Tại sao Trung Quốc đối đầu với Việt Nam?

David Hutt

Khánh Anh dịch

Các nhà phân tích coi Việt Nam là trận đánh khởi động của Trung Quốc trước trận chiến lớn hơn với Mỹ ở Biển Đông.

Nếu những căng thẳng âm ỉ trở thành một cuộc xung đột toàn diện ở Biển Đông, thì những phát súng đầu tiên được bắn ra dường như sẽ là giữa Trung Quốc và Việt Nam.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjM4L9-QbsyeTWxNGDvkYqv4s_A6IiSS43TGyDZ-_0oDgnfMhOHGvhFWBBssawTebP4vP8eiGlLhbF8laJMhQKiMr45EGhKDDJm5P0vXnh8ORuk8E9cOqGf8IFx_XoIgY5qVj2vO9JC3c4/s640/Hkg3969111_1-e1555922695694.jpg

Hai bên đã đối đầu nhiều tuần lễ ở Bãi Tư Chính mà không bên nào sẵn sàng lùi bước. Trong khi Trung Quốc phản đối tất cả các bên tuyên bố chủ quyền khai thác dầu khí ở các vùng biển bị tranh chấp, thì cuộc đối đầu hiện tại với Việt Nam có thể vì mục đích chiến lược kép.

Đánh nháp

Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao của tập đoàn RAND, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington, cho rằng nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, thì đối thủ được lựa chọn rất có thể sẽ là Việt Nam.

Ông Grossman đã viết hồi đầu năm nay trước khi có cuộc đối đầu ở Bãi Tư Chính rằng Việt Nam là đối thủ tập dượt ưa thích của Trung Quốc, vì Việt Nam có lực lượng quân sự cỡ trung nên dễ dàng bị quân đội Trung Quốc đánh bại.

Mặc dù xung đột vẫn chưa xảy ra, Bắc Kinh một lần nữa tăng cường gây hấn và “ngoại giao pháo hạm” bằng cách gây sức ép buộc Hà Nội chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp.

Vào tháng 7, tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc cùng với một đội tàu vũ trang, đã đi vào khu vực Bãi Tư Chính – khu vực hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) – trong nhiều tuần lễ.

Vào giữa tháng 8, sau khi tàu khảo sát rút về lại đã xuất hiện ở vùng biển Việt Nam nơi công ty dầu khí Việt Nam  và Nga đang cùng khai thác dầu.

Năm ngoái, dưới áp lực tương tự của Trung quốc Việt nam đã buộc phải cho dừng dư án thăm dò dầu khí trí giá 200 triệu đô la với công ty Tây Ban Nha Repsol.

BBC Việt ngữ ngày 3 tháng 9 cho biết cần cẩu nước sâu Lam Kình đã được Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam, một động thái chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng.

Nếu đúng, Trung Quốc và Việt Nam có thể sẽ lặp lại cuộc đối đầu năm 2014, khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HY 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền gần Quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc đưa cần cẩu Lam Kình vào vùng biển Việt Nam khi Việt Nam và chín thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu tham gia tập trận hải quân với Hoa Kỳ tuần này.

Sự việc cũng xảy ra chỉ một tháng trước khi Chủ tịch nước và Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, dự kiến sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington và có thể Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng cấp quan hệ lên thành quan hệ đối tác chiến lược.

Các lực lượng Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh lần cuối hồi năm 1988 trong ở đảo Gạc Ma và  64 binh sĩ Việt Nam đã thiệt mạng. Cuộc giao tranh này xảy ra sau chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979 với cả hai bên đều thiệt hại hàng ngàn binh lính.

Cần chữa “bệnh hoà bình”

Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) hiện là một trong những quân đội lớn nhất và được trang bị tốt nhất thế giới. Vào năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi PLA thay đổi hoàn toàn thành lực lượng tầm cỡ thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, người ta tin rằng có sự bất an sâu sắc ở Bắc Kinh về việc quân đội chuẩn bị như thế nào để chống lại một cuộc xung đột quy mô lớn.

Tập Cận Bình đã nói về việc PLA bị “mắc bệnh hòa bình”, vì họ không ở trong tình trạng xung đột thực tế trong nhiều thập kỷ. Với sự quay vòng của các quan chức cấp cao kể từ cuộc xung đột thực sự cuối cùng vào năm 1979, hầu hết chưa bao giờ tham chiến.

Dennis Blasko, một nhà quan sát nổi tiếng của quân đội Trung Quốc, đã lập luận vào tháng 2 rằng mặc dù đã đầu tư đáng kể vào vũ khí và công nghệ, và cải cách cơ cấu lớn, nhưng vẫn “thiếu tin tưởng vào khả năng của PLA và thất bại của các hệ thống giáo dục và đào tạo của PLA để chuẩn bị chỉ huy và sĩ quan tham mưu cho chiến tranh trong tương lai.

Vì vậy lãnh đạo quân đội cấp cao của Trung Quốc không thể hiện hoặc không nhiệt tình với việc cam kết đưa quân đội chiến đấu thực sự chống lại kẻ thù hiện đại, họ thích đạt được các mục tiêu quốc gia bằng việc răn đe và cuộc chiến chóng vánh do thực hiện thường dân, lực lượng chính phủ, bán quân sự và quân đội”.

Theo Grossman, sự không an toàn này sẽ là yếu tố để Trung Quốc xác định ai là đối thủ khả thi. Quân đội TQ không thể tập trận hàng hải và hàng không khi giao tranh với Ấn Độ trên đất liền và trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Xung đột ở bán đảo Triều Tiên có thể sẽ quá dữ dội và quá gần nhà.

Chống lại Nhật Bản, Philippines hoặc Hàn Quốc có thể sẽ liên quan đến quân đội Mỹ, vì các quốc gia này đều có liên minh an ninh với Mỹ. Đạo luật Quan hệ Đài Loan cam kết Washington sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị quân đội Trung Quốc xâm lược.

Bắc Kinh sẽ “thích một cuộc xung đột có thể thắng hơn” và “Việt Nam về cơ bản không có khả năng duy trì các hoạt động ngang tầm với Trung Quốc do thiếu hụt về năng lực, đào tạo và nhân lực”, ông Gross Grossman lập luận.

Không cân sức

Hà Nội có xu hướng bí mật hơn Bắc Kinh và giới học thuật thậm chí còn kín đáo hơn. Bộ Quốc phòng công bố Sách trắng quốc phòng lần cuối cùng cách đây một thập kỷ, để kỷ niệm 65 năm thành lập Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đồng ý rằng Hà Nội đang ngày càng coi trọng các vấn đề quân sự khi căng thẳng ở Biển Đông leo thang qua từng năm.

Báo tài chính cho biết vào tháng Tư rằng Chính phủ Việt Nam đã dành 5,1 tỷ đô la Mỹ trong ngân sách năm nay cho quân sự, khoảng một phần ba trong số đó sẽ dành cho việc mua sắm thiết bị quốc phòng. Một số nhà phân tích ước tính rằng chi tiêu quân sự của Hà Nội có thể tăng lên 7,9 tỷ đô la vào năm 2024.

Cũng có những dấu hiệu lo ngại nhất định về sự sẵn sàng của quân đội - và cần phải làm nhiều hơn nữa. Vào tháng 6, Tạp chí Quốc phòng Quốc gia của Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã xuất bản một bài tiểu luận về đào tạo quân sự và nhân lực.

Huấn luyện cán bộ trong quân đội không đồng đều và cân đối; nội dung và chương trình đào tạo vẫn còn chậm đổi mới; cập nhật kiến thức và công nghệ quân sự mới trong đào tạo không cao hơn, nó đã cảnh báo.

Việt Nam có quân đội yếu rõ hơn nhiều so với Trung Quốc.

Việt Nam chi khoảng 5 tỷ đô la một năm cho quân đội; Trung Quốc chi 220 tỷ đô la. Trung Quốc có số lượng nhân viên gấp năm lần so với Việt Nam và có số máy bay gấp mười lần (3.187 máy bay so với 318) và gần gấp 11 lần số tàu hải quân (714 so với 65). Trung Quốc cũng có thiết bị tốt hơn nhiều; Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân có tàu sân bay và tàu khu trục mà Việt Nam không có.

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, với sự bất cân xứng này, Việt Nam chỉ có thể lựa chọn chiến lược phòng thủ trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, dường như Hà Nội không đồng thuận về vấn đề này.

Tư tưởng tiến công

Trong một bài viết cho Tạp chí Quốc phòng Quốc gia xuất bản vào ngày 30 tháng 8, Bộ trưởng Thông tin Nguyễn Mạnh Hùng - thiếu tướng quân đội và là cựu chủ tịch tập đoàn Viettel - đã viết rằng “trong tương lai, nếu chiến tranh xảy ra đối với nước ta, đó sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển ở trình độ cao chống chiến tranh xâm lược của địch”.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng, “trong các cuộc chiến của cha ông trước kia và Đảng ta sau này, chúng ta thường phải đối mặt với kẻ thù hùng mạnh hơn nhiều, chúng ta cần tiếp tục quán triệt và thực hiện triệt để tư tưởng tiến công.

“Vận dụng và phát huy nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam phù hợp, hiệu quả trong điều kiện mới ... chúng ta tin rằng sẽ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống”.  Tuy nhiên, ông cũng sử dụng cụm từ phòng ngự tích cực, tương tự như khái niệm của Trung Quốc về phòng thủ tích cực, - một thuật ngữ Đặng Tiểu Bình sử dụng vào những năm 1980 có nghĩa là phòng thủ chiến lược nhưng hoạt động tấn công.

Điều này chắc chắn sẽ gợi ý rằng các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam đang cân nhắc nghiêm túc khả năng chiến tranh, và làm thế nào có thể tiến hành. Do đó, có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà Đảng Cộng sản đã cho các tờ báo viết nhiều về lễ kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung trong năm nay.

Từ đầu năm nay cho thấy Việt Nam đã âm thầm mở rộng lực lượng dân binh và trang bị thêm cho lực lượng hải cảnh để chuẩn bị các chiến thuật thậm chí còn mạnh mẽ hơn Trung Quốc.

D.H./K.A.

Nguồn bản gốc: https://www.asiatimes.com/2019/09/article/why-china-is-picking-a-fight-with-vietnam/

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn