến và đã thiết lập khung khổ riêng của mình cho chuyển đổi sang nền dân chủ: kêu gọi một hội nghị tất cả các bên; đòi hỏi thành lập chính phủ lâm thời; tổ chức các cuộc bầu cử cho một quốc hội lập hiến để soạn ra một hiến pháp mới; và cuối cùng, bầu một chính phủ dân chủ dưới hiến pháp mới được chấp nhận.

Với việc triệu tập Hội nghị cho Nam Phi Dân chủ (Conference for a Democratic South Africa – Codesa) vào ngày 20 tháng Mười Hai năm 1991, đã có vẻ rằng Nam Phi đã bước vào giai đoạn cuối của một quá trình mà sẽ mở rộng các quyền chính trị cho tất cả các công dân. Cảm giác tiến bộ này đã tăng lên bởi một sự hội tụ hiển nhiên về ý kiến vì các bên chủ yếu – ANC và Chính phủ – đã thống nhất về nhiều vấn đề cơ bản, kể cả việc thiết lập một nền dân chủ đa đảng trong Nam Phi thống nhất với một luật được bảo vệ kiên cố về các quyền được xét xử bởi một tòa án hiến pháp đặc biệt. Các cuộc đàm phán thực chất đã bắt đầu với việc nhóm họp của năm nhóm công tác của Codesa trong tháng Hai 1992. Các điều khoản tham chiếu của chúng đã bao gồm: sự tái hợp nhất của bốn bantustan được trao sự độc lập dưới thời apartheid (Transkei, Bophuthatswana, Venda và Ciskei - TBVC); tạo ra một chính phủ chuyển tiếp để dẫn đất nước đến dân chủ; một bộ các nguyên tắc lập hiến; một phương pháp cho việc soạn và chấp nhận một hiến pháp mới; và việc tạo ra một bầu không khí cho hoạt động chính trị tự do.

Chính các nhóm công tác Codesa đã gần giống nhất với định dạng bàn tròn của các cuộc đàm phán. Mỗi nhóm công tác, bao gồm một số đại diện của hai mươi bảy đảng phái chính trị khác nhau tham gia vào Codesa, đã gặp nhau trong thời kỳ hàng tháng giữa Codesa I và sự sụp đổ của Codesa tại cuộc họp toàn thể thứ hai của nó. Mặc dù các thỏa thuận đạt được đã không có địa vị chính thức nào sau sự sụp đổ của các cuộc đàm phán, thực ra, nét đại cương cơ bản của sự chuyển đổi đã được thảo luận tại các cuộc gặp gỡ này. Nhằm làm rõ điều này, tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn các vấn đề được thảo luận và các thỏa thuận đã đạt được trong các nhóm công tác khác nhau.

Nhiệm vụ chủ yếu của Nhóm Công tác Một đã là việc tạo ra một bầu không khí cho hoạt động chính trị tự do. Nhóm công tác đã tập trung vào giải quyết địa vị của các tù nhân chính trị và những người đi đày, cải cách pháp luật Khẩn cấp và An ninh, điều tiết truyền thông phát thanh truyền hình và đặc biệt Công ty Phát thanh Truyền hình Nam Phi do nhà nước kiểm soát, và thực thi Hòa ước Hòa Hình Dân tộc. Nó cũng đã thảo luận việc tài trợ các đảng chính trị và kiểm soát các lực lượng an ninh trong thời gian chuyển đổi. Về nguyên tắc, tiến bộ đã đạt được về hầu hết các vấn đề này. Vấn đề thả các tù nhân chính trị và sự về nước của những người bị lưu đầy đã được nhận diện như, “một ưu tiên trong việc hoàn thành quá trình hòa giải,” nhưng đã được quyết định rằng nó có thể chỉ được giải quyết trong các cuộc đàm phán song phương giữa chính phủ và ANC. Dẫu cho nhóm công tác đã thống nhất để đặt sự kiểm soát lên tuyên bố và việc thực hiện các trạng thái khẩn cấp, nó đã đồng ý rằng, “các biện pháp đặc biệt là cần thiết để đối phó với những mối đe dọa sự yên bình và trật tự công trong thời kỳ chuyển đổi.” Sự hiểu của nhóm công tác về vai trò mà tường thuật tin tức đóng trong tạo ra một bầu không khí tham gia chính trị tự do được phản ánh trong thỏa thuận về thiết lập một cơ quan độc lập để điều tiết truyền thông đại chúng. Nhóm Công tác Một đã đồng ý một dải các cơ chế cụ thể để bảo đảm việc thực hiện hiệu quả Hòa ước Hòa Bình Dân tộc, kể cả việc áp đặt các bản án mạnh hơn cho việc sở hữu vũ khí bất hợp pháp hay sự phô trương công khai các vũ khí nguy hiểm. Nhóm Công tác Một cũng đã đồng ý hoãn Bộ luật Cấm Tài trợ Nước ngoài của các Đảng Chính trị cho đến sáu tháng sau cuộc bầu cử không-chủng tộc đầu tiên. Cuối cùng, nhóm công tác đã đồng ý rằng trong thời kỳ chuyển đổi các Lực lượng An ninh phải được đặt dưới sự kiểm soát của một tiểu-hội đồng của [Chính] Quyền Hành chính Chuyển đổi (Transitional Executive Authority – TEA).

Nhóm Công tác Hai đã tìm cách giải quyết vấn đề về biến đổi hiến pháp, mà đã được phân chia ra thành hai vấn đề riêng biệt. Thứ nhất, nó đã tìm cách để thiết lập một bộ các nguyên tắc lập hiến mà sẽ hoàn toàn bắt buộc đối với cơ quan lập hiến được bầu trong tương lai. Thứ hai, nhóm công tác sẽ quyết định về một phương pháp soạn thảo và chấp nhận một hiến pháp mới. Tuy vậy, Nhóm Công tác Hai đã bị giật giữa chính phủ và các đồng minh của nó, những người đã cãi lý biện hộ cho một định nghĩa rộng về “các nguyên tắc lập hiến,” sao cho để bảo đảm rằng phần lớn của một hiến pháp tương lai được thương lượng bên trong Codesa, và ANC và các đồng minh của nó, những người đã cãi lý biện hộ cho một quan niệm hạn chế hơn về các nguyên tắc lập hiến, sao cho để không xâm phạm đến hoạt động lập hiến của một cơ quan lập hiến được bầu. Mặc dù có vẻ đã có sự thỏa thuận về sự bao gồm các nguyên tắc bảo đảm các quyền cá nhân và các quá trình chính trị dân chủ, các nỗ lực để bao gồm các nguyên tắc về thành phần chính phủ và sự phân chia quyền lực bên trong nhà nước đã vẫn còn tranh cãi.

Sự tranh cãi này đã tràn vào cuộc tranh luận về cơ quan lập hiến. ANC đã coi một quốc hội lập hiến được bầu như phương tiện hợp pháp duy nhất để làm một hiến pháp mới. Chính phủ và IFP đã sợ rằng các cuộc bầu cử sẽ gạt vai trò của họ sang bên lề, và đã tìm cách để giải quyết tất cả sự không chắc chắn về một trật tự hiến pháp tương lai tại Codesa.

Đối với chính phủ, điều này sẽ đòi hỏi việc thiết lập một hiến pháp tạm thời và ngưỡng bảy mươi lăm phần trăm cho việc chấp nhận một hiến pháp mới trong một quốc hội lập hiến được bầu. IFP đã phản đối nguyên tắc đối với một cơ quan được bầu và đã khăng khăng rằng chế độ liên bang được bảo đảm về mặt hiến pháp trước bất kỳ cuộc bầu cử nào. Cuối cùng, Nhóm Công tác Hai đã thất bại để đạt thỏa thuận và dồn Codesa vào bế tắc khi chính phủ đã khăng khăng về đa số bảy mươi lăm phần trăm cho việc chấp nhận một hiến pháp mới còn ANC đã đồng ý bảy mươi lăm phần trăm cho bộ luật về các quyền nhưng đã khăng khăng về bảy mươi phần trăm cho việc chấp nhận một hiến pháp mới.

Nhóm Công tác Ba đã đạt đồng thuận lớn hơn về đất nước phải được cai trị như thế nào trong thời gian chuyển đổi sang dân chủ, đồng ý về một quá trình hai pha. Giai đoạn thứ nhất sẽ bao gồm việc thiết lập Chính Quyền Hành Chính Chuyển đổi (TEA) đa đảng để hoạt động cùng chung với các cấu trúc lập pháp và hành pháp hiện tồn giải thoát khỏi cấu trúc ba viện của chúng, trong khi giai đoạn thứ hai đã là thời kỳ giữa bầu cử và sự chấp thuận một hiến pháp dân chủ. Trong thời kỳ này, cơ quan được bầu sẽ kết hợp các chức năng của cơ quan lập pháp bình thường và cơ quan lập hiến. Ngoài ra đã đồng ý rằng một Ủy Ban Bầu cử Độc lập được thiết lập để bảo đảm bầu cử tự do và công bằng.

Nhóm Công tác Bốn đã tập trung vào tương lai của các bantustan “độc lập” TBVC và đã đồng ý nguyên tắc tái hợp nhất. Mặc dù các bên đã đồng ý rằng các chính quyền TBVC phải nằm dưới sự kiểm soát của Hội đồng Điều hành Chuyển đổi (Transitional Executive Council – TEC), sự xung đột vẫn đã còn về liệu sự tái hợp nhất sẽ còn tùy thuộc vào quyết định bởi dân cư của mỗi thực thể TBVC hay không. Mặc dù ANC và các đồng minh của nó từ chối đồng ý bất kỳ thủ tục nào mà sẽ công nhận đòi hỏi của các thực thể TBVC cho tư cách nhà nước, họ đã chấp nhận rằng bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử quốc gia có thể được dàn xếp để chứng tỏ sự ủng hộ hay từ chối tái hợp nhất. Cuối cùng, Nhóm Công tác Năm, mà đã để xác định khung thời gian cho việc thi hành các thỏa thuận Codesa, đã vẫn phụ thuộc vào sự tiến bộ trong các nhóm khác.

Chẳng bao lâu đã trở nên rõ ràng, tuy vậy, rằng sự hội tụ trong ngôn ngữ đã che giấu những sự khác biệt sâu sắc và một chiến lược về phía chính phủ để giữ sự kiểm soát quá trình chuyển đổi và, như thế, để phóng chiếu quyền lực của Đảng Quốc gia cai trị và các đồng minh của nó vào tương lai thông qua sự sắp xếp lập hiến gian lận. Mặc dù tuyên bố thành lập của Codesa đã bao gồm một cam kết đối với một Nam Phi thống nhất [nhưng] không bao lâu sau chính phủ đã diễn giải điều này để chỉ có nghĩa là sự duy trì các đường biên giới được quốc tế công nhận năm 1910 của Nam Phi. Chính phủ đã bắt đầu khăng khăng rằng phải có thỏa thuận trước rằng bất kỳ hiến pháp tương lai nào đều dựa trên tiền đề về một hệ thống chính thể liên bang nghiêm ngặt, dựa trên sự phân chia đất nước thành một số vùng hầu như độc lập thù địch với nhau. Căn cứ vào sự bất bình đẳng chủng tộc và kinh tế quá lớn giữa các vùng khác nhau trong nước, ANC và các đồng minh của nó đã thấy đòi hỏi chế độ liên bang như một mưu toan của chế độ cũ để bảo vệ lợi thế kinh tế và xã hội của người da trắng thông qua việc chia thật sự đất nước thành các vùng khác nhau, một số trong các vùng đó vẫn dưới sự kiểm soát da trắng, do sự chia tách địa lý và chủng tộc được áp đặt bởi apartheid. Chính sự khăng khăng này về chế độ liên bang như một điều kiện tiên quyết cho việc tạo ra một quốc hội lập hiến được bầu một cách dân chủ và đòi hỏi rằng hiến pháp mới được chấp nhận bởi bảy mươi lăm phần trăm của cơ quan lập hiến được bầu theo tỷ lệ, cũng như bảy mươi lăm phần trăm của các đại biểu được bầu theo vùng, là cái đã dẫn đến sự thất bại của phiên toàn thể thứ hai của Codesa trong tháng Năm 1992.

Sự sụp đổ của các cuộc đàm phán chính thức vào giữa năm 1992 đã mở đầu một thời kỳ căng thẳng đột ngột và xung đột mà trong đó Nam Phi đã đến gần một cách nguy hiểm tới việc từ bỏ hoàn toàn con đường đàm phán. Phản ứng của ANC và các đồng minh của nó trong Phong trào Lao động và Đảng Cộng sản Nam Phi đã là để huy động những người ủng hộ của họ trong một chiến dịch hành động quần chúng để đòi một quốc hội lập hiến được bầu một cách dân chủ.

Tuy vậy, sáng kiến của ANC đã gặp một loạt các cuộc tấn công bạo lực lên các cộng đồng, đạt đỉnh điểm trong vụ Tàn sát Boipatong, trong đó những người ở nhà tập thể theo- IFP đã được cảnh sát hộ tống trong một cơn thịnh nộ mở rộng và chí tử chống lại dân cư thường dân của một cộng đồng theo-ANC ở nam Johannesburg. Đáp lại, ANC đã tuyên bố một sự hoãn chính thức các cuộc đàm phán đa đảng và đòi chính phủ dừng bạo lực leo thang. ANC đã lưu ý rằng chính phủ vẫn giam giữ hơn ba trăm tù nhân chính trị, vi phạm các thỏa thuận trước đó, và đã không đưa ra nỗ lực nào để cấm mang vũ khí gây chết người bởi các đồng minh của nó, đặc biệt là IFP, mà đã khăng khăng rằng các thành viên của mình có quyền mang các vũ khí “truyền thống,” như gậy, giáo, mác và dao lớn.

Sau hai ngày tổng đình công vào đầu tháng Tám, nhà nước đã có vẻ sẵn sàng mở lại các cuộc đàm phán, đưa ra những nhượng bộ như việc chấp nhận các nhà quan sát quốc tế và một sự mở rộng các cấu trúc Hòa ước Hòa bình được thiết kế để giải quyết bạo lực. Bất chấp những nhượng bộ này, tuy vậy, chính phủ đã vẫn từ chối chấp nhận cơ quan lập hiến được bầu một cách dân chủ. Hơn nữa, khi bằng chứng bắt đầu nổi lên về vai trò của chính phủ trong các vụ ám sát chính trị, chính phủ đã kêu gọi một sự ân xá chung đối với các tội có động cơ chính trị – mà không có sự chứng minh bằng tài liệu về trách nhiệm cụ thể vì các hành động cá biệt.

Bác bỏ phản ứng của chính phủ, ANC đã tự cam kết để tăng cường chiến dịch hành động quần chúng của mình để bảo đảm hoạt động chính trị tự do trong các vùng đó (các bantustan và các thị trấn da trắng cánh hữu) nơi nó cho rằng các chính quyền địa phương đã tiếp tục đàn áp tổ chức ANC. Chiến lược này đã được nghĩ ra để nêu bật sự mâu thuẫn giữa luận điệu của chính phủ rằng apartheid đã được bãi bỏ trong khi nó đã duy trì hệ thống banbustan của apartheid, như thế chối bỏ trách nhiệm vì sự thiếu hoạt động chính trị tự do trong các vùng được kiểm soát bởi các đồng minh của chính phủ. Đáng chú ý, chính cùng sự chia quyền lực này mà sẽ để các cộng đồng địa phương dưới sự kiểm soát của các elite địa phương, không có sự can thiệp của chính quyền quốc gia, mà ANC đã sợ chính phủ đã tìm cách để duy trì mãi mãi thông qua kiến nghị chế độ liên bang của nó.

Nỗi lo sợ này đã được nhấn mạnh bởi cuộc tàn sát những người ANC biểu tình tại Bisho, ở Ciskei, vào ngày 7 tháng Chín 1992. Các lực lượng an ninh Ciskei đã xả súng vào 120.000 người biểu tình tay không, để lại hai mươi tám người chết và gần 200 người bị thương. Cùng ngày, Tổng thống Nhà nước F.W. de Klerk đã tổ chức một cuộc hội nghị về chế độ liên bang và chủ nghĩa địa phương. Được quảng cáo như một diễn đàn mở để thảo luận các lựa chọn lập hiến và bị phê phán như một mưu toan để xây dựng một liên minh chống-ANC, hội nghị đã được cho là để làm sống lại các cuộc đàm phán đa đảng, mà đã sụp đổ tại cuộc họp toàn thể thứ hai của Codesa. Cuộc thảm sát đã phủ bóng lên sáng kiến liên bang của de Klerk, và ANC đã từ chối tham gia lại chính thức vào các cuộc đàm phán đa đảng. Tuy nhiên, ANC đã có vẻ lắt tay vào một quá trình bình thường của các cuộc đàm phán bằng cách đưa ra công khai các kiến nghị cho sự chuyển đổi dân chủ.

Cố gắng để, “tạo ra khả năng của một đột phá tích cực lớn,”[1] Chủ tịch Đảng Cộng sản Nam Phi Joe Slovo đã giữ vai trò lãnh đạo trong các cuộc đàm phán bình thường trong thời kỳ tiếp sau thảm sát Bisho, kiến nghị chấp nhận một “điều khoản hoàng hôn – sunset clause,” mà sẽ chuẩn bị cho sự chia sẻ quyền lực bắt buộc trong một số năm được thỏa thuận sau khi chấp nhận một hiến pháp dân chủ. Khi, vào ngày 18 tháng Mười Một, Ủy ban Công tác Quốc gia (National Working Committee) của ANC đã chính thức chấp nhận chính sách chia sẻ quyền lực với Đảng Quốc gia trong thời gian chuyển đổi, nó đã cho là cần thiết để tối thiểu hóa sự đe dọa từ những người trong Lực lượng Bảo vệ Nam Phi, Cảnh sát Nam Phi, các tổ chức vũ trang khác và ngành dân chính những người đã có năng lực để phá vỡ và làm chậm sự chuyển đổi.[2] Một tuần sau, khi chính sách được chấp nhận bởi Ủy ban Điều hành Quốc gia (National Executive Committee – NEC) của ANC, NEC đã nói nó công nhận, “rằng ngay cả sau việc chấp nhận một hiến pháp mới bởi Quốc hội Lập hiến, sự cân bằng lực lượng và các lợi ích của Nam Phi như một tổng thể có thể đòi hỏi chúng ta xem xét việc thiết lập một chính phủ thống nhất dân tộc.”[3] Bất chấp những nhân nhượng này, ANC đã cho rằng “quan điểm chiến lược” của nó đã cơ bản khác với các kiến nghị chia sẻ quyền lực của chính phủ, mà đã tìm cách để, “cố bảo vệ quyền phủ quyết cho các bên thiểu số trên cơ sở của một sự liên hiệp ép buộc về mặt hiến pháp,” và như thế, “làm nản chí và khát vọng của đa số.”[4]

Việc ám sát nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Nam Phi và ANC, Chris Hani, trong tháng Tư 1993, và sự thổ lộ nỗi đau buồn và giận dữ của quần chúng mà cái chết của ông đã thúc giục, đã kích động quá trình thương lượng, cung cấp một ý niệm lờ mờ về các hệ quả mà đã có thể bắt nguồn từ một sự thất bại để đạt thỏa thuận. Diễu hành qua các thành phố quanh đất nước, hàng trăm ngàn người đưa tang đã bày tỏ sự tức giận và tính chiến đấu mà đã gây ra hàng triệu đồng Rand thiệt hại tài sản và đã công khai đe dọa khả năng của bất kỳ sự hòa giải chủng tộc tương lai nào. Tuy vậy, sau khi đã vừa đồng ý để mở lại các cuộc đàm phán đa đảng tại một hội nghị lập kế hoạch đa đảng vào ngày 5 và 6 tháng Ba, 1993 các bên đã từ chối cho phép những kẻ ám sát cánh hữu để đạt được ý định của chúng để làm tan vỡ quá trình đàm phán vốn đã dễ vỡ rồi và thay vào đó đã kêu gọi, nhân danh Hani, tăng cường các nỗ lực để đạt một sự dàn xếp. Tròng vòng mấy tuần kể từ cái chết của Hani, các cuộc đàm phán chính thức đã được mở lại dưới dạng một Quá trình Đàm phán Đa Đảng tại Trung Tâm Thương Mại Thế giới ở ngoại ô Johannesburg.

Lợi dụng áp lực tăng lên bởi sự ám sát Hani và sự tức giận ngày càng tăng của cộng đồng người da đen, ANC đã sử dụng cơ hội này để đòi việc định ra một ngày bầu cử. Một khi một ngày bầu cử ướm thử đã được thống nhất – ngày 24 tháng Tư 1994 – các nhà đàm phán đã nhận ra rằng điều này đã không thể dễ thay đổi và rằng thời gian cho việc ra quyết định đã ngắn. Nhằm để tạo thuận lợi cho quá trình, cấu trúc của các cuộc đàm phán bây giờ đã được sửa lại. Không giống các cuộc đàm phán Codesa đã thất bại, trong đó các cuộc đàm phán đã được tiến hành giữa các đại diện đảng chính trị trong các Nhóm Công tác khác nhau, quy trình mới đã chuẩn bị đầy đủ cho Hội đồng Đàm phán để thảo luận và quyết định trên các báo cáo từ bảy ủy ban kỹ thuật, mà vai trò của chúng đã là để làm rõ và trình bày các khả năng thay thế khả dĩ và các vấn đề cho các nhà đàm phán chính trị. Ngoài ra, một Ủy Ban Kế hoạch gồm mười thành viên đã có trách nhiệm bảo đảm cho quá trình đi theo đúng đường bằng cách cấu trúc các cuộc tranh luận và giải quyết những lời phàn nàn. Chi phối bởi các học giả và các luật sư, các ủy ban kỹ thuật đã tạo thuận lợi cho sự nổi lên của các khả năng thay thế khả dĩ rõ ràng. Mặc dù một số nhà quan sát và người tham gia đã phê phán sự “chuyên nghiệp hóa” của một quá trình chính trị về thực chất, quá trình, đã tập trung, có thể nói như vậy, vào sản xuất ra các kiến nghị thành văn, đã lấy được đà. Bất chấp sự thực rằng các ủy ban kỹ thuật đã thường được yêu cầu làm lại và xem xét lại các đầu vào “kỹ thuật” của họ, hàng loạt báo cáo mà đã bắt nguồn từ các ủy ban đã dần dần kết tinh lập trường của Hội đồng Đàm phán.

Vào đầu của các cuộc đàm phán IFP đã tự khẳng định mình như một người chơi thứ ba chủ chốt, đòi sự ngang hàng với ANC và Chính phủ Đảng Quốc gia, nhưng chẳng bao lâu sau nó đã rút lui để vận động về sự tự trị khu vực trong một nỗ lực để duy trì mãi mãi lợi thế hiện tồn của nó, như chính quyền của một vùng lãnh thổ tự quản, vào trong thời đại hậu apartheid. Mặc dù nó đã mô tả các kiến nghị của mình như chế độ liên bang, hình thức tự trị khu vực được đề xuất bởi IFP và các đồng minh của nó trong Liên minh Tự do (bao gồm các chính quyền bantustan khác nhau và các đảng thân apartheid của những người da trắng) đã gần hơn về thực chất với một hệ thống liên bang. Về mặt các kiến nghị của IFP, các khu vực khác nhau của Nam Phi sẽ tạo thành các bang tự trị mà các hiến pháp của chúng sẽ áp đảo sự diễn dải của hiến pháp “liên bang.” Nói cách khác, bất kỳ sự áp dụng nào của hiến pháp liên bang cho các vấn đề ở bên trong một khu vực hay cho các xung đột giữa các khu vực sẽ phải nhất quán với các hiến pháp của các khu vực liên quan. Quan niệm này về “chế độ liên bang tự trị” đã bộc lộ trong cả hiến pháp do IFP đề xuất cho KwaZulu/Natal và Hiến pháp do nó đề xuất cho Cộng hòa Liên bang Nam Phi, mà đã đề xuất một chính phủ liên bang có quyền lực hạn chế. Chính phủ liên bang sẽ, theo đề xuất này, có quyền lực hạn chế trong các lĩnh vực cụ thể, còn lập pháp dân tộc sẽ được trao quyền để chấp nhận các nguyên tắc chung về lập pháp trên những chủ đề được xác định, nhằm thiết lập một khung khổ để tạo thuận lợi cho sự thương lượng giữa các bang về các chính sách trong các lĩnh vực này. Cuối cùng, bất kỳ luật pháp nào sẽ phải thông qua bởi cả hai viện của quốc hội, trên thực tế cho thượng viện – gồm bốn đại biểu từ mỗi bang – quyền phủ quyết cuối cùng đối với pháp luật quốc gia.

Không có khả năng để nhận được sự ủng hộ cho hình thức cực đoan này của chế độ liên bang, IFP đã gia nhập cùng với các đồng minh của nó vào Nhóm Những người Nam Phi Lo âu (Concerned South Africans Group - Cosag) để khởi xướng Liên minh Tự do, như thế trên thực tế đạt được một cách tập thể cái họ đã không đạt được đơn phương: việc tạo ra khối sức mạnh thứ ba bên trong quá trình đàm phán. Được tạo ra tháng Mười 1993, liên minh này của các đảng da trắng cánh hữu cam kết tiếp tục chế độ apartheid và các đảng và chính quyền bantustan da đen, với những đặc lợi trong các khu vực nằm lọt vào giữa (các vùng khác) được tạo ra bởi chính sách bantustan của apartheid, đã đòi rằng sắc tộc phải được thừa nhận bên trong quá trình đàm phán. Bất chấp một số thời điểm kỳ quặc – chẳng hạn, khi Afrikaner Weerstandsbeweging (AWB) tân phát xít đã lao vào nơi đàm phán và đã tấn công một thành viên của các đoàn đại biểu IFP – liên minh này đã tìm được cách để đe dọa quá trình bầu cử và đã nhận được một loạt nhượng bộ từ các đảng chính (ANC và chính phủ) mà đã đi theo cách nào đó theo hướng chấp nhận nhu cầu đề cập đến những quan tâm sắc tộc.

Các cuộc đàm phán đã cũng lệ thuộc vào những đòi hỏi và áp lực khác nhau khác. Liên đoàn Phụ nữ của ANC đã tổ chức một cuộc biểu tình ngồi tại các cuộc đàm phán, và, đã được ủng hộ bởi các phụ nữa của tất cả các đảng khác, đã nhận được một đòi hỏi rằng mỗi đoàn đại biểu tại các cuộc đàm phán bao gồm một phụ nữ như một trong hai đại diện hội đồng thương lượng của nó. Đồng thời Liên đoàn Phụ nữ đã tiếp tục gây áp lực cho sự tham gia lớn hơn bên trong ANC, nhận được một đề nghị từ ủy ban công tác quốc gia của ANC rằng một phần ba của tất cả các ứng viên ANC trong các cuộc bầu cử tháng Tư 1994 là phụ nữ.[5] Bình đẳng giới, như một hệ quả, đã được thừa nhận chính thức trong bộ luật tạm thời về các quyền, và hiến pháp tạm thời đã bao gồm các điều khoản cụ thể cho việc thiết lập một Ủy ban về Bình đẳng Giới, “để tư vấn và đưa ra những khuyến nghị cho Quốc hội hay bất kỳ cơ quan lập pháp nào liên quan đến bất kỳ luật hay dự luật nào mà ảnh hưởng đến bình đẳng giới và địa vị của phụ nữ.”[6] Ngoài ra, như một phần của một cố gắng chung để đón trước các cuộc đàm phán, chính phủ de Klerk đã phê chuẩn Hiệp định Quốc tế về Xóa bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Đối xử chống lại Phụ nữ trong tháng Giêng 1993, ràng buộc nhà nước Nam Phi với những nghĩa vụ quốc tế cá biệt trong lĩnh vực này. Sự bao hàm thành công này của nguyên tắc bình đẳng giới vào hiến pháp tạm thời đã là sản phẩm của sự tương tác của sự huy động phụ nữ địa phương chống lại sự phân biệt đối xử giới và sự thừa nhận tăng lên của bình đẳng giới như một chuẩn mực được quốc tế chấp nhận của các quyền con người và chủ nghĩa hiến pháp.

Những lợi lộc này đã không là đơn tuyến. Bất chấp những đột phá này trong một xã hội mặt khác có thành kiến giới sâu sắc, và bất chấp sự nhắc đi nhắc lại phổ biến về tầm nhìn của phong trào dân chủ về một Nam Phi “không phân biệt chủng tộc và không phân biệt giới tính,” các phụ nữ tích cực trong quá trình đàm phán đã phải né tránh một thách thức xuất phát từ đòi hỏi để thừa nhận luật bản xứ. Các yêu sách của các lãnh đạo truyền thống cho sự thừa nhận văn hóa bản xứ đã dẫn đến mưu toan để bao gồm các điều khoản trong bộ luật tạm thời về các quyền thừa nhận “luật tục” và điều chỉnh những mâu thuẫn giữa luật bản xứ và “các quyền cơ bản” khác. Mặc dù đã bị bác bỏ, một dự thảo bộ luật về các quyền đã ban cho “bất kỳ tòa án nào áp dụng một hệ thống luật tục” quyền hạn để xác định mức độ mà luật tục làm hại điều khoản bình đẳng và để quyết định khi nào và ở mức độ nào các quy tắc này – ngay cả ở nơi chúng phân biệt chống lại phụ nữ – phải được làm cho phù hợp với đòi hỏi hiến pháp về bình đẳng.[7] Cuối cùng, Hiến pháp tạm thời đã ủng hộ bình đẳng giới, khiến cho luật bản xứ “phải chịu sự điều tiết bởi luật,” bao hàm ý làm cho nó lệ thuộc vào các quyền cơ bản được chứa trong hiến pháp, đặc biệt là sự bình đẳng giới.[8]

Quá trình chuyển đổi chính trị đã chính thức bắt đầu với việc chấp nhận bốn đạo luật trong tháng Mười 1993. Sau khi được phê chuẩn trong Hội đồng Thương lượng và thông qua Quốc hội do người da tắng kiểm soát, các đạo luật này đã đánh dấu cái chết pháp lý của trật tự hiến pháp cũ. Mặc dù việc tháo khung khổ hiến pháp apartheid đã bắt đầu rồi với việc bãi bỏ Hội đồng của Tổng thống và sự sửa đổi pháp luật xác định địa vị của các bantustan, chỉ với việc thông qua Bộ Luật Hội đồng Điều hành Chuyển đổi TEC (Transitional Executive Council) thì quyền lực mới bắt đầu chính thức chuyển khỏi những sự phân bổ được xác định bởi Hiến pháp 1983. Cùng với ba Bộ Luật khác được thông qua đồng thời – Bộ Luật Hội đồng Bầu cử Độc lập, Bộ Luật Hội đồng Media Độc lập và Bộ Luật Cơ quan Phát thanh Truyền hình Độc lập - Bộ Luật Hội đồng Điều hành Chuyển đổi đã tạo cơ sở cho một trật tự trước-hiến pháp hướng tới việc tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ.

Mặc dù đòi hỏi của ANC cho một chính phủ lâm thời đã bị Chính phủ Đảng Quốc gia từ chối, thỏa thuận để thiết lập một hội đồng điều hành chuyển đổi là một sự thừa nhận sự thực rằng chính phủ đã không thể giữ sự kiểm soát quá trình chuyển đổi. Chuẩn bị đầy đủ cho sự chia sẻ quyền lực chính thức về các lĩnh vực cụ thể của hoạt động chính phủ và thẩm quyền toàn bộ về các vấn đề ảnh hưởng đến sự chuyển đổi sang một chế độ dân chủ, Bộ Luật Hội đồng Điều hành Chuyển đổi đã cho phép các bên đàm phán tiếp cận đến quá trình cai trị mà không làm cho họ phải chịu trách nhiệm về các chính sách và các chương trình apartheid mà sẽ vượt xa hơn năng lực của họ để thay đổi. Về mặt Bộ Luật, TEC đã được tạo thành bởi tất cả những người tham gia – chính phủ, chính quyền, và các nhóm chính trị – trong quá trình thương lượng đa đảng những người đã muốn được đại diện. Bộ Luật đã hướng dẫn TEC để tạo thuận lợi và thúc đẩy sự chuyển đổi sang dân chủ qua việc đạt được hai mục tiêu chính: sự tạo ra và thúc đẩy một bầu không khí tham gia chính trị tự do và sự tạo ra và thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Phản ánh sự dính líu quan trọng của phụ nữ trong quá trình đàm phán, Bộ Luật đã hướng dẫn TEC một cách cụ thể để có như một trong những mục tiêu của mình để “bảo đảm sự tham gia đầy đủ của phụ nữ trong các quá trình và các cấu trúc chuyển đổi và bầu cử.”

TEC đã phản ánh, qua bảy tiểu hội đồng của nó, các bộ và các chức năng quan trọng nhất của chính phủ, như thế cho phép nó giám sát và can thiệp một cách chính thức theo mức độ của sự ủy nhiệm của nó trong mọi khía cạnh quan trọng của sự cai trị. Giữa những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của TEC đã là quyền để ra lệnh cho bất kỳ chính phủ hay chính quyền nào dưới quyền phán xét của nó để không tiếp tục với sự làm luật được kiến nghị nếu TEC xác định rằng luật pháp như vậy sẽ có tác động xấu lên các mục tiêu của TEC. Quyền này để đưa ra “các lệnh ngừng” mở rộng ra bất kỳ quyết định hay hành động của bất kỳ chính phủ, chính quyền, đảng chính trị hay tổ chức nào mà đã là một bên của TEC. Mặc dù IFP đã từ chối tham gia TEC, đoạn 21(1) của Bộ Luật đã làm cho Bộ Luật có thể áp dụng được cho mọi lãnh thổ tự quản bất chấp Bộ Luật Hiến pháp các Lãnh thổ Tự quản năm 1971, như thế làm cho KwaZulu chínhh tức chịu sự giám sát của TEC, bất chấp sự từ chối của chính quyền KwaZulu và của IFP đối với TEC.

Ngoài các phương sách chia sẻ quyền lực được thiết kế để đạt được một sân chơi bằng phẳng trong quá trình chính trị dẫn đến các cuộc bầu cử ra, khung khổ pháp lý trước hiến pháp đã tập trung vào hai Bộ luật được thiết kế để quản lý bản thân việc bầu cử. Bộ đầu tiên của hai bộ luật này đã là Bộ Luật Hội đồng Bầu cử Độc lập, mà đã cố gắng loại chính phủ đương nhiệm ra khỏi quá trình bầu cử và thẩm quyền xác minh các cuộc bầu cử, bởi vì đa số người da đen, những người về mặt lịch sử đã bị loại khỏi việc bỏ phiếu, đã sợ rằng các quan chức chính phủ có thể thử can thiệp vào quá trình dân chủ, hoặc rằng việc chính phủ kiểm soát quá trình có thể gây ra sự nghi ngờ về tính chân thực của nó. Thứ hai, Bộ Luật Bầu cử giải quyết việc quản lý bản thân quá trình bầu cử và những chi tiết kỹ thuật chi ly của việc bầu cử, kể cả hình dáng của lá phiếu giấy, sự nhận diện những người bỏ phiếu, các thủ tục tại các địa điểm bỏ phiếu, và công thức chính xác cho việc đếm phiếu và tính sự phân bổ theo tỷ lệ của các ghế lập pháp giữa các đảng. Sự thay đổi quan trọng nhất khỏi luật bầu cử cũ, ngoài việc chấp nhận quyền bầu cử phổ quát ra, đã là sự bỏ hệ thống bầu cử dựa trên cử tri đi để chuyển sang việc chấp nhận sự đại diện theo tỷ lệ. Ủy Ban Bầu cử Độc lập (Independent Electoral Commission - IEC) đã có trách nhiệm để bảo đảm một quá trình bầu cử công bằng và xác minh kết quả như “về căn bản tự do và công bằng.” Được bổ nhiệm bởi Tổng thống Nhà nước theo lời khuyên của TEC, IEC đã bao gồm “những người đàn ông và đàn bà không thiên vị, được kính trọng và có đủ phẩm chất thích hợp” đại diện một bộ phận tiêu biểu của dân cư. Nó đã bao gồm cả năm người không phải người Nam Phi được rút thăm “từ cộng đồng quốc tế,” và đã “độc lập và tách rời” khỏi tất cả những người đang nắm giữ thẩm quyền hay quyền lực chính trị.

Việc Quốc hội chấp nhận một hiến pháp “tạm thời” ngày 22 tháng Mười Hai năm 1993, đã đưa thỏa thuận hiến pháp đã đạt được sau hàng tháng đàm phán vào “sự tồn tại pháp lý.” Mặc dù có dụng ý là một hiến pháp “tạm thời” với tuổi thọ tối đa chỉ năm năm, trên thực tế nó đã bảo đảm cái chết dứt khoát của hệ thống hiến pháp được cấu trúc theo chủng tộc và của chế độ apartheid có xuất xứ từ nó. Về mặt hiến pháp “tạm thời” này quốc hội đã đóng vai trò kép của cơ quan lập pháp và Quốc hội Lập hiến, và đã dược giao nhiệm vụ thông qua một hiến pháp mới trong vòng hai năm. Trong tiến trình của các cuộc đàm phán, đã có những sự thay đổi đáng kể trong lập trường của những người chơi chính và các thỏa hiệp mà đã được trải sỏi với nhau trong hiến pháp tạm thời. Cơ bản nhất, đòi hỏi của ANC cho một nhà nước nhất thể được diễn giải để có nghĩa là chủ quyền quốc gia trên Nam Phi bên trong các đường biên giới 1910, hơn là một chính phủ trung ương với quyền ưu tiên hơn các chính quyền khu vực. Như một kết quả của sự thay đổi này trong chính sách, vấn đề về chế độ liên bang, ban đầu bị ANC từ chối bởi vì một sự e sợ rằng sự cần thiết để sửa lại các di sản của apartheid có thể bị làm thất vọng bởi việc cắt những quyền hạn của chính phủ trung ương dưới một cấu trúc liên bang, đã trở thành đặc điểm trung tâm của cuộc tranh luận hiến pháp. Sự chấp nhận ngôn ngữ của “chủ nghĩa địa phương mạnh mẽ” bởi cả ANC lẫn Chính phủ Đảng Quốc gia đã trùng với sự chấp nhận của Đảng Quốc gia rằng những quyền phủ quyết tuyệt đối của thượng viện sẽ chỉ được giới hạn ở các vấn đề khu vực và rằng các quan niệm của nó về chủ nghĩa cộng tác nhóm (consociationalism)* chính trị sẽ hạn chế ở các cấu trúc chính quyền địa phương. Mặc dù Chính phủ Đảng Quốc gia đã chấp nhận sự bác bỏ các kiến nghị trước của nó về chức vụ thổng thống luân phiên và sự đại diện ngang nhau của các đảng chính trị trong Thượng viện, nhiều điều khoản của hiến pháp 1993, và đặc biệt sự bảo đảm của nó về năm năm Chính phủ Thống nhất Dân tộc, đã thỏa mãn một số mục tiêu ngầm trong các kiến nghị trước đây của chính phủ.

Không giống ANC và Chính phủ Đảng Quốc gia, IFP đã từ chối thỏa hiệp về đòi hỏi chính của nó đối với sự tự trị khu vực và, trong liên minh của nó với các đảng của người da trắng tán thành-apartheid, đã tiếp tục đe dọa để phá vỡ quá trình chuyển đổi. Mặc dù các phái của IFP đã có vẻ sẵn sàng để tranh đua các cuộc bầu cử cho chính phủ khu vực KwaZulu/Natal, lãnh đạo đảng, Tộc trưởng Buthelezi, đã diễn giải thành tích kém của IFP trong các cuộc thăm dò trước bầu cử như nguyên nhân để thúc đẩy một lập trường thậm chí còn tự trị hơn bằng khuyến khích và ủng hộ Vua Goodwill Zwelethini trong đòi hỏi của ông cho việc khôi phục lại nền quân chủ Zulu thế kỷ thứ mười chín với những yêu sách lãnh thổ vượt ra ngoài ranh giới của KwaZulu/Natal ngày nay. Vào thời gian hiến pháp được quốc hội chấp nhận, IFP và các đảng da trắng cánh hữu từ Liên minh Tự do đã bỏ đi khỏi các cuộc đàm phán đa đảng. IFP đã đặc biệt lo lắng về sự thất bại của ANC và chính phủ để thừa nhận bất cứ gì trừ các quyền lập pháp nhất trí cho các khu vực. Để giải quyết những mối lo ngại này, hiến pháp đã được sử đổi trong tháng Ba năm 1994 và các cơ quan lập pháp khu vực đã được ban cho các quyền ưu tiên trên pháp luật quốc gia. Tuy vậy, chỉ sau khi hiến pháp được sửa đổi lần thứ hai vào tháng Tư 1994 để bảo vệ kiên cố địa vị hợp hiến của Vua Zulu King tại KwaZulu/Natal thì IFP đã đồng ý – trong vòng mấy ngày mở cửa các phòng phiếu – để tham gia trong cuộc bầu cử.

Kết luận

Mặc dù các quá trình này của sự thay đổi được thương lượng ở Ba Lan và Nam Phi cung cấp một tấm gương đặc biệt lạ thường cho thế giới về một khả năng thay thế khả dĩ cho xung đột và tan rã xã hội, quan trọng để đặt các quá trình này vào đúng bối cảnh lịch sử cá biệt của chúng. Bất chấp những điểm chung về các cuộc đàm phán và sự dân chủ hóa từng bước một, các sự thực đặc biệt – sự sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan và sự phi thực dân hóa hữu hiệu của Nam Phi – đã cung cấp các trường hợp và các kết quả hoàn toàn khác nhau. Bất chấp sự thất bại đột ngột trong các cuộc bầu cử, các thành viên của chế độ cũ và những người thừa kế chính trị của họ tiếp tục đóng vai trò trong hoạt động chính trị Ba Lan, thậm chí hưởng khả năng được bầu một cách dân chủ vào các chức vụ quyền lực trong một số hoàn cảnh. Tại Nam Phi sự chuyển đổi dân chủ, ban các quyền chính trị cho một đa số người Phi mà chiếm đến gần tám mươi phần trăm dân cư, có nghĩa rằng, không khác các tình huống hậu thực dân khác, elite chính trị cũ và cơ sở xã hội riêng biệt của nó trên thực tế bị loại khỏi việc nắm giữ quyền lực chính trị trong tương lai. Ở đây, các cuộc đàm phán đã không thể hạn chế ở việc thiết lập một sự mở cửa dân chủ, mà đã phải bao gồm việc tạo ra các định chế và các quá trình mà cung cấp một cảm giác an toàn cho thiểu số đang mất quyền lực. Theo nghĩa này việc tạo ra một hiến pháp tối cao với một bộ luật về các quyền được bảo vệ kiên cố đã là chính với các cuộc đàm phán Nam Phi như bản thân quá trình dân chủ hóa. Ngược lại, các cuộc đàm phán Ba Lan đã tập trung vào việc tạo ra cơ hội chính trị, ngay cả khi đã biết rằng tương lai của toàn bộ hệ thống kinh tế và xã hội đã bị lâm nguy. Chính bằng việc hiểu vai trò của các cuộc đàm phán “bàn tròn” trong các trường hợp khác hẳn nhau như vậy mà bài học và giá trị của những kinh nghiệm này có thể giúp ích cho những người khác tìm kiếm những cách để khắc phục những xung đột kiên cố.

Tài liệu đọc thêm

Baaklini, Adbo I. and Helen Desfosses, eds. Designs for Democratic Stability: Studies in Viable Constitutionalism. Armonk, NY: M.E. Sharpe, 1997.

Banting, Keith G. and Richard Simeon, eds. Redesigning the State: The Politics of Constitutional Change in Industrial Nations. Toronto: University of Toronto Press, 1985.

Epp, Charles R. The Rights Revolution: Lawyers, Activists, and Supreme Courts in Comparative Perspective. Chicago: University of Chicago, 1998.

Friedman, Steven. The Long Journey: South Africa’s Quest for a Negotiated Settlement. Johannesburg: Ravan Press, 1993.

Lijphart, Arend and Carlos H. Waisman. Institutional Design in New Democracies: Eastern Europe and Latin America. Boulder, CO: Westview Press, 1996.

Sartori, Giovanni. Comparative Constitutional Engineering: An Inquiry into Structures, Incentives and Outcomes. New York: New York University Press, 1994.

Sparks, Alister. Tomorrow is Another Country: The Inside Story of South Africa’s Negotiated Revolution. Johannesburg: Struik Publishers, 1994.

Tate, C. Neal and Torbjorn Vallinder, eds. The Global Expansion of Judicial Power. New York: New York University Press, 1995.

Waldmeir, Patti. Anatomy of a Miracle: The End of Apartheid and the Birth of a New South

Africa. Penguin Books, 1998.

Dịch giả Nguyễn Quang A gửi trực tiếp cho BVN

* banbustan (quê hương của người da đen) là một vùng lãnh thổ dành riêng cho người da đen. Chế độ apartheid đã lập ra 10 tương đối thuần nhất về sắc tộc. Bốn banbustan (TBVC: Trankei, Bophuthatswa, Venda và Ciskei đã nhận được vị thế độc lập) các banbustan khác không độc lập nhưng có quyền tự trị cao.

[1] Star, Oct. 1, 1992, p. 1.

[2] Star, Nov. 19, 1992, p. 1.

[3] Star, Nov. 26, 1992, p. 12.

[4] Ibid.

[5] Saturday Star, Oct. 16, 1993, p. 6, col. 1.

[6] Hiến pháp Nam Phi, 1993, đoạn 119(3).

[7] Xem Đoạn 32(2) của chương được kiến nghị về các quyền cơ bản, Technical Committee on Fundamental Rights During the Transition, Tenth Progress Report, Oct. 1, 1993.

[8] Xem Hiến pháp Nam Phi, 1993, Đoạn 181.

* consociationalism là hình thức chính quyền bảo đảm sự đại diện nhóm, sự cộng tác của các nhóm (thids dụ về chính trị, tôn giáo hay sắc tộc) khác nhau trong chia sẻ quyền lực.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn