Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 21/2/2025

Phúc Lai GB

Có người bạn nói với tôi, tại sao lúc này đang bị ép như vậy mà Zelenskyi lại cứ gân lên với Trump? Tôi trả lời: như thế là mềm mỏng rồi, muốn thế nào nữa. Người ta giữ nguyên tắc thì lại bảo là “gân lên.” Với thể loại người như Trump, nếu cần giữ nguyên tắc thì phải giữ.

Đánh giá về những trò hề Trump đang diễn cùng Putin, tôi vẫn giữ nguyên ý kiến như trước đây: người theo chủ nghĩa vô liêm sỉ. Trước đây, từ trước khi ông ta nhậm chức tôi đã dự đoán các khả năng, trong đó khả năng xấu nhất là ông ta bắt tay với Putin và luôn mong rằng nó sẽ không xảy ra (vì đó là một giải pháp quá ngu). Thế mà nó xảy ra thật, đau hết cả người. Trong bài cách đây 2 ngày, tôi còn viết: tất cả bây giờ mới chỉ là bắt đầu. Trump sẽ còn đi đến những hành động tệ hại hơn nữa. Hiện tại, những hành động đó còn chưa đến: điều chúng ta chờ đợi là hắn cố gắng bỏ cấm vận cho Nga, có như vậy thì chuyện “các công ty Mỹ sẽ quay trở lại Nga” mới thành hiện thực.

Thậm chí, trước đây tôi còn đưa ra kịch bản Mỹ của Trump hỗ trợ Nga của Putin đánh Ukraine. Đây có thể là một điều không tưởng nhất, nhưng trong những ngày vừa qua chúng ta đã chứng kiến những điều tưởng chừng không thể xảy ra, mà nó vẫn xảy ra.

Có thể, hoặc chắc chắn đi – Trump sẽ đi đến những quyết định đó. Tại sao vậy? Vì những biện pháp hiện nay chắc chắn sẽ bế tắc. Kiểu người như ông ta vốn suy nghĩ thô thiển nhưng tự cho mình là nhất thiên hạ (bố đời) bao giờ cũng tìm đến những giải pháp thô thiển như vậy. Tất nhiên sau khi hai con quỷ bắt tay nhau (y như Stalin và Hitler năm nào) thì chúng cho rằng, một “Molotov – Ribbentrop 2025” có thể sẽ được hình thành. Tôi hình dung một Ukraine chia hai, hoặc cũng không nhất thiết phải chia hai, nhưng chính quyền sẽ là lũ cừu do Mục-tư-khoa điều khiển, và Mục-tư-khoa thì trả lại cho Hoa Thịnh Đốn một phần tài nguyên như một khoản “đền đáp công ơn.”

Đến đây chúng ta bắt đầu thấy bộc lộ mâu thuẫn: nếu với kịch bản trên, thì tại sao Trump lại cần ra yêu sách với Ukraine về khoáng sản? Không những thế, ngoài yêu sách này lại còn bắt ép Ukraine tổ chức bầu cử. Tất cả những điều rối rắm này, mâu thuẫn nghiêm trọng với nhau này thể hiện rất rõ con người Trump: hú họa, cầu may, không mạch lạc.

Hôm qua đã có ông bạn phàn nàn về Zelenskyi, thì hôm nay còn có một ông chọi nào đó lên giọng chê bai: Chọc giận Trump là bước đi sai lầm của Zelenskyi… Chúng ta chỉ cần hỏi thằng chọi con này một câu thôi: khi đất nước mày đứng trên bờ vực sinh tử, khi người ta đưa ra những yêu cầu bán nước, thì mày có đồng ý không? Mày mà đồng ý có khi dân chúng của mày họ chẳng tha cho mày đâu. Thể loại thằng này hay thở ra những ý kiến ngu ngốc như vậy, rất dễ gặp ở người xứ Laos Leste quen nghe tuyên truyền của Nga mấy chục năm qua rồi. Chúng không bao giờ biết được về ý chí tự do của người Ukraine.

Cần phải khẳng định rằng: Zelenskyi đã quá khôn khéo cho đến tận giây phút sự PHẢN BỘI từ nước Mỹ của Trump bộc lộ. Một khi đã ép nhau vào con đường ch.ết, thì vẫn phải kiên quyết, bọn hàm chó vó ngựa có chửi cũng phải chấp nhận.

“Hỡi đồng bào toàn quốc!Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ! Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”

Vậy Zelenskyi “dại” đến cỡ nào?

Mới nhất, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz nói với Fox News rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyi nên “giảm bớt” lời lẽ của mình và nghiêm túc xem xét đề xuất này, bao gồm việc chuyển giao 500 tỷ đô la tài nguyên thiên nhiên – chẳng hạn như dầu và khí đốt – cho Chính phủ Hoa Kỳ. Waltz bác bỏ những phản đối của Kyiv đối với các cuộc đàm phán của Trumpp với Mục-tư-khoa, lập luận rằng Ukraine nên trân trọng hơn sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Ông cũng phủ nhận cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã gạt cả Ukraine và các đồng minh châu Âu sang một bên khi tham gia đàm phán trực tiếp với Nga vào đầu tuần này, gọi đó là “ngoại giao con thoi” thông thường.

Thực tế, 500 tỉ hay khoáng sản gì đó là chuyện nhỏ, nếu Mỹ tử tế, Mỹ sẽ có những cái đó. Vấn đề ở đây là sự bắt tay với Putin, kẻ gây ra chiến tranh và trí trá đổi trắng thay đen, quay ra chỉ trích Zelenskyi là người có lỗi trong việc để nổ ra cuộc chiến. Đó mới là thái độ mất dạy và – như giang hồ vỉa hè thường nói: NHẤT LÀ BÉT, đã đến nước đó thì còn gì mà nói với nhau nữa?

Rõ ràng là hành động ngu dốt của Trump đã để lại hậu quả. Cái ngu dốt coi thường lẽ phải, luân thường đạo lý, luật pháp quốc tế và hộ chiếu dân tộc – quốc gia. Chắc chắn rằng, trò ma bùn này của Trump sẽ không đi đến đâu – thất bại nhãn tiền vì làm sao người Ukraine người ta chấp nhận được những yêu cầu phi lý đó?

Điều thú vị ở đây là, Trump thuộc type người trong tiếng Việt có một câu rất hay để mô tả: “già dái non hột.” Trong suốt nhiệm kỳ đầu của mình, lão ta đã nhiều lần đe dọa, nhưng tất cả đều chẳng đi đến đâu. Chúng ta đều biết trong suốt thế kỷ XX, người Mỹ nổi tiếng “đã nói là làm” tuy làm đến đâu thì… còn tùy. Bức tường dọc biên giới với Mexico đâu? Những trò vớ vẩn trong dịch Covid có giúp gì được cho nước Mỹ không? Chưa hết, những hành động còn vớ vẩn hơn nữa, chẳng hạn với Taliban người ta sẽ còn phải phân tích rất nhiều những hậu quả của nó đối với địa chính trị khu vực và toàn cầu.

Với “hồ sơ Ukraine” và Zelenskyi thì khác: hắn sẽ mắc lại ở một chỗ nào đó. Hiện nay hắn đang liên tục đưa ra những tuyên bố nhảm nhí, đúng theo kiểu của một kẻ điên rồ, nhưng là điên rồ có chủ đích. Điều mà Trump muốn là thấy người khác run sợ và quỳ xuống. Khi mà người ta không run sợ, lão sẽ cảm thấy bế tắc và tìm cách xoay xở.

Vậy Trump có thể có hành động nghiêm trọng hơn cho tình hình hay không? Có thể. Như tôi đã viết, ông ta có thể tìm cách tháo gỡ các lệnh cấm vận cho Putin, cũng như chặn tiếp các gói viện trợ cho Ukraine đã được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn. Hiện tại có những thông tin cho rằng Ukraine vẫn đang nhận được viện trợ (từ những gói này) vì vậy ông ta chưa làm gì cho cả hai dạng hành động đó. Tôi không phải là chuyên gia về lĩnh vực pháp luật Hoa Kỳ, nên không thể trả lời được câu hỏi “liệu Trump có đánh liều đối đầu với Lưỡng viện để trao cho Putin một cơ hội nữa hay không?”

Chưa hết. Có thể còn có hành động ngu ngốc và điên dại hơn nữa – khả năng xảy ra tương đối ít nhưng việc của chúng ta là vẫn phải xem xét: trong trường hợp Trump cảm thấy Zelenskyi quá bướng, lão ta có thể ra lệnh không kích Ukraine. Chưa ai quên vụ lão này điên lên ra lệnh bắn 59 quả Tomahawk vô nghĩa vào một cái sân bay ở Syria. Nếu trường hợp này xảy ra, thì mục đích của Trump sẽ là nhằm tìm cách hạ bệ Zelenskyi, bắt anh ta từ chức. Cú không kích có thể chỉ diễn ra một lần với vài chục quả tên lửa chẳng hạn, và tác động thì không chắc đã nghiêm trọng (như ở Syria là cùng). Tuy nhiên dạng hành động như thế này sẽ (1) gây tác động lớn lên nội bộ Ukraine, có thể dẫn tới việc Zelenskyi buộc phải từ chức nhưng (2) ngược lại, nó có thể gây ra xúc động sâu rộng trong nội bộ chính trường Mỹ, trong quan hệ với các đồng minh truyền thống dẫn tới có làn sóng phản đối ông ta thật mạnh mẽ. Thậm chí, Zelenskyi chưa phải từ chức đã được ủng hộ mạnh mẽ hơn vì điều đó. Nhưng điều này dẫn chúng ta đến chỗ đưa ra nhận xét: Zelenskyi không hề quá căng với Trump, ví dụ anh ta nói “đất nước không phải để bán” hoặc Trump sống trong bầu thông tin giả mạo, bị lừa dối… chứ không hề có cú tấn công nào vào cá nhân Trump, về khía cạnh này tôi còn máu hơn Zelenskyi nhiều. Vì vậy không thể cho là Zelenskyi dại dột được. Anh ta rất khôn khéo là khác.

Vậy đó – chắc chắn chúng ta sẽ không thấy Zelenskyi và Ukraine quỳ gối trước Trump, và lão ta sẽ bế tắc. Các bước tiếp theo của lão theo kiểu leo thang, đều khó khăn vì đều có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Theo Luật Hoa Kỳ, cơ chế kiểm soát quyền lực của Tổng thống đối với Quốc hội bao gồm các quyền như sau:

Công bố luật, Sáng quyền lập pháp (quyền sáng kiến về lập pháp) là sáng kiến đề nghị luật, Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường, Bổ nhiệm ghế Thượng nghị sĩ tạm thời bỏ trống, Phủ quyết (những luật đã được thông qua trước khi được ban hành phải được đệ trình lên Tổng thống), Quyết định chiến tranh, Ký kết hiệp ước ngoại giao và một thẩm quyền không chính thức là “được Quốc hội ủng hộ.” Như vậy tôi không tìm thấy cơ chế cho phép Tổng thống Hoa Kỳ giải tán Quốc hội để bầu cử lại như một số nước khác (Pháp chẳng hạn).

Ngược lại, Tổng thống Hoa Kỳ có thể bị bãi nhiệm theo Tu chính án số 25, tất nhiên việc này rất khó vì năm 2021 chính ông Trump cũng đã bị xem xét đưa ra Quốc hội để bãi nhiệm rồi.

Hôm nay còn rộ lên một tin nữa: phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba về cuộc chiến trong bối cảnh tình hình nóng ran trong mấy ngày qua, thậm chí có thông tin liên quan đến Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đến Ukraine. Về vấn đề này, tôi xin lưu ý quý vị rằng, còn có một tin khác liên quan, với một bài báo chính thống xứ Laos Leste: “Bản chất kế hoạch của Anh và Pháp về thành lập “lực lượng bảo đảm” ở Ukraine.” Tôi phải xin nói mấy ý như thế này:

+ Thứ nhất. Ukraine không cần binh lính, kể cả của Ba Lan. Họ có đủ, thậm chí thừa lính. Cái mà họ cần là tiền, đạn dược, vũ khí.

+ Thứ hai. “lực lượng bảo đảm” ở Ukraine không có tác dụng gì trong giai đoạn này, nó chỉ cần khi hiệp ước hòa bình được ký kết và đi vào giai đoạn thực hiện. Khi đó phải có lực lượng gìn giữ hòa bình trung gian giám sát cả hai bên.

+ Thứ ba. Việc đưa quân ra nước ngoài của Nhật Bản là một vấn đề lớn, nên nếu có chuyện họ đưa lực lượng phòng vệ ra hải ngoại (về việc đưa chuyên gia quân sự thì tôi không biết nhé) là một vấn đề rất lớn mà báo chí nước này không thể bỏ qua. Tuy nhiên sáng nay khi tôi sử dụng cả hai công cụ là Google và Bing để Search với cụm từ khóa “Shigeru Ishiba about Ukraine war” thì bài mới nhất về ông ấy liên quan đến chiến tranh Ukraine, là từ hôm 25/12/2024 với nội dung “Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục sát cánh với Ukraine.”

Tiếp theo, còn có một tin nữa trên Newsweek “Donald Trumpp đã cho châu Âu ba tuần để ký vào các điều khoản cho ‘sự đầu hàng’ của Ukraine đối với Nga, một thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) tuyên bố” – nhưng rất cẩn thận bài báo này còn có 1 câu: “Ông ấy không đưa ra bằng chứng cho tuyên bố của mình.”

Theo tôi đây cũng là một tin không khả tín vì nó mang tính câu view của Newsweek bằng cách chua thêm một câu dạng “tin chưa kiểm chứng.” Nhưng theo tôi hiểu thì việc này lại càng phi lý vì Trump không thể ép châu Âu ngừng hỗ trợ Ukraine được, điều mà ông ta có thể làm được để gây sức ép là rút quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở châu Âu về, sau đó… gây chiến tranh thương mại. Việc đe dọa rút quân, Hoa Kỳ đã từng làm nhiều rồi và nếu bây giờ lão thực hiện điều đó thì chỉ thúc đẩy các nước châu Âu, khi chưa tìm được tiếng nói đồng thuận thì sẽ tự mình tăng ngân sách quốc phòng mà thôi. Vô nghĩa.

Theo tôi đến đây, chúng ta cần khẳng định với nhau rằng: dù Hoa Kỳ cực kỳ quan trọng với Ukraine trong cuộc kháng chiến, và những hành vi phản động của Trump dẫn tới tình thế khó khăn nhất cho Ukraine từ đầu chiến tranh, nhưng vẫn không có nghĩa là nó sẽ dẫn tới thảm họa. Thảm họa đáng nhẽ ra phải từ tháng 2/2022 rồi. Hiện tại, nếu Ukraine yếu như vậy và Nga mạnh như vậy (như Trump tưởng) thì Putin cần đếch gì phải dựa vào Trump để tìm chiến thắng.

Vì vậy, tôi cần nói với quý vị độc giả rằng: căn cứ vào TÌNH THẾ CHIẾN TRANH ấy, đừng căn cứ vào những trò nhảm nhí của Trump. Chiến tranh không đơn giản để kết thúc như vậy. Chẳng hạn vài ngày qua chính Putin còn phải tung tin lực lượng Nga đã xâm nhập Sumy của Ukraine, và hóa ra là tin giả. Mấy ngày rồi, chiến trường không có biến chuyển, cho thấy quá trình đuối được báo trước của quân đội và Bộ Sân khấu và trình diễn Nga, đã đến.

Trong khi đó, hôm trước tôi kể cho quý vị nghe về tin đồn trong lực lượng tình báo quân sự Nga, chúng đang cảnh báo nguy cơ quân Ukraine đang tập trung quân khoảng 10 lữ đoàn, chuẩn bị tấn công sang lãnh thổ Nga ở Bryansk. Hôm đó, tôi có phân tích hầu quý vị về khả năng này: đòn tấn công thực là hư, hư là thực… và có thể diễn ra ở bất cứ tỉnh nào: Bryanks, Oryol, Belgorod. Đó, hóa ra là chuyện có thật rồi nhé, chứ tôi không có bịa ra đâu.

Nhận xét và kết luận

Về hành động của Trump mấy ngày qua, theo tôi đó là hậu quả của chính sách kiên định nhưng rón rén của chính quyền ông Biden và bản thân ông ấy. Đáng nhẽ ra đã kiên định như vậy thì phải đi kèm với quyết đoán. Zelenskyi bằng kế hoạch hòa bình của mình, đã trình bày với Biden nhu cầu đánh to, đánh mạnh một cách khôn ngoan, nhưng Biden vẫn không đồng ý. Vì thời điểm mùa thu năm ngoái kế hoạch này đã không được thực hiện, cuộc chiến vẫn không giúp gì được cho Đảng Dân chủ có được một chiến thắng trước Đảng Cộng hòa của Trump.

Đây là điều chúng ta phải chấp nhận và chắc chắn nhóm Zelenskyi đã tính toán đến phương án này rồi. Về những hành xử điên dại của Trump, theo quan điểm của tôi là… chuyện nhỏ! Cho đến nay những “setting up” của ông Biden để lại, Trump chưa dễ gì phá bỏ được.

Nhưng ở đây Trump có phần logic, mặc dù cái logic đó khá là… quái gở, dạng định chữa cái sai của Biden khi để cuộc chiến tranh kéo dài quá lâu, bằng một cái sai khác là… ủng hộ thằng thủ ác và bắt nạt nạn nhân. Hai cái sai chỉ có thể dẫn tới cái sai lớn hơn chứ không bao giờ thành một cái đúng cả.

Ở quý đầu năm 2025 này, theo những thông tin trước đây chúng ta có, Ukraine còn đủ tiền và nguồn lực để chiến đấu đến hết năm, và như tôi đã phân tích quãng thời gian đó không kịp để bỏ cấm vận và bộ máy quân sự Nga phục hồi. Vì vậy có căn cứ vững chắc để tin rằng, Ukraine sẽ phải thực hiện một hành động quyết đoán.

Có người hỏi tôi về kế hoạch “lãng mạn”, ví dụ tấn công Bryansk rồi làm một chiến dịch nữa đâu đó ở Donbas với ý lo ngại: thế nhỡ nếu thua thì sao? Có thể! Chẳng hạn, theo thông tin của GRU nắm được, người Ukraine đang chuẩn bị nhóm 200.000 quân để tổ chức một chiến dịch tấn công nào đó… Vậy nếu nó diễn ra thật, và thất bại thì sao? Thì mất cỡ khoảng 100.000 chứ sao, cả bị thương và thiệt mạng. Tuy nhiên với những gì đang diễn ra ở Kursk, không có căn cứ cho thấy khả năng này sẽ xảy ra.

Về thời điểm, nếu nó xảy ra sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ví dụ thời tiết. Theo chị NHG bên Kyiv thì hiện nay ở bên đó tuyết vẫn còn nhưng tương đối mỏng, và dự báo thời tiết cho rằng tuần sau băng tuyết bắt đầu tan (trước khi sang tháng Ba) và như vậy, mùa bùn lầy sẽ qua sớm. Nhưng yếu tố quan trọng hơn là hành động của các nước đồng minh châu Âu của Ukraine hành động như thế nào, mức độ ủng hộ của họ đến đâu.

Tại sao tôi cũng đồng tình với bọn tình báo Nga của GRU này? Vì tôi cho rằng mọi chuyện đã lên đến đỉnh điểm và Trump rơi đúng vào điểm gần lên thiên đỉnh của các sự kiện. Tuy nhiên lão ta rơi vào tình thế như thế nào? – rơi vào bế tắc, đặc biệt là Putin, hắn không có cách nào để kết thúc chiến tranh, nếu cứ cù cưa như thế này thì chỉ tổ nướng thêm quân của cả hai bên, mà Nga thì gấp mấy lần của Ukraine. Với tính cách của thằng cha vừa ngu, vừa điên, vừa thô lỗ… Trump chắc chắn sẽ chọn phương pháp cũng… thô thiển, gây ra sự phẫn nộ của không ít nhân dân lao động thế giới.

Nhu cầu giải quyết bế tắc của cả hai bên là có. Với Putin, hắn giải bài toán bằng Trump. Với Ukraine, chắc chắn phải giải bài toán bằng kết quả trên chiến trường, đánh như thế nào chúng ta chưa biết. Vì vậy thua hay thắng chưa rõ, nhưng chắc chắn phải tấn công để “Làm tung tóe ra các khả năng về chính trị!” (Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói như vậy về Mậu Thân 1968. Nếu xét về tổn thất lực lượng, Việt Cộng thua, nhưng nó cũng là xúc tác dẫn tới việc Mỹ rút khỏi Miền Nam năm 1973).

Sự bế tắc của Trump lên đến đỉnh điểm với tin của ngày hôm nay: Hoa Kỳ xóa bỏ mọi ngôn ngữ ủng hộ Ukraine khỏi tuyên bố của G7 vào ngày kỷ niệm ba năm chiến tranh để ‘không cản trở các cuộc đàm phán hòa bình’ – NYT. Ô hô thú vị chưa, làm đủ trò vớ vẩn này.

CÙNG TẮC BIẾN, MÀ BIẾN THÌ TẤT THÔNG. Đó là triết học.

Quay lại với khả năng “Bryansk bị tấn công” – nếu chiến dịch này diễn ra thật, thì tác dụng của nó như thế nào? Nó sẽ đặt cả Putin và Trump vào một tình thế… không thể dở hơi hơn. Với Putin, đó lại là cú bôi shit vào mặt như Kursk. Với Trump, đó là lời cảnh tỉnh: đừng bị con ch.ó KGB ấy nó đánh lừa.

Về kết quả chiến trường có thể ảnh hưởng đến nội dung của đàm phán, tôi không có ý lạc quan đến mức cho rằng Nga sẽ phải bị đẩy về biên giới năm 1991, vì năm 2022 khi Nga chuẩn bị tấn công Donbas, tôi đã từng hình dung kịch bản: chúng bị đánh thua đau sau vài tháng, sẽ dừng lại rồi đàm phán để rút về giới tuyến tháng Hai năm 2022, đó là đẹp nhất cho Ukraine là bên yếu hơn nhiều, sau đó là vào NATO và EU, rồi dần dần những vùng bị chiếm sẽ có thể được lấy lại bằng biện pháp hòa bình.

Bây giờ có lẽ đó cũng không phải giải pháp tệ nhất, phụ thuộc vào khả năng đánh cho Nga vỡ trận đến đâu có thể tiến đến đó, và hòa bình sẽ phải đến bằng sức mạnh, chưa ai hình dung ra được, nhưng khi đó thì cả Ukraine và Trump đều thỏa mãn: tất cả ngồi vào bàn đàm phán được rồi. Nhưng với diễn biến như vậy thì Putin vẫn cứ hết đời.

P.L.GB.

Nguồn: FB Phúc Lai GB

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn