Những vấn đề cần làm minh bạch xung quanh dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện)

Lê Trung Thành

Bài 3:   QUÁ NHIỀU CÂU HỎI TẠI SAO Ở MỘT DỰ ÁN MANG TẦM CHIẾN LƯỢC

Dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đúng là một dự án mang tầm chiến lược của ngành hàng hải Việt Nam, nó được kỳ vọng sẽ là một cảng trung tâm của miền Bắc và thu hút cả hàng hóa xuất nhập khẩu ở Lào, miền nam Trung Quốc. Ngày 3/10/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại ký quyết định phê duyệt số 1438 QĐ-TTg phê duyệt dự án xây dựng khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải có tổng diện tích lên tới 22.140 ha thì cảng Lạch Huyện trở nên đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Hải Phòng cũng như vùng kinh tế trọng điểm ở đồng bằng Bắc Bộ.

Một lá thư phơi rõ thực trạng quan chức thao túng giá xăng dầu và một vài giá hàng nhu yếu phẩm khác ở Việt Nam

Chị Lê Thị Phi Vân học Thạc sĩ về phát triển nông thôn tại Viện kỹ thuật Á Châu (AIT Bangkok) hiện đang công tác tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ NN & PTNT, theo TS. Tô Văn Trường là một phụ nữ trí tuệ, tâm huyết, thẳng thắn, có chính kiến, người đã có một số bài viết về cây trồng biến đổi gène ở Việt Nam.

Vừa qua chị đi công tác tại Indonesia, gặp gỡ nhiều đồng nghiệp một số nước Đông Nam Á và phát hiện ra một sự thực trớ trêu: giá xăng ở Việt Nam đắt hơn rất nhiều so với Indonesia và cũng đắt hơn một số nước Đông Nam Á. Sự thực này đánh bại tin đồn lâu nay vẫn được loan truyền là giá xăng của ta thấp hơn các nước xung quanh và con buôn vẫn tuồn xăng của ta ra nước ngoài để ăn chênh lệch. Chị Phi Vân đã tìm hiểu điều hoang tưởng đó và lại phát hiện thêm một sự thực tệ hại nữa, rằng khi các quan chức Việt Nam lấy giá tham chiếu nước ngoài để tăng giá xăng nhập khẩu trong nước thì chính là họ lấy giá của Campuchia và Lào, nhưng khốn thay, đấy lại là hai nước mà Tổng công ty xăng dầu của VN làm đại lý lớn nhất ở đó. Nghĩa là... chính đám độc quyền của Việt Nam “ra giá” cho thị trường xăng hai nước bạn rồi quay trở lại lấy nó làm “chuẩn” để móc hầu bao dân chúng Việt Nam. Than ôi, định hướng XHCN là như thế này chăng?

Dân chủ lựa chọn là sức mạnh trong xây dựng đất nước

KS Doãn Mạnh Dũng

Trong chiến tranh vệ quốc, mọi người đều chấp nhận hy sinh để dân tộc được trường tồn. Một vị tướng trưởng thành trong trận mạc, đó là một quá trình đưa ra các quyết định có lúc đúng, lúc sai. Khi quyết định đúng thì trận thắng lớn, hy sinh ít. Khi quyết định sai có thể thất bại và tổn thất lớn về sinh mạng của đồng đội. Nhưng vì tính chính nghĩa của chiến tranh vệ quốc nên mọi sự hy sinh đều không vô ích. Từng giọt máu đổ xuống đều được tích góp lại bằng sự căm hờn của gia đình, đồng đội và cộng đồng. Trong cuộc chiến đấu giữa sống và chết, con người hiểu rằng chỉ khi sức mạnh được tập trung thì mới có thể giành được chiến thắng. Theo quy luật đó, những dòng suối căm thù đã gặp nhau, hợp nên dòng sông yêu nước cuối cùng trở thành những con sóng thần quét sạch bóng quân xâm lược. Đó là quy luật chiến tranh vệ quốc của lịch sử Việt Nam.

Thư bạn đọc

Tôi xin thông báo với cộng đồng những người cùng ký Kiến nghị 72 một việc như sau:

Cách đây vài ngày có một người lạ xưng là công an gọi vào máy điện thoại di động của tôi hỏi về việc đã tham gia ký Kiến nghị 72. Tuy không biết đó là ai nhưng tôi đã nhận là mình có ký vào Kiến nghị 72. Họ bảo với tôi đó là bản Kiến nghị của bọn phản động được giật dây từ nước ngoài. Tôi trả lời có rất nhiều trí thức nổi tiếng tham gia ký Kiến nghị như GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện IDS, ông Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Việt Nam, các nhà văn, nhà báo... chẳng nhẽ họ đều là phản động hay sao?! Ông ta hỏi quan điểm của tôi về điều 4 Hiến pháp. Tôi chưa trả lời. Sau đó họ hỏi địa chỉ của tôi và hẹn sẽ đến Kon Tum gặp tôi.

Bàn về bản án vụ anh Đoàn Văn Vươn

LS Trần Đình Triển

Như thông tin đã đưa Tòa tuyên phạt anh Vươn, anh Quý… theo điểm D khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự (BLHS), xử phạt anh Vươn, anh Quý mỗi người 5 năm tù giam:

Điểm D khoản 1 điều 93 là: “Giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân”. Với khoản 1 điều 93 quy định: “Người nào giết người thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

Tòa đã vận dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 46 BLHS. Căn cứ điều 47 BLHS về: “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật: Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 của BLHS, Tòa án có thể quyết định 1 hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.

Kiến nghị của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Sau một thời gian dài các tổ chức phối hợp lấy ý kiến các nhóm xã hội.
Báo cáo đã được nhóm chuyên gia hoàn thành. Ngày hôm nay đoàn đại diện
đã đến Ban soạn thảo Hiến pháp và rất may đã gặp đông đủ mọi người và
đã trao Bản kiến nghị này. Chúng tôi xin chia sẻ các báo cáo và một số hình
ảnh, các anh chị, tổ chức có thể chia sẻ ra các tổ chức, đơn vị truyền
thông khác. Xin chân thành cám ơn các anh chị.

Mọi thông tin phản hồi xin liên hệ:

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường iSEE

Institute for Studies of Society, Economy and Environment (iSEE)

Địa chỉ: Phòng 203, tòa nhà Lake View, D10 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84 4 6273 7933. Fax: +84 4 6273 7936.
Email:
isee@isee.org.vn. Website: isee.org.vn.

Hoàng Anh Dũng

Program officer

Về những xác chết biết đi

Nguyễn Đắc Kiên

Tôi không thấy mức án VKS đưa ra là nhẹ, dù ông Quý đã vừa khóc vừa nói, mong tòa giữ nguyên mức án VKS đã đề nghị áp dụng cho anh trai – ông Vươn, 5-6 năm tù. Nhưng tôi cũng sẽ không nhìn vào mắt các vị quan tòa để tìm kiếm tia hy vọng mong manh cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, được xử trắng án.

Những người chịu trách nhiệm phán xử trong vụ án Nọc Nạn năm xưa là những con người tự do. Ngoài mệnh lệnh chính trị của chính quyền thực dân, họ còn phải chịu sự phán xét của tòa án, một tòa án cấp cao hơn, cấp tối cao trong mỗi con người, đó là tòa án lương tâm. Đây chính là khác biệt căn bản của họ với những người đang chịu trách nhiệm phán xử vụ án Tiên Lãng, những nô lệ khoác bộ áo quan tòa.

Khi người ta không được tự do trong hành xử của mình thì họ cũng thấy mình không phải chịu trách nhiệm với những phán quyết mà họ đưa ra. Tất nhiên khi đó họ cũng không phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính họ. Giả sử nếu có lúc nào đó họ phải đối mặt thì họ cũng tìm ngay ra một kẻ để đổ lỗi, đó là cấp trên, là lãnh đạo, là hệ thống… Rồi họ tự kết luận, họ vô tội. Họ cũng chỉ là nạn nhân.

Điều tồi tệ hơn, trong xã hội Việt Nam ngày nay, những ông quan tòa của chúng ta không phải là những kẻ hiếm hoi, lạc loài, trái lại, họ dễ dàng tìm thấy những kẻ đồng lõa với mình ở khắp mọi nơi. Đó là ông bác sỹ, anh công an, chú nhà báo, ông bạn kỹ sư, cô hàng nước gần nhà, anh xe ôm đầu ngõ… họ tìm thấy một tình trạng nô lệ, một sự sự vô trách nhiệm, vô trách nhiệm như một lẽ tất yếu, nô lệ như một lẽ tất yếu, được phổ biến khắp nơi, len lỏi đến từng ngõ ngách của cuộc sống.

Vụ Đoàn Văn Vươn

LS Trần Đình Triển

TÒA TUYÊN PHẠT

Giữ nguyên tội danh giết người theo điểm d khoản 1 điều 93 Bộ Luật hình sự, đối với các anh: Vươn, Quý, Sịnh, Vệ; anh Vươn 5 năm tù, anh Quý 5 năm tù, anh Sịnh 3 năm 6 tháng tù, anh Vệ 2 năm tù giam.

Tội chống người thi hành công vụ (điểm d, khoản 2, điều 257 Bộ Luật hình sự); xử phạt chị Báu (tức Hiền) 18 tháng tù cho hưởng án treo; chị Thương 15 tháng tù cho hưởng án treo.

* * *

TRÍCH ĐÔI LỜI KHAI CỦA ANH VƯƠN, ANH QUÝ, ANH VỆ TẠI PHIÊN TÒA

1/ Anh Đoàn Văn Vươn với lời khai khẳng khái, trung thực tại phiên tòa là: Gia đình tôi tập trung tất cả sức lực, bán nhà bán cửa, vay vốn để đầu tư vào đầm (sự thật là đã mất mát cả tính mạng, anh Vươn một con gái 8 tuổi bị chết đuối tại đầm, chị Hiền 1 cháu trai ruột 8 tuổi cũng chết đuối tại đó) trước tình cảnh bị thu hồi tất cả và không bồi thường, giữa cái sống và cái chết, cuộc sống của cả gia đình... tôi biết chính quyền huyện Tiên Lãng sai mà tôi đã khiếu nại lên các cấp thành phố và huyện Tiên Lãng nhưng không ai giải quyết. Trước khi cưỡng chế, tôi cũng đã có những hành động báo trước là sẽ chống đối.

Đảng Cộng sản có dám giữ “điều 4” nếu…

Đức Thành

Khi con người, hay một tập hợp người (một tổ chức – kể cả tổ chức đảng) không còn tính khiêm tốn thì đồng nghĩa với tính tự cao tự đại, vỗ ngực ra vẻ ta đây càng tăng. Đi cùng với nó là hàm lượng trí tuệ trong đầu họ cũng giảm (vì bị tính kiêu căng che lấp). Tính kiêu căng còn được bôi trơn bởi sự độc quyền về quyền lực và sự tham lam, bòn rút của cải của người khác do quyền lực tạo ra tham nhũng nên biểu hiện cao hơn của sự kiêu căng là độc đoán, độc quyền.

Cũng bởi như vậy nên không dễ gì tổ chức đảng, hoặc đảng viên có quyền lực lại chấp nhận xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, chấp nhận bình đẳng trong lập đảng phái, chấp nhận bình đẳng trong đa sở hữu đất đai.

Gửi truyền thông VTV

Ngô Thị Hồng Lâm

Hãy thử nhìn lại tình hình những năm vừa qua: kinh tế thì suy thoái, lạm phát thì leo thang, tham nhũng thì tràn lan, sờ đâu cũng thấy (lời ông Nguyễn Phú Trọng). Nền giáo dục thì suy đồi, trụy lạc, dột từ nóc dột xuống. Thầy hiếp dâm trò. Sách trong trường học, hàng hóa bán trong siêu thị thì trương cờ Trung quốc. Xã hội thì đâm chém, cướp của giết người man rợ. Các vụ buôn bán heroin ngày một gia tăng và nghiêm trọng. Đất đai của dân thì bị phe nhóm xâu xé bằng quyền lực. Cư dân ra khơi đánh bắt cá thì bị Trung Quốc bắn và cướp tàu mà không được quân đội và công an bảo vệ. Người dân biểu tình chống Trung Quốc bắn giết ngư dân mình thì bị nhà cầm quyền bắt bớ và đánh đập bằng bạo lực. Nhân dân trong nước thì bị công an liên tục đánh chết chỉ vì vi phạm một lỗi nhỏ hành chính.

Hiến pháp Cộng hoà: Lý thuyết của Immanuel Kant và thực tế tại Việt Nam

Đỗ Kim Thêm

Vấn đề

Hiến pháp là nền tảng pháp lý cho sự chung sống của một dân tộc và là điều kiện tiên quyết cho sự thịnh vuợng của đất nước. Hiện nay vấn đề sôi nổi trong công luận là tìm một mô hình thích hợp và một lộ trình khả thi cho việc tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam. Các góp ý xoay quanh các chủ đề du nhập nguyên tắc tam quyền phân lập, lập mối ràng buộc giữa Đảng quyền và luật pháp, trao lại thẩm quyền lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội và tôn trọng thực thi nhân quyền của chính quyền là chính.

Để đóng góp vào việc thảo luận chung, tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu mô hình Hiến pháp theo thể chế cộng hoà, một luận điểm về luật Hiến pháp mà Immanuel Kant đã cổ vũ trong luận thuyết „Hướng về một nền hoà bình vĩnh cữu“ để làm cơ sở sở chiếu với hiện trạng Hiến pháp Việt Nam.

Gửi đồng nghiệp đưa tin vụ ông Vươn

Nhà báo Võ Văn Tạo, cựu Hội thẩm nhân dân - Tòa án TP Nha Trang

Vụ án oan khốc xử anh em ông Đoàn Văn Vươn đang làm rỉ máu nhiều trái tim nhân hậu. Là các phóng viên tác nghiệp ở phiên tòa, hoặc các biên tập viên ở tòa soạn, nên chăng các bạn cần thận trọng cân nhắc khi dùng câu, chữ trong khi soạn bản tin, bài viết.

Chắc hẳn, để được vào quan sát phiên tòa qua màn hình ti vi, các bạn phóng viên cũng phải qua thủ tục nhiêu khê, nhẫn nhục chịu đựng thái độ thiếu tôn trọng và thiếu văn hóa với báo giới – đại diện cho quyền cơ bản - được thông tin - của công chúng. Các bạn đã tận mắt ghi nhận sự thật trớ trêu: xét xử công khai, nhưng một rừng công an, an ninh chìm nổi… với mọi thủ đoạn tệ lậu bất minh ngăn cản công chúng và báo chí dự khán. Một cách ngang nhiên và trắng trợn, người ta đang tự cho cái quyền ngồi xổm trên pháp luật, bất chấp lương tri.

VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN, NGÀY XỬ THỨ 3

LS Trần Đình Triển

Hôm nay bước sang ngày thứ 3 xét xử vụ án Anh Đoàn Văn Vươn. Một ngày gay cấn và căng thẳng; đại diện Viện Kiểm sát đọc bản luận tội, giữ nguyên quan điểm cáo trạng và đề xuất mức hình phạt như sau:

A. “Tội giết người”:

1. Anh Đoàn Văn Vươn: từ 5 đến 6 năm tù;

2. Anh Đoàn Văn Quý: từ 4,5 đến 5 năm tù;

3. Anh Đoàn Văn Sịnh: từ 3,5 đến 4 năm tù;

4. Anh Đoàn Văn Vệ: từ 24 tháng đến 30 tháng tù cho hưởng án treo.

Thư ngỏ gửi Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ

Vũ Duy Phú

Bauxite Việt Nam nhận được lá thư ngỏ của một đảng viên có nhiều năm tuổi đảng mong tìm cho Đảng một con đường trong sạch hóa để lấy lại niềm tin cho những người như ông cũng như cho dân chúng. Tôn trọng ý muốn của tác giả, chúng tôi xin đăng lên để các vị chức quyền và bạn đọc xa gần tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Góp ý với Chủ tịch Trương Tấn Sang

Trần Bích Đăng

“Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.

Theo Hiến pháp: Chủ tịch là Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, nhưng hiện nay theo tập quán là khi trong kháng chiến vẫn đặt ra vấn đề do người đứng đầu Đảng trực tiếp thống lĩnh quân đội nên vẫn để như cũ, sau này nếu có sửa đổi thì xem xét lại thế nào cho hợp lý và phù hợp với phong cách quốc tế hiện nay”.

Từ Vĩnh Phúc đến Hải Phòng

Đức Thành

Trong những ngày này khi mà dư luận nhân dân cả nước đang nóng lên bởi vụ việc “bảo vệ đất đai tài sản của anh em ông Đoàn Văn Vươn” đã bị biến thành “vụ án giết người , chống người thi hành công vụ”

Tại Vĩnh Phúc – quê hương của khoán nông nghiệp – lại rộ lên câu nói “từ Vĩnh phúc đến Hải Phòng”.“Từ Mê Linh (cũ) đến Tiên Lãng” “từ Đồng Gồng đến Cống Rộc”… Có người còn nói đến tính tương thông, tương đồng và tương liên của hai địa phương này với các vụ việc cưỡng chế đất (tài sản) do Đảng, chính quyền hai địa phương đã gây ra cho gia đình mẹ Việt Nam Anh hùng Hạ Thị Tý (Vĩnh Phúc), một người có công với nước, một phụ nữ nông dân Việt Nam, và gia đình anh em ông kỹ sư Đoàn Văn Vươn, người trí thức dám nghĩ dám làm cải tạo thiên nhiên làm ra của cải vật chất cho gia đình và cho xã hội (bài “Hai lần cưỡng chế mấy lần đau” 27/7/2012 trên BauxiteVN).

Phẫn uất, niềm tin và sợ hãi

TÂM DON

Kể từ thời điểm xảy ra sự kiện Tiên Lãng cho đến ngày 02-4-2013, thời điểm mà Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án anh em nhà Đoàn Văn Vươn – vụ án được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm – nổi bật lên ba vấn đề quan trọng nhất của sự kiện mang ý nghĩa quật khởi này: PHẪN UẤT, NIỀM TIN VÀ SỢ HÃI.

Vụ án Đoàn Văn Vươn ngày xử thứ 2

Trần Đình Triển

Hôm nay, vẫn tiếp tục giai đoạn thẩm vấn, buổi sáng Tòa tiếp tục thẩm vấn với “cái gọi là người bị hại” và những người cũng có thể tạm gọi là “”người làm chứng”. Nội dung cơ bản chưa cần xác định theo cáo trạng đúng hay sai về người bị hại và người làm chứng nhưng nóng lên tại phiên tòa chính là Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát hỏi theo hướng buộc tội hoặc mang tính chất để buộc tội. Đến phần luật sư thẩm vấn thì đa số bị Chủ tọa phiên tòa dùng quyền uy để cắt hoặc dừng câu hỏi của luật sư; tạo nên không khí căng thẳng tại phiên tòa không đáng có.

Điều đáng bàn nhất lời khai của những người “bị hại” và của nhân chứng là mâu thuẫn nhau, “ tát” vào miệng nhau tại phiên tòa với những nội dung chủ yếu là: Có trang bị vũ khí hay không? Có bắn trước hay bắn sau? Vết đạn trên tường, áo giáp, mũ bảo vệ,… Việc thi hành có đúng pháp luật hay không? Đi vào nhà người khác không được đồng tình của chủ nhà… khi kíp nổ là sự cảnh báo nhằm ngăn chặn sự cưỡng chế và xâm phạm vào nhà ở trái pháp luật của anh Đoàn Văn Qúy nhưng lực lượng cưỡng chế vẫn tiếp tục xông vào?...

Tố cáo tình trạng xả thải chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường ở Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long

Kính gửi: GS Nguyễn Huệ Chi

  Tôi là Hà Thế Tiến ở Bãi Cháy - Hạ Long- Quảng Ninh. Tháng 5/2012 tôi là người đã gửi cho GS Bài viết và Đơn kiến nghị về tình trạng ô nhiễm MT ở Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Rất cảm ơn GS, vì bài viết và đơn kiến nghị của tôi đã được đưa lên trang Boxitvn.net. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng ô nhiễm ở 2 Vịnh trên vẫn chưa được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết. Vì vậy, tôi viết thư kêu gọi các cơ quan truyền thông đại chúng vào cuộc để góp phần vào việc giữ gìn môi trường Vịnh Hạ Long là một Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Rất mong GS quan tâm đưa Thư, Đơn tố cáo của tôi dưới dạng Thư ngỏ lên trang Web để mọi người cùng hưởng ứng.

  Xin trân thảnh cảm on!

Hà Thế Tiến

Chết dưới tay Trung Quốc, Phần IV, Chương 13

Peter Navarro và Greg Autry

Nhóm Lê Minh Thịnh dịch

Phần IV

Tài liệu hướng dẫn cho người đi quá giang đến trại tù cưỡng bách lao động Trung Quốc

Chương 13

CHẾT VÌ TÀN SÁT KIỂU TRUNG QUỐC:

KHI MAO GẶP ORWELL VÀ ĐẶNG TIỂU BÌNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN

Liên quan đến Hiến pháp, trong chương này, GS Peter Navarro đã viết về Hiến pháp Trung Quốc như sau:

"Sự dối trá vĩ đại bắt đầu từ tên gọi của nước Trung Quốc và được nêu trong Hiến pháp : Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, tuần hành và biểu tình.

- Điều 35, Hiến pháp Trung Quốc

Cũng giống như tên "Cộng hòa Nhân dân" đầy dối trá nực cười của đất nước Trung Quốc, hiến pháp của đất nước “Cộng hòa Nhân dân” cũng là một trò chơi chữ đầy phi lý. Điều 35 cho phép các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tụ họp và biểu tình, nhưng nếu bạn thực hiện bất cứ quyền nào trong các quyền này - nhất là biểu tình thì chẳng khác nào khích người ta đánh bạn nhừ tử hoặc tống bạn vào tù, hoặc cả hai".

Theo giới lãnh đạo Cộng sản thì Việt Nam và Trung Quốc như "môi với răng", nên Hiến pháp và việc thi hành Hiến pháp không khác gì mấy.

Lê Minh Thịnh

10 chuyện dối trá về người Mỹ nhận con nuôi Nga

Michael Bohm

Từ The Moscow Times 08 /2/ 2013

Nhất Phương dịch

Lời người dịch

Sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật Magnitsky, luật mang tên một luật gia người Nga bị bỏ tù vì đã dám tố cáo các quan chức Nga tham nhũng. Ông thiệt mạng vì bị ngược đãi và không được chăm sóc y tế trong tù. Nga “trả đũa” Luật này bằng cách ra luật cấm người Mỹ nhận trẻ con mồ côi Nga làm con nuôi. Khi Luật này được Duma Nga thông qua, hàng chục nghìn người Nga đã xuống đường phản đối và gọi Luật này của Nga là luật hãm hại trẻ con mồ côi.

Bài này của Michael Bohm, biên tập viên phụ trách mục Ý kiến của The Moscow Times, cùng với bài “Trẻ con bị ngược đãi là chuyện thường ngày ở Nga” (đăng tại http://www.boxitvn.net/bai/45698) cho thấy một trong những biện pháp cai trị của những chế độ độc tài là sử dụng chính sách ngu dân: bưng bít và xuyên tạc sự thật. Bài viết cũng cho thấy cái vai trò của quốc hội trong chế độ toàn trị ở Nga bị thao túng như thế nào để trở thành “cuốc hội”.

Biết về chế độ toàn trị Nga sẽ giúp ta hiểu thêm về các chế độ có chung mẫu gene với nó.

Những cái vỏ bọc mong manh trước “quả bom” họ Đoàn

Hà Sĩ Phu

BVN không có điều kiện tham dự lễ cầu nguyện ở Nhà thờ Thái Hà đêm 31-3-2013 hiệp thông cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân cầu nguyện cho hai anh em anh Đoàn Văn Vươn tai qua nạn khỏi trước bản án mang tội danh "giết người" đầy đe dọa của Tòa án Hải Phòng – mà gọi cho đích danh thì đây là những kẻ toa rập với bọn cướp ngày do công an Caca chỉ đạo, không thể nào khác – nhằm đối phó lại quyền chính đáng được bảo vệ công sức lao động mồ hôi nước mắt và cả máu của gia đình hai anh đã bỏ ra trong bao nhiêu năm trời.

BVN cũng không có điều kiện cùng bà con xuống Hải Phòng tham dự phiên tòa xử hai anh sáng ngày 2-4-2013, qua phản ánh của nhiều trang mạng là một vụ án "xử công khai" nhưng khôi hài thay, bốt công an chặn dân chúng khắp mọi nẻo đường từ xa, và hàng trăm, hàng nghìn công an, dân phòng vây lớp trong lớp ngoài quanh tòa án khiến con kiến cũng không chui lọt.

Chúng tôi xin mượn bài viết của TS Hà Sĩ Phu làm lời bình luận chính thức của Bauxite Việt Nam về sự kiện đang diễn ra ở Hải Phòng, mà theo chúng tôi, chắc chắn sẽ đánh dấu một mốc lớn, đưa hai anh em Đoàn Văn Vươn đi vào lịch sử Việt Nam hiện đại. Kèm theo bài viết này, chúng tôi cũng xin được đăng lại bài viết của nghệ sĩ Kim Chi trên trang blog Bùi Văn Bồng mô tả về lễ cầu nguyện đêm 31-3 mà bà đã có mặt, và bài biết của nhà báo Huy Đức trên trang blog của anh, trước ngày phiên xử diễn ra.

Đó là cách bày tỏ chính kiến và tình cảm, cảm xúc của chúng tôi, trước một vụ án rất có khả năng trở thành một vết nhơ của người cầm quyền, không lấy nước nào rửa cho sạch.

Bauxite Việt Nam

Những quả bom Đoàn Văn Vươn

Huy Đức

Sẽ hiếm có phiên tòa nào được nhiều người quan sát như phiên tòa xét xử anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Nếu vẫn cố thủ trong pháp chế XHCN thì áp dụng chuyên chính để trấn áp là chuyện không còn phải bàn. Nếu muốn gieo cấy những hạt giống pháp quyền thì mục tiêu của bản án phải là công lý.

Chỉ có tư duy trên nền tảng của sự mặc cảm và sợ hãi mới cho rằng nếu không trừng phạt anh Vươn là buông lơi chuyên chế, là sẽ có nhiều nông dân khác tiếp bước anh Vươn. Hành động của anh Đoàn Văn Vươn, trong sâu xa là một tiếng kêu oan chứ không phải là hành động của một người cùng quẫn. Đành rằng anh có tự "chuẩn bị vũ khí" nhưng trái bom mà anh tự chế không để gây sát thương, nó chỉ để tạo ra tiếng nổ.

15 phút với công an bảo vệ nội bộ*

Hoàng Đức

Sáng thứ Năm 28/3/2013, trước giờ đi làm, mình nhận được cuộc điện thoại của một người xưng tên là Thăng, công an bảo vệ nội bộ (Công an tỉnh Quảng Trị) hẹn gặp. Mình hỏi có việc gì, nhưng cũng đoán được nội dung, có lẽ liên quan đến việc mình đã ký tên vào Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của 72 trí thức khởi xướng (KN72). Mình hẹn Thăng đến nhà và giao hẹn chỉ gặp nhau 15 phút, phải kết thúc trước 8 giờ do sáng nay mình đã có hẹn làm việc với một người khác.

VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN “PHIÊN TÒA XÉT XỬ ĐẸP”!

LS Trần Đình Triển

PHẦN 1:

Sáng nay phiên tòa khai mạc, đúng như dự đoán “Lực lượng công vụ nhiều hơn hàng nghìn lần người tham gia tố tụng, không một người dân nào được tham gia phiên tòa nếu không có giấy mời hoặc triệu tập của Tòa”. Lực lượng triển khai nhiều ngả đường… dù lý do gì thì cũng đều không hay, bởi lẽ:

Một là: Nếu vì người dân ở nhiều nơi quá bức xúc muốn kéo về đây để phản đối phiên tòa, thì mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân không được giải quyết, đây là mầm mống của hậu họa và thể hiện sự rơi vãi đâu đó mất niềm tin của dân với chính quyền;…

Hiến pháp – một văn bản khế ước hay một văn bản mệnh lệnh?

Đức Thành

Khi xây dựng Dự thảo văn bản Hiến pháp sửa đổi, Ủy ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp chỉ xây dựng hoàn thiện một văn bản mẫu theo ý chí của đảng cầm quyền mà chưa xem xét đến nhu cầu bức thiết của xã hội. Do đó nó mang nặng tính mệnh lệnh, áp đặt của đảng cầm quyền nhằm ép buộc nhân dân chấp nhận những thứ gì được đề cập trong dự thảo. Tuy có lấy ý kiến nhân dân nhưng chỉ là hình thức nếu có sửa chữa chỉ là hoàn thiện câu chữ chứ không chấp nhận các ý kiến trái chiều muốn làm thay đổi cơ bản Hiến pháp nhằm đáp ứng được ý chí nguyện vọng của toàn dân tộc.

Xây dựng một bản Hiến pháp theo tiêu chí là một văn bản có tính “khế ước xã hội” trong đó những quyền của người dân được ghi nhận trong Hiến pháp phải được nhà nước bảo đảm thực hiện trong vận hành nhà nước nhằm tiến tới công bằng xã hội, dân chủ văn minh. Các quyền con người, quyền công dân được nhà nước bảo đảm thực thi trong đời sống thực tế của đất nước.

Vô hiệu hóa đa số trí thức bởi một thiểu số trí thức

Lưu Hà Sĩ Tâm

Khi đất nước lâm vào thời kỳ khó khăn và khủng hoảng kéo dài vài chục năm qua, dẫn đến tụt hậu quá xa về mọi mặt so với bè bạn năm châu, nhân dân ta rất chính đáng khi đặt câu hỏi rất tha thiết: Nhân tài đất Việt ở đâu? Trí thức Việt ở đâu?

Trước khi vào câu chuyện bàn luận này, xin được nhìn nhận vấn đề với việc không nên tuyệt đối hóa một vài khái niệm ở đây.

“Trí thức” có thể hiểu đơn giản là người làm việc trí óc là chủ yếu trong chuyên môn của họ, hoặc muốn hiểu sát nghĩa hơn, rằng họ còn cần phải thể hiện trách nhiệm xã hội nữa (bằng chính kiến và hành động).

Từ “Quyết liệt” đến... “Liệt”

Trần Ngân

Bài này của tác giả Trần Ngân gửi trực tiếp cho viet-studies dưới đầu đề: Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt”. BVN xin phép đăng lại và chỉ thay lại đầu đề như trên để độc giả nắm ngay được cái hồn cốt của bài.

Bauxite Việt Nam

Mấy Sự thật của tôi hôm nay

André Menras Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

clip_image002

Chụp ở cảng Lý Sơn, nơi ngư dân ra ngư trường Hoàng Sa. Nhắc nhở “ thiết bị an toàn”, trong tình hình hiện nay có phải kiểu hài hước đen, thậm chí vô sỉ không?

Cuộc nói chuyện của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại CLB Thăng Long 8h 00 ngày 19/2/2013

Người ghi là Đại tá, cựu chiến binh, hiện ở số nhà 205, nhà A15, khu tập thể Quân đội Nam Đồng, Hà Nội – BVN đã hỏi lại ông Đoàn Sự qua điện thoại, ông xác nhận chính ông ghi trực tiếp bài này từ buổi nói chuyện của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Câu lạc bộ Thăng Long vào hồi 10 giờ ngày 19 (chứ không phải ngày 17 như các mạng đã đưa) tháng 2 năm 2013; còn việc đưa bài ghi lên mạng thì không phải do ông chủ động.

Bauxite Việt Nam

Diễn từ nhận giải Dịch thuật năm 2013 của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh

(Tổ chức trao giải tại khách sạn Rex, TP HCM, ngày 29/3/2013)

Phạm Duy Hiển

Thưa quý vị và các bạn,

Tôi thật xúc động và hãnh diện khi được biết Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh quyết định trao giải thưởng về dịch thuật năm 2012 cho tôi - nhất là khi Quỹ này lại mang tên một nhà ái quốc vĩ đại, một người đã dành cả đời mình cho sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, rất được nhân dân ngưỡng mộ và kính yêu.

Đối tác đàn em ưa thích của Trung Quốc

Georgy Bovt*, The Moscow Times

Nhất Phương (dịch)

Vài lời của người dịch

Gần đây khá nhiều người Việt vô tư tin rằng nước Nga của ông Putin “hướng đông” là để kiềm chế sự trỗi dậy nguy hiểm của Trung Quốc. Việc Nga muốn hay được mời (?) quay lại Cam Ranh cũng được khá nhiều người mắc hội chứng “nước Nga nhân hậu” và giàu trí… tưởng bở diễn dịch như vậy.

Phân ưu cùng gia đình nhà văn Võ Hồng

clip_image002

Được tin nhà văn kiêm nhà giáo Võ Hồng, một tác giả thành danh của văn học Việt Nam hiện đại Việt Nam, vừa qua đời tại nhà riêng ở thành phố Nha Trang hồi 13 -14 giờ ngày 31 tháng 3 năm 2013, hưởng thọ 91 tuổi (tính theo ngày sinh đích thực 21 tháng 1 năm 1922), Ban Biên tập BVN xin bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn