Chủ nghĩa tư bản lấn át dần chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam

Nolan Finley (The Detroit News)

Khánh Anh dịch

Tổng thống Donald Trump có lý do khi đã đồng ý chọn Hà Nội thủ đô của một cựu thù để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều vào tháng trước với Kim Jong Un.

Ông Trump hy vọng chứng minh một quốc gia cộng sản có thể hưởng lợi từ việc mở cửa kinh tế trong và ngoài nước.

Những người bán rau ở Hà Nội 21/02/2019. Ảnh AP.

Chủ nghĩa tư bản ở nhà nước cộng sản

Cách đây không lâu Việt Nam vốn là một nhà nước nguyên mẫu mácxít thất bại thì giờ đang tràn ngập chủ nghĩa tư bản.

Phố phường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài Gòn) và các thị trấn lớn nhỏ trong cả nước là một thị trường đầy ắp những doanh nghiệp nhỏ.

Các tòa tháp văn phòng mang tên của các tập đoàn lớn nhất thế giới - Unilever, Samsung, Microsoft, Coca Cola, ...

Đường ken đầy xe tay ga với xe hơi, xe tải của Mỹ và châu Á, tạo cho thành phố một cảm giác tất bật, bận rộn. Và mọi người dường như đang bận rộn kiếm tiền.

Kinh tế Việt Nam hiện đứng thứ 47 trên thế giới về tổng doanh thu nội địa (GDP) và thứ 35 về sức chi tiêu. Việt Nam đã trở thành một điểm ưu thích ở châu Á đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nghỉ dưỡng và khách sạn sang trọng.

PricewaterhouseCoopers năm 2017 đã gọi Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và dự đoán đến năm 2050, nó sẽ lọt vào top 20 nền kinh tế lớn nhất.

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

Sau khi bị Hoa Kỳ bỏ rơi, năm 1975 Việt Nam Cộng Hoà rơi vào tay Bắc Việt, bên thắng cuộc đã áp đặt hệ thống kinh tế cộng sản “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

Công nghiệp được quốc hữu hóa, các trang trại tư nhân được thay thế bằng hợp tác xã tập thể và quy hoạch tập trung dưới quyền của chính phủ. Thực tế là thiếu lương thực triền miên. Tỷ lệ sinh tăng vọt vì mỗi đứa con sẽ được nhận thêm một phần gạo của Chính phủ.

Trong vòng một thập kỷ, một quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá lại phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế.

Hướng dẫn viên của chúng tôi ở Hà Nội đã tóm tắt như sau: “Tất cả chúng tôi đều đi làm cùng một lúc, tất cả đều về nhà cùng một lúc, và dù chúng tôi làm việc hay không, tất cả đều được trả tiền như nhau.

Và tất cả chúng tôi đều chết đói. Kinh tế kiểu đó không có hiệu quả.”

Kinh tế kiểu đó chưa bao giờ có hiệu quả cả.

Kinh tế tập trung đã được thay thế bằng một hệ thống hỗn hợp vẫn dựa vào kế hoạch trung tâm nhưng cũng khuyến khích sở hữu tư nhân. Mối quan hệ thương mại độc quyền gần với Liên Xô cũ đã được thay thế bằng việc theo đuổi các mối quan hệ đối tác nước ngoài.

Kinh tế hầu hết nằm trong tay tư nhân. Nông dân lấy lại đất và đang biến Việt Nam thành nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu.

Đặc trưng Chủ nghĩa cộng sản

Điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam chủ nghĩa cộng sản trộn lẫn hài hoà với chủ nghĩa tư bản. Điều đó không tồn tại.

Nhà nước vẫn là cơ quan tối cao. Đảng Cộng sản là đảng chính trị duy nhất được phép hoạt động. Tự do ngôn luận, tôn giáo và hiệp hội bị hạn chế. Các nhà báo và nhà hoạt động dân quyền liên tục bị bắt giữ. Tham nhũng là diễn ra hàng ngày.

Cơ sở hạ tầng hỗn độn, quá tải để đáp ứng được với tăng trưởng nhanh chóng, và rõ ràng do trên thiết kế. Chúng tôi mất 4 giờ đồng hồ để đi được một quãng đường 70 km, phần lớn là do đường cao tốc bốn làn đột nhiên bị thu hẹp tới một cây cầu hai làn mới được xây. Sương khói ở các thành phố dày tới mức khó thở.

Và trong khi Việt Nam tuyên bố tỷ lệ nghèo chỉ là 8%, những vẫn nghèo xác xơ.

Tuy nhiên, sự sống động trên đường phố, cường độ thương mại cho thấy người ta đang phấn đấu cho một cái gì đó tốt hơn. Cải cách kinh tế và sự tăng trưởng mà họ đã tạo ra đã làm tăng nhu cầu cải cách chính trị và nhân quyền. Và người dân thường làm ngơ những chỉ thị cứng nhắc mà Chính phủ ban hành.

“Ở Việt Nam, không có luật lệ nào”, hướng dẫn viên của chúng tôi nhún vai.

Sự chuyển đổi của Việt Nam sang một xã hội hoàn toàn cởi mở là không thể tránh khỏi. Tình trạng ở Trung Quốc đã cho thấy điều đó.

Nhưng đó là một xã hội hoạt động nơi các quyền tự do đang mở rộng. Quốc gia đó không là mối đe dọa nào đối với các nước láng giềng - nỗi lo sợ hiệu ứng domino ở Đông Nam Á đã làm 58.000 lính Mỹ thiệt mạng sẽ không bao giờ thành hiện thực. Và Việt Nam đã hòa nhập vào cộng đồng các quốc gia văn minh.

Nếu Kim Jong Un có thể làm cho Triều Tiên theo con đường đó, thì cả thế giới sẽ thay đổi.

N.F.

Nguồn:  In Vietnam, capitalism creeps up on communism

VNTB gửi BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn