Chính phủ của Hoàng đế Bảo Đại-Trần Trọng Kim và tuần lễ tự do lập nghiệp đoàn

Kiều Phong

Ngày 26 tháng 5 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại ( năm thứ 20) ra đạo dụ số 73. Đạo dụ này cho phép tự do thành lập nghiệp đoàn trên toàn quốc, bảo đảm bởi chính phủ do thủ tướng Trần Trọng Kim lãnh đạo.

Điều kiện đối với các nhóm nghiệp đoàn là người lãnh đạo họ phải có ít nhất một năm trong nghề, nhà lãnh đạo nghiệp đoàn còn phải có quốc tịch Việt Nam. Nếu có giải tán nghiệp đoàn thì của cải của nghiệp đoàn không được đem chia cho các thành viên (đoàn viên).

Nghiệp đoàn thời ấy được công nhận tư cách pháp nhân, và do đó được toà án của Trần Trọng Kim bảo hộ các quyền lợi của họ. Các nghiệp đoàn còn được sở hữu động sản, bất động sản.

Trong mùa hè ấy, ngoài quyền tự do thành lập nghiệp đoàn, còn có quyền tự do lập hội (đạo dụ số 78 ngày 1 tháng Sáu), quyền tự do hội họp (đạo dụ số 79 số 9 tháng Bảy năm 1945).

Với ít điều kiện và nhiều tự do, sắc dụ số 73 của Bảo Đại-Trần Trọng Kim, người dân mừng rỡ đến nỗi, báo Thanh Nghị số 117, ra ngày 21 tháng Bảy năm 1945 gọi thượng tuần tháng Bảy ấy là “Tuần lễ của các tự do”. Hàng vạn người tham gia một cách tự do, thoải mái. Sau ngày 9 tháng 3, các hội, các đoàn mọc lên như nấm, các cuộc họp công khai vô cùng trên toàn cõi Bắc Bộ Việt Nam. Lời hứa của vua Bảo Đại, vua đã thực hiện. “Những gì người Nhật làm được, tại sao chúng tôi không làm?” Vua Bảo Đại đã thực đứng ra vạch nguyên lý cho đất nước, chính ông là người lãnh đạo đất nước, Trần Trọng Kim là bậc hành động thực thi nguyên lý ấy của vua Bảo Đại.

Với chủ trương dân chủ hoá đất nước qua khẩu hiệu “Dân vi quý”, Hoàng Đế Bảo Đại, Thủ tướng Trần Trọng Kim và cả một tầng lớp sĩ phu cựu và tân học cùng giới trẻ đương thời ở khắp ba miền trong những ngày cuối cùng của Thế Chiến Thứ Hai đã góp phần thực hiện một cuộc cách mạng phi bạo lực, từ trên xuống nhằm thực nền độc lập hoàn toàn, thống nhất và tự do, dân chủ và tiến bộ cho nước Việt Nam.

Tiếc rằng tình thế và thời gian không cho phép họ hoàn tất.” Phạm Cao Dương, tiến sĩ sử học, đại học Paris, Pháp nhận xét.

Ngay sau khi cướp chính quyền của vua Bảo Đại năm  1945 ( chữ “cướp chính quyền” do đích thân Việt Minh tự sử dụng), chưa được 3 tuần lễ, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh “bãi bỏ các nghiệp đoàn trên toàn cõi Việt Nam”. Sắc lệnh này đăng trên Việt Nam Dân Quốc Công Báo, số 2, 6 tháng Mười 1945. Hà Nội 1945.

Đó là đối với các nghiệp đoàn lao động. Đối với các hội còn tức tưởi hơn: ngày 24 tháng Chín năm 1945, Võ Nguyên Giáp, đại tướng quân đội, Bộ trưởng bộ Nội vụ còn ký quyết định giải tán Hội khai trí Tiến Đức, một mô hình giống như Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động thời Pháp thuộc.

Những nhà lãnh đạo nghiệp đoàn được tôn trọng ở Anh, Nga, Pháp, Mỹ, nhưng ở Việt Nam họ bị săn lùng và xưa đuổi kể như tội phạm. Những việc vua Bảo Đại làm được, cụ thể là tự do lập hội và tự do lập nghiệp đoàn, Việt Minh nhân danh từ “cách mạng” để phá đi, đến nay hơn 70 năm vẫn chưa được giải quyết. Cách mạng của loài tôm tép, cách mạng cứt lộn đầu.

Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử”- thủ tướng Trần Trọng Kim trả lời đoàn đại diện Việt Minh ép vua Bảo Đại và nội các Trần Trọng Kim thoái vị và giải tán cùng năm.

K.P.

Để hiểu thêm về sắc dụ số 73 của vua Bảo Đại, mời bạn đọc đọc cuốn Đế quốc Việt Nam của Tiến sĩ sử học Phạm Cao Dương, viết bằng tiếng Việt, chương số 6.

Tác giả Nguyễn Quang Duy gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn