Ôn cũ để biết mới

Nguyễn Trọng Vĩnh

96 tuổi đời, 73 tuổi Đảng

Từ khi thực dân Pháp xâm lược, thống trị nước ta, dân ta sống cuộc đời nô lệ, lầm than. Đảng Cộng sản ra đời đi vào dân, tuyên truyền, giác ngộ, tổ chức dân nhằm mục đích phá xiềng nô lệ, giành lại độc lập tự do. Có những lúc phong trào chưa rộng khắp và chưa đúng thời cơ nên các cuộc nổi dậy đã thất bại. Đảng lại gượng dậy, tuyên truyền, tổ chức dân, dân vẫn theo sự lãnh đạo của Đảng. Những năm 1936 – 1937, tại chính quốc, “Mặt trận bình dân” do Đảng Xã hội Pháp lên cầm quyền, không khí thuộc địa bớt nghẹt thở. Đảng chủ trương thành lập “Mặt trận dân chủ Đông Dương”, tổ chức các hội đoàn ở thành thị và nông thôn (chủ yếu là “Hội Ái hữu”), đưa ra khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, dân sinh, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, bỏ cúp, phạt cho công nhân, giảm thuế cho nông dân. Nhân dân hưởng ứng, phong trào được mở rộng. Năm 1939, Chính phủ Bình dân ở Pháp đổ, phái hữu lên cầm quyền lại bắt đầu khủng bố, đàn áp phong trào, lạnh lùng bắt Cộng sản. Đảng rút vào hoạt động bí mật, đề ra chủ trương lập “Mặt trận nhân dân phản đế”, hướng tới giải phóng dân tộc. Đảng vẫn bám dân, tuyên truyền vận động, bất chấp bắt bớ tù đày. Dân vẫn theo Đảng, ủng hộ, che giấu đảng viên hoạt động, cơ sở Cách mạng được giữ vững, phong trào tạm lắng xuống. Đến khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước, thành lập “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh, phong trào mở rộng ra khắp cả nước tạo nên lực lượng to lớn đồng loạt nổi dậy làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.

Nước mắt Bắc Triều Tiên

Ian Buruma, Project Syndicate, 04/01/20012

Phạm Nguyên Trường dịch từ project–syndicate.org

Viết từ thành phố Hồ Chí Minh – Cả một dân tộc có thể hóa điên không? Đôi khi chắc chắn là như thế

image Những bức ảnh hàng ngàn người Bắc Triều Tiên đang khóc lóc vì đau buồn trước cái chết của Kim Jong–il cho thấy một cái gì đó rất đáng ngại. Nhưng là cái gì? Cả một đám đông bị đánh lừa? Hay đây là nghi lễ khổ dâm tập thể?

Kim là một nhà độc tài tàn bạo, ông ta nốc những loại rượu mạnh thượng hạng của Pháp (có người nói rằng mỗi năm chi tới 500.000 dollar), ăn sushi tươi chuyển từ Tokyo về và có những bếp trưởng tài ba nhất, trong khi hàng triệu thần dân của ông ta bị chết đói. Thế mà đám quần chúng bị ông ta đàn áp, những thần dân bị chà đạp của ông ta lại gào khóc y như thể bố đẻ của họ bị chết vậy.

Cứ cho rằng những người khóc lóc ở Bình Nhưỡng đều thuộc tầng lớp đặc quyền đặc lợi, và gào khóc ở chỗ đông người là cách thức thể hiện nỗi buồn truyền thống của Triều Tiên. Ngay cả trong trường hợp như thế thì việc quảng bá từ Bắc Triều Tiên cũng rất khó coi. Có cách giải thích đáng tin nào hay không?

Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống

Hoàng Tụy

image Mấy năm nay trong xã hôi ta thường nghe nói đến các lỗi hệ thống. Và trong năm 2011 cụm từ tái cấu trúc được nhắc đi nhắc lại với tần số kỷ lục trong các giải pháp vượt qua khó khăn kinh tế gay gắt hiện nay. Không hẹn mà gặp, các từ này đã trở thành những từ khoá trong phần lớn các nghiên cứu về quản lý kinh tế xã hội trong cả năm 2011. Cho nên có lẽ cũng là tự nhiên nếu câu chuyện đầu năm xoay quanh tái cấu trúc và lỗi hệ thống.

Một hệ thống phức tạp được đặc trưng bởi mục tiêu, thành phần, cơ chế hoạt động và cấu trúc các mối quan hệ giữa các thành phần của nó với nhau và với môi trường bên ngoài.

Trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của nó, một hê thống phức tạp, dù là một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, văn hoá, xã hội hay những hệ thống lớn hơn, đều không tránh khỏi lúc này lúc khác có trục trặc. Nếu chỉ là trục trặc trong vận hành bình thường thì có thể dựa theo cơ chế phản hồi để phát hiện và điều chỉnh.

Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ chính thức chuyển trọng tâm về châu Á

Trọng Nghĩa

Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm qua 05/01/2012 đã đến Lầu Năm Góc để công bố chiến lược Quốc phòng mới của Hoa Kỳ. Hướng chủ đạo của chiến lược này là tinh giản lực lượng để duy trì được uy lực của quân đội Mỹ trên thế giới trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị giảm bớt. Trọng tâm chiến lược được công bố cũng chuyển dịch qua Châu Á – Thái Bình Dương.

clip_image001

Tổng thống Obama tại Lầu Năm Góc ngày 05/01/2012. Reuters

Hoàng Khương: Tại sao???

Có lẽ nằm mơ, nhà báo Hoàng Khương cũng không ngờ có ngày mình trở thành đề tài “hot” cho báo chí.

Không biết độc giả báo giấy nghĩ thế nào, nhưng theo tình hình bình “loạn” của dân mạng có lẽ nhiều người ủng hộ, cảm thông cho nhà báo Hoàng Khương.

Tôi không biết nhà báo Hoàng Khương là người như thế nào, thông tin lượm lặt được cũng không thống nhất, thể hiện quan điểm e bị “lố”!

Nhưng, có một số thắc mắc tôi phải hỏi cho được nhà báo Hoàng Khương.

Những ngày dài

Blogger Cô gái Đồ Long

clip_image002

Xin lỗi anh! Tối nay trên đường về, em đã rẽ vào Hòa Hưng đứng trước cửa Trại tạm giam Chí Hòa và khóc tới gần 1h sáng mới chạy tới nhà được. Nhìn qua cánh cổng sắt tối tăm đèn đóm đó, nghĩ tới Hoàng Khương, và rồi tất cả những gì em từng trải qua đều tưng bừng sống dậy.

Hai ngày nay, không ngủ cũng không ăn uống gì được; em nhớ từng chi tiết từ cái đêm đầu tiên vào T.17 sống chung với hai chị giang hồ tới những ngày dài biệt giam tù túng ở B.34, phải vất vả vượt qua khúc quanh định mệnh, phải mạnh mẽ chiến đấu và chiến thắng bản thân mình.

Có thể, trong rủi ro của em còn gặp được vài công an tốt và hiểu chuyện, những người mà ngày hôm nay đã trở thành bằng hữu; nhưng Hoàng Khương không chắc có được cái may mắn đó.

Khi nghe chuyện ông Hải hỏi ý kiến, và Ba Đua trả lời: “Thôi, cứ để anh em ấy làm việc!”. Thì em thấy 4 tháng tạm giam của Hoàng Khương chẳng còn hy vọng gì sáng sủa sau đó.

Viết lại bài "Tôi đã từng có thể bị bắt như Hoàng Khương"

Mạnh Quân

image Hôm trước, đã viết Entry “Tôi đã từng có thể bị bắt như Hoàng Khương”, đọc xong một lúc nghĩ không ưng ý lắm nên xoá đi, chứ không phải định giấu tên. Ai dè chỉ có mấy phút đã, đã được bác nào chộp, đẩy lên Dân luận. Bèn sửa lại vậy:

Tin Hoàng Khương bị khởi tố, khám nhà, bắt giam hôm nay là tin đầu tiên năm mới gây xúc động ít nhiều trong giới anh em báo chí. Vài người treo status dẫn đường link như biểu hiện tức giận với hành động của công an TP HCM. Mình thực sự truớc đó không biết ông HK là ai, chỉ nghe đến tên thấy quen quen như là đã từng đọc vài bài… trên TT.  Hôm trước, cũng có người nói, HK cũng không phải "sạch sẽ" gì lắm, rồi có người thì ca ngợi bảo rằng, dù có thế nào, HK cũng là một phóng viên đã đóng góp không ít bài vở tạo nên tiếng tốt cho Tuổi trẻ... Mấy thứ này mình không biết, không ý kiến gì hết. Ở đây, chỉ thấy có một điều, cách tác nghiệp viết bài về cảnh sát giao thông nhận hối lộ bằng cách cài bẫy, vào vai A, B, C gì đó để đưa tiền cho những thằng cảnh sát tham lam rõ là không ổn.

Biên bản ghi lời khai của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày 01/8/2011

image Tôi Cù Huy Hà Vũ, yêu cầu luật sư Vương Thị Thanh chuyển cho vợ tôi, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, em gái tôi Cù Thị Xuân Bích, nội dung sau đây để chuyển cho Bauxite Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng khác:

Tuyên bố của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trước phiên Tòa phúc thẩm – Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam xét xử “Vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”

1/ Bauxite Việt Nam là trang thông tin điện tử yêu nước bậc nhất, luôn giữ vai trò tiên phong đầy quả cảm trong cuộc đấu tranh vì lợi ích tối cao của Tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Các vị chủ trương Bauxite Việt Nam: Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Huệ Chi; Nhà giáo dục Phạm Toàn, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, thực sự xứng đáng là những người kế tục Chu Văn An, Nguyễn Trường Tộ và Phan Châu Trinh.

Sứ quán Mỹ tại Việt Nam và HRW kêu gọi trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng

Đức Tâm

clip_image001  

Bà Bùi Thị Minh Hằng, tại quảng trường nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn), ngày 27/11/2011. Đây là hình ảnh cuối cùng của bà Bùi Thị Minh Hằng, trước khi bà bị bí mật bắt đưa đi trại cải tạo. DR

 

Ngày hôm nay, 05/01/2012, Sứ quán Mỹ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí “về việc bắt giữ Bùi Thị Minh Hằng”, theo đó, cơ quan đại diện Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc bởi những thông tin tường thuật rằng Bùi Thị Minh Hằng đã bị kết án không quan xét xử tới 2 năm giam giữ tại một trại cải tạo ở Việt Nam, vì đã tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa” và việc bắt giam bà Hằng không theo trình tự chuẩn mực, đã mâu thuẫn với cam kết của Việt Nam đối với Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu.

Do vậy, sứ quán Mỹ tại Hà Nội “kêu gọi chính phủ Việt Nam thả bà Hằng và tất cả các tù chính trị”, bởi vì “không ai đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận hay quyền hội họp ôn hòa”.

Cơ quan đại diện Mỹ cho biết vẫn thường xuyên yêu cầu chính quyền Việt Nam thả vô điều kiện mọi công dân bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ chính kiến của mình.

Thông cáo báo chí cũng nhắc lại rằng, nhân quyền vẫn là một hồ sơ quan trọng trong quan hệ song phương và Hoa Kỳ “tiếp tục thúc giục chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền được quốc tế công nhận”.

Cũng trong ngày hôm nay, theo AP, tổ chức theo dõi về nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở tại New York, đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Bùi Thị Minh Hằng.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính”có vi hiến?

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Đã hơn một tháng kể từ ngày bà Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và bị cưỡng bức giáo dục tại Cơ sở giáo dục Thanh Hà, dư luận vẫn không ngớt quan tâm theo dõi không những vụ bắt người trái pháp luật này làm cho dư luận bức xúc mà sâu sa hơn

Hình ảnh cuối cùng ghi nhận chi Minh Hằng với biểu ngữ: "Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình", sau đó chị bị bắt đi và bí mật áp giải ra Hà Nội. Source Danlambao

Tuổi Trẻ… già và thất học?

Hiệu Minh

clip_image001

Quay lưng với đồng loại.

Thấy nhiều bác trong blog cũng cao tuổi, HM Blog xin chép mấy  lời khuyên nhằm giữ gìn sức khỏe như sau:

Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm, đang ngủ không nên trở dậy vội vàng, không nên ngoái đầu một cách đột ngột , không nên đứng co một chân để mặc quần, không nên quá ngửa cổ về phía sau, không nên thắt dây lưng quá chặt, khi đi đại tiện không nên rặn quá mức, không nên xúc động.

Đặc biệt, không nên nói nhanh, nói nhiều. Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi nói chuyện bình thường, dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp.

Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc to 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường.

Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống.

Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

Công trình mới của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Trường Sa – Hoàng Sa: Luận cứ và Sự kiện

Chủ quyền biển Đông – đặc biệt là chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam là vấn đề được nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua.

clip_image002Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 20/10/2009, Bộ Ngoại giao nước ta đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam phản đối việc nhân viên vũ trang Trung Quốc có những hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam vào tránh bão tại đảo Phú Lâm (ngư dân Việt Nam thường gọi là đảo Trụ Cẩu), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm giữ. Cũng trong quãng thời gian này, ngày 17/10/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Trong cuộc gặp này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định: “Việt Nam là láng giềng hữu nghị và là đối tác quan trọng của Trung Quốc. Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam”. Đáp lại, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết: “Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng với Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “mười sáu chữ và tinh thần bốn tốt”.

Theo thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), ngày 26/5/2011, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động bình thường của PVN. Tàu hải giám Trung Quốc đã đe dọa tàu Bình Minh 02, cắt cáp thăm dò địa chấn tại lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý. Hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh 02 đã diễn ra một cách bình thường từ năm 2010 mà không có tranh chấp nào xảy ra…

Chính quyền Miến Điện chính thức công nhận Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ

Anh Vũ

Theo AFP, hôm nay 5/1/2011, chính quyền Miến Điện đã chính thức công nhận đảng của nhà đối lập Aung San Suu Kyi. Như vậy, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện (LND) có thể được tham gia cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung dự kiến vào ngày 1 tháng 4 tới đây.

clip_image001

Bà Aung San Suu Kyi rời trụ sở Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, sau khi tham dự lễ kỷ niệm 64 năm ngày Độc lập Miến Điện, Yangon, 4/1/ 2012. REUTERS/Soe Zeya Tun

Trung Quốc tăng kiểm soát báo chí

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã ra lệnh cho truyền thông của tỉnh này ngừng xen vào những vụ việc xảy ra bên ngoài Hồ Bắc, nhật báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong đưa tin hôm 5/1.

clip_image001

Tỉnh Hồ Bắc không muốn những vụ việc tiêu cực của mình bị báo chí các tỉnh khác phanh phui

Trung Quốc chấp nhận xem xét lại việc truy thu thuế Ngải Vị Vị

Anh Vũ

clip_image001  

Các tờ giấy bạc Yuan cùng với những thông điệp do những người ủng hộ Ngải Vị Vị gửi đến, Văn phòng của nghệ sĩ Ngải tại Bắc Kinh,16/11/2011. REUTERS/David Gray

 

Theo AFP, một luật sư bảo vệ Ngải Vị Vị hôm nay 5/12 cho biết, chính quyền Trung Quốc đã chấp nhận xem xét đơn khiếu nại của người nghệ sĩ ly khai về khoản truy thu thuế lên tới trên hai triệu đô la Mỹ, mà ông coi là một biện pháp vẫn được sử dụng để triệt hạ những người đối kháng với chế độ.

Luật sư Phố Chí Cường (Pu Zhiqiang), bảo vệ quyền lợi của Fake Cultural Development, công ty do Ngải Vị Vị thành lập nhưng vợ ông đứng tên, cho biết: Hôm nay Sở thuế Bắc Kinh đã báo cho Ngải Vị Vị biết họ đã chấp nhận khiếu nại việc truy thu thuế ông. Luật sư Phố cho AFP biết cơ quan thuế vụ “có 2 tháng để xem xét lại hồ sơ. Nếu kết luận không thỏa mãn, có thể chúng tôi sẽ kiện ra tòa”. Ông cũng hy vọng Sở thuế sẽ xem xét một cách nghiêm túc vụ việc này để có quyết định công bằng.

Sau những chỉ trích thẳng thừng chế độ và đảng cộng sản trong việc quản lý đất nước, nghệ sĩ Ngải Vị Vị trở thành một cai gai trong mặt chính quyền, hồi tháng 3 năm 2011 ông bỗng nhiên bị đưa đi mất tích trong 81 ngày. Vụ việc này khi đó đã gây một làn sóng phẫn nộ ở khắp nơi trong nước cũng như ngoài nước.

Thư ngỏ của công dân Lê Hiền Đức gửi ông Nguyễn Phú Trọng

Thưa ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,

Cuối năm, các cơ quan quân - dân - chính - đảng đều họp tổng kết, tôi cũng sơ kết hoạt động đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo vệ dân lành của mình. Nội dung nhiều nhưng kết luận thì đa số việc tôi đã làm không đi tới thành tựu bởi bị rất nhiều "tảng đá", "núi đá" ngăn cản. Tuy nhiên tôi chỉ buồn chứ không nản, các "tảng đá", "núi đá" kia chỉ cản được đường tôi đi chứ không làm sút giảm lòng quyết tâm và chí căm thù của tôi.

Mới đây, sau khi ông tuyên bố: "Chúng ta biết rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp… Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ", nhiều phóng viên trong và ngoài nước đã gọi điện hoặc trực tiếp tới gặp để hỏi tôi đánh giá thế nào về tuyên bố trên. Câu trả lời của tôi là tán thành song tôi lưu ý họ nói là một chuyện, làm lại là một chuyện hoàn toàn khác. Sở dĩ tôi phải chua thêm như vậy vì đã thấy biết bao trường hợp người ta nói nhưng không làm, thậm chí nói một đằng, làm một nẻo.

Hành trình vào bản chất của dân chủ và thịnh vượng

Trần Huỳnh Duy Thức
Kính gửi: Bauxite Việt Nam
Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức.
Trong các tài liệu Thức viết mà gia đình tìm thấy sau khi Thức bị bắt, có một quyển sách đang được viết bằng tiếng Anh có tựa đề: HEWING QUEST FOR DEMOCRACY AND PROSPERITY. Công trình này vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên tôi đọc thấy phần đầu của nó đề cập đến những vấn đề rất đáng quan tâm nên tôi đã dịch ra và gửi cho quý báo. Mong quý báo giúp phổ biến đến độc giả.
Xin cảm ơn và kính chào.
Trần Văn Huỳnh

Dân bị chính quyền lấy đất

 Nhân Khánh, Thông tín viên RFA

Ở một nước có đa số cư dân liên quan đến nông thôn thì vấn đề đất đai là quan trọng, ngoài giá trị là một tài sản, đất đai còn là môi trường lao động của người nông dân.clip_image001

Một khu đất nông nghiệp chuyển thành đất ở. Photo courtesy of nhadat.vn

Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa?

Bài 1: Đã mất bao nhiêu bờ xôi ruộng mật?

clip_image001

 

Cánh đồng lúa Lung Sen nổi tiếng ở Hậu Giang bị lấy làm khu công nghiệp. Ảnh: Bình Đại

 
Huy Phong - Cao Phong - Văn Phúc

Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cây lúa đã giúp cho nhiều nhà nông, doanh nghiệp làm giàu, phần gạo dư thừa còn để xuất khẩu. Còn ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, dù sản lượng lúa gạo làm ra chỉ đủ tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ nên nông dân cũng không thể thiếu ruộng. Nhưng cơn lốc đô thị hóa, xu hướng đầu tư ồ ạt làm khu công nghiệp, sân golf, thu hồi đất lúa tràn lan để làm dự án đã đẩy nhiều nông dân vào cảnh mất ruộng, không việc làm. Chuyện giữ đất trồng lúa đang là một thách thức!

Xà xẻo đất lúa

Từ quốc lộ 80, qua sông Cái Sắn, chúng tôi đến Khu công nghiệp (KCN) Thạnh Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) trên con đường đất sình lầy. Sau hơn 4 năm công bố quy hoạch KCN 250 ha, đến nay vẫn chưa nên hình dáng, đang trong giai đoạn bồi thường giai đoạn 1 (120 ha). Hiện tại, đất KCN vẫn là cánh đồng lúa đông xuân đang xanh tốt.

Đòn thì lạ sự hèn hạ thì quen

Nguyễn Dương

clip_image001Xin mượn ý của một câu khá nổi tiếng của nhà báo Huy Đức (Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen) để làm cái tựa của bài viết này vì có lẽ không có cái tựa nào hay hơn nữa.

Việc nhà báo Hoàng Khương (HK) bị cơ quan công an Tp HCM khởi tố và bắt tạm giam vì tội “đưa hối lộ” đã làm rúng động dư luận trong và ngoài nước và dần dần cái tội của HK được công an lộ ra với hai “phạm trù” tội danh chính là: “Gài bẫy công an”, “Lợi dụng cương vị của mình nhằm ép Huỳnh Minh Đức thực hiện đến cùng hành vi vi phạm pháp luật”.

Trước hết phải nói rằng đây không phải là lần đầu tiên nhà báo HK viết bài điều tra theo kiểu “gài bẫy” như vậy. Các đồng nghiệp đã thống kê trong khoảng 3 năm trở lại đây, HK đã viết gần 40 bài điều tra với cách khai thác tư liệu theo kiểu này.

Cần một luật báo chí đầy đủ và cụ thể hơn

Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok

clip_image001  

Nguyên PV Hoàng Khương (người cầm túi quần áo) đang bị dẫn dải về cơ quan điều tra vào trưa 2-1. Photo PL-XH Source VOV.VN

 

Sự việc nhà báo Hoàng Khương bị bắt về tội “đưa hối lộ”sau những bài viết chống tiêu cực đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Một số điểm pháp lý trong trường hợp này vẫn còn mờ nhạt, không rõ ràng. Quỳnh Chi hỏi chuyện luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Bến Tre, cũng là người có nhiều tư vấn trên báo chí về các các vấn đề hình sự và dân sự. Trước tiên, ông cho biết sự quan tâm của mình:

Cần phân biệt Cá nhân và Truyền thông đại chúng

Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Sự việc về phóng viên báo Tuổi trẻ - Hoàng Khương rất đáng chú ý. Nó xuất phát từ hai bài viết đăng vào tháng 7 năm 2011 là “CSGT giải cứu đua xe trái phép” và “Đồng tiền xoá sạch hồ sơ”. Hai bài viết này nhằm đấu tranh chống tiêu cực thì tôi cho rằng rất tốt nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay. Sau đó, phóng viên này bị khởi tố và bị bắt giam thì sự việc càng gây chú ý.

Ngư dân sợ “Nhân tai” hơn “Thiên tai”

Khánh An, phóng viên RFA

Café Wifi kỳ này sẽ thảo luận về những khó khăn trong cuộc sống thường ngày của ngư dân Việt Nam khi đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa của biển Đông.

clip_image001

Tàu đánh cá của ngư dân vừa đánh bắt trở về tại Bến Cá Bình Thạnh, Quảng Ngãi hôm 05/07/2011. RFA PHOTO

2012-13: Cuộc tấn công của đồng Nhân dân tệ tại Đông Á

Đoàn Hưng Quốc

image Nếu các chuyến công du vào cuối tháng 12-2011 của Thủ tướng Ôn Gia Bảo (sang Nhật) và Phó Thủ Tướng Tập Cận Bình (người lãnh đạo tương lai của Hoa Lục sang Việt Nam và Thái Lan) có những chỉ dấu nào đó về mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh, thì một trong các mục tiêu đó là trong vòng hai năm tới sẽ đẩy mạnh vai trò của đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một đơn vị tiền tệ quốc tế, nhất là tại Á Châu.

Vấn đề này tự nó là một tiến trình tất yếu khi nền kinh tế của Trung Hoa tiến lên hàng nhì thế giới trong lúc vai trò thống trị của đồng đô-la ngày càng bị xem là lạm dụng quá đáng, và thương mại với Hoa Lục ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nhưng đối với Việt Nam là một nước nhỏ hiện đang chiụ áp lực của Trung Quốc về nhiều mặt thì đây là một việc cần được quan tâm và chuẩn bị để Việt Nam không trở thành một nền kinh tế sân sau bị Hoa Lục chiếm độc quyền làm thiệt thòi cho quyền lợi của dân tộc.

Bã quyền lực

Lê Anh Hùng

Sau khi SEA Games 26 tại Indonesia khép lại với thành tích nghèo nàn đáng thất vọng của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam mà tuy trách nhiệm trực tiếp là của HLV Falko Goetz nhưng gốc rễ sâu xa của nó lại nằm ở tầm nhìn cũng như năng lực lãnh đạo và điều hành của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), dư luận đã phê phán mạnh mẽ ban lãnh đạo VFF, và không chỉ công luận nói chung mà ngay cả các quan chức của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch cũng lên tiếng đòi VFF phải thay đổi.[1] Sức ép ngày càng tăng từ nhiều phía khiến Tổng Thư ký VFF Trần Quốc Tuấn buộc phải đệ đơn xin từ chức lên Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ. Tuy nhiên, trong cuộc họp bất thường chiều ngày 22/12/2011, toàn bộ ủy viên BCH VFF khóa VI đã biểu quyết không thông qua lá đơn xin từ chức của TTK Trần Quốc Tuấn.

Xin lỗi con vì bố đã không bảo vệ được con

K. C.

Ngày đầu năm mới, nhận được bài viết này của một bác sĩ trẻ, như một lời tâm sự gửi tới để chia sẻ hơn là để được một lời khuyên. Tâm sự này, xuất phát chỉ là câu chuyện con trẻ phải đi học thêm, một trong những cái nạn kỳ quặc chỉ có ở nước ta mà không sao xóa nổi, là tiếng lòng chân thực không chỉ riêng em mà có lẽ của rất nhiều rất nhiều người trẻ có lương tâm đang tự vấn, tự trách về sự bất lực của mình trước thực trạng đen tối của xã hội, mà trong đó mỗi người đều là thủ phạm kiêm nạn nhân. Vậy nên tôi xin phép người viết (và đã được đồng ý) công bố lên mạng boxitvn. Còn lời nhắn của tôi cho riêng em: rất cảm thông, nhưng xin em chớ dừng ở chỗ xin lỗi, thở than, vì nếu không kiên quyết vượt qua làn ranh giữa sự chấp nhận và sự dấn thân, ta sẽ bị kéo lùi lúc nào không hay về sự thỏa hiệp, đồng lõa, rồi trượt dài trên con đường tha hóa như nhãn tiền bao kẻ hôm nay. Và những đứa con của chúng ta rồi sẽ không dễ dàng tha lỗi nữa đâu.

Hoàng Hưng

Những câu hỏi tự nhiên bật ra

PV Quốc Doanh

clip_image002  

TBT Trọng đọc phát biểu bế mạc Hội nghị ngày 31/12/2011 ảnh: TTXVN

 

Ở thời điểm ngoái nhìn năm cũ, hướng sang năm mới, không như báo chí Nhà nước liệt kê đại hội với hội nghị, PV Quốc Doanh tôi xin bộc bạch những câu hỏi tự nhiên bật ra. Cũng không vô cớ bật ra như ai đó, đương không lại lo cho ông Gaddafi, ông Putin hay cha con ông Il và Un, mà tôi bật ra các câu hỏi khi nghe lãnh đạo nước ta nói về những nỗi lo sát sườn.

Sáng 26/12, tại Đại hội Hội Doanh nhân trẻ toàn quốc ở Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Doanh nghiệp trẻ phải vươn tầm Đông Nam Á”. Câu hỏi tự nhiên bật ra trong tôi: Chỉ có doanh nghiệp trẻ thôi sao? Nếu vậy, nước ta không thể “vươn tầm Đông Nam Á”.

Ngày 27/12, chinhphu.vn đăng thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta”. Tôi bật cười hồi lâu, trước khi bật ra câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm chính? Mọi vấn đề không có người chịu trách nhiệm chính thì không hy vọng kết quả gì cả. Câu khẩu hiệu “trách nhiệm của toàn xã hội” thực tế đã chứng minh, chỉ đưa đến sự vô trách nhiệm.

Án lệ Hoàng Khương

Huy Đức

clip_image002không nên phó thác sinh mệnh một người đã viết hơn 50 bài về tiêu cực của công an cho công an định đoạt.

Sự kiện Hoàng Khương bị bắt, chiều 2-1-2012, rồi sẽ trở thành một trong những trường hợp điển cứu liên quan đến đạo lý và pháp lý trong nghề báo. Từ một hành vi cụ thể – thông qua hai người môi giới, Hoàng Khương đưa 15 triệu cho thượng úy Huỳnh Minh Đức để lấy chiếc xe mô tô bị công an tạm giữ vì “đua xe trái phép” – có hai khả năng xảy ra: Hoàng Khương đưa hối lộ rồi “lợi dụng cương vị của mình để viết bài”; Hoàng Khương đã gài bẫy để làm lộ ra đường dây hối lộ.

Báo chí ngày 3-1-2012 lấy thông tin từ cơ quan điều tra đã dẫn dắt dư luận hiểu theo hướng thứ nhất. Nội vụ quả là cũng có không ít yếu tố bất lợi cho anh. Trần Minh Hòa, người có xe mô tô bị tạm giữ vì đua xe trái phép là bạn của Nguyễn Đức Đông Anh, theo công an, “cũng là đối tượng đua xe” và là em vợ của Hoàng Khương. Hòa nhờ Đông Anh lấy xe, Đông Anh đồng ý và về nhờ Hoàng Khương lo dùm. Đầu tháng 6-2011, Hoàng Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa lo giùm nhưng không được. Tháng 7-2011, khi viết hai bài báo “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ cò” và “Có móc ngoặc”, Hoàng Khương gặp lại Tôn Thất Hòa.

2012, một năm đầy thách thức đối với kinh tế Việt Nam

Thanh Phương

clip_image001  

Do lạm phát, giá sinh hoạt ở Việt Nam trước Tết vẫn tăng (Reuters)

 

Kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn, và nhất là đã bộc lộ càng rõ những yếu kém căn bản. Cho nên, năm 2012 sẽ là một năm đầy thử thách đối với Việt Nam, đòi hỏi những nhà lãnh đạo Hà Nội phải thực sự có những thay đổi căn bản, chứ không thể tiếp tục duy trì hiện trạng.

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/12/2011 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 dự kiến chỉ đạt 5,9%, thấp hơn so với mức 6,8% của năm ngoái. Tổng cục Thống kê Việt Nam cho rằng, nguyên nhân của tình trạng sụt giảm này là do Ngân hàng Nhà nước đã tăng các lãi suất nhằm kềm chế mức lạm phát đã tăng vọt trong năm nay.

Hậu quả của việc tăng lãi suất này là số khoản vay và đầu tư giảm mạnh, làm chậm lại đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam năm nay sụt giảm cũng một phần là do các biện pháp của chính phủ nhằm giảm đầu tư công và thâm hụt ngân sách.

Ba người Bắc Triều Tiên vượt biên bị bắn chết

Anh Vũ

clip_image001  

Một nữ quân nhân Bắc Triều Tiên đứng canh bên bờ sông Áp Lục vùng biên giới với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 29/12/2011. REUTERS/Jacky Chen

 

Theo hãng AFP, một nhà hoạt động nhân quyền tại Seoul hôm 03/01/2012 tiết lộ: Trong bối cảnh Bình Nhưỡng thắt chặt kiểm soát biên giới sau cái chết của Kim Jong Il, ba người dân định vượt biên giới sang Trung Quốc tỵ nạn đã bị lính biên phòng Bắc Triều Tiên bắn chết.

Ông Do Hee-Youn, một nhà hoạt động Hàn Quốc chuyên trợ giúp người tỵ nạn Bắc Triều Tiên khẳng định có ba người đàn ông, khoảng bốn mươi tuổi từ thành phố Hyesan đã bị bắn chết khi vượt sông Áp Lục (Yalu) sang tỵ nạn tại Trung Quốc.

Ông Hee –Youn nói với AFP rằng «những người đón dân tỵ nạn bên đất Trung Quốc đã nhìn thấy cảnh tượng ba người bị bắn chết và quân lính Bắc Triều Tiên đã lôi xác những người này đi». Tình báo Hàn Quốc cho biết không thể xác định được ngay sự việc.

Theo các nhà hoạt động nhân quyền, sau cái chết của kim Jong Il hôm 17/12 vừa qua, Bình Nhưỡng đã tăng cường tuần tra biên giới nhằm ngăn chặn các cuộc đào thoát khỏi đất nước của người dân. Người ta cũng quan ngại trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cho Kim Jong Un, chính quyền Bình Nhưỡng càng siết chặt hơn việc kiểm soát người dân trong nước, đặc biệt đối với những người có ý định bỏ trốn khỏi đất nước.

Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ

(Tiến trình toàn cầu hóa và mối đe dọa đối với phương Tây)

Charles A. Kupchan, Foreign Affairs, January/February 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Trong bài phát biểu đọc tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 17-11-2000, Tổng thống Bill Clinton đã ví xu thế toàn cầu hóa với các lực thiên nhiên như gió và nước trong cách lý giải sau đây:

"Chúng ta có thể dồn gió cho căng buồm. Chúng ta có thể dùng nước để tạo ra năng lượng. Chúng ta có thể cố gắng chống lại bão và lũ lụt để bảo vệ nhân dân và tài sản. Nhưng chúng ta chẳng thể nào phủ nhận sự hiện hữu của gió và nước, hoặc tìm cách loại chúng. Xu hướng toàn cầu hoá cũng thế. Chúng ta có thể nỗ lực để tối đa hoá cái lợi của nó và giảm thiểu những rủi ro, nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước xu hướng này và nó cũng sẽ không tự biến mất". (trích bản dịch của TTXVN).

Đúng vậy. Trong hai thập kỷ qua, tiến trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các nước đang phát triển vươn lên, vì tiến trình này đã trải rộng tổng số của cải trên thế giới và "hội nhập hàng tỉ công nhân lương thấp vào hệ thống kinh tế toàn cầu" (Kupchan). Cùng với xu thế toàn cầu hoá, sự ra đời của công nghệ thông tin đã trang bị một số nước đang phát triển "đôi hài vạn dặm" để vươn lên nhanh chóng, nổi bật nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil, Hồi Quốc, Nam Phi... Tiến trình toàn cầu hoá đã chuyển sức mạnh kinh tế từ trung tâm quyền lực truyền thống là các cường quốc phương Tây sang các vùng phụ biên của thế giới.

Trong bài tiểu luận sau đây, Giáo sư Charles A. Kupchan đã kết luận rằng tiến trình toàn cầu hóa đã từng bước lấy mất quyền kiểm soát của các cường quốc phương Tây trên các vấn đề quốc tế, đồng thời gây ra tình trạng bất ổn và bất bình đẳng nghiêm trọng trong các xã hội dân chủ. Các chính phủ dân chủ hàng đầu phương Tây đang lâm vào một cuộc khủng hoảng về khả năng điều hành quốc gia.

Như vậy, làn sóng toàn cầu hóa đã tạo ra tình trạng bên lở - bên bồi. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại và đánh giá tình hình là người Việt Nam chúng ta đã thu hoạch những gì, và thu hoạch bao nhiêu trong vận hội mới do tiến trình toàn cầu hóa mang lại, trước khả năng lịch sử có thể sang trang trong tương lai. Vì tiến trình nào cũng có giai đoạn thoái trào của nó: có bắt đầu thì phải có kết thúc. Điều đáng báo động là, đối diện với khủng hoảng kinh tế và chính trị trong nước, thậm chí các chính phủ dân chủ tự do tiên tiến nhất cũng phải tính đến các đường lối dân túy chủ nghĩa (populist approaches): nhúng tay vào việc hoạch định kinh tế và bảo hộ mậu dịch để phục vụ quyền lợi bức thiết của các khối cử tri rộng lớn, nếu các chính phủ này không muốn thấy sự lan rộng của các phong trào quần chúng nổi dậy, mà màn giáo đầu có thể là Phong trào Chiếm Phố Wall. Đây cũng là cảnh báo quan trọng mà học giả Kupchan đã đưa ra trong bài viết của mình, và chúng ta như một quốc gia đang thụ hưởng thành quả của kinh tế toàn cầu thiết tưởng cũng nên suy nghĩ về viễn cảnh đó.

Bauxite Việt Nam

Câu chuyện Việt Nam: Tổng kết năm 2011

Hoài Hương - VOA

clip_image001  

Năm 2011 chứng kiến nhiều thay đổi tích cực trong các quan hệ Việt-Mỹ

 

Câu chuyện Việt Nam tuần này đến với quý vị trong những giờ khắc cuối cùng của năm 2011, một năm có nhiều biến chuyển quan trọng có khả năng làm đổi cục diện khu vực và tương lai của Việt Nam. Trước khi bước sang năm mới Dương lịch, chúng tôi xin điểm lại một số đề tài nóng trong năm 2011, kèm theo một số trích đoạn từ các cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Ban Việt ngữ - VOA trong các Câu chuyện Việt Nam đã đến với quý vị trong 12 tháng qua, mời quý vị cùng Hoài Hương theo dõi Câu chuyện Việt Nam cuối năm 2011.

Trong những đề tài “nóng” liên quan tới Việt Nam trong năm 2011, phải kể đến các cuộc bầu cử trong nước để chọn lãnh đạo mới. Đầu năm 2011, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam bầu Ban chấp hành Trung ương. Nhân vật được chọn vào chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản là ông Nguyễn Phú Trọng, một sự chọn lựa gây ngạc nhiên cho một số chuyên gia nước ngoài, trong đó có Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc.

Cảm quan và dự báo cho Việt Nam 2012

Quốc Phương

clip_image002  

Đất nước vẫn đang tăng trưởng nhưng có hướng đi của nền kinh tế 'đang vào ngõ cụt', theo ông Lê Bạch Dương.

 

Nhân dịp cuối năm, một số trí thức, nhân sỹ, văn nghệ sỹ trong nước cho BBC biết cảm quan khác nhau của họ về năm 2011 đang sắp qua đi và nêu ra dự đoán cùng hy vọng cho tình hình đất nước trong năm mới 2012.

Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho biết đánh giá của mình về năm 2011:

"Tôi nghĩ là năm vừa rồi ở Việt Nam nhiều mối lo hơn là tín hiệu đáng mừng... So với năm trước, gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân. Rất nhiều hiện tượng thể hiện sự bức xúc của người dân," nhà nghiên cứu xã hội nói.

"Chẳng hạn trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát. Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có. Nó cũng có thể là bột phát nhưng về bình diện rộng, nó thể hiện được sự bất bình của người dân, sự bức xúc của họ và họ buộc phải thể hiện nó ra khi bị đẩy đến tình thế, tất nhiên, cũng có những người sai.

Thách thức cho túi tiền người dân

Đào Tuấn

Thế là giá vừa điện tăng. Giá vé máy bay vừa tăng. Giá tàu xe vừa tăng. Giá sữa vừa. Giá gas vừa tăng. Và ngày 1-1, ngày đầu tiên của năm mới 2012, đồng tiền trong túi người dân tiếp tục còm thêm một ít khi hàng loạt các mặt hàng bắt đầu đợt tăng giá mới.

Phí cấp biển ô tô tăng gấp 10 lần , từ 2 lên tới 20 triệu đối với ô tô (dưới 10 chỗ) và 1 lên 4 triệu đối với xe máy (có giá trên 40 triệu) khi nghị quyết HĐND TP Hà Nội có hiệu lực.

Những người đã kịp mua xe chạy thuế, hoặc đã có xe cũng không sung sướng gì. Tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa, phí gửi xe ô tô cũng tăng 400-500%, từ 10 ngàn đồng lên 40.000- 50.000 đồng/lượt gửi "Không quá 120 phút". Có lẽ số người phải gửi xe sẽ tăng đột biến khi mà quy định đổi giờ học, giờ làm ở Thủ đô cũng sẽ bắt đầu thay đổi từ 1-1-2012.

Bức tranh về lạm phát Việt Nam năm 2011

Vũ Hoàng, Phóng viên RFA

Một trong những vấn đề nổi cộm của nền kinh tế Việt Nam năm 2011 là lạm phát. Đã có những tháng, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có lạm phát cao nhất thế giới.

clip_image001

Rau quả bán tại một chợ ở TP HCM, ảnh chụp tháng 4-2011. RFA PHOTO

Bắc Hàn 'sẽ bắn người vượt biên'

clip_image001  

Bộ đội biên phòng Bắc Triều Tiên ở vùng biên giới với Trung Quốc

 

Sau tuyên bố làm tiêu tan hy vọng về sự chuyển đổi cởi mở hơn, nhà nước Bắc Triều Tiên nay còn nói sẽ cho bắn người dám vượt biên và trừng phạt ba đời thân nhân của ai bỏ trốn khỏi nước này, theo nguồn tin từ Hàn Quốc.

Tuyên bố mới nhất của Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên nhấn mạnh đến sự đoàn kết của 'toàn Đảng, toàn dân' dưới sự lãnh đạo của Tổng Tư lệnh Tối cao Kim Jong-un.

Nhưng các nguồn tin từ Nam Hàn tin rằng một loạt biện pháp để củng cố quyền lực cho tân lãnh tụ, năm nay chưa tới 30 tuổi, cũng được công bố nhắm vào việc trừng phạt mọi biểu hiện chống đối và bất mãn.

Nguồn tin từ trang Daily NK của người Bắc Hàn tỵ nạn ở miền Nam nói Cục An ninh miền Bắc ra lệnh trừng phạt 'ba đời' thân nhân của người vượt biên.

Phải chăng “6 sao” trên lá cờ Trung Quốc là có dụng ý?

Nguyễn Trọng Vĩnh

image Về việc thiếu nhi Việt Nam vẫy cờ Trung Quốc “6 sao” khi đón Phó Chủ tịch Tập Cận Bình trước Phủ Chủ tịch Việt Nam ngày 21-12-2011 đã được nhiều người phê phán, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã thông báo “đây là sai sót mang tính kỹ thuật”, phía Việt Nam thì nói là “sai sót nghiêm trọng của Vụ Lễ tân”, đã nghiêm túc kiểm điểm và xử lý kỷ luật các cán bộ liên quan. Cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Tường thì cho: “Đây là sự dốt về lễ tân, thiếu chuẩn mực, thiếu cẩn thận, có thể gây hậu quả vô cùng xấu”. Tôi thì cho rằng, đây không phải là “sai sót kỹ thuật” cũng không phải “dốt nát về lễ tân”, cũng không phải “sơ suất nhất thời”, cũng không phải là ngẫu nhiên chỉ một lần mà lá “cờ 6 sao” đã xuất hiện trong buổi truyền hình của VTV1 khi đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Bắc Kinh ngày 11-10-2011.

Trong bài bình luận về thoả thuận giữa hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào nhằm “thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015”, tôi đã thắc mắc cho là đó là “những điều mập mờ khó hiểu”, “cần minh bạch cho dân biết”. Cờ Trung Quốc 6 sao xuất hiện đến hai lần tại Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, vô tư, mà là thể hiện một mưu đồ gì đây.

Năm RỒNG và Triết lý của RỒNG

Hà Sĩ Phu
Trong 12 con giáp thì 11 con là Thực, chỉ có Rồng là Mộng, do con người tưởng tượng mà ra. Rồng được lấy gốc từ một loài bò sát như rắn nhưng lại có chân, na ná như thằn lằn, như con kỳ nhông, lại phảng phất một chú khủng long Dinosauria tiền sử.
Có lẽ lấy một thân hình như vậy làm “cốt” (armature draft) người ta dễ chế tác, dễ chắp thêm những cấu tạo, những chi tiết, những chức năng… tuỳ theo trí tưởng tượng của mình để tạc nên một hình tượng biểu trưng cho sức mạnh phi thường.

Không phải là bò, nhưng có còn là con người nữa không?

Hà Văn Thịnh

image Ngày đầu tiên của năm mới, đọc báo và... đau đớn! Chưa có năm nào mà dịp cuối năm lại cùng lúc được nghe - thấy một GS (Nguyễn Huệ Chi, BBC, 31.12.2011) và một nhà văn (Võ Thị Hảo, BBC, 30.12.2011) trăn trở về cái chuyện hổng giống ai trên trái đất này: GS Nguyễn Huệ Chi mong muốn những người cầm quyền biết rằng trí thức không phải là bò, còn nhà văn Võ Thị Hảo thì băn khoăn rằng có lẽ trí thức Việt Nam bây giờ không còn là con người nữa!

Hai cách nói - nghĩ của hai người không lẽ “bỗng dưng” mà trùng lặp? Rõ ràng không thể có chuyện ngẫu nhiên, mà phải đoan quyết ngay lập tức rằng đây chính là tâm trạng chung, suy nghĩ chung của không ít trí thức thời nay trước việc họ bị gạt ra bên lề xã hội, trong khi hầu như ai cũng biết về cái gọi là “nền kinh tế tri thức”, “vai trò hàng đầu của trí thức trong thời đại mới”... Những ngôn từ thật kêu và thật mạnh của nỗi mỉa mai ê chề.

Kinh doanh lớn dễ ợt

Sáu Nghệ

- Mít ơi, lo học hành đi chớ thời đại bây giờ, không học hành là không làm ăn gì được, nghe chưa?

- Anh lại lạc hậu rồi, thời đại bây giờ là thời đại dễ làm ăn nhất anh à, kinh doanh càng lớn càng dễ.

- Ha ha, giỏi ha. Đúng là như thiên hạ vẫn nói, người nghèo thì hay dạy người khác cách làm giàu, Mít cả đời chưa kinh doanh lại biết kinh doanh lớn rất dễ, thiên tài trong lá ủ chăng?

- Dạ, em không nấp trong đó mà lộ toàn diện luôn. Em xin lấy thực tế là các doanh nghiệp lớn ở nước ta để chứng minh anh nghe, cứ cuối năm trước lên kế hoạch làm ăn cho năm sau, tính trước tất tần tật, đặc biệt là tính cả lương và thưởng, thích bao nhiêu điền vô bấy nhiêu, sang năm cứ thế mà nhận. Chẳng có khó khăn gì cả.

Rất nên quan tâm tới… lưu manh

Nguyễn Quang Lập

clip_image001

Mình đọc bài Rất nên quan tâm tới… lưu manh của bác Vương Trí Nhàn thấy vui vui. Bác Nhàn viết bài này vì việc giải thích của họa sĩ Phan Cẩm Thượng (ông này cũng giỏi) về sự biến nghĩa hai chữ đểu cảnglưu manh: “Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”.  Bác Nhàn nói lại với PCT về chữ lưu manh, manh không phải là mù, mà là “mắt không có con ngươi, tối tăm”. Hi hi thì cũng như nhau chắc, dân mình gọi mấy kẻ mắt không có tròng đều là mù tuốt.

Nhưng có vẻ như bác Nhàn thiên về nghĩa bóng cái sự “mắt không có tròng” thì phải, bác tán  chữ lưu manh từ câu thơ của Nguyễn Trãi: “Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập”- (Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp) rồi bảo chữ manh là ở nghĩa ấy, hạng lưu manh “ban đầu chỉ dân lang thang vô nghề nghiệp, sau chỉ kẻ “bất vụ chính nghĩa, vị phi tác đãi’, tức là kẻ không biết chính nghĩa là gì, dám làm mọi việc phi pháp xấu xa”.

Thông điệp đằng sau thư gửi Chủ tịch nước

image

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng lá thư là một thông điệp cho nhân dân nhiều hơn là sự mong đợi lãnh đạo nhà nước quan tâm, giải quyết.

Người chủ trì trang mạng Bauxite ở trong nước, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi vừa lên tiếng với BBC hôm 31/12/2011, giải thích động cơ và thông điệp đằng sau bức thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đòi thả tự do cho người biểu tình yêu nước, bà Bùi Thị Minh Hằng.

Giáo sư Huệ Chi cho rằng bức thư là một đa thông điệp gửi tới các tầng lớp nhân dân, kể cả những ai quan tâm trên trường quốc tế, về việc "đang có tình trạng vô luật pháp" ở Việt Nam, thông qua điều mà ông và những người chủ trương bức thư soạn hôm 25/12/2011 gọi là "trái với đạo lý, trái với Hiến pháp, vi phạm Công ước Quốc tế về quyền con người" khi "bắt giữ, bắt giam, hăm dọa công dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa" qua việc cưỡng bức bà Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục.

"Chúng tôi viết để cho thấy rằng 85 triệu dân ở trong nước không phải là những con bò, mà là những con người. Họ biết sống, họ biết suy nghĩ và họ biết quyền của họ. Chứ còn hiện nay, chúng tôi bị đối xử hơn những con bò", nhà nghiên cứu văn hóa và văn học cổ đại Việt Nam nói với Quốc Phương của BBC.

Nền văn hóa của tự do

Mario Vargas Llosa

Phạm Nguyên Trường dịch từ foreignpolicy.com

clip_image002

Những cuộc công kích hiệu quả nhất nhằm chống lại quá trình toàn cầu hóa thường lại không phải là những cuộc công kích liên quan tới kinh tế học. Mà là những cuộc công kích về mặt xã hội, đạo đức, và trên hết là lĩnh vực văn hóa. Những luận cứ này từng nổi lên trong những vụ lộn xộn ở Seattle vào năm 1999 và lại vang lên ở Davos, ở Bangkok, và Prague trong thời gian gần đây. Họ nói như sau:

Sự biến mất của các đường biên giới quốc gia và giới quyền uy trên thế giới gắn bó với thương trường sẽ giáng những đòn chí tử vào nền văn hóa khu vực và quốc gia, vào truyền thống, thói quen, truyền thuyết và tập tục, tức là những thứ quyết định bản sắc văn hóa của đất nước và khu vực. Vì đa số các nước và các khu vực trên thế giới không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa từ các nước đã phát triển – mà cụ thể là từ siêu cường Mỹ – nước chắc chắn sẽ mở đường cho các công ty đa quốc gia cực kỳ lớn, nền văn hóa Bắc Mỹ cuối cùng sẽ buộc người ta phải chấp nhận nó, nó sẽ định ra tiêu chuẩn cho thế giới và xóa sổ sự đa dạng của những nền văn hóa khác nhau.

"Sự bức xúc buộc dân phải thể hiện"

clip_image001

Tiến sỹ Lê Bạch Dương cảnh báo niềm tin vào bộ máy nhà nước bảo vệ dân hoặc thực thi luật pháp đang suy giảm

Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho rằng nhiều phản ứng được cho là mạnh mẽ, thậm chí có tính chất bạo lực của người dân trong năm 2011 vừa qua bắt nguồn từ sự 'bức xúc' của người dân.

Trao đổi với Quốc Phương của BBC hôm 30/12/2011, nhà xã hội học nói: "Tôi nghĩ năm vừa rồi ở Việt Nam nhiều mối lo hơn là tín hiệu đáng mừng... So với năm trước, gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân.

"...Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát. Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có".

Chuyên gia cảnh báo về dấu hiệu mới đáng lưu ý này: "...Những cái đó bắt đầu trở nên những hiện tượng lặp đi lặp lại, chưa dám nói là phổ biến... Nhưng nó thể hiện sự bức xúc của người dân. Và niềm tin vào bộ máy nhà nước có thể bảo vệ người dân hay thực thi luật pháp cho đúng đã bị suy giảm, nên người ta mới có những hành động như vậy".

Một năm khủng hoảng niềm tin

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

LIBYA-POLITICS-UNREST  

Phiến quân Libya đã sẵn sàng vũ khí và đạn dược tại Ajdabiya ngày 02 tháng 3 năm 2011. AFP photo

 

Khủng hoảng niềm tin vì thiểu số bất xứng trên thượng tầng...

Năm 2011 mở đầu với vụ tự thiêu tại xứ Tunisia ở Bắc Phi, biến cố như tia lửa bật vào thùng thuốc súng trong cả khu vực Ả Rập Hồi giáo và đến cuối năm, tình hình vẫn chưa thấy ổn định.

Rồi cuối năm, người ta lại thấy sự biến khác nổ ra ở thị trấn Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc khi dân chúng nổi dậy cướp chính quyền địa phương trong nhiều ngày mà cuối cùng nhà chức trách đành nhượng bộ. Ở giữa hai biến cố tại Tunisia và Trung Quốc là hàng loạt những vụ xuống đường biểu tình xảy ra cùng lúc trong nhiều quốc gia, kể cả Liên bang Nga.

Nhân dịp cuối năm, Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những nguyên do sâu xa mà có khi tương đồng khiến người dân ở nhiều nơi đã nổi dậy phản đối.

Học giả Trung Quốc: chống Chính phủ vì yêu nước

Duy Ái - VOA

clip_image001  

Khẩu hiệu mới của Trung Quốc treo ở Bắc Kinh. Hình: VOA

 

Nhiều học giả Trung Quốc mới đây đã lên tiếng chỉ trích những điều tệ hại trong xã hội hiện nay của nước họ, trong đó có nạn độc quyền yêu nước, thái độ bá quyền hiếu chiến, và tình trạng suy đồi đạo đức của các đảng viên Đảng Cộng sản, giữa lúc chính quyền ở thủ đô Trung Quốc phát động một phong trào để cổ xướng cho những giá trị được gọi là "Tinh thần Bắc Kinh" - bao gồm yêu nước, sáng tạo, bao dung và đạo đức.

Những tấm biển lớn với 8 chữ “ái quốc, sáng tạo, bao dung, đạo đức” đã xuất hiện rất nhiều trong vài tuần qua ở thủ đô của Trung Quốc.

Những biển quảng cáo này nằm trong một chiến dịch do chính quyền phát động để cổ xướng cho 4 giá trị hay đức tính “yêu nước, sáng tạo, bao dung và đạo đức” – được gọi là “Tinh thần Bắc Kinh” và được cho là đại diện cho những tính cách hay phẩm chất độc đáo của người dân ở thủ đô Trung Quốc ngày nay.

Chiến dịch này đã nhanh chóng gặp phải sự chỉ trích của nhiều người, đặc biệt là những nhà trí thức và những đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trung Quốc: Chính quyền thừa nhận dân làng Ô Khảm bị cướp đất

Tú Anh

Theo báo chí chính thức, cuộc phản kháng của dân làng Ô Khảm là có giá trị. Đơn kiện cán bộ địa phương cướp đất đã được ủy ban điều tra chấp thuận và chính quyền đã trả tự do cho ba nông dân lãnh đạo cùng với thi hài của ông Tiết Kim Ba, thiệt mạng trong lúc bị giam cầm.

clip_image001

Dân làng Ô Khảm, Lục Phong, Quảng Đông, Trung Quốc biểu tình ngày 21/12/2011. REUTERS

Thư giãn Chủ Nhật: Mười chuyện tiếu lâm hay nhất thời Liên Xô do báo The Times (Anh) bình chọn

Phạm Nguyên Trường dịch.

Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga

Giải nhất: Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”.

Sau đây là 9 giải còn lại:

2) Trong một túp lều ở thảo nguyên có một ông lăo đang hấp hối.

Có tiếng gõ cửa dồn dập

- Ai đấy? – ông lăo hỏi.

- Thần chết, - có tiếng đáp.

- Lạy chúa tôi! – ông già nói – Cứ tưởng là KGB

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn