Đập Sanakham gây nỗi sợ hãi và lo lắng dọc theo biên giới Thái Lan - Lào

Diplomat

Tom Fawthrop

Tâm Bình chuyển ngữ

14-2-2025

Lời giới thiệu của ông Ngô Thế Vinh: Tom Fawthrop là nhà báo, nhà hoạt động môi sinh người Anh, người bạn đồng hành bấy lâu với Nhóm Bạn Cửu Long. Anh đã tường trình về sông Mekong trong 12 năm qua với tư cách là nhà nghiên cứu và diễn giả tại các trường đại học ở Singapore, Thái Lan, Cam Bốt, và Việt Nam. Các bài viết của anh về lưu vực này đã được phổ biến rộng rãi trên các tạp chí Economist, The Diplomat và The Guardian. Tom cũng là nhà sản xuất cuốn phim tài liệu “Where have All the Fish Gone” về thảm họa trên sông Mekong.

Anh Tom vừa gửi cho chúng tôi bài viết mới nhất của anh đăng trên tạp chí ‘The Diplomat’ ngày 14-2-2025 về dự án đập thuỷ điện thứ sáu trên dòng chính hạ lưu sông Mekong: Dự án Sanakham dọc theo biên giới Thái Lan và Lào được cho là đầy rủi ro, đang gây ra bao nỗi lo âu cho cư dân hai nước trong vùng xây đập. Cám ơn anh Tom Fawthrop đã đồng ý cho phép phổ biến rộng rãi bài viết này trên các diễn đàn tiếng Việt hải ngoại và trong nước.

***

Tóm tắt: Một dự án đập gây nỗi lo sợ từ lâu ở biên giới Lào đang được tiến hành, bất chấp sự phản đối của cư dân địa phương.

Hình 1: Một cuộc biểu tình phản đối đập tại Mekong School, tỉnh Chiang Khong, Thái Lan. Nguồn: Nhóm Bảo Tồn Chiang Khong

Nữ sinh 19 tuổi trở thành kẻ thù của nhà nước Trung Quốc

Frances Mao 

BBC News 

16 tháng 2 2025

Chụp lại hình ảnh: Cảnh sát Hong Kong đã phát lệnh truy nã với Chloe Cheung - cô gái khi đó chỉ mới 19 tuổi

Hơn một năm trước, Chloe Cheung còn đang thi A-level (chứng chỉ để xét tuyển vào đại học). Giờ đây, cô nằm trong danh sách những người bất đồng chính kiến bị chính phủ Trung Quốc truy nã.

Những đề xuất lạ lùng

Nguyễn Ngọc Chu

18-2-2025

1.

Tướng chiến trường, đảm nhiệm các trận đánh quan trọng, cam kết tuyên bố – nếu thua trận thì bị chém đầu. Tinh thần trách nhiệm và sự khảng khái thật đáng kính phục.

Nay làm đường sắt Lào Cai – Hải Phòng, trong thời bình, kéo dài 5- 7 năm trời, không có tình huống sống chết phải quyết định trong nháy mắt, thế mà lại xin miễn trừ trách nhiệm cho người đứng đầu [1]. Nghĩa là, làm thế nào cũng được, hỏng cũng được, tốn kém cũng được, lãng phí thất thoát cũng được, làm xong đắp chiếu cũng được [2], nợ đầm đìa cũng được… bởi vì đã MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM.

May mà đã xin RÚT LẠI ĐỀ XUẤT [3].

Nhân sự kiện 17.2.1979

HÔM NAY LÀ UKRAINE

NGÀY MAI LÀ AI?

Lưu Trọng Văn 

1.

Sai lầm lớn nhất của người Ukraine là quá tin vào cái gọi là tình cảm anh em giữa hai dân tộc cùng một gốc Slave, và từng là anh em môi hở răng lạnh.

Bất cứ ở đâu đều có một phản đề: người dân và nhà cai trị, cầm quyền không phải lúc nào cũng là một. 

Đó là lý do xảy ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa Ukraine và Nga hiện nay. Putin không hề coi Ukraine là anh em mà coi đất nước Ukraine là con mồi. Với bầy sói thì con mồi luôn là con mồi. Tài nghệ của con sói thâm độc là khả năng dụ mồi. 

Việt Nam và Trung Quốc cũng vậy, mối tình anh em môi hở răng lạnh đã làm VN mất cảnh giác. Đầu tiên là cuộc chiến Hoàng Sa, rồi chiến tranh Biên giới Tây Nam và cái gì phải đến đã đến – cuộc chiến xâm lược ngày 17.2.1979. Và chắc chắn sẽ không dừng ở đó.

Huy Đức và Bên thắng cuộc

Trần Thanh Cảnh 

Mấy hôm nay, nghe tin Huy Đức sắp bị đưa ra xét xử theo điều 331 của Bộ luật Hình sự. Mà cụ thể là 13 bài viết trên trang facebook cá nhân, "xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân...", tôi cũng chỉ cười nhạt. Tôi đã đọc, và đọc kỹ 3 bài gần nhất, vốn bị coi là nặng nề nhất, tôi chỉ thấy trong đó là những đóng góp hết sức chân tình, trung thực, thẳng thắn và uyên bác cho việc chung của đất nước! Vậy mà lại nên tội? 

 

Không thể trắng hơn

Nguyễn Xuân Thọ 

Trang mạng Đại sự ký Biển Đông (dskbd.org) vừa công bố tài liệu “White Paper on The Hoang Sa and Truong Sa Island – Ministry of Foreign Affairs - Republic Vietnam 1975” (Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa 1975) [1].

Trang bìa sách trắng về Hoàng Sa Trường Sa 1975 của VNCH (Nguồn DSKBD.org)

Đây là một trong số năm Sách Trắng (Bạch Thư) về Hoàng Sa, Trường Sa mà các chính quyền Việt Nam công bố từ sau sự kiện Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19.01.1974. Bốn Sách Trắng khác từng được Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố vào các năm 1979, 1981, 1985, 1988. 

Sống với các cường quốc

Tạ Duy Anh 

Những ngày này, khi các cường quốc đang tìm cách chia chác lợi ích trên lưng các nước nhỏ, bỗng muốn nhớ lại vài luận điểm tôi trình bày trong chuyên luận Sống với Trung Quốc cách đây đúng 12 năm, trước khi Nga thôn tính Crimea một năm.

Chuyên luận đăng lần đầu, 3 kỳ, trên trang Bauxite Việt Nam, sau đó được hàng trăm trang blog và facebook cá nhân đăng lại. Mặc dù không cấp phép cho in thành sách, nhưng trên báo Vietnamnet, ngày 17 tháng 2 năm 2013 lại có bài giới thiệu có tên "Suy ngẫm nhân ngày này", xin trích:

"Nhân ngày hôm nay, mong độc giả tham khảo bài viết của nhà văn Tạ Duy Anh: "Sống với Trung Quốc", để cùng nhau chia sẻ một cách nhìn về bản chất của mối bang giao Việt - Trung, của những cuộc tranh chấp trên Biển Đông hôm nay cùng với các dự báo cho tương lai về những hành động của Trung Quốc".

Huy Đức phản biện, không phản chống

Phạm Xuân Nguyên 

Chữ “phản” có nghĩa là “trái, ngược”. Phản biện hiểu là lật phải lật trái cùng trên một vấn đề, một sự việc để thấu hiểu toàn diện, từ đó giúp cho việc đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng được đúng đắn nhất trong khả năng cao nhất. Phản chống nghĩa là nói ngược lại chỉ để chống đối.

Huy Đức là người phản biện, không phải người phản chống. Hơn thế, anh là người phản biện tầm cao – phản biện chính sách. Không có sự hiểu biết toàn cục đất nước, không có một tư duy phân tích sắc bén, và trên hết không có một lòng “nồng nàn yêu nước” (bốn chữ này của Hồ Chí Minh) Huy Đức không thể có nhiều bài viết từ 2015 đến 2024 sát sườn đến thế, chính xác đến thế, được nhiều người đọc chia sẻ và đồng cảm đến thế, tạo được dư luận xã hội đến thế. Cố nhiên sự phản biện nào cũng cần sự phản biện lại, trên tinh thần đến gần sự thật nhất, chứ không phải là đàn áp những tiếng nói khác. Tôn trọng những phản biện đó mới thực là xã hội dân chủ. Tiếng nói phản biện của Huy Đức là đóng góp chứ không hề là chống đối.

Châu Âu cảnh báo Hoa Kỳ không nên ký thỏa thuận hòa bình Ukraine 'sau lưng’ châu Âu

VOA Tiếng Việt 

Các nhà lãnh đạo châu Âu hôm 13/2 đã cảnh báo Hoa Kỳ về việc ký kết thỏa thuận hòa bình Ukraine với Nga sau lưng họ, trong khi họ mưu tìm một chỗ tại bàn đàm phán sau khi ông Donald Trump nói chuyện với ông Vladimir Putin và tuyên bố bắt đầu các cuộc đàm phán.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Kaja Kallas.

Động thái của Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã gây chấn động khắp các thủ đô châu Âu, vốn muốn có vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán hòa bình vì bất kỳ giải pháp nào ở Ukraine, nơi bị Nga xâm lược toàn diện ba năm trước, đều sẽ gây ra hậu quả cho an ninh của chính họ.

50 năm lưu vực Sông Mekong vẫn là địa bàn đầy thách đố của Hoa Kỳ

Ngô Thế Vinh 

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu không được quyền cất tiếng nói.

Gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio.

Gửi Nhóm bạn Cửu Long. 

Với chính sách thiếu nhất quán và luôn “xoay trục”, với tổng số đầu tư không đáng kểtrong suốt 50 năm qua kể từ sau 1975, Hoa Kỳ gần như không có động thái tích cực và hiệu quả nào ngăn chặn sự bành trướng lấn lướt của Trung Quốc không chỉ trên lưu vực sông Mekong – mà cả Biển Đông. Để có thể đối trọng với Bắc Kinh, dĩ nhiên, Washington cần có một tầm nhìn chiến lược, chấp nhận một cái giá tương xứng phải trả hầu có thể phục hồi ảnh hưởng đã có bấy lâu trên Bàn cờ Sông Mekong.

*

Lời giới thiệu: Suốt ba chục năm qua, hàng chục triệu dân cư các nước sống trong lưu vực sông Mekong đã hứng chịu lũ lụt hạn hán ngày càng nặng nề thường xuyên hơn. Nguồn thực phẩm cho họ trên lưu vực cạn kiệt dần và môi trường sống không còn lành mạnh để cưu mang họ và con cháu. Những thiệt thòi này phần lớn là do những công trình thủy điện Trung Quốc và Lào, từ thượng nguồn tích lũy giáng xuống họ. Trung Quốc  là thủ phạm và cũng là tác nhân chính cho các công trình ở Lào. Khu vực này là vùng tranh chấp địa chính trị quan trọng giữa Trung Quốc  và Hoa Kỳ. Từng bước một, Trung Quốc đã hoàn thành 12đập lớn nhất trên dòng chính sông Mekong, bất chấp mọi phản đối của dân cư và chính quyền hạ vực. Hoa Kỳ bất lực trước tất cả các diễn tiến này ngay từ bước đầu và gần đây đã rút về lá bài chủ của mình không cho Mekong Dam Monitor (MDM), một tổ chức theo dõi và báo cáo hoạt động của các hồ chứa trên toàn lưu vực hoạt động. Bài tham luận này của BS Ngô Thế Vinh, một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ, trình bày vềchiến lược Mekong thiếu nhất quán của Hoa Kỳ như một thất bại trên lưu vực Sông Mekong. 

Phạm Phan Long, PE

*

Thế kỷ Châu Á đã kết thúc?

Thitinan Pongsudhirak, “Is the Asian Century over?,” Nikkei Asia, 10/02/2025

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch 

Sự phân mảnh của trật tự dựa trên luật lệ có thể dẫn đến Kỷ nguyên Công nghệ (Pax Technologica) do AI thúc đẩy.

Một phần tư thế kỷ 21 đã trôi qua, và “Thế kỷ Châu Á” dường như đã mất đi động lực.

Những gì từng có vẻ là một bước chuyển đổi mang tính quyết định trong sức mạnh kinh tế toàn cầu – chuyển từ Tây sang Đông, từ các nước phát triển sang châu Á đang trỗi dậy do Trung Quốc dẫn đầu và Ấn Độ theo sau – giờ đây đã trở nên không chắc chắn. Ưu thế công nghệ bền bỉ của Mỹ và sự phản kháng địa chính trị hung hăng đã làm lu mờ triển vọng của châu Á. Vẫn chưa thể xác định ai sẽ thống trị trong những thập kỷ tới, và người chiến thắng cuối cùng có thể không phải là một quốc gia hay đế chế, mà là một thực thể phi nhà nước.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn