Ngẫu nhiên Bình Minh 02?

Tống Văn Công

Về câu trả lời “song phương” của ông Phùng Quang Thanh trước ông Lương Quang Liệt bên lề Hội nghị Shangri-La, BVN đã trình bày chủ kiến rõ ràng trong bài bình luận “Cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Trung” ngày 5-6-2011 (boxitvn.blogspot.com). Còn về nhiều vấn đề khác, ông Tống Văn Công đã mang một trái tim cộng sản trong sáng để soi rọi vào những khuất khúc, hy vọng nó sáng tỏ thêm. Tuy nhiên, biết đâu những điều ông Công cho là đáng tiếc biết đâu chẳng là cái hay, ở chỗ sẽ thúc đẩy lịch sử tiến nhanh hơn, và ngược lại thì cũng như vậy. Chẳng hạn, khi miền Nam sắp giải phóng, tướng Dương Văn Minh đã từ chối lời đánh tiếng của Bắc Kinh muốn chìa bàn tay ra giúp đỡ quân đội miền Nam khi ấy. Dương Văn Minh quả không tủi hổ với tư cách một người lãnh đạo coi dân tộc, quốc gia lớn gấp vạn lần quyền lợi cá nhân ích kỷ. Nhưng giá phỏng ông cứ nhận lời thì sao? Bắc Kinh không đời nào đưa quân cản được mũi tiến công của Bắc Việt đâu – điều đó chắc chắn như đinh đóng cột. Tuy nhiên, đó lại là cơ hội để bộ mặt tởm lợm “CS anh em” của Bắc Kinh lộ diện sớm và lộ diện không còn gì có thể che giấu, thì ngày nay, món nợ cốt nhục của “những người đồng chí vô sản” hẳn đã được thanh toán tận gốc từ lâu lắm rồi, không phải là một mối lo canh cánh lâu dài cho dân tộc như hiện tại – chúng tôi nghĩ kẻ thù không đáng lo mà chính “tình đồng chí” ấy mới là vô cùng nguy hiểm.

Bauxite Việt Nam

Nhật ký biểu tình

Nhà báo Nguyễn Thượng Long

Đêm 4/6/2011:

Thao thức mãi không ngủ được vì một phản hồi cho ngày mai 5/6/2011:

“Đi biểu tình là yêu nước.

Không đi biểu tình là chưa yêu nước.

Chống lại biểu tình là bán nước.”

Không nhớ được đây là phản hồi của ai. Thực ra, câu “Không đi biểu tình là chưa yêu nước!” không hoàn toàn là thuyết phục, còn vế đầu và vế cuối là đúng.

Cả ngày hôm nay, chưa thấy những nhân vật săn sóc tôi nói gì với tôi về việc ngày mai của tôi. Phải chăng cơ quan công an đã bật đèn xanh cho cuộc xuống đường trước cổng Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội! Có thể lắm, không đi chính những người này sẽ cười mình.

5-6-2011: “Còn lại tình yêu”

Đoan Trang

Tôi biết đây sẽ là một bài viết rất kém của mình, bởi vì tôi không đủ khả năng để thể hiện hết những gì mình đã chứng kiến hôm qua, 5/6/2011. Tôi chỉ có thể nói, đó là một ngày nắng chói chang, vàng rực đường phố, cây lá rất xanh và màu cờ, màu áo thì rất đỏ.

Tôi đã thấy những bạn trẻ đứng dưới nắng như thế, từ 8h sáng, giơ cao cờ, những khẩu hiệu in lên giấy A4, ảnh Bác Hồ và ảnh tướng Giáp với nụ cười mạnh mẽ và quả đấm giơ lên: “Không sợ”. Tôi thấy hàng rào cảnh sát cơ động nai nịt, mũ bảo hiểm, khiên, dùi cui, đẩy các bạn lùi dần từng bước, từ dưới chân tượng Lenin, bật dần khỏi vườn hoa, ra vỉa hè và xuống lòng đường. Có những dân phòng trẻ, xô đẩy rất hung hãn. Có những dân phòng già hơn thì ôn tồn đạo mạo: “Được rồi, được rồi, ghi nhận. Thế thôi, xong. Về, về đi”, hệt như nói với trẻ nít. Ngay cả trong những phút ấy, tôi vẫn nghe các bạn nhắc nhau: “Đừng chửi, đừng nổi nóng”, “hết sức giữ bình tĩnh”, “ôn hòa anh em ơi”… Hàng người cứ bị đẩy lùi từng bước một, mặc cho các bạn trần tình: “Chúng em có làm gì đâu?”, “Các anh giăng dây đi vậy, cho cái ranh giới để chúng em biết chỗ mà đứng”.

Lòng ái quốc, tại sao không?

Ban Mai

Thà làm quỷ nước Nam

Còn hơn làm vương đất Bắc

(Trần Bình Trọng)

Câu nói nổi tiếng của danh ttướng nhà Trần đã trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt, bất cứ một học sinh nào khi tuổi còn thơ cũng cảm thấy tự hào khi học trang sử đó. Chính các thầy cô đã dạy dỗ chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc cha mẹ đã giáo huấn chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc tiền nhân đã hun đúc chúng tôi lòng yêu nước. Vậy, hôm nay tại sao không?

Học giả Mỹ: Trung Quốc cộng sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

Duy Ái

Ngày 3/6/2011 vừa qua trên trang mạng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) có bài viết của tác giả Duy Ái giới thiệu một cuốn sách sẽ công bố trong một vài ngày tới đây, vào 7/6 sắp tới, cuốn “Dead by China”, tác giả Duy Ái dịch là “Chết dưới bàn tay Trung Quốc”. Bài viết của Duy Ái có tiêu đề “Học giả Mỹ: Trung Quốc cộng sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã”. Bài giới thiệu của Duy Ái gợi cho các nhà lãnh đạo các nước suy nghĩ về một hành động ứng phó trước những hành vi tự tung tự tác bất chấp luật pháp quốc tế. Cái mà nhân loại cần ứng phó hiện nay không đơn giản chỉ là vấn đề hiểm họa chiến tranh từ phía Trung Cộng, mà cái hiểm họa đó rộng hơn nhiều, nó đụng chạm đến hàng loạt vấn đề, từ kinh tế, văn hóa đến hàng loạt vấn đề xã hội của thế giới này.

Đã vĩnh viễn qua rồi cái thời nghe nói đến những từ “chủ nghĩa cộng sản” (CNCS) và “chủ nghĩa xã hội” (CNXH) như những ước vọng cao cả về một thiên đường của loài người, như một động cơ trong sáng về mục tiêu tốt đẹp của cách mạng xã hội.

Vào cuối thập niên 1980, một vị lãnh đạo Đảng CSVN (ông Đỗ Mười) đã giao cho Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam dịch cuốn sách “Thất bại lớn, sự ra đời và cái chết của CNCS trong thế kỷ XX” (Grand Failure: The Birth and Death of Communism in the Twentieth Century, New York: Charles Scribner's Sons, 1989) của Zbigniew Brzezinski, cố vấn Tổng thống Mỹ. Người chủ trì dịch cuốn sách đó là Phó Viện trưởng, nhà nghiên cứu Phạm Khiêm Ích. Sách dịch được đánh số, và những người nhận sách đều phải ký tên vào một quyển sổ lưu ở Viện. Cuốn sách đã đưa ra những con số giật mình về tội ác và những mặt thoái hóa của CNCS trong các quốc gia mà CNCS được tôn lên hàng quốc đạo, đồng thời cũng đã đưa ra dự báo về cách chết của CNCS trên quy mô toàn thế giới. Brzezinski đưa ra một số chỉ báo xã hội và cho điểm về độ bền vững ở các quốc gia cộng sản. Cứ theo những chỉ báo này, thì Liên Xô và Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Đức được xếp vào hàng những dinh lũy cuối cùng trong quá trình sụp đổ chế độ cộng sản.

Đã hơn hai thập niên từ sau sự xuất hiện cuốn sách của Brzezinski. Sự sụp đổ của các quốc gia theo CNCS đã diễn ra đúng như dự báo của Brzezinski, chỉ khác về thứ tự thời gian: Liên Xô và CHDC Đức lại là không phải là dinh lũy cuối cùng của CNCS, mà thuộc loại những quốc gia sụp đổ đầu tiên.

Tuy nhiên, điều mà Brzezinski chưa thể dự báo, là sự phát triển của phong trào xã hội-dân chủ, rồi sự xuất hiện phong trào Cánh Tả, mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự kéo dài của những tư tưởng cách mạng xã hội do Marx khởi xướng. Một số nhà nghiên cứu vui mừng trước sự thắng lợi của phong trào XHCN ở một số nước Mỹ Latin, tại đây, thậm chí Chavez đã đứng ra như người khởi xướng cuộc vận động thành lập Đệ Ngũ Quốc tế[1]… mà đáng ra sẽ có một đại hội thành lập dự định tổ chức vào tháng 4/2010, nhưng đến nay vẫn chưa thấy tín hiệu nào về sự ra đời của tổ chức này (!).

Còn một điều nữa mà Brzezinski chưa tính đến là sự chưa sụp đổ của Trung Cộng và một số nước XHCN Châu Á, hơn thế nữa Trung Cộng nổi lên không phải để trở thành một nước XHCN “đàn anh” thay thế Liên Xô đã sụp đổ, để đóng vai trò một “trụ cột mới” của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế như một số người lầm tưởng, mà một Trung Cộng “trỗi dậy” như một cường quốc ngạo mạn, ngang ngược trong phong cách của một đế chế cộng sản khổng lồ, tàn ác, tham lam và hung bạo hơn cả thời Chủ nghĩa xã hội quốc gia của Đức (Đức Quốc Xã). Có thể nói, nếu giờ đây, nước Đức Quốc Xã sống lại, thì cũng không thể nào so sánh được với đế chế Trung Hoa Cộng sản, vì Đức Quốc Xã tuy tàn ác, nhưng đường hoàng trong các cuộc chơi, còn đế quốc Trung Cộng thì xảo trá lật lọng, còn phủ lên cái lật lọng xảo trá ấy bằng những giọng lưỡi ngọt ngào của người láng giềng “Bốn tốt” và “Mười sáu chữ vàng”.

Cuốn sách có tên đầy đủ là “Dead by China, Confronting Dragon – A Global Call for Action” (Chết trong tay Trung Quốc, Đối mặt với một Con rồng – Lời kêu gọi hành động toàn cầu) của hai học giả Mỹ Peter Navarro và Greg Autry thuộc Đại học California, Irvine, sẽ ra mắt độc giả vào hôm nay, ngày 7/6/2011.

Lời dẫn của Duy Ái trên trang VOA viết: “Giữa lúc những hành động được xem là hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông hồi gần đây làm cho nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, cảm thấy hoài nghi về tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình của chính phủ ở Bắc Kinh”. Hai học giả này cho đó là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã”

Bài giới thiệu của Duy Ái đã viện dẫn lời Ông Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi hưu, tán thành nhận định của cuốn “Death by China” cho rằng Trung Quốc đang dùng các loại vũ khí kinh tế kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng, vũ khí không gian, chiếm độc quyền khai thác và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và đánh cắp công nghệ để giành quyền chế ngự thế giới. Tướng Gallinetti cho rằng trong quá trình này những sức mạnh cơ bản về kinh tế và địa chính trị, vốn là cột trụ của ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, đã bị xói mòn một cách có hệ thống trong lúc Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn trong những vụ tranh chấp khu vực.

Bài giới thiệu mượn lời Tướng Jon Gallinetti, đưa ra thông điệp khẩn thiết: “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Tây phương nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!”

Cuốn sách gửi gắm một thông điệp cực kỳ quan trọng cho thời đại chúng ta: Thế giới đang đứng trước một hiểm họa vô cùng lớn: Chủ nghĩa cộng sản Đại Hán. Hy vọng cuốn sách sớm ra mắt độc giả đúng như thông điệp đã gửi gắm trong tiêu đề: “Global Call to Action”, “Lời kêu gọi hành động toàn cầu” của thời đại chúng ta trước một hiểm họa vô cùng lớn của lịch sử.

Vũ Cao Đàm

Khía cạnh luật quốc tế của việc tàu Trung Quốc cắt dây của tàu Việt Nam Bình Minh 02

Luật sư Tạ Văn Tài

Kẻ yếu như ASEAN hay VIỆT NAM nói riêng, cần phải tạo ra hay dựa vào luật pháp, là khí giới của kẻ yếu nhưng có chính nghĩa, để buộc ông Tàu, khiến ông không làm được chuyện "la raison du plus fort est toujours la meilleure."

THỀM LỤC ĐỊA VÀ  VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ

Theo Hiệp định Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển,  thì có 3 vùng: (1) thềm lục địa địa chất (geological continental shelf) là vùng đáy biển từ lục địa ra đến mực nước sâu 1000 mét, hay quãng xa 200 hải lý, điểm nào tới trước thì chọn điểm ấy; (2) vùng kinh tế độc quyền (exclusive economic zone) tính từ lục địa ra đến 200 hải lý, trong đó có các quyền đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển; (3) thềm lục địa luật định (legal continental shelf) có thể nới rộng ra tới 350 hải lý, tuỳ theo kích thước của mép lục địa (continental margin), gồm, ngoài thềm lục địa trên, hai phần khác là dốc lục địa (continental slope) và triền lục địa (continental rise), sau đó thì đáy biển tụt xuống vục sâu ở lòng biển.

Đối thoại Shangri La

Biển Đông sau những ngôn từ ngoại giao

SGTT.VN - Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm theo dõi tại hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Shangri La) tại Singapore (từ 3 – 5.6), thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an đã có cuộc trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị về vấn đề này.

clip_image001

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates (trái) đối thoại với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại diễn đàn, ngày 5.6.2011. Ảnh: Reuters

Trung Quốc sẽ tát vỡ mặt Việt Nam?

TTL lược dịch theo Ifeng.com

PV

: Chúng ta biết rằng VN và TQ có tranh chấp khai thác dầu khí tại biển Nam Trung Hoa (biển Đông). Tuần qua chính quyền VN bày tỏ bất bình và phản đối TQ. Trong khi TQ cho là mình đúng theo luật quốc tế hành xử trên lãnh hải chủ quyền của TQ. Xin ông Shih Chi-ping cho biết nhận định của ông về vấn đề này.

Shih Chi-ping: Thứ năm vừa qua, VN phản đối TQ đưa ba tàu chiến cặp sát tàu dầu của họ, cắt đi dây cáp. VN nói TQ vi phạm lãnh hải của họ và cực lực phản đối. Phản đối cái gì? VN vào lãnh hải TQ. TQ hành xử đúng luật. VN nhận vơ là chủ quyền của họ. Chính hành động cực lực lên án của VN là hành động bất hợp pháp.

PV: Hoạt động của VN trong vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông) rất năng động trong những năm gần đây. VN khai thác dầu trên lãnh hải TQ, tăng cường vũ trang trong khu vực gây căng thẳng. VN còn lôi kéo các công ty quốc tế đến đây khai thác. Ông có nhận định gì về vấn đề này?

Trung Quốc: Cội nguồn gây ra căng thẳng tại Biển Đông

Tú Anh

clip_image001  

Tảu hải giám Trung Quốc trong vụ gây hấn với tàu Bình Minh 02, ngày 26/05/2011 REUTERS

 

Chiến thuật “nắn gân” Việt Nam trong vụ “tàu Bình Minh” đã đẩy chính quyền Trung Quốc rơi vào chiếc bẫy của chính họ. Tại Diễn đàn An ninh khu vực Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhận định tình hình căng thẳng tại Biển Đông phát xuất từ thái độ khiêu khích của Trung Quốc.

Hoa Kỳ cho biết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự từ Bắc Á đến Nam Á và Úc. Việt Nam hoan nghênh thái độ của Mỹ và lần đầu tiên bật đèn xanh cho sinh viên xuống đường đả kích Trung Quốc.

Trong những ngày qua, Việt Nam và Philippines, nằm ở yết hầu trên đường nam tiến của Trung Quốc, nhiều lần tố cáo tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên biển và hành động gây hấn của Bắc Kinh làm cho tình hình trong khu vực căng thẳng thêm.

Chuyện gì phải đến đã đến. Thứ bảy 04/06/2011, tại Diễn đàn An ninh khu vực - Đối thoại Shangri-La - tổ chức ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo về thái độ khiêu khích của Trung Quốc và ông cho rằng nếu không có một cơ chế giải quyết xung khắc ôn hòa thì sẽ khó tránh khỏi một cuộc xung đột võ trang.

Một đề nghị đáng chú ý về chính sách ngoại giao mới của Mỹ

Đoàn Hưng Quốc

Tạp chí The National Interest số tháng 2 năm 2011 đăng một bài phê bình khắc khe về chính sách ngoại giao của Mỹ từ năm 1993 đến nay dưới thời ba tổng thống Clinton, Bush và Obama – dài 17 trang với tựa đề “Imperial by design”[1] của giáo sư John J. Mearsheimer[2] thuộc Đại học Chicago; đồng thời phác họa chiến lược mới tạm dịch là Phòng thủ từ xa (Offshore Balancing)[3] trong đó đưa ra một liên minh gồm Việt - Ấn - Nhật – Nga – Nam Hàn – Singapore nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc.

Trước hết xin có lời giới thiệu về giáo sư Mearsheimer: ông là một trong bốn học giả và nhà báo hiện có nhiều ảnh hưởng lên quan điểm ngoại giao của Mỹ [4]. Người viết sẽ có dịp trình bày những suy nghĩ của từng người vào một dịp khác, nhưng đặc điểm của giáo sư Mearsheimer là thế giới quan của ông đặt nặng trên cơ sở tranh chấp quyền lực và tương quan lực lượng giữa các siêu cường[5] hơn là do các động cơ khác như xung khắc văn hoá [6], trào lưu dân chủ [7] hay toàn cầu hoá [8].

EDLC đề nghị trợ giúp pháp lý cho phiên phúc thẩm vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Thư của EDLC gửi Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà

Ngày 06 tháng 6 năm 2011

Kính gửi Quý Báo,

Hôm nay gia đình Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nhận được thư của Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường (EDLC) đề nghị được tiếp tục tham gia hỗ trợ biện hộ cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Thay mặt gia đình, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã phúc đáp thư. Đề nghị Quý báo cho đăng để những ai quan tâm đến "Vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam" được biết.

Trân trọng cảm ơn Quý Báo,

Cù Thị Xuân Bích

Lạm phát và tăng trưởng chậm: thị trường chứng khoán Việt Nam mất giá nghiêm trọng

Tú Anh

clip_image001  

Đau đầu vì chứng khoán. Reuters

 

Trưa ngày 06/06/2011 tại Sài Gòn, chỉ số chứng khoán VN Index bị sụt mất 2,2% . Đây là thiệt hại nghiêm trọng nhất kể từ hơn 12 ngày qua. Mạng thông tin của chính phủ ngày 03/06/11 loan báo chỉ tiêu mới của nhà nước là cố giữ lạm phát ở tỷ số 15% và tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa GDP 6%.

Sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam bị giảm mạnh trong ngày đầu tuần sau khi chính phủ Việt Nam nới lỏng dự báo lạm phát và gián tiếp thừa không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trong năm nay. Với tỷ số lạm phát hơn 22% tính trong 30 tháng qua,Việt Nam là quốc gia bị nạn vật giá leo thang nghiêm trọng nhất châu Á.

Theo hãng tin Bloomberg thì vào trưa nay 06/06/2011 thì tại Saigon, chỉ số chứng khoán VN Index bị sụt mất 2,2%, rơi xuống còn 433,81 điểm.

Cụ thế là cổ phần của công ty bảo hiểm lớn nhất Việt Nam là Bảo Việt bị sụt 4%. Tập đoàn thực phẩm chế biến Masan, đứng thứ nhì trên thị trường chứng khoán, bị mất đến 4,7%.

Không bất ngờ

Đào Tuấn

Đã không có bộ phim bom tấn “Nàng nghị sĩ” nào xảy ra khi ứng viên mĩ miều Hồng Ánh không có tên trong danh sách trúng cử đại biểu QH khoá XIII. Trong khi đó, người giàu nhất Việt Nam, ông Đặng Thành Tâm đã chính thức giành ghế nghị sĩ sau khi đạt tỷ lệ 57,85% số phiếu hợp lệ. Rất có thể cùng với 35 doanh nhân khác, ông Tâm, cùng với một nhân vật đáng chú ý là Hoàng Hữu Phước và 34 doanh nhân khác sẽ có dịp bắt tay thủ tướng (chứ không phải chất vấn) tại nghị trường.

36 doanh nhân trúng cử có vẻ là một con số đẹp. Và việc xuất hiện số doanh nhân kỷ lục, trong đó có người giàu nhất Việt Nam, trong Quốc hội đang cho thấy ngày càng rõ rệt hơn mối quan tâm của các nhà lãnh đạo đối với sự ổn định kinh tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với tình trạng lạm phát triền mien mà chỉ sau 5 tháng của năm 2011 đã gần gấp đôi chỉ tiêu QH phê chuẩn. (Liệu số lượng lớn các doanh nhân trong QH có khiến chất lượng chỉ tiêu cũng như các lời hứa, các cam kết có được nâng lên hay không thì còn cần thời gian mới có thể trả lời). Số lượng lớn các doanh nhân đắc cử cũng là một biểu hiện cho sự thay đổi cách nhìn nhận của những người cầm lá phiếu với tầng lớp vẫn được mặc định suốt từ thời kỳ bao cấp là “con buôn”.  Có vẻ cử tri đã gửi gắm nhiều hy vọng hơn đối với  những người nắm trong tay tiên bạc, để có thể tạo ra của cải và việc làm, hơn là lý thuyết suông. Thực tế bao giờ cũng hung hãn chứ không màu hồng như lý thuyết.

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 42

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Trường Chinh

31-12-1972

Mô tả: Chu Ân Lai thúc đẩy các cuộc đàm phán.

(Trường Chinh hỏi ý kiến ​​của Chu Ân Lai về triển vọng của các cuộc đàm phán Paris.)

Chu Ân Lai: Có vẻ như Nixon thực sự có kế hoạch rời khỏi [Việt Nam]. Vì vậy, lần này cần phải đàm phán [với họ] nghiêm túc, và mục tiêu là đạt được một thỏa thuận. Dĩ nhiên, các ông cũng cần phải chuẩn bị [đến khả năng] các cuộc đàm phán sẽ không đi đến một thỏa thuận, và rằng một số thất bại có thể xảy ra trước khi [thỏa thuận cuối cùng đạt được].

Dân Hồng Kông tham gia đêm canh thức cho Thiên An Môn

Mai Vân

clip_image001  

Đêm cầu nguyện cho các nạn nhân Thiên An Môn tại công viên Victoria, Hồng Kông, 04/06/2011 REUTERS

 

Hàng chục ngàn người tại Hồng Kông đã tham gia đêm không ngủ vào hôm qua, 04/06/2011 để tưởng niệm các nạn nhân vụ Thiên An Môn. Đã có 150.000 người theo ban tổ chức, 77.000 theo cảnh sát, tràn ngập công viên Victoria, nơi tổ chức sự kiện, dưới sự canh chừng cẩn mật của lực lượng an ninh.

Phóng viên AFP mô tả cảnh đám đông mặc màu đen, tức là màu tang, thắp nến, và hát lên những bài ca trang nghiêm, nhiều người rưng rưng nước mắt.

Một người phụ nữ 48 tuổi, bà Gladys Liu, nhắc lại với giọng đầy cảm xúc: “Tôi đến đây với con tim nặng trĩu, tôi còn nhớ cảnh xe tăng được gởi đến Thiên An Môn để đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên. Thời ấy, tôi theo dõi tin tức rất sát và không ngờ là diễn biến lại đến mức như thế. Tôi muốn cho con tôi biết những gì đã xẩy ra, những sự kiện mà không bao giờ người ta dậy ở trường học.”

Một nữ sinh viên, cô Melissa, cho biết là cô muốn tìm hiểu sự thật. Sinh viên ngày nay, theo cô, rất khâm phục cuộc đấu tranh của lớp đàn anh năm 1989.

Chúng ta đã làm được điều nhỏ nhất có thể

Phóng viên Bauxite Việt Nam

Về việc một số người tụ tập gần ĐSQ Trung Quốc

Ngày 5/6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Đó là thông tin sai sự thật.

Trên thực tế, sáng 5/6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Những người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn: Vietnamplus.vn

Tản mạn – không phải xã luận: Đều hết sợ!

Phạm Toàn

Tôi đã thở phào!

Thế là hay! Có biểu tình. Trước đó, tôi vẫn nghĩ: hừm, kỳ này coi, có khi dân ta sợ lực lượng an ninh chìm nổi hơn là sợ những cơn nổi chìm ngoài Biển Đông do bọn mang đầu óc và dòng máu Đại Hán gây ra.

Thế là hay! Không có xung đột. Trước đó, theo kinh nghiệm, lực lượng an ninh sợ bất cứ tiếng nói thật thà nào của người dân. Vẻ đâu như họ rất thích an nhàn giữ trật tự cho những cuộc lột truồng con gái nhà lành ra thi trí tuệ.

Thế mà hay! Các mặt nạ đã rơi xuống. Cảnh biểu tình như nước chảy đối lập với sự bất động của cả một “hội” những “trí tuệ thời đại” của mấy cái tổ chức vốn có mục đích sống từng làm nức lòng tuổi mười tám của những cụ ông cụ bà hôm nay tám mươi.

Nhưng hay nhất là gì? Hay nhất là các phía đều hết sợ. Ít nhất là hôm nay, cho tới lúc này, các “phe” đều hết sợ.

Một buổi sáng Chủ nhật được là mình

Vũ Danh – Phóng viên BVN (Ảnh và bài về cuộc biểu tình chống Tàu xâm lấn biển đảo tại Hà Nội)

clip_image018Nhận lời với GS Nguyễn Huệ Chi đi chụp ảnh cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày Chủ nhật 5-6-2011 mà lòng tôi thao thức không yên. Tối hôm 4-6, tôi đến nhà anh, chúng tôi bàn bạc khá lâu và phỏng đoán: Không biết nhà cầm quyền có để yên cho dân chúng xuống đường bày tỏ lòng căm phẫn của mình hay không. Cả anh và tôi hơi có chút hồ nghi, bởi vì trên trang mạng Ba Sàm có đăng tờ thông cáo của ông Đặng Công Tráng Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp TP HCM từ ngày 1-6-2011 khẩn thiết yêu cầu sinh viên không nghe lời “xúi giục” “lôi kéo” mình làm điều dại dột, lấy lý do cơ quan an ninh đã cho ông ta biết là “tình hình an ninh chính trị diễn biến rất phức tạp”, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo có thể “ảnh hưởng đến an ninh chính trị xã hội”.

Cuộc đối thoại trước Lãnh sự quán Trung Quốc và trong trụ sở Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố HCM số 1 Phạm Ngọc Thạch

Đỗ Trung Quân

clip_image001

Trước tòa Lãnh sự Trung Quốc

Đêm qua tôi bay chuyến cuối cùng từ Đà Nẵng về Sài Gòn. Các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng hẹn “Sáng 5-6-20011 ở Sài Gòn”. 6g30 sáng 5-6: Người đến sớm nhất là anh A. Menras, tên Việt là Hồ Cương Quyết, người Pháp quốc tịch Việt. Hơn 30 năm trước, Menras đã treo cờ Mặt trận trên tượng đài Thủy quân lục chiến trước Hạ nghị viện Sài Gòn và giờ này đang ngồi cặm cụi viết biểu ngữ “Hòa bình và công lý cho Hoàng Sa - Trường Sa & biển Đông”. Lần lượt các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Công Giàu, Lê Hiều Đằng, Nguyễn Quốc Thái và Giáo sư sử học ngoài 90 tuổi Nguyễn Đình Đầu, quần áo chỉnh tề, cùng có mặt. Hai chiếc taxi ra nhà thờ Đức Bà, đồng hồ chỉ 8 giờ kém 15 phút.

Giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình

clip_image001

Thứ trưởng Quốc phòng, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên- Ảnh: Thục Minh

 

Trong cuộc phỏng vấn với Thanh Niên vào trưa qua tại diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương ở Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam theo đuổi chính sách giải quyết căng thẳng bằng đối thoại hòa bình.

Thưa trung tướng, trong tất cả các cuộc họp từ khi diễn đàn khai mạc tới nay, vấn đề biển Đông luôn được nhắc đến với hàm ý không đồng tình về sự vô lý của Trung Quốc (TQ). Ông có nghĩ rằng, ngay tại hoặc sau diễn đàn, TQ sẽ có những điều chỉnh phù hợp?

Nói đến biển Đông, người ta thường nhìn vào vấn đề tranh chấp và xung đột. Nhưng cần phải nhìn biển Đông một cách toàn diện để tìm đến căn nguyên của những vấn đề đó. Trước hết, biển Đông là một khu vực ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, không chỉ các quốc gia ven biển. Ví dụ như giao thông hàng hải, tài nguyên trên bờ, nguồn lợi thủy sản và rất nhiều nguồn lợi khác. Vì vậy, ai cũng muốn can dự vào để có lợi ích ở đó. Sự can dự của các nước vào đây càng ngày càng nhiều, với những lợi ích khác nhau. Đương nhiên có những lợi ích cùng chia sẻ, nhưng cũng có những mâu thuẫn, tranh chấp vì lợi ích. Vì thế, nói tranh chấp biển Đông không chỉ nói giữa VN và TQ, mà tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.

Không dễ hiện thực hóa “đường lưỡi bò”

clip_image001GS-TS Chu Hảo cho rằng Trung Quốc không dễ hiện thực hóa “đường lưỡi bò” nếu Việt Nam và các nước ASEAN đồng tâm nhất trí, phản ứng thích đáng yêu sách phi lý này

. Phóng viên: Giáo sư nhìn nhận thế nào về việc tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược xâm phạm sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam?

- GS-TS Chu Hảo: Tôi cho rằng đó là một bước leo thang nguy hiểm nhưng đã được chuẩn bị kỹ của phía Trung Quốc nhằm biến yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển Đông thành hiện thực. Đó hoàn toàn không phải là một hành động gây hấn bộc phát mà được lên kịch bản từ trước với những toan tính sâu xa.

Thứ nhất, Trung Quốc muốn lập lờ, đánh tráo giá trị khi xâm phạm sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta. Yêu sách không chỉ “ngoạm” những vùng biển đảo rộng lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia và khu vực ở biển Đông.

Nguyên nhân Trung Quốc gây hấn với Việt Nam

Nam Hoàng (theo Fox News, Csmonitor)

clip_image001

 

Hôm 16/5 Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã thăm Mỹ trong 8 ngày, đây lại là chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sau 7 năm.

 

Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp sau vụ 3 tàu Hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu và tiếp đó là việc Hải quân Trung Quốc uy hiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sự viện diễn ra tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cố tình cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hôm 26/5/2011, cùng với hành động hung hãn tăng cường mức độ gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6/2011.

Xung quanh sự kiện này, giới phân tích và dư luận quốc tế cho rằng, động thái này của Trung Quốc xuất phát từ tình hình trong nội bộ Trung Quốc có bất ổn, thời gian gần đây khu vực Nội Mông của Trung Quốc có thể trở thành điểm nóng, nên Trung Quốc đã gây ra vụ việc ngày 26/5 để hướng dư luận ra bên ngoài.

Bên cạnh vụ việc tại Nội Mông, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây. Ngoài ra có thể coi vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 ngày 26/5, là một mũi tên nhắm tới nhiều đích khác như thăm dò phản ứng của ASEAN, của Mỹ và là một kiểu chiến tranh cân não.

Không còn sợ hãi

Aung San Suu Kyi

imageBà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945, là một lãnh tụ đối lập tại Miến Điện. Bà là con gái tướng Aung San (1915-1947), người thành lập quân đội Miến Điện, với quan niệm “quân đội phục vụ tổ quốc chứ không phục vụ một cá nhân hay đảng phái nào”. Ông là có công lớn giúp Miến Điện giành độc lập từ thực dân Anh. Ông bị ám sát 6 tháng trước khi Miến Điện độc lập vào năm 1947. Đến nay, ông vẫn được người dân kính trọng và yêu mến như một anh hùng dân tộc.

Bà Aung San Suu Kyi lấy bằng cử nhân Triết học, Chính trị và Kinh tế năm 1969 tại Đại học Oxford, và bằng tiến sĩ Đông phương và Phi châu học năm 1985 tại Đại học London. Bà lập gia đình năm 1977, có 2 con trai, chồng bà là tiến sĩ Michael Aris (1946-1999), chuyên gia nghiên cứu Văn Hóa Tây Tạng.

Năm 1988 bà trở về Miến Điện khi mẹ lâm bệnh và sau đó bà trở thành lãnh tụ cuộc đấu tranh vì dân chủ lúc đó đang đến hồi quyết liệt. Vì các hoạt động dân chủ, bà bị quản thúc tại gia từ 20/7/1989.

Dù bị quản thúc, trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990 tại Miến Điện, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà giành được 59% số phiếu bầu toàn quốc, và 81% (392/485) số ghế tại Quốc hội. Nhưng kết quả này bị nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện bác bỏ.

Bà được trao Giải Sakharov Vì Tự do Tư tưởng năm 1990, Bài “Không còn sợ hãi” (Freedom From Fear) dưới đây là diễn văn được đọc tại lễ trao giải vắng mặt bà, diễn ra tại Strasbourg ngày 10/7/1991.

Trong tuần lễ sau đó, diễn văn này xuất hiện đầy đủ hoặc được trích đoạn trên các tờ The Times Literary Supplement, New York Times, Far Eastern Economic Review, Bangkok Post, Times of India và trên báo chí Đức, Na Uy, Ái Nhĩ Lan.

Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hoà Bình năm 1991, khi vẫn đang bị quản thúc. Trong 21 năm từ 1989 đến 2010, có cả thẩy 15 năm bà bị quản thúc tại gia. Bà được trả tự do ngày 13/11/2010.

Diễn văn này được đăng lại trong cuốn “Freedom From Fear”, do Penguin Books ấn hành năm 1995. Các đề mục nhỏ là của người dịch.

An Văn

Trung Quốc và chiến lược chia nhỏ Đông Nam Á

Quốc Việt

Trong chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á có một vai trò cực kỳ quan trọng.

Có thể nói các nước Đông Nam Á đang nắm trong tay chiếc chìa khóa hướng ra biển lớn của Trung Quốc. Giải quyết mối quan hệ với các quốc Đông Nam Á đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia này.

Chia nhỏ các tranh chấp trong khu vực

Đông Nam Á án ngữ biển Đông (phía Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa hay Nam Hải), nơi có 21/39 tuyến hàng hải quốc tế từ Trung Quốc đi qua khu vực này. Đông Nam Á cũng là khu vực có các quốc gia có tranh chấp  trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên biển Đông.

Làm việc với an ninh

Nguyễn Tường Thụy

Buổi làm việc giữa tôi và cơ quan an ninh Bộ CA diễn ra một ngày, có nghỉ trưa. Gọi là làm việc nhưng thực chất là một cuộc thẩm vấn.

Tôi thấy ngạc nhiên khi trong giấy mời ghi mục đích là “để làm rõ một số vấn đề liên quan đến ANQG (an ninh quốc gia). Kinh quá.

Điều này tôi chờ đợi đã lâu. Không phải vì nghĩ rằng mình vi phạm pháp luật nên sẽ bị hỏi đến mà tôi đã hiểu cách làm việc của cơ quan an ninh trước những việc như thế này.

Cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung

clip_image001Nếu báo chí Việt Nam quả tình che giấu một phần sự thật trong khi báo chí Trung Quốc phơi ra những điều cốt tử, thì thiết tưởng không còn gì phải nói thêm. Mấy năm nay quốc tế quan tâm theo dõi mọi động thái của Việt Nam với chút ít niềm tin, rằng chú bé cứng đầu này hình như đang cố sức lèo lái sao cho câu chuyện Biển Đông bị chiếm cướp rất oái oăm của mình phải được đưa lên bàn hội nghị để thảo luận đa phương với Trung Quốc. Thì hôm nay mọi sự bỗng nhiên... sáng tỏ. Chiều thứ Sáu 03/06 bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore, ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh – theo Nhân dân nhật báo – tuyên bố trước mặt ngài Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc một câu theo nhà bình luận Trung quốc là “đã tỏ ra biết điều”: Việt Nam vẫn giữ tình hữu nghị thắm thiết với Trung Hoa và chấp nhận đối thoại song phương. Nếu quả thế thì thôi, thế là ván bài đã ù. Trước khi ngả bài, quan khách tứ phương còn trông ngóng. Nay bài ù rồi, thế giới hẳn chép miệng: Cũng là xong đi một việc. Còn hàng triệu dân chúng người Việt với những cái đầu bốc lửa từ mấy hôm nay bỗng thấy chưng hửng, trái tim chùng xuống nhói đau.

Lại thêm một nghịch lý góp vào một thời buổi đầy những nghịch cảnh trớ trêu. Hai bên từ xưa đến nay vốn là đối thủ mà hễ ngồi với nhau thì bao giờ cũng “thắm thiết” và khi xong cuộc rồi bên nào lại có cách nói riêng của bên ấy, nhất là phía Trung Quốc, bằng những câu sâu hiểm muốn “phơi lưng” láng giềng cho cả thế giới nhìn rõ. Thế thì còn hữu nghị vào đâu được mà cứ bám riết lấy? Nhưng trước tiên, hãy cứ xét ở phía mình. Từ nhiều năm nay, chỉ hơi nghe một tin dữ ngoài Biển Đông báo về, dân chúng bao giờ cũng thấp thỏm chờ vào “túi khôn” của cấp trên vạch cho mình đường đi nước bước. Vậy mà các “lệnh” ở trên ban xuống thường lại không như mình mong mỏi. Hình như các bậc tai mắt mà dân để hết niềm tin đều phụ niềm tin ấy bởi cái sự “run” sự “hốt” ở trong lòng? Chứ nếu không thì do đâu mà có chuyện không cho báo chí lên tiếng, chỉ được đưa tin bóng gió rằng “nước lạ” lỡ dạo chơi trên biển nhà mình? Và trong khi người dân ngóng cổ trông chờ sự hỗ trợ của cấp trên thì thực tế lại chẳng một lực lượng nào bảo vệ được mảy may tính mạng và tài sản của dân đang từng ngày từng giờ quên thân, vượt vời ra biển để vừa kiếm sống vừa bảo vệ từng thước biển của Tổ quốc. Trong khi người dân sẵn sàng vì đất nước mà đoàn kết lại, triệu người như một, bày tỏ tình cảm phẫn uất sôi trào như núi lửa đối với kẻ thù xâm lược, vậy nhưng hễ có đoàn thanh niên, sinh viên nào kéo đi khắp các phố xá bộc lộ những tình cảm phẫn uất cao quý đó là lập tức bị giải tán, hễ có người nào dán lên áo hoặc giương cao câu khẩu hiệu “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam” là bị gán ngay cho “âm mưu lật đổ” và bị tống vào lao với những bản án ngang ngược đến trẻ con nghe cũng thấy nực cười. Ai đấy vốn từ dân mà ra chẳng lẽ giờ lại quay lưng với dân hẳn 180 độ, và... kiên nhẫn “chịu chơi” với kẻ thù, nài nỉ chúng cho mình được gọi bằng “anh”, lại còn xin “anh” ban cho những cụm từ nghe kêu như mõ, nào “bốn tốt”, nào “16 chữ” – mỉa mai hơn nữa là ông anh mới chỉ bút phê có “16 chữ 十 六 字” thôi thì ông em đã mừng hú tự thêm vào một chữ “vàng” rồi rước về treo lên đầu giường làm phương châm đời đời kiếp kiếp cho thiên hạ cùng noi. Một tình cảnh mọi thứ ngược đời như thế hỏi có lạ lùng không và còn gì để mà trao đổi, luận bàn?

Đó là nhìn vào hiện tại. Giờ thì nhìn vào lịch sử. Thử xem, ở thế kỷ XIII, cũng một nhà nước Đại Việt, đã xử sự ra sao trước cũng chính kẻ thù phương Bắc ấy – lúc bấy giờ cũng có sức mạnh lớn hơn mình gấp bội? Vào khoảng cuối năm 1284, khi đạo quân của chúa tể nhà Nguyên Hốt Tất Liệt chia làm hai cánh, cánh chính gồm 50 vạn quân đánh thọc vào biên giới phía Bắc, cánh phụ là mấy vạn lính thủy đánh bộ dong thuyền kéo tít vào phía trong đánh vào sườn nước Chiêm Thành, rồi quay ngoặt sang phải biến thành một mũi từ phía Nam thần tốc đánh ra, để làm một gọng kìm hai bề khép chặt Đại Việt vào giữa, thì vua tôi nhà Trần đã có cách đối phó như thế nào? Ngay từ ba năm trước (1282), Hoàng đế Trần Nhân Tông đã cho hội họp vương hầu ở Bình Than, giữa sông nước Lục Đầu, để cùng nhau đứng ngay trên trận địa mà quan sát thực tế, rồi thống nhất ý chí, quyết tâm chống giặc và bàn bạc mọi kế sách đối phó với kẻ thù. Không chỉ có thế! Vào lúc giặc sắp động binh, nhà vua còn có một quyết định tưởng chưa bao giờ có trong lịch sử của các nước phương Đông cho đến thời điểm hiện tại: ông cho mời các vị phụ lão trong cả nước về họp ở điện Diên Hồng tại kinh thành để dân chúng được nói lên tiếng nói tối thượng “quyết đánh” của trăm họ. Một triều đình thân dân, biết đặt mình xuống ngang với dân tức là tin ở dân, biết hỏi ý kiến dân trên những vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh sống còn của xã tắc, đó là một triều đình hết sức khôn ngoan, hiểu rằng nghìn vạn người hợp lại sẽ đúc nên một trí tuệ phi thường, cao gấp trăm lần cái trí mọn của vương triều, hoàng thất nhà mình. Lắng nghe từng lời góp ý của dân, quyết không đem lãnh thổ của cả một dân tộc ra bán rẻ cho bọn quỷ dữ chỉ vì chút quyền lợi của một nhúm những kẻ ăn trên ngồi trốc và một tập đoàn dù khôn đến đâu cũng trở thành ngu muội khi khư khư bảo vệ chút quyền lợi ích kỷ. Một nhà nước dưới sự lãnh đạo của một vị Hoàng đế tuyệt vời anh minh, không coi chỉ ý nghĩ của người cầm quyền mới là duy nhất đúng, có phải là mầm mống sơ khai của một nhà nước dân chủ, và có là hạnh phúc của dân tộc hay không?

Mà xin đừng có nghĩ rằng bọn Đại Hán ngày nay về thế và lực hơn xa triều đại Nguyên Mông xưa kia. Hãy cứ đặt vào hoàn cảnh lịch sử của từng thời đại mà so sánh. Đạo kỵ binh thần tốc của Thành Cát Tư Hãn chẳng đã ruổi rong như bão lốc khắp cựu lục địa, đến đâu làm cỏ sạch sanh ở đấy, suốt từ Hắc Hải đến Thái Bình Dương hay sao? Ở Đông Á chúng chỉ không đánh được Nhật Bản không phải vì binh lực chúng đã đuối khi đến xứ sở Mặt trời mọc, mà chỉ vì các đội binh thuyền của chúng hai lần vượt biển sang Nhật thì hai lần đều gặp bão chặn lại, đành phải xôi hỏng bỏng không trở về. Trong một tình thế mà đến mọi vương quốc trên các vùng đất mênh mông: Trung Á, Tây Á, Nga, Ba Lan, Hung, Iran, Irăc... đều bị san bằng, hàng triệu người bị đốt bị nướng trên lửa, một vị vua Đại Việt nhỏ tí tận Đông Nam Á hẳn phải run lắm chứ. Và khi đại quân chúng đã đánh vào Khâu Cấp, Nội Bàng khiến đại quân Trần do Trần Quốc Tuấn tổng chỉ huy tan vỡ, phải tháo chạy về Vạn Kiếp, thì tâm lý người lãnh đạo chắc là còn run hơn, bởi sự thất bại đã ở trong tầm tay. Vậy mà trên con thuyền ruổi ra Hải Đông, suốt ngày không được ăn một chút gì cho đỡ đói (không phải như bây giờ các ngài đi đến đâu bàn chuyện chiến hay hòa cũng tiệc tùng thừa mứa), vua Trần Nhân Tông vẫn viết vào đuôi thuyền hai câu nhằm động viên quần thần đi theo: “Cối Kê việc cũ [các] ông nên nhớ / Hoan Diễn đang còn mười vạn quân”.

Nói đến triết học biện chứng ngày nay các ngài cứ hay giở Mác – Lê ra khoe mà gần như người nào cũng mù tịt cái nghĩa lý thực tiễn của nó, trong khi ông vua Trần ở thế kỷ XIII lại nắm vững nó trong lòng bàn tay. Ông đã dự đoán chính xác xu thế chuyển hóa động – tĩnh / thắng – bại trong trận quyết chiến chiến lược trời long đất lở giữa mình và địch, nó cũng hệt như quân lính của Câu Tiễn bị quân Ngô dồn đến chân tường trên núi Cối Kê thuở trước, chỉ còn 1.000 người, tưởng chẳng chút hy vọng nào nữa, thì cuối cùng đã lật ngược thế cờ, đánh cho quân Ngô không còn mảnh giáp. Có được dự đoán thiên tài và tuyệt đối chính xác đó, ngay vào lúc tình thế quân Trần đang nghìn cân treo sợi tóc, vì điều cốt yếu như đã nói, bên cạnh tấm lòng yêu nước trong sáng, mãnh liệt, ông vua Trần đã biết tin vào sức mạnh của trăm họ mà vế sau câu nói của ông lại một lần nữa tỏ rõ – hậu phương chúng ta còn rất vững, chẳng việc gì mà sợ: Hoan Diễn còn kia mười vạn quân.

Ai thông minh, dũng cảm, được muôn đời khắc tên trên bảng vàng, và ai đớn hèn, ngu tối, phản bội lợi ích của dân tộc, bị đóng đinh vào lịch sử, tưởng không cần nói cũng rõ.

Tất nhiên, nghĩ cho cùng thì đúng là các ngài hôm nay đang ngồi trên chảo lửa. Khắp cả nước hiện đang là một... hý trường của vô số những khuôn mặt thừa mỡ và không biết bao nhiêu những cái bụng phệ mà tham nhũng đã ăn sâu vào cốt tủy và lấy đi hết trí khôn, sức lực, còn chút khí phách đâu mà chỉ đường dẫn lối cho dân. Còn nền kinh tế của cả nước thì đã xuống đến đáy, những vụ Vinashin công khai và cả những vụ ngấm ngầm đã và đang làm cho đất nước đảo lộn, nguồn dự trữ tính lại chẳng còn được bao nhiêu. Lạm phát ngày càng trầm trọng, dân chúng chỉ cuốn theo giá cả của từng mớ rau bát gạo leo thang hàng ngày cũng đủ ngột thở lắm rồi.

Nhưng lại phải nói quyết rằng, nhân dân dân sẵn sàng quên hết, đói khát thế chứ đói khát nữa vẫn cắn răng mà chịu, sẵn sàng không tiếc tính mạng mình, vì sự tồn vong của Tổ quốc. Bao nhiêu ngư thuyền cùng với tài sản bị chúng chiếm đoạt, bao nhiêu tính mạng bị bắn bị giết, bị giam cầm mà nào có một ai sờn lòng! Thế thì, chỉ mới một chút nắn gân của 3 chiếc tàu Hải giám làm đứt một đoạn dây cáp của chiếc tàu Bình Minh 02 mà sao đã phải chùn tay? Phải chăng đây là chuyện đặc quyền đặc lợi của một tập đoàn kinh tế khổng lồ đứng sau lưng ai đó – là cả một núi tiền của dăm ba nhóm lợi ích nào đấy – nên cần tính toán? Nhưng lãnh hải thiêng liêng muôn đời của của 85 triệu con dân nước Việt thì sao? Lùi một bước mà chúng để yên cho chăng, hay là chúng sẽ lấn tới nữa cho đến khi của cải của bao nhiêu nhóm lợi ích cũng đều hết sạch? Những lời tuyên ngôn nghe khí khái và hấp dẫn của ông Thứ trưởng Quốc phòng giờ đang “ngao du” ở đâu?

Bauxite Việt Nam

Trái Tim Việt Nam

Tác giả: Tuấn Khanh

Em có yêu không, tuổi xuân thờ ơ?

Vui sống vô tri cứ như cầm thú

Không hay chung quanh nỗi đau con người

Miệt mài ca hát, đói khát niềm tin

Em có hay không trái tim Việt Nam

Qua bao đau thương vẫn nguyên lẽ sống

Có rớt nước mắt vẫn ngẩng cao đầu

Người người chia sớt để qua bể dâu

Nếu có chết ngày mai

Chỉ xin được thấy đất nước tôi tự do

Hãy nắm chặt bàn tay

Để gieo mầm sống ước mơ ngày mai

Việt Nam phải vẹn nguyên

Không thẹn cùng tổ tiên

Em có nghe không, nước non Việt Nam

Rên siết phân ly trong tay kẻ gian

Hãy cất tiếng nói để mãi lưu truyền

Lời thề giữ lấy nước Nam vẹn nguyên

Youtube.com

Nếu tôi nói

Trường Giang

nếu tôi nói tôi là người Việt Nam

đất nước tôi sẽ là hình chữ S

có ải Nam Quan, Nguyễn Trãi ngồi khóc

nhớ thương cha bị giặc bắt gông cùm

Biển Đông mênh mông hàng triệu triệu hecta

có Hoàng Sa và có cả Trường Sa

nếu tôi nói Hoàng Sa của Trung Quốc

tôi được khen và được ủng hộ

Bao giờ anh thành người lớn…

Trần Ngọc Vương

Người lớn bảo nhau:

- Không được làm hoa ! – làm quả ấy!

Người lớn tự nhủ:

- Ước nắng! ước mưa ! – trời xanh: ước bậy!

Người lớn nói tiếp:

- Thận trọng, chín chắn, trông trước, trông sau

Người lớn còn nói:

- Im lặng là vàng, lời nói chỉ bạc

Vân vân, vân vân, người lớn chỉ bảo

Vân vân, vân vân, người lớn dặn dò

Ước được sống lâu nghìn tuổi

Hãy còn bao điều người lớn dạy cho

Bao giờ anh thành người lớn

Sẽ chỉ biết thắng, không thèm biết thua

Cơm ăn chắc dạ, chẳng sớm thì trưa

Mũ nón đội đầu, chẳng nắng thì mưa

Uốn lưỡi suốt ngày, đâu chỉ bảy lượt

Đo đủ trăm lần, may ra một cắt…

Bao giờ anh thành người lớn

Sẽ ghè cho trứng no đòn

Ai bảo hỗn hào dạy vịt:

Còn lâu mày mới vịt con!

Bao giờ anh thành người lớn

Sẽ nêu câu khẩu hiệu này:

- Các loài hoa: thành quả tất!

- Đám nhi đồng: mọc râu ngay!

Người lớn cười thầm kẻ khác

Trong khi nhiệt liệt vỗ tay!

Trẻ con ngơ ngác chau mày:

- Lạ lùng chưa, sao vậy nhỉ?

Nếu phải làm người lớn thế

Cho em xin bé trọn đời

- Bao giờ anh người lớn đấy?

Bảo, để em còn chả chơi!

T. N. V.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Những câu hỏi của một bé gái 6 tuổi

Hoàng Hưng

imageSáng nay, một cô giáo tiểu học hiền lành, bạn của các con tôi, tới thăm gia đình. Vừa xong màn chào hỏi, cô nói ngay: “Cô chú ơi, có chuyện này thật khó tin, cháu muốn cô chú nghe.”

Chuyện về con bé con của cô giáo, mới 6 tuổi. Đó là chuyện xảy ra buổi sáng ngày 2 tháng 6, sau ngày Thiếu nhi Quốc tế. Sáng hôm ấy, cô đang lúi húi nấu ăn thì con bé cầm tờ báo Tuổi Trẻ tập đọc các tít như thói quen hàng ngày của cháu. Cháu bỗng la lên và chạy tới chỗ mẹ: “Mẹ ơi, con sốt ruột quá! Mẹ ơi!” Hỏi sốt ruột chuyện gì, thì cháu cầm tờ báo lên đọc: “Mẹ nghe nè! Tàu Trung Quốc bắn phá ngư dân Việt Nam. Tham vọng Trung Quốc tại Biển Đông.” Thường ngày, trong gia đình cô giáo chẳng hề nói chuyện chính trị chính em (cũng là thói thường của đa số gia đình Việt Nam lâu nay, chuyện chính trị là cái gì rất xa lạ, của ai đó lo, vả lại còn rất nguy hiểm, dễ bị vạ). Nhưng cô giáo nhớ là đôi lần, con bé, sau khi tập đọc báo, có hỏi: “Mẹ ơi, tại sao Trung Quốc lại muốn chiếm nước mình hả mẹ?”. Coi là câu hỏi trẻ thơ, cô cũng chỉ trả lời quấy quá, rồi gạt đi với câu nói quen thuộc: “Đó là chuyện người lớn, con nít không cần biết.”

GS. Carl Thayer: Việt Nam cần phải làm gì trong vấn đề Biển Đông?

Theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, Việt Nam có thể đã ở vị thế tốt hơn hiện nay trong vấn đề Biển Đông nếu như cách đây khoảng một thập niên, Việt Nam theo đuổi một đường hướng ngoại giao khác .

clip_image001

Biển hiền hòa nhưng cũng ngầm chứa bao đe dọa. Tình hình hiện nay tại Biển Đông đang khiến nhiều người quan ngại. (iStockphoto)

Biển Đông: Phép thử Bình Minh 02

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

Trong những ngày qua báo chí Việt Nam dồn dập với các sự kiện nóng bỏng trên Biển Đông, nhanh chóng đưa tin về những hành động bức hiếp Việt Nam của Trung Quốc.

clip_image002

Các quốc gia liên hệ đến cuộc tranh chấp tại Biển Đông. Source us-china-institude

Từ “HAI KHÔNG” đến “MỘT CÓ”!

Mạc Văn Trang

Tôi quá vui mừng khi đọc bài Độc đáo hộp thư “Những điều em muốn nói” trên báo Dân trí online. Đó là “hộp thư” do các thày cô ở hai trường tiểu học An Bình và Trà Nóc 1 (Cần Thơ) lập ra để cho các trò nhỏ của mình “có điều gì muốn nói” thì viết bỏ vô... Giản dị thế thôi! Vậy mà tôi có cảm giác như đang đi trong môi trường giáo dục đầy ô nhiễm, ồn ào, bụi bặm… bỗng gặp một giếng nước mát lành!

Tôi đến Cần Thơ vào cuối năm ngoái, có ghé vô mấy trường thấy những khẩu hiệu “quyết tâm thực hiện hai không”, “phấn đấu xây dựng nhà trường thân thiện”, “Mỗi thày, cô giáo phấn đấu là một tấm gương đạo đức và tự học”… vẫn đỏ trên các bức tường, nhưng xem ra mọi phong trào như gió lướt qua, thực trạng giáo dục đâu vẫn hoàn đó: áp đặt, giả dối, nhàm chán… Vậy mà nay tại Cần Thơ lại nhú lên một mầm non xanh tươi của giáo dục!

Tí Hớn có thể không được đi học

Người Buôn Gió

clip_image001

Tí Hớn giờ đọc sách, báo vanh vách. Thậm chí cậu xem phim phụ đề cũng đọc và hiểu được luôn. Toán làm cũng khá, viết chữ lúc đẹp ơi là đẹp như chữ mẫu, còn xểnh bố ra thì gà bới cũng còn dễ hiểu hơn cậu ta viết.

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 41

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Nguyễn Thị Bình

29-12-1972

Mô tả: Mao Trạch Đông khuyên Nguyễn Thị Bình tiếp tục đàm phán.

Mao Trạch Đông: Chúng ta cùng chung một gia đình. Miền Bắc (Việt Nam), miền Nam (Việt Nam), Đông Dương, và Triều Tiên, chúng ta cùng chung một gia đình và hỗ trợ lẫn nhau.

Nếu các đồng chí thành công trong đàm phán [Paris], không chỉ miền Nam Việt Nam mà còn miền Bắc Việt Nam có thể đạt được bình thường hóa ở một mức độ nhất định với người Mỹ. Bây giờ, một số người gọi là "cộng sản" nói rằng, các đồng chí không nên thương lượng, và các đồng chí phải chiến đấu, chiến đấu thêm một 100 năm nữa. Đây là cuộc cách mạng, nếu không, là chủ nghĩa cơ hội.

Đối Thoại: Xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà chưa nắm được công nghệ thì nên hoãn (*)

Chỉ còn 3 năm nữa (năm 2014) nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận 1 sẽ chính thức được khởi công. Theo lộ trình đến năm 2020 sẽ chính thức phát điện thương mại.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học cứ 1MW điện công suất tương đương với một nhân lực. Như vậy, đặt giả thiết nếu Việt Nam xây lò 1.000MW, sẽ phải cần tới 1.000 nhân lực cho tất cả các bộ phận. Trong số đó cần có từ 200 - 300 chuyên gia. Đó là xét trên mặt lý thuyết, còn thực tế dư luận xã hội đang đặt câu hỏi, vậy Việt Nam đang có những lợi thế gì để có thể xây dựng và vận hành thành công nhà máy điện hạt nhân? Nhất là trong giai đoạn hiện nay đối tác thứ hai của Việt Nam – Nhật Bản – đang dần hé lộ những thông tin chưa từng công bố về sự lúng túng của Chính phủ, quan chức Nhật Bản trước sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1...; cùng thời điểm này, Đức, Thụy Sĩ là những cường quốc về điện hạt nhân đã chính thức tuyên bố chấm dứt điện hạt nhân… Tất cả những sự kiện này đã tác động đến người dân Việt Nam. Một lần nữa câu hỏi “nên hay không nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân” lại trở nên nóng hơn bao giờ hết. Văn nghệ trẻ đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phạm Duy Hiên – nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt – xung quanh vấn đề này.

Văn nghệ trẻ

Đại tá Quách Hải Lượng: Phải vạch rõ cái phi nghĩa của Trung Quốc

clip_image001Là một chuyên gia nghiên cứu đã hàng chục năm về Trung Quốc, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc (ảnh), cho rằng sự cố cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi là hành động tất yếu sẽ xảy ra.

Việc Việt Nam cần làm bây giờ là: Về đối ngoại, ngay lập tức vạch rõ tính phi chính nghĩa của Trung Quốc và nêu rõ tính chính nghĩa của ta, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế; về đối nội, lãnh đạo phải tin vào nhân dân.

Ông Quách Hải Lượng khẳng định: Không nên quá lo sợ và chỉ tập trung chú ý vào tiềm lực quân sự của Trung Quốc, mà nên cảnh giác với cả các lĩnh vực khác có sự tham gia rất mạnh mẽ của Trung Quốc như đầu tư, kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng… ở Việt Nam.

Đối phó với nhiều mũi

Cái ngưỡng của tinh thần hòa hiếu

Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu biển Đông)

imageNgày 26-5, Trung Quốc ngang ngược cắt cáp tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và sau đó còn vu cho Việt Nam tạo sự cố ở biển Đông!

Việt Nam sẽ chuẩn bị những gì để ứng phó với hành động leo thang đang thử thách những giới hạn của tinh thần hòa bình Việt Nam?

Lịch sử bao đời nay đã chứng minh tinh thần hòa hiếu của dân tộc Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bất cứ người dân Việt Nam nào cũng nhận thức rằng bảo vệ hòa bình bằng nhiều giá và bảo vệ đất nước trước những bất trắc của lịch sử là công việc của mọi người Việt.

Phản ứng của Việt Nam so với các nước về hành động bắt nạt của Trung Quốc

Ngọc Trân, thông tín viên RFA

2011-06-02

clip_image002  

AFP Bộ Ngoại giao Phillipines cho phổ biến ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế gần đảo chính Palawan của nước này hôm và 24 tháng 5, 2011.

 

Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có hành động khiêu khích và bắt nạt các nước trên biển. Ngoài Việt Nam, các nước như Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, và Philippines…cũng đã từng bị Trung Quốc quấy nhiễu trong thời gian qua.

Cùng bị Trung Quốc bắt nạt, nhưng phản ứng của các nước trong khu vực đối với hành động hiếu chiến của Trung Quốc hoàn toàn khác, so với phản ứng của chính phủ Việt Nam. Thông tín viên Ngọc Trân tổng hợp và tường trình.

Việt Nam: chỉ “đánh võ mồm”!

Rạng sáng ngày 26 tháng 5 vừa qua, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã ngang nhiên cắt cáp, phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, khi con tàu này đang hoạt động trong khu vực thuộc phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Ai đang làm nổi sóng ở biển Đông?

Tô Văn Trường

Một câu hỏi được đặt ra vì sao Trung Quốc lại hành xử bất chấp luật pháp quốc tế và giải pháp nào cho Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài về bài toán biển Đông để Thái Bình Dương thực sự là thái bình?

Bão gió ở Thái Bình Dương là nhiều nhất, dữ dội nhất so với các đại dương khác. Từ  xưa, các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang ở Thái Bình Dương cũng nhiều và ác liệt nhất. Biển Đông, một phần của Thái Bình Dương cũng chẳng mấy khi "sóng yên, biển lặng". Và nay thì sóng gió biển Đông có vẻ tăng về cường độ và tần suất bởi những tranh chấp về chủ quyền, mà điển hình là tranh chấp do Trung Quốc chủ ý phát động.

Biển Đông: Nước nhỏ chưa hẳn yếu (*)

TS Nguyễn Ngọc Trường

SGTT.VN - Có thể coi vụ cắt cáp tàu Bình Minh II ngày 26.5, qua phân tích của TS Nguyễn Ngọc Trường, là một mũi tên nhắm tới nhiều đích như thăm dò phản ứng của ASEAN, của Mỹ và là một kiểu chiến tranh cân não. Từ phản ứng của các bên liên quan về phép thử, người bắn tên sẽ phải cân nhắc hành động trong giai đoạn tới.

clip_image001

Huyện đảo Lý Sơn, nơi cung cấp nhân lực khai thác và bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa dưới triều Nguyễn. Ảnh: Minh Thu

ASEAN đoàn kết để kìm Trung Quốc

GS Carl Thayer

clip_image001  

Các chiến sĩ hải quân Việt Nam chắc tay súng giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. Ảnh: Thế Dũng

 

Nhận lời của Báo Người Lao Động, GS Carl Thayer – chuyên gia về các vấn đề Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc – có bài viết riêng gửi báo phân tích mưu đồ của Trung Quốc và nêu những giải pháp các nước ASEAN cần phải hành động

Từ vụ tàu hải giám Trung Quốc quấy nhiễu, cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam và một số vụ tàu Trung Quốc uy hiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam gần đây có thể thấy rằng Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông nhằm thiết lập quyền ở vùng này, theo ngôn ngữ của họ gọi là “quản lý biển Hoa Nam”.

Trung Quốc đang sử dụng các tàu hải giám dưới dạng dân sự nhằm tạo áp lực. Những động thái này chứng tỏ rằng Trung Quốc muốn áp đặt luật pháp tại khu vực hàng hải mà họ cho rằng thuộc chủ quyền của họ.

Trung Quốc nhắm tới dầu khí

Rõ ràng, Trung Quốc có rất nhiều mục tiêu qua các động thái đó. Thứ nhất, làm gia tăng phí tổn và rủi ro đối với Việt Nam và Philippines trong các hoạt động khai thác dầu khí trên biển Đông, qua đó hy vọng 2 nước này sẽ nhún nhường và mặc nhiên chấp nhận sự hiện diện của Trung Quốc ở đó.

Gặp thuyền trưởng đuổi tàu hải giám TQ

Thiên Trường

(Đất Việt) Ngay khi con tàu Đông Nam 02, bảo vệ tàu Bình Minh 02 vừa từ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trở về cập cảng N., phóng viên Đất Việt đã gặp được ông Thuyền trưởng Nguyễn Minh Sơn.

Và không gì khác, cuộc trò truyện là những giờ phút căng thẳng quyết liệt bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Tàu Đông Nam 02, cùng với hai tàu Vạn Hoa 739, tàu Bình An 01, là 3 con tàu bảo vệ tàu Bình Minh 02 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp. Với vẻ rắn rỏi của người đi biển nhiều năm, ông Sơn đã kể lại với Đất Việt quá trình kèm đuổi tàu hải giám Trung quốc.

Báo Trung Quốc tiếp tục lời lẽ cứng rắn

clip_image001

Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc có bài bình luận vụ tàu hải giám nước này đụng độ tàu khảo sát của PetroVietnam, nói đây là vụ 'nghiêm trọng nhất trong nhiều năm nay'.

Bài bình luận đăng trên Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung hôm 30/05 không ký tên tác giả, cho thấy đây là một dạng xã luận của báo.

Thủ tướng ủng hộ lập lực lượng kiểm ngư

clip_image002

 

Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

 

Thông tin với báo chí tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay (3/6), Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho hay, Chính phủ đã nghe tờ trình về việc thành lập lực lượng kiểm ngư trên biển.

An toàn cho ngư dân

Bộ NN&PTNT vừa trình Chính phủ đề án xây dựng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Kiểm ngư sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam hoặc các vùng biển mà Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định, công ước về nghề cá với các quốc gia khác.

Bộ NN&PTNT cho biết, tình hình vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển đang gia tăng. Đặc biệt tình trạng tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt trộm thủy sản diễn ra thường xuyên với hàng trăm lượt tàu thuyền mỗi ngày. Tình trạng ngư dân Việt Nam bị các nước khác bắt giữ cũng thường xuyên và gia tăng đột biến trong thời gian gần đây. Đây là những lý do để cần sớm thành lập lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

Lào lo ngại về đầu tư của Trung Quốc

Conor Woodman, Phóng viên BBC, tường thuật từ Boten, Lào

clip_image001  

Các cửa hàng của người Hoa với các biển hiệu tiếng Hoa tràn làn ở các làng người Lào tại Boten

 

Đầu tư của Trung Quốc tại nước láng giềng Lào đang khiến người dân địa phương lo ngại là các đồn điền cao su và sòng bạc mà Trung Quốc dựng lên đang làm tổn hại tới lối sống của họ.

Hãy đặt tiền cược của quí vị đi!

Người hồ lì tại sòng bạc đánh tiếng chuông báo hiệu chấm dứt việc những tờ tiền giấy của Trung Quốc được ném lả tả xuống bàn bạc.

Mọi người đều ủng hộ một người đàn ông này, người hiện đã đang thắng liên tục các ván bạc.

Người hồ lì chia 2 con bài và sau đó lật lên cho thấy người đàn ông kia phải thắng là gì: đó là một con chín pích.

Chủ nợ làm gì để “siết nợ Vinashin”

clip_image001

Vinashin kinh doanh với sự hậu thuẫn của cả chính phủ và các tổ chức của Đảng.

Đối với các chủ nợ nước ngoài cho Vinashin vay, việc đòi nợ nhiều khả năng sẽ phải gây sức ép để chính phủ Việt Nam can thiệp, đó là thông điệp đưa ra trong bài được Financial Times trích dẫn từ debtwire.com, trang chuyên về tin tức và phân tích về thị trường nợ.

Vinashin lỗ hàng nghìn tỉ đồng

Minh Quang

clip_image001

 

Tàu Bạch Đằng Giang bị chìm ở khu vực hòn Pháo, vịnh Hạ Long tháng 2-2003, được Vinashin hoán cải thành khách sạn nổi rồi được thế chấp và cuối cùng bán luôn vỏ tàu - Ảnh: NGUYỄN VĂN HẢI

 

TT - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)làm thâm hụt gần 5.000 tỉ đồng vốn của Nhà nước, nguy cơ lỗ thêm khoảng 8.500 tỉ đồng, nợ phải trả khi bị thanh tra lên tới trên 86.000 tỉ đồng... Đó là kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc chấp hành chính sách pháp luật tại Vinashin.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Tổng TTCP Trần Văn Truyền cho biết Thủ tướng đã đồng ý với các đề xuất, kiến nghị của TTCP trong báo cáo kết quả thanh tra và yêu cầu cơ quan công an điều tra các vụ việc do TTCP kiến nghị. Đó là bảy vụ việc đã thể hiện rõ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, bốn vụ việc rõ các dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cần tiếp tục chứng minh.

Vay vốn tràn lan, buông lỏng quản lý

Kết thúc thanh tra, TTCP xác định hội đồng quản trị (HĐQT) công ty mẹ không hoạt động đúng theo quyết định của Thủ tướng, không thực hiện được đề xuất bổ nhiệm hay thuê tổng giám đốc mà để chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm. Tất cả những điều này dẫn đến yếu kém, khuyết điểm và sai phạm của công ty mẹ cũng như tập đoàn.

Trung Quốc vẫn từ chối nhận trách nhiệm về vụ thảm sát Thiên An Môn

Thanh Hà

clip_image001  

Nghị sĩ và nhà đấu tranh dân chủ, Leung Kwok-hung (Lương Quốc Hùng) (trái) - biệt danh "Tóc dài", đốt lá thư phản kháng, sau cuộc tuần hành bên ngoài trụ sở của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông, 29/5/2011. REUTERS/Tyrone Siu

 

Trước ngày kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, tổ chức bảo vệ nhân quyền Mỹ, Human Rights Watch và tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc CHRD, có trụ sở tại Hồng Kông, vào hôm nay (2/6/2011) cùng lên án chính sách đàn áp các nhà đối lập của chính quyền Bắc Kinh.

Cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn diễn ra trong đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/6/1989 đã làm hàng trăm,  thậm chí hàng ngàn người thiệt mạng. Giám đốc Human Rights Watch đặc trách về châu Á, bà Sophie Richardson, cho rằng : “Chính sách bịt miệng các thành phần '‘gây bất ổn’' trong xã hội đang diễn ra tại Trung Quốc từ giữa tháng Hai tới nay không khỏi làm mọi người liên tưởng đến việc Bắc Kinh luôn bác bỏ những lời cáo buộc cho rằng Thiên An Môn là một vụ thảm sát”.

Theo bà Richardson, “việc từ chối nhìn nhận trách nhiệm trong đợt đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn chứng tỏ  ''chiến lược đàn áp thô bạo'' vẫn còn mang tính thời sự tại quốc gia này […] Phản ứng thô bạo trước các cuộc biểu tình tại Tây Tạng, Tân Cương hay Nội Mông cho thấy là tương tự như hơn 20 năm về trước, Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng giải quyết ôn hòa các vấn đề xã hội. Ít có khả năng hy vọng rằng, một cuộc đàn áp đẫm máu tương tự như đã từng xảy ra vào năm 1989 sẽ không tái diễn.”

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn