Công lý chỉ là trò chơi?


Trân Văn, phóng viên RFA
http://www.theage.com.au/ffximage/2006/08/16/dyson_1708_narrowweb__300x346,2.jpg“Đến khi cháu ra thì cả mẹ, cả con, cả nhà cứ thế là ôm nhau khóc. Cháu có nói với em là: Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?...

Cháu bảo em như thế thì em bảo là: Mẹ hiểu!... Hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc nức nở. Nói chung là cả nhà cùng khóc. Rồi cháu nói là: Mẹ ơi, ở trong này các chú công an,… thì vừa nói đến các chú công an là được các chú công an ngăn lại. Cháu không nói ra được hết!
Em mới kể cho nó nghe, kiểu là lấy lại tinh thần cho con: Mọi người ở nhà vẫn khỏe. Bố mẹ khỏe, các em ngoan, học giỏi. Bà con làng xóm, các thầy cô giáo gửi lời hỏi thăm con, động viên con cố gắng vượt qua… Thế là được công an nhắc nhở không dễ gì có buổi gặp hôm nay. Buổi gặp hôm nay không để cho mẹ con tâm sự tình cảm mà buổi gặp hôm nay là để thống nhất việc từ chối Luật sư bào chữa.

Lúc ấy em đứng lên, em tỏ thái độ rất rõ ràng, em không đồng ý việc từ chối Luật sư nhưng công an phân tích, bây giờ cháu đã đủ 18. Khi bị bắt thì nó là trẻ vị thành niên nhưng đến bây giờ nó đã đủ 18 tuổi rồi. Nó tự chịu trách nhiệm về hành vi của nó. Bây giờ hoàn toàn là quyền của nó. Còn hôm nay mời chị lên là để thông báo cho chị biết thôi.

Ngày 23 tháng 6 thì em có lên xin giấy để gửi quà cho cháu thì được công an Hà Giang thông báo là cháu đã làm đơn từ chối Luật sư vào 13 tháng 6. Anh Tuấn của Phòng PC16 có nói là cháu nó viết đơn từ chối Luật sư. Nó nói là tự chịu trách nhiệm hình sự theo điều 49 của Bộ Luật Tố tụng hình sự gì đấy…”

Nguyễn Thị Thơm, mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy.


Phần 1

Năm ngoái, vụ án “mua dâm người chưa thành niên”, xảy ra tại Trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, từng khiến công chúng bàng hoàng vì người mua dâm hàng chục nữ sinh theo học tại ngôi trường đó, chính là Hiệu trưởng.



Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng (áo cam) sinh năm 1991 và nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy sinh năm 1992 (áo hồng), đang bị dẫn giải ra tòa dự phiên xử vụ án vị Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of vietbao.vn

Ngoài ra còn có hai nữ sinh của trường này được cho là đã “môi giới” để bạn bè bán dâm cho Hiệu trưởng.



Đến đầu năm nay, công chúng thêm một lần sửng sốt khi diễn biến phiên xử phúc thẩm cho thấy, hai nữ sinh từng bị Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án huyện Vị Xuyên kết tội “môi giới mại dâm”, không những bị hàm oan mà còn là nạn nhân, bị cưỡng ép để vừa phải ăn nằm, vừa phải dẫn dụ những nữ sinh khác ăn nằm với nhiều quan chức và doanh nhân tại Hà Giang, trong đó có Chủ tịch tỉnh và một sĩ quan công an là em ruột Giám đốc Công an tỉnh.

Bản án sơ thẩm đã bị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy để điều tra lại từ đầu. Hiện nay, vụ án vừa kể đã phát sinh thêm nhiều tình tiết mới.

Áo mặc sao qua khỏi đầu?

Tháng Giêng năm nay, hàng loạt bài tường thuật của báo giới Việt Nam về phiên xử phúc thẩm vụ án “mua dâm người chưa thành niên” ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, khiến người ta sửng sốt.

Hai nữ sinh: Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã bị các điều tra viên của Công an huyện Vị Xuyên buộc phải viết những bản tự khai theo ý của họ. Nếu viết không đúng ý của điều tra viên thì phải viết lại. Chưa kể cả hai phải cùng ký khống một số biên bản hỏi cung mà không biết nội dung. Rồi dù chưa thành niên, cả hai vẫn bị ép viết giấy từ chối Luật sư trong quá trình điều tra. Thậm chí trước phiên tòa phúc thẩm, cả điều tra viên lẫn kiểm sát viên còn đến gặp để dặn dò Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy phải khai đúng như cáo trạng thì mới có lợi, mới được giảm án.
Nếu cơ quan trung ương không làm thì rất khó để làm bởi vì nó liên quan không chỉ ông Tô mà dây mơ rễ má đến ông nọ, ông kia, con ông nọ, cháu bà kia, có cơ sở để mà nói rằng không có thì sẽ tạo khó khăn trong công tác điều tra.

LS. Trần Đình Triển
Không chỉ có điều tra viên, kiểm sát viên vi phạm các quy định về tố tụng hình sự. Tòa án cấp sơ thẩm cũng có những vi phạm nghiêm trọng tương tự: Xét xử bị cáo vị thành niên mà không có sự tham dự của Luật sư.

Sau bốn ngày xét xử phúc thẩm, hôm 1 tháng 2 năm nay, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án “mua dâm người chưa thành niên” đã phải tuyên hủy bản án sơ thẩm của Toà án huyện Vị Xuyên và vụ án được giao cho Công an tỉnh Hà Giang điều tra lại, dù rằng rất ít người tin rằng, Cơ quan điều tra của Công an tỉnh Hà Giang có thể công tâm khi những nghi can phạm tội “cưỡng dâm” với tình tiết tăng nặng là “có tổ chức”, bao gồm nhiều quan chức, trong đó có cả Chủ tịch tỉnh lẫn em ruột của Thiếu tướng Nguyễn Bình Vận – Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang.

Cách nay vài tháng, trả lời phỏng vấn của chúng tôi, Luật sư Trần Đình Triển – người tình nguyện bào chữa miễn phí cho cả hai nữ sinh nhận định:

"Nếu cơ quan trung ương không làm thì rất khó để làm. Tôi cho rằng không phải chỉ có 15 cháu này và mấy ông ấy đâu, mà còn rất nhiều nữa. Theo như tôi biết là còn nữa.

Ngay tại tòa, ông Sầm Đức Xương cũng đã nói rằng, Bí thư Đoàn trường nói rằng, một số quan chức của tỉnh thường lấy xe đón các cháu ở cổng trường. Ai ở phiên tòa hôm đó cũng nghe ông Sầm Đức Xương nói như vậy.

Rõ ràng ở đây không phải chỉ có một người mà còn những người khác. Chúng ta chưa khai thác hết tất cả những nguồn thông tin của các cháu thôi.

Do đó nếu trung ương không vào thì tôi cho rằng thông tin sẽ bị bưng bít. Bởi vì nó liên quan không chỉ ông Tô mà dây mơ rễ má đến ông nọ, ông kia, con ông nọ, cháu bà kia, có cơ sở để mà nói rằng không có thì sẽ tạo khó khăn trong công tác điều tra".

Cá mè một lứa



Poster trên đường phố SG. AFP photo

Khoảng năm tháng, sau khi Công an tỉnh Hà Giang tiếp nhận vụ án xảy ra tại Trường trung học Việt Lâm ở huyện Vị Xuyên để điều tra lại từ đầu, Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN công bố kết luận về 45 trường hợp có dấu hiệu vi phạm kỷ luật của Đảng CSVN. Trong số này có trường hợp của ông Nguyễn Trường Tô – một nghi can liên quan tới vụ án xảy ra tại Trường trung học Việt Lâm.

Theo Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, từ năm 2005 đến nay, Ông Nguyễn Trường Tô đã:
"Thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong đảng và xã hội.

Những sai phạm của đồng chí Tô đã được Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương nhắc nhở nhưng không nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm. Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh biết nhưng không báo cáo xem xét giải quyết. Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm trước Tỉnh ủy về việc này một cách nghiêm khắc".

Trong kết luận ký ngày 5 tháng 7, Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN không cho biết ông Tô “thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh” như thế nào.

Tuy nhiên, qua báo chí Việt Nam, người ta được biết là tháng 11 năm 2006, khi bắt quả tang một vụ mại dâm, Công an thị xã Hà Giang đã tìm thấy trong điện thoại di động của cô gái mại dâm, có 13 tấm ảnh chụp cảnh ông Nguyễn Trường Tô đang ngủ và hoàn toàn trần truồng. Công an cho biết, cô gái này khai rằng, trước đó một năm, cô có về Hà Nội, ngủ qua đêm với ông Tô trong một khách sạn. Sau khi quan hệ với cô, ông Tô không mặc lại quần áo và lăn ra ngủ. Thấy lạ, cô đã dùng điện thoại chụp lại để làm… kỷ niệm.
Thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong đảng và xã hội.

Theo BCH TƯ Đảng CSVN

Sự kiện vừa dẫn tiếp tục làm dư luận rúng động. Ngoài sự sửng sốt, nhiều người còn tỏ ra bất bình khi đề nghị của Ủy ban Kiểm tra thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN không được lãnh đạo Đảng CSVN đáp ứng kịp thời.

Trong chuỗi sự kiện ấy, có một điểm đáng lưu ý là, hôm 8 tháng 7, trả lời tờ Tiền phong, ông Vũ Trung Lâm - Bí thư Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, cho biết, vào ngày 17 tháng 5, khi làm việc với Đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN để bàn về việc xử lý sai phạm của ông Nguyễn Trường Tô, đã có người thắc mắc rằng, vì sao sự việc xảy ra từ năm 2006 mà đến nay mới đưa ra xem xét (?).

Cũng theo ông Lâm, trong tháng 5, ông Nguyễn Trường Tô đã gửi văn bản cho Trung ương Đảng CSVN và Tỉnh ủy Hà Giang, báo cáo về việc Thiếu tướng Nguyễn Bình Vận – Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang có nhiều sai phạm, đồng thời “quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ”. Tờ Tiền phong kể thêm rằng, chính ông Tô khẳng định với phóng viên của họ là: Dám chịu trách nhiệm với toàn bộ nội dung bản báo cáo này!

Hiện có vài dấu hiệu cho thấy, sự kiện “Chủ tịch tỉnh quan hệ với gái mại dâm và bị chụp ảnh khỏa thân” bùng lên là vì nhu cầu tranh giành chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Song điều đáng quan tâm là cuộc chiến đó có thể làm biến dạng tiến trình điều tra - truy tố - xét xử lại vụ án đã xảy ra tại trường trung học Việt Lâm?

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Is-the-justice-only-one-game-TV-part1-TVan-07152010115130.html

Phần 2



Chị Nguyễn Thị Thơm, mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy. Photo courtesy Vietnamnet

Bên cạnh những dấu hiệu cho thấy, những scandal gần đây bùng lên là do nhu cầu tranh giành chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang giữa Chủ tịch và Giám đốc Công an tỉnh này, còn có những dấu hiệu cho thấy, cuộc chiến tranh giành quyền lực có thể làm biến dạng tiến trình điều tra – truy tố - xét xử lại vụ án đã xảy ra tại trường trung học Việt Lâm.



Phải loại trừ Luật sư khỏi tiến trình tố tụng

Những thông tin mà tờ Tiền phong loan báo hôm 9 tháng 7 về sự đối đầu giữa ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang, với ông Nguyễn Bình Vận, Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang cho thấy hai điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, các vụ tai tiếng liên quan đến hai nhân vật này đều xoay quanh yếu tố sa đọa về đạo đức, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ. Thứ hai, xung đột giữa họ và việc bạch hóa các vụ tai tiếng trong nội bộ Đảng CSVN cùng diễn ra trong tháng 5.
Thứ nhất, các vụ tai tiếng liên quan đến hai nhân vật này đều xoay quanh yếu tố sa đọa về đạo đức, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ. Thứ hai, xung đột giữa họ và việc bạch hóa các vụ tai tiếng trong nội bộ Đảng CSVN cùng diễn ra trong tháng 5.
Sau thời điểm đó thì sao và sự đối đầu ấy có ảnh hưởng đến vụ án xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên? Chúng tôi đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thơm – mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy, một trong hai nữ sinh đang là bị can của vụ án…

Trân Văn: Thưa chị, cho đến bữa nay, chuyện Luật sư bảo vệ quyền lợi cho cháu Thúy thế nào rồi ạ?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Cũng như là trên báo đã đưa tin đấy, hồi tháng 6, em được một cuộc điện thoại của anh Tuấn, Điều tra viên Phòng PC16. Anh ấy bảo là bên cơ quan điều tra có việc liên quan đến cháu Thúy. Anh ấy bảo là gọi chị Huệ, mẹ của cháu Hằng đi cùng. Hai chị em lên Phòng PC16 Công an tỉnh Hà Giang thì được anh ấy cho biết là 9 giờ thứ Bảy thì các chị vào thẳng trong trại giam sẽ được gặp con nhưng mà là gặp giám sát.
Đúng 9 giờ ngày thứ Bảy thì cả gia đình nhà em và gia đình nhà chị Huệ là mẹ của cháu Hằng có mặt tại trại giam thì gia đình nhà cháu Hằng được vào gặp trước…
Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?...
Đến khi cháu ra thì cả mẹ, cả con, cả nhà cứ thế là ôm nhau khóc. Cháu có nói với em là: Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?...



Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy sinh năm 1992, đang bị dẫn giải ra tòa dự phiên xử vụ án vị Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Courtesy Vietbao

Cháu bảo em như thế thì em bảo là: Mẹ hiểu!... Hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc nức nở. Nói chung là cả nhà cùng khóc. Rồi cháu nói là: Mẹ ơi, ở trong này các chú công an,… thì vừa nói đến các chú công an là được các chú công an ngăn lại. Cháu không nói ra được hết!

Em mới kể cho nó nghe, kiểu là lấy lại tinh thần cho con: Mọi người ở nhà vẫn khỏe. Bố mẹ khỏe, các em ngoan, học giỏi. Bà con làng xóm, các thầy cô giáo gửi lời hỏi thăm con, động viên con cố gắng vượt qua… Thế là được công an nhắc nhở không dễ gì có buổi gặp hôm nay. Buổi gặp hôm nay không để cho mẹ con tâm sự tình cảm mà buổi gặp hôm nay là để thống nhất việc từ chối Luật sư bào chữa.
Nghĩa là buổi gặp hôm ấy để cho hai mẹ con thống nhất việc từ chối Luật sư ấy! Lúc ấy em đứng lên, em tỏ thái độ rất rõ ràng, em không đồng ý việc từ chối Luật sư nhưng công an phân tích, bây giờ cháu đã đủ 18. Khi bị bắt thì nó là trẻ vị thành niên nhưng đến bây giờ nó đã đủ 18 tuổi rồi.
Lúc đấy em mới quay qua bảo con: Mẹ tin là sau một lần vấp ngã thì con dám dứng lên nhìn thẳng vào sự thật, sửa chữa lỗi lầm. Đứng lên để sau này trở về làm người công dân tốt, dám làm, dám chịu!... Em nói thế thì công an có nói câu là: Dám làm nhưng có dám chịu hay không?... Tiếp theo nữa là… ý là nhắc nhở kiểu là, một ngày trong tù bằng thiên thu tại ngoại… Công an nói như thế thì cháu chủ yếu là khóc thôi!

Công an mới đọc cái giấy là Biên bản làm việc. Nghĩa là buổi gặp hôm ấy để cho hai mẹ con thống nhất việc từ chối Luật sư ấy! Lúc ấy em đứng lên, em tỏ thái độ rất rõ ràng, em không đồng ý việc từ chối Luật sư nhưng công an phân tích, bây giờ cháu đã đủ 18. Khi bị bắt thì nó là trẻ vị thành niên nhưng đến bây giờ nó đã đủ 18 tuổi rồi. Nó tự chịu trách nhiệm về hành vi của nó. Bây giờ hoàn toàn là quyền của nó. Còn hôm nay mời chị lên là để thông báo cho chị biết thôi.
Ban đầu em không ký thì con nhà em nó… nó khóc. Ý nó bảo là: Mẹ ơi, không sao đâu! Mẹ cứ ký vào đi. Đây chỉ là biên bản làm việc thôi chứ không phải là biên bản từ chối Luật sư... Em thấy con khóc nhiều, em rất thương con thì em cũng ký vào cái biên bản
Bà Nguyễn Thị Thơm

Ban đầu em không ký thì con nhà em nó… nó khóc. Ý nó bảo là: Mẹ ơi, không sao đâu! Mẹ cứ ký vào đi. Đây chỉ là biên bản làm việc thôi chứ không phải là biên bản từ chối Luật sư... Em thấy con khóc nhiều, em rất thương con thì em cũng ký vào cái biên bản, công nhận có cái ngày gặp hôm đấy…

Cho gặp lần đầu và làm việc cả thứ Bảy

Trân Văn: Thưa chị, từ hôm tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm cho đến ngày 11 tháng 6, chị và gia đình được gặp cháu Thúy mấy lần?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Dạ không được gặp lần nào! Được gặp duy nhất một lần hôm tháng 6 và có sự giám sát của Công an, của Trại trưởng trại giam với hai người công an điều tra của Công an tỉnh Hà Giang.

Trân Văn: Có đại diện Viện Kiểm sát không ạ?



Ảnh chân dung ông Nguyễn Trường Tô vẫn được đưa lên bìa trang web của UBND tỉnh Hà Giang (ngày 16 tháng 7, 2010). Screen capture

Bà Nguyễn Thị Thơm: Không ạ!

Trân Văn: Và buổi gặp là vào ngày thứ bảy?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Vâng! Đúng vào ngày thứ bảy. Lúc ấy là ngày thứ Bảy.

Trân Văn: Thưa chị, tại Việt Nam, các cơ quan công quyền có làm việc ngày thứ Bảy không?


Bà Nguyễn Thị Thơm: Như em biết thì tất cả các cơ quan Nhà nước chỉ làm việc ngày thứ Bảy khi có những trường hợp đặc biệt. Còn ngày thứ Bảy là ngày tất cả các cơ quan Nhà nước nghỉ.
Cả gia đình không ai muốn như thế! Cháu khóc rất nhiều. Chỉ ôm mẹ, không nói được gì hơn. Nó cứ hỏi em là, mẹ có hiểu con nói không (?), con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an, mẹ có hiểu con không?...

Bà Nguyễn Thị Thơm
Trân Văn: Chị cho tôi hỏi thêm là sau đó thì sao? Sau khi đã ký vào biên bản làm việc thì sao?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Sau khi ký vào biên bản làm việc thì họ đưa cháu vào trại, còn gia đình em đi về nhưng mà nói chung là cả gia đình em đều bức bối về chuyện từ chối Luật sư…
Cả gia đình không ai muốn như thế! Cháu khóc rất nhiều. Chỉ ôm mẹ, không nói được gì hơn. Nó cứ hỏi em là, mẹ có hiểu con nói không (?), con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an, mẹ có hiểu con không?...

Ngày 23 tháng 6 thì em có lên xin giấy để gửi quà cho cháu thì được công an Hà Giang thông báo là cháu đã làm đơn từ chối Luật sư vào 13 tháng 6. Anh Tuấn của Phòng PC16 có nói là cháu nó viết đơn từ chối Luật sư. Nó nói là tự chịu trách nhiệm hình sự theo điều 49 của Bộ Luật Tố tụng hình sự gì đấy…

Ngày 23 tháng 6 thì em có lên xin giấy để gửi quà cho cháu thì được công an Hà Giang thông báo là cháu đã làm đơn từ chối Luật sư vào 13 tháng 6. Anh Tuấn của Phòng PC16 có nói là cháu nó viết đơn từ chối Luật sư.

Nhưng mà em thì… trong thâm tâm em nghĩ là con em ở trong tù từ khi cháu còn ở tuổi vị thành niên, làm sao biết được các điều của luật pháp Việt Nam… Nếu mà cháu biết được các điều của luật thì cháu đã không… không phải đi vào trại như thế...

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Is-the-justice-only-one-game-part-2-07162010061017.html

Phần 3



Bị cáo Sầm Đức Xương trên đường đến tòa dự phiên xử mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 29/01/2010. Photo courtesy of vietnamnet.vn

Càng ngày càng phức tạp

Trân Văn: Thưa chị, còn một vài câu hỏi nữa, chị có đủ bình tĩnh để trả lời không ạ?
Người thì bảo đàng nào con mình cũng mắc tội. Nếu mà làm ra thì khổ con mình. Bây giờ con mình trong tay công an… Rất là nhiều lời khuyên.
Bà Nguyễn Thị Thơm
Bà Nguyễn Thị Thơm: … Anh cứ hỏi?



Trân Văn: Thưa chị cho đến nay, vụ án mà con gái chị đang bị xem là bị can thì còn diễn biến gì nữa không? Chúng tôi nghe rằng, có một cháu bé được xem như nhân chứng bị mất tích, chị có biết tin này không ạ?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Dạ có. Cháu đấy cũng ở gần nhà em.

Trân Văn: Bây giờ thì cháu đã về nhà chưa? Gia đình cháu đã tìm được tung tích của cháu chưa?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Chưa anh ạ! Em chỉ biết hôm đấy là cháu đi học, đi ôn thi vào lớp 10 anh ạ! Đi ôn thi về thì cháu lại gửi xe và cặp sách ở nhà một người bạn. Đi từ hôm ấy… không nhầm thì đi từ hôm 26 đến hôm nay…

Trân Văn: Và vẫn chưa có tung tích gì cả?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Vâng! Hôm đấy thì các nhà báo đã báo cho cơ quan công an rồi nhưng mà vẫn chưa tìm thấy cháu, chưa thấy cháu về. Em chỉ biết là chưa thấy cháu về thôi còn không biết là như thế nào…

Trân Văn: Thưa chị, sau khi diễn ra phiên phúc thẩm, phía gia đình chị có được ai khuyên nhủ gì không? Có được ai nhắc nhở gì không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Nếu mà lời khuyên thì từ gần xa, bằng hình thức này, hình thức kia thì rất nhiều… lời khuyên anh ạ!

Trân Văn: Những lời khuyên đó nhắm đến điều gì?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Em cũng không hiểu được… Người thì bảo là nên như thế này, người thì bảo nên như thế kia. Nhiều người bảo con mình đã như thế rồi thì mình phải làm cho nó có sự công bằng, phải đi đến cùng… Người thì bảo không nên làm như thế. Đằng nào con mình cũng mắc tội. Nếu mà làm ra thì khổ con mình. Bây giờ con mình trong tay công an… Rất là nhiều lời khuyên anh ạ!



Cô Nguyễn Thị Thanh Thúy trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 29/01/2010. Photo courtesy of vietnamnet.vn

Em cũng chỉ muốn… Thật sự ra là con em lúc ấy cũng chỉ mới 15, 16 tuổi… Cháu chưa hiểu biết gì. Nếu mà không có những người kia lôi kéo, dụ dỗ cháu thì cháu… cháu không phải như thế! Trước thì anh biết đấy, cháu luôn luôn là một học sinh giỏi. Nói đến cháu thì mọi người ai cũng biết cháu có sức học như thế nào… và cháu như thế nào mọi người đều biết!... Năm lớp 11, cháu bị sa ngã như thế thì không hiểu lý do gì… Cháu học ở lớp chọn (lớp chuyên)…

Trân Văn: Thưa chị, chị có nghe những thông tin mới, liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Dạ có anh ạ!... Những tin đấy thì những người dân ở Hà Giang ai cũng quan tâm đến sự kiện này… Anh cứ lên Hà Giang thì đến bất cứ chỗ nào cũng đều nghe những lời bàn tán về mấy sự việc ấy!

Trân Văn: Thưa chị, tôi được biết là sau phiên phúc thẩm, gia đình có làm đơn bảo lãnh xin cho cháu được tại ngoại. Cho đến nay, các cơ quan bảo vệ pháp luật có trả lời không? Họ đã có trả lời chưa?
Lên thì công an có nói là các chị đừng bao giờ nghĩ đến chuyện con các chị được tại ngoại. Tội nó rành rành ra đấy rồi.
Bà Nguyễn Thị Thơm
Bà Nguyễn Thị Thơm: Dạ không ạ! Không có một cơ quan nào trả lời cả. Lên thì công an có nói là các chị đừng bao giờ nghĩ đến chuyện con các chị được tại ngoại. Tội nó rành rành ra đấy rồi. Vâng, chỉ nói như thế chứ không có văn bản nào cả ạ!...

Đảng như vậy còn dân thì sao?

Có lẽ cũng cần nhắc lại rằng, lý do chính khiến bản án sơ thẩm mà Tòa án huyện Vị Xuyên tuyên vào tháng 11 năm ngoái, bị Tòa án tỉnh Hà Giang tuyên hủy vào tháng 2 năm nay là do tiến trình điều tra - truy tố - xét xử cùng vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng hình sự.

Và có lẽ phải nhắc thêm rằng, nếu không có sự tham gia của Luật sư trong tiến trình xét xử phúc thẩm, cả báo chí lẫn công chúng sẽ không thể biết rằng, vụ án xảy ra tại Trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, có dính líu đến nhiều quan chức và doanh nhân ở Hà Giang. Trong số này có cả Chủ tịch tỉnh lẫn thân nhân của Giám đốc Công an tỉnh.

Giống như nhiều quốc gia văn minh khác, Việt Nam thiết lập định chế Luật sư, xem đó như một phương tiện cần thiết để mọi công dân có thể sử dụng, nhằm bảo vệ các quyền hợp pháp và những lợi ích chính đáng của họ. Ngoài ra, Việt Nam vẫn tuyên bố việc chấp nhận tranh tụng trong tiến trình tố tụng để công việc xét xử khách quan và công minh hơn, đồng thời để hạn chế tối đa oan, sai.



Các bị cáo trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 29/01/2010. Photo courtesy of vietnamnet.vn



Nếu “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” thì tại sao những điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán của huyện Vị Xuyên đã “vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự” không bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Đây có phải là lý do chính khiến các điều tra viên của Công an tỉnh Hà Giang tích cực khuyến dụ, gây áp lực để bị can và gia đình của họ từ chối Luật sư?

Chưa thể biết các vụ tai tiếng liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô và ông Nguyễn Bình Vận sẽ kết thúc thế nào. Kết cục đó có thể sẽ như ông Nguyễn Trường Tô từng tuyên bố với chúng tôi: Có lẽ theo tôi nghĩ là trước đại hội thôi. Nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường. Trả lại tên cho… (cười). Nói thế chắc anh hiểu…

Nhiều người hiểu điều ông Tô không nói. Ông Tô hiện vẫn tại vị. Theo tờ Tuổi trẻ, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 15 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang, diễn ra hôm 12 tháng 7, ông Nguyễn Trường Tô đã lên tiếng cảnh báo về tệ nạn bắt cóc trẻ em và phụ nữ, buôn bán phụ nữ tại Hà Giang.

Có thể sau Đại hội Đảng, ông Nguyễn Trường Tô và ông Nguyễn Bình Vận tiếp tục “đoàn kết, nhất trí để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” nhưng còn số phận của những công dân như Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy thì sao?

TV

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Is-the-justice-only-one-game-part-3-TrVan-07162010193343.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn