Thông tin, trao đổi về vấn đề bauxite ở Việt Nam. - Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức.
30/09/2010
Bài phát biểu tại hội thảo Chào Lớp Một
Cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Thanh đã viết những gì trong bài viết của mình
Dương Danh Dy
Với tiêu đề “Bản thân tôi đã trải qua việc giải quyết chính trị vấn đề Campuchia” đăng trên Tạp chí Thế giới Trí thức số 24 năm 2004 và được Tân Hoa văn trích số 5/2005 đăng lại, Trương Thanh đã viết như sau:
“… Đến năm 1989, vấn đề Campuchia do Việt Nam xâm lược đã kéo dài được mười năm”… “Lúc đó Việt Nam và chính quyền Phnom Penh kiên trì lập trường của mình, thái độ cứng rắn, không đồng ý lập trường của Trung Quốc và các nước khác”. Về cuộc gặp gỡ bí mật ở Thành Đô – Trung Quốc ngày 2/9/1990, Trương Thanh viết: |
Kinh tế Nhà nước giữ chủ đạo: Sự lẫn lộn trong tư duy
Nguyễn Quang A VNR500) - "Nhà nước hãy tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, bắt buộc tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, không ưu ái cho bất cứ khu vực doanh nghiệp nào. Đấy là các công cụ hữu hiệu nhất chứ không phải các doanh nghiệp nhà nước" - TS. Nguyễn Quang A. LTS: Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020, một khi được chính thức thông qua, sẽ trở thành những cơ sở rất quan trọng làm định hướng cho những quyết sách lớn của đất nước trong 10 năm tới. Khi Chiến lược được đưa vào những quan điểm phát triển đúng đắn, hợp lý sẽ góp phần rất to lớn giải phóng tiềm năng phát triển kinh tế. Trường hợp ngược lại sẽ làm kìm hãm và làm mất đi cơ hội của đất nước. Để tôn trọng tính đa chiều trong thông tin, Diễn đàn VNR500 trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Quang A, với góc nhìn của một chuyên gia kinh tế. Bài viết có thể có nhiều điểm cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên, điều đó bắt nguồn từ cái tâm của một nhà tri thức với mong muốn tột cùng là đưa đất nước Việt Nam phát triển giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. |
Luật lệ và biệt lệ
Phạm Hoài Huân
Nếu vì một lí do nào đó mà luật chỉ là "tiếng vọng" của một nhóm lợi ích nào đó, tất yếu các nhóm lợi ích khác sẽ có "ý kiến".
Luật của ai? Các nhà hàn lâm thừa nhận về mặt lí luận, pháp luật là một đại lượng công bằng. Đó là những ứng xử nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội, vì lợi ích của xã hội. Thực tế là trong một xã hội tồn tại những tầng lớp người với những lợi ích khác nhau. Trong một chừng mực nào đó, các lợi ích này là đối lập nhau. Việc xây dựng nên một đạo luật cũng tương tự như việc một bà nội trợ chọn món ăn cho bữa tiệc gia đình. Trong nhà có nhiều người với nhiều khẩu vị khác nhau. Với tư cách là bà nội trợ, bà phải biết chồng và các con của mình thích ăn món gì. Người thích món nướng, người lại thích món chiên...Bà phải đứng trước lựa chọn phải nấu như thế nào. Bà có thằng con trai út, được thương nhiều hơn. Bà phải ưu ái nấu cho thằng con út mấy món mà nó thích. Nhưng không vì thế mà có quyền bỏ qua sở thích của ông chồng và đứa con lớn. |
Hai hình ảnh trái ngược trên công trường bôxít ở Tây Nguyên
Bài và ảnh: Hoàng Thiên Nga SGTT.VN - Trái ngược với sự tĩnh mịch trên mặt bằng trống vắng của dự án khai thác bôxít Nhân Cơ, tỉnh Dăk Nông, khu vực xây dựng nhà máy alumin Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng đêm ngày tấp nập màu áo của hàng ngàn công nhân Việt Nam và Trung Quốc... Lùi tiến độ xây nhà máy Nhân Cơ Trên công trường xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ vắng vẻ, lác đác vài chuyên gia Trung Quốc chỉ đạo công nhân kéo điện vào vùng mặt bằng rộng lớn trơ nền đất đỏ đã được san gạt khá lâu, dự kiến sang tháng 10.2010 mới bắt đầu đào móng và đổ những mẻ bêtông đầu tiên xây nhà máy. Từ giữa năm 2008, đơn vị chủ đầu tư là tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã được Thủ tướng đồng ý với phương án nâng công suất nhà máy alumin Nhân Cơ lên 600.000 tấn/năm. Tuy nhiên, do cần có thời gian hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo hiệu quả kinh tế của dự án để trình bộ Công thương kiểm tra, đánh giá và đàm phán với nhà thầu Chalieco về hợp đồng, Chính phủ đã đồng ý thay đổi thời gian bắt đầu tính tiến độ dự án từ ngày 18.10.2010 thay vì 1.10.2009. Ông Biện Văn Minh, giám đốc sở Công thương tỉnh Dăk Nông cho biết, do kế hoạch được điều chỉnh, nên việc mới san ủi mặt bằng, lấy mẫu nền móng để kiểm tra kết cấu nền xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ là kịp với tiến độ. Nhân viên văn phòng công ty cổ phần alumin Nhân Cơ xác nhận: nếu không có gì thay đổi đột xuất, cuối năm 2012, nhà máy sẽ cho ra lò những mẻ alumin đầu tiên. |
Trung Quốc tìm cách tránh "mác" siêu cường
Jeffrey N. Wasserstrom - Project Syndicate
Trung Quốc đang sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ khác thường trong việc khẳng định chủ quyền tại những khu vực tranh chấp thuộc các vùng biển quốc tế gần với bờ biển của họ. Việc này dẫn đến nhiều căng thẳng trong chính sách ngoại giao, đặc biệt giữa Trung Quốc và Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh rằng, chính quyền của Tổng thống Obama giờ đây sẵn sàng can thiệp và góp phần đảm bảo phân xử công bằng những tranh chấp ở Biển Đông. |
Tin ngắn:
Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm 80% Theo Bộ KH-ĐT, xuất - nhập khẩu trong tháng 9 của VN đều giảm nhẹ so tháng trước. Cụ thể xuất khẩu ước đạt 6,1 tỉ USD, nhập khẩu là 7,15 tỉ USD. Như vậy, nhập siêu trong tháng qua của VN đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD, so tháng 8 là 900 triệu USD; trong đó đáng chú ý là nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới 80%. Tính chung, nhập siêu 9 tháng của VN là 8,6 tỉ USD, bằng 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (51,5 tỉ USD). Nguồn: Thanhnien |
29/09/2010
Mượn lời người để nói ý mình: một mánh quen dùng của nhà đương cục Trung Quốc
Bút Chẳng Tà
Dưới đây là một vài ví dụ:
- “Giới truyền thông Nhật nói, được Mỹ ủng hộ, Việt Nam và các nước khác gây áp lực với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”, mạng Huanqiu.com, ngày 24/7/2010 dẫn tin của hãng Kyodo Nhật ngày 23/7/2010.
Ấy, mượn lời Nhật nói, để đỡ va chạm với Mỹ và kích động dân trong nước “ác cảm” với Việt Nam. - “Báo Hồng Công nói, Việt Nam tích cực lôi kéo lực lượng quốc tế chống đối Trung Quốc”, mạng Huanqiu.com ngày 30/7/2010 dẫn tin của Á châu thời báo Hồng Công ngày 30/7/2010.
Đấy là báo Hồng Công nói chứ không phải tôi đâu, “chú em 4 tốt”ơi! - “Triều Tiên nhật báo: chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng của Hồ Cẩm Đào có thể dường như bằng không”, mạng milchina.com ngày 12/8/2010 dẫn tin. |
Chung quanh chủ trương bỏ Hội đồng Nhân dân quận, huyện, phường
Không nên bỏ Hội đồng Nhân dân quận, huyện, phường
Nguyễn Trọng Vĩnh Bầu cử, ứng cử là quyền làm chủ và quyền dân chủ của dân. Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ soạn thảo đã ghi: dưới Quốc hội có Hội đồng nhân dân các cấp. Điều đó nói lên tư tưởng của Bác Hồ tôn trọng quyền làm chủ và quyền dân chủ của dân. Các bản Hiến pháp sửa đổi sau này vẫn ghi mục này như Hiến pháp 1946. Hơn nửa thế kỷ, HĐND quận, huyện, phường vẫn thực hiện được nhiệm vụ thay mặt nhân dân bầu người đứng đầu và các thành viên của cơ quan hành chính, giám sát, kiến nghị, chất vấn, phê bình các thành viên của cơ quan hành chính khi cần, hạn chế bớt được những biểu hiện tiêu cực ở quận, huyện, phường. Không có lý do gì phải bỏ HĐND quận, huyện, phường. HĐND không gây trở ngại gì cho việc điều hành công việc của Chủ tịch UBND quận, huyện, phường. Đại biểu HĐND không phải người ăn lương trong biên chế Nhà nước mà cho rằng làm cồng kềnh thêm biên chế của bộ máy Nhà nước. Mỗi kỳ họp, mỗi đại biểu chỉ được phụ cấp vài, bốn trăm ngàn, mỗi năm họp hai lần cũng chẳng tốn bao nhiêu kinh phí. So với những lãng phí và thất thoát lớn hàng năm hay như vụ "Chính phủ điện tử", vụ "Vinashin" thì có đáng kể gì mà phải bỏ để "tiết kiệm ngân sách"! Một năm vài kỳ họp thì có gì là "hội họp nhiều"? Bỏ HĐND, cơ quan giám sát của dân đối với cơ quan Hành chính sẽ dễ phát sinh tiêu cực, chuyên quyền, độc đoán. |
"Đề nghị hoãn xây 11 đập thủy điện là rất đúng"
Ông Lưu Đức Hải – Chủ nhiệm khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, bày tỏ quan điểm với Bee.net.vn về đề nghị hoãn xây dựng 11 con đập thuỷ điện trên sông Mê Kông của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF).
Việt Nam, Campuchia chịu ảnh hưởng nhiều nhất Mực nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, theo ông nguyên nhân vì sao? Mực nước ở ĐB SCL năm nay có thể thấp hơn các năm trước là do nhiều yếu tố, trong đó có các nhân tố cơ bản sau: - Lượng mưa thay đổi thất thường theo từng năm là một trong những tác nhân cơ bản khiến cho mực nước các dòng sông không ổn định. Yếu tố này liên quan đến thời tiết, khí hậu, nhiệt độ… Trong giai đoạn biến đổi khí hậu mạnh mẽ như hiện nay, thì lượng mưa thay đổi là điều đã được dự báo từ trước. - Mực nước thủy triều ở cửa biển cũng ảnh hưởng đến mực nước dòng sông lên xuống trên các con sông ở BĐ SCL. - Các công trình nhân tạo xây dựng trên các dòng sông chính cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến lượng nước có nguy cơ giảm đi đáng kể. Các đập thủy điện giữ vai trò rất quan trọng trong việc vận hành dòng chảy của các con sông. Chúng ta có thể thấy phần lãnh thổ Trung Quốc xây dựng rất nhiều đập thủy điện. Nước này dự kiến sẽ xây dựng hơn 200 đập, trong đó có 20 con đập đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các quốc gia như Lào, Thái Lan… cũng xây dựng rất nhiều đập thủy điện trên phụ lưu của sông Mê Kông. Chính việc xây dựng hàng loạt con đập ở phía thượng nguồn con sông khiến cho nguồn nước bị ngăn lại tại các hồ chứa. Do đó, phần hạ lưu sông Cửu Long bị cạn kiệt nước là điều khó tránh khỏi. |
Tuyến metro Nhổn- Ga HN: 4km đi ngầm và úng ngập
Trần Huy Ánh Hà Nội bị nạn úng ngập đe dọa thường trực. Nếu 4 km đường hầm ngập là hệ thống thiết bị hàng trăm triệu USD "vứt đi"... Thử thách phía trước... Tháng 12/2006, tuyến đường đã tổ chức khởi công lần đầu tiên tại Mai Dịch. Sau 4 năm, ngày 25/9 đã được khởi công lần thứ 2 tại địa điểm sẽ xây dựng trạm trung chuyển (depot) Nhổn – diện tích 15ha. Trên toàn bộ tuyến, lựa chọn đi trên cao 8,5km từ Nhổn về đến công viên Thủ Lệ, sau đó chui ngầm 4 km từ đầu khách sạn Deawoo qua Kim Mã, rẽ chéo qua Núi Trúc dọc theo Cát Linh – Quốc Tử Giám dừng lại tại Ga Hà Nội. |
Phản biện của tri thức
Thư Hiên TP - Từ vấn đề chất lượng sách giáo khoa (SGK), nhiều cuộc tranh luận nảy sinh và cuộc nào cũng lôi kéo sự quan tâm của giới học giả. Sau khi chỉ trích chất lượng bộ sách giáo khoa hiện hành, nhiều học giả quy kết đó là hệ quả của cơ chế độc quyền: Mười mấy triệu học sinh phổ thông trong cả nước, từ đô thị tới nông thôn, từ miền ngược tới miền xuôi, từ đất liền tới hải đảo, từ nội địa tới biên ải xa xôi... tất thảy đều chung nhau dùng một bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức biên soạn, vừa cho phép sử dụng. Không chỉ là băn khoăn của trí thức, chất lượng SGK ám ảnh đến cả cơ quan lập pháp. Năm 2005, khi sửa đổi Luật Giáo dục, vấn đề sách giáo khoa cũng được đưa ra bàn thảo với đề xuất của ban soạn thảo Luật sửa đổi bổ sung là cho phép trong một chương trình cùng tồn tại nhiều hơn một bộ SGK. Trong một lần trả lời phỏng vấn Tiền Phong, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTN TN&NĐ của Quốc hội cho biết, sở dĩ Quốc hội không thông qua đề xuất này là bởi Bộ GD&ĐT còn “nợ” Quốc hội một số câu hỏi, trong đó có câu: nếu cùng một lúc biên soạn nhiều bộ SGK, kinh phí lấy ở đâu ra? |
Quản lý doanh nghiệp Nhà nước phải công khai, minh bạch
Chẳng ai hiểu định hướng xã hội chủ nghĩa cụ thể là như thế nào và chưa biết kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo ra sao, nhưng trước mắt chỉ thấy là các tập đoàn Nhà nước thua lỗ, thậm chí nợ nần chồng chất, như trường hợp của Vinashin. Điều đáng nói là thay vì để cho phá sản, chính phủ Việt Nam đã cố duy trì tập đoàn này, thậm chí sử dụng công quỹ để trả nợ dùm Vinashin. Quyết định của chính phủ lấy 300 triệu đôla tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế để trả nợ cho Vinashin đã gây nhiều tranh cãi trong những ngày qua. |
Đừng câm điếc như thế
Mai Xuân Dũng Thời xa vắng ở nước mình, cán bộ khuyến cáo dân: “Không được nghe đài địch”. “Không được” có nghĩa là Cấm. Địch bao gồm các nước đế quốc như Mỹ, Anh và chế độ cũ ở miền Nam. Thưở ấy các nước có truyền hình từ lâu nhưng ở mình (miền Bắc xã hội chủ nghĩa) mới có radio. Đấy là các cán bộ có, chứ dân chỉ nghe loa phóng thanh công cộng treo ở các cột điện (nếu là ở thành phố), treo trên cây xoan, cây si giữa làng (nếu là ở nông thôn). Ở Hà Nội, có người biết về kỹ thuật thì mày mò tự chế radio gọi là đài Galen bằng mấy linh kiện thô sơ như ống bơ, cuộn dây, cục nam châm và tấm selen. Vậy mà nghe tin tức tốt ra trò. Chiến tranh thì khổ rồi. Đói vàng mắt ra. Đói là đói ăn chứ dân mình không chịu được đói thông tin. Đó là món ăn tinh thần quý báu không thể thiếu được trong cuộc sống. Con người khác con cừu chỗ đó. |
Lỡ con tàu ánh sáng
Nguyễn Văn Tuấn
Tôi tự hỏi trong những người đã và đang lãnh đạo nền khoa học – giáo dục nước nhà, có được bao nhiêu người đi “lạy lục” cầu tài như Chris Tan. Với kinh nghiệm tiếp cận thực tế, tôi tự trả lời là “chẳng có ai”. Nói cho công bằng, các lãnh đạo giáo dục – khoa học Việt Nam cũng không thể đi “lạy lục” được, bởi vì vẫn còn đó chủ nghĩa lí lịch và chủ nghĩa Mao-ít (1). |
Một năm kể lại
Người Buôn Gió
Tôi ăn hết phần cơm chiều nay như đã ăn bữa cơm đầu tiên ở đây. Thường thì những người đột ngột vào đây hay bỏ cơm vì nghĩ ngợi nhiều. Tôi thì có nghĩ gì cũng phải ăn hết, nếu không đêm đói bụng rất khó ngủ. Mà cái trò đói khó ngủ hay nghĩ chuyện buồn. Khoảng 8 giờ tối, cả dãy phòng giam bắt đầu có tiếng nói chuyện lao xao. Có giọng trẻ nói chuyện bóng đá với ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Hai người nói về giải bóng đá Anh đang diễn ra. Ông Nghĩa gọi với sang hỏi tôi hôm nay tôi làm việc thế nào. Tôi trả lời không có gì ghê gớm cả. Ai đó ở phòng cạnh ông Nghĩa nói rằng, có nhiều người ban đầu vào đây hay nghĩ như vậy. Ông Nghĩa nói chỉ thấy có tôi là vui vẻ không lo nghĩ. Đi cung về vẫn huýt sáo. |
28/09/2010
Thư bạn đọc
Thưa các bác, |
Nhiều hoa và chưa đẹp
Cái Răng Đảng bộ TP Cần Thơ tổ chức đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2010-2015 chính thức trong hai ngày 23 và 24/9/2010, sau ngày trù bị hôm 22/9. Có 348 đại biểu. Thay mặt Bộ Chính trị dự và chỉ đạo đại hội là ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Hội trường nơi diễn ra đại hội được trang trí rất nhiều hoa. Cứ gọi là tràn ngập hoa, giống với khá nhiều đại hội cấp tỉnh đã diễn ra, và điều này thật khác với nhiều đại hội trước đây. Chẳng biết vì dịp này dân ta trồng được nhiều hoa hay ngân sách sẵn tiền mua hoa, hoặc vì lý do nào khác thì không rõ. Nhiều hoa quá, đại hội nhang nhác một lễ mừng công, hay lễ cúng bái ở chùa chiền, không gần với cuộc sống. Nội dung cũng có nhiều điều không thật. Một số báo hôm sau có đăng bức ảnh chụp các vị lãnh đạo TP Cần Thơ đứng xúm quanh ông Lê Thanh Hải, được chú thích là trò chuyện thân mật. |
Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đức: "Chúng tôi đã quá chậm"
Đoan Trang
|
Obama và Đông Nam Á kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông
Foster Klug AP 24/9/2010
Việc Tổng thống Obama cam kết đóng một vai trò mạnh mẽ trong các vấn đề ở khu vực đã được lãnh đạo các nước trong khu vực đang có mức tăng trưởng nhanh này ủng hộ, hoan nghênh. Cuộc gặp giữa Obama và 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á diễn ra khi Trung Quốc – một siêu cường khác của khu vực – và các “hàng xóm” của mình đang tranh cãi gay gắt về các tuyên bố ranh giới lãnh thổ trên biển. |
Vụ tàu cá Trung Quốc: Một sự trịch thượng đáng lo ngại
Trong vụ tàu cá Trung Quốc bị Nhật Bản bắt giữ, viên thuyền trưởng tàu cá đã được trả tự do hôm thứ sáu, 24/09, trước sức ép rất mạnh của Bắc Kinh. Trong vụ này, người ta nhận thấy Trung Quốc có thái độ rất giận dữ, thậm chí đích thân thủ tướng Ôn Gia Bảo còn đe dọa Nhật Bản. Sau đây là phân tích của giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ Đây là một thái độ rất trịch thượng và ngang tàng của Trung Quốc. Trung Quốc đã biết trước rằng việc này xảy ra trong dịp sẽ có những cuộc gặp ở Liên Hiệp Quốc, tại New York và có những vấn đề lớn hơn để giải quyết. Do vậy, Trung Quốc làm lớn vụ tàu cá, để những nước như Mỹ, Nhật Bản phải nhượng bộ, phải khoan hòa, bởi vì có những vấn đề kinh tế, những vấn đề lớn đang phải thương lượng với Trung Quốc. Mặt khác, Mỹ và Nhật Bản không muốn những vấn đề nhỏ chi phối, do vậy, họ chịu nhượng bộ. Nhưng nếu Trung Quốc cứ tiếp tục làm như thế, thì càng ngày Trung Quốc càng ở vào thế bị động. Người Mỹ có câu: Hãy cho đối thủ của mình thêm nhiều dây thừng, để tự thắt cổ. Tôi nghĩ là Nhật Bản giải quyết ôn hòa vấn đề ngay bây giờ, để cho mọi người thấy là Trung Quốc đã quá lố, chứ không phải là Nhật Bản hay Mỹ sợ trong vấn đề này. |
Tổ chức nhân quyền yêu cầu điều tra công an
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vừa lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam điều tra các vụ cáo buộc công an hành xử tàn bạo với dân. Tổ chức có trụ sở chính tại New York viết trong một thông cáo ra vào tối thứ Tư, rằng họ có trong tay tài liệu về 19 vụ bạo hành liên quan công an Việt Nam, trong đó 15 người chết, trong một năm qua. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Á châu của HRW, nói: "Thông tin về các vụ bạo hành của công an đang ngày càng nhiều một cách đáng báo động ở Việt Nam, gây quan ngại nghiêm trọng rằng các sai phạm này khá phổ biến và có tính hệ thống." HRW kêu gọi chính phủ Viết Nam ra luật cấm công an lạm dụng quyền lực và bảo đảm rằng bất cứ công an viên nào có hành động như vậy sẽ bị kỷ luật, thậm chí truy tố hình sự. Hiện chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng gì về thông cáo của HRW. |
Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì?
Nguyễn Đắc Xuân Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được Việt Nam quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước Việt Nam từng là "chư hầu" của Trung Quốc. LTS: Nhà văn - nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân gửi tới Tuần Việt Nam bài viết chia sẻ những suy ngẫm, trăn trở của ông khi xem giới thiệu phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông, để bạn đọc cùng thảo luận. Kiến trúc, cảnh quan không đúng lịch sử |
27/09/2010
Chính phủ lãnh đạo xuất khẩu gạo bằng gì?
Hoàng Kim (Đồng Tháp)
Tổ Điều hành thực hiện xuất khẩu gạo căn cứ vào Điều 10 của Nghị định 12/2006/NĐ-CP ký ngày 23/1/2006. Điều 10 của Nghị Định 12/2006/NĐ-CP qui định điều hành việc xuất khẩu gạo hàng năm theo nguyên tắc: “bảo đảm về an ninh lương thực; tiêu thụ hết lúa hàng hóa và bảo đảm giá lúa có lợi cho nông dân, đồng thời phù hợp mặt bằng giá cả hàng hoá trong nước”. Những nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo trong Điều 10 của Nghị định 12 rất tối nghĩa, lại không được giải thích rõ ràng, và những nguyên tắc này không hề quan tâm đến quyền lợi của nông dân trong xuất khẩu gạo. Tôi xin được phép trình bày. |
Góp ý cho Đảng thì không thể có vùng cấm
Trúc Diệp Thanh
|
Giang Kim Đạt cao chạy – Vinashin bay!
Từ Tâm
Trong số các quan chức đã và đang bị “chiếu” có một kẻ không thuộc hàng “quan chức” đang bị truy nã nhưng gây hồi hộp không kém đối với những ai quan tâm đến “cuộn phim đen” Vinashin đó là Giang Kim Đạt. Vậy anh ta là ai? |
Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ hai và bình luận của các nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam
Mỹ - ASEAN: Giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải Rạng sáng nay (giờ Việt Nam), Nhà Trắng đã đưa ra Tuyên bố chung sau cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai, diễn ra tại New York. Một lần nữa, hai bên khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hòa bình khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được nhất trí của luật pháp quốc tế, gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và những điều luật hàng hải quốc tế khác, đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp. VietNamNet giới thiệu Tuyên bố chung này: 1. Chúng tôi, những người đứng đầu nhà nước/chính phủ của Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Indonesia, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ, đã tổ chức cuộc họp lãnh đạo ASEAN - Mỹ lần thứ hai ngày 24/9 ở New York. Cuộc họp có sự đồng chủ trì của ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam và ông Barack Obama, Tổng thống Mỹ. Tổng thư ký ASEAN cũng tham dự. |
Mỹ và Asean siết chặt quan hệ trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh
Trong cuộc họp thượng đỉnh Washington - Asean lần hai vào ngày hôm qua tại NewYork, Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo ĐôngNam Á tìm cách củng cố mối quan hệ trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến an ninh. Tổng thống Barack Obama khẳng định quyết tâm của Mỹ đóng vai trò then chốt tại Châu Á, trong lúc ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Việt Nam, kiêm Chủ tịch luân lưu Asean, tuyên bố hai bên sẽ tăng cường hợp tác bảo vệ hòa bình trong khu vực. Những lời cam kết trên đây được đưa ra vào lúc Bắc Kinh công khai làm mưa làm gió tại biển Đông. Theo AFP, mở đầu hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean lần hai tại New York, Tổng thống Barack Obama long trọng tuyên bố với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á: «với tư cách là Tổng thống, tôi tuyên bố một cách rõ ràng là Hoa Kỳ có ý định đóng vai trò quan trọng tại châu Á. Hoa kỳ đã tăng cường các liên minh cũ, đẩy mạnh quan hệ với đối tác mới… như với Trung Quốc, và một lần nữa chúng tôi tham dự vào quan hệ với các tổ chức cấp vùng, trong đó có Asean». Tổng thống Mỹ giải thích là Asean với 10 nước thành viên, gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei, Miến Điện, Cam-bốt và Lào «đang giữ một vai trò quyết định trong khu vực và có thể trở thành một thế lực tích cực trong việc điều hành các vấn đề trên thế giới». |
Châu Á cảnh giác khi Trung Quốc khẳng định tham vọng lãnh thổ
AFP, 23/9/2010
Trung Quốc có một danh sách dài các tranh chấp về đất đai và biển đảo. Bao gồm dải cao nguyên Himalaya tranh chấp với Ấn Độ và các đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa cũng đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Khi nền kinh tế chính trị của Bắc Kinh ngày càng lớn, giờ đây nhiều nước láng giềng của Trung Quốc phải tìm chỗ dựa tin cậy để bảo vệ lãnh thổ của mình trước một người khổng lồ mà hiểu theo nghĩa đen, họ không có khả năng “đụng chạm”. Những lời đe dọa dùng biện pháp mạnh của Trung Quốc đối với Nhật Bản – quốc gia đã từ chối phóng thích một viên thuyền trưởng tàu cá người Trung Quốc bị phía Nhật Bản bắt giam trong sự cố xảy ra tại vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông cách đây hai tuần – đã gây rúng động cả khu vực. |
Bất ngờ với vai trò chủ đạo của kinh tế ngoài quốc doanh
Mạnh Quân SGTT.VN - Theo bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất Việt Nam (V-1000), số lượng doanh nghiệp tư nhân đã chiếm tỷ lệ ngang với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất Việt Nam (V-1000) do công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam thực hiện, được công bố hôm qua (23.9) đã gợi lên rất nhiều suy nghĩ về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Bởi vì, bất ngờ trong bảng xếp hạng này là số lượng doanh nghiệp tư nhân đã vươn lên chiếm tỷ lệ (khoảng 33%) ngang bằng với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) về đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp (tính cho ba năm: 2007 – 2009)... Gọi là bất ngờ bởi trong những thống kê trong nhiều năm qua của nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu kinh tế trong nước đều cho thấy, khối DNNN luôn có tỷ lệ nộp thuế cao nhất, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều đó không lạ bởi ai cũng biết, khu vực DNNN xưa nay nắm giữ hầu hết nguồn lực của nền kinh tế: tài chính, đất đai, khoáng sản…, độc quyền trên nhiều lĩnh vực kinh doanh: điện, xăng dầu, dầu khí. Nhưng với kết quả khảo sát của VNR 500, riêng về thuế thu nhập doanh nghiệp, trong số mười doanh nghiệp nộp nhiều nhất, đứng đầu lại không phải tập đoàn Dầu khí Việt Nam như nhiều người dự đoán mà là công ty Thông tin di động (Mobifone) với số thuế phải nộp 6.000 tỉ đồng. |
Bài học gì cho Việt Nam từ vụ va chạm giữa hai nước Nhật – Trung?
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
Ngày 7 tháng 9 vừa qua, tàu đánh cá Mân Tấn Ngư của Trung Quốc đã đâm vào hai tàu tuần duyên Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài. Phía Nhật đã bắt giữ ông Chiêm Kỳ Hùng, thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc cùng thủy thủ đoàn trên chiếc tàu này. Một tuần sau, phía Nhật thả toàn bộ thủy thủ đoàn Trung Quốc cùng với tàu đánh cá của họ nhưng vẫn còn giữ thuyền trưởng tàu Trung Quốc để điều tra vì Nhật nghi ngờ thuyền trưởng Trung Quốc cố tình lái tàu Mân Tấn Ngư đâm vào hai tàu tuần duyên của Nhật. Nhân sự kiện này, Ngọc Trân đã phỏng vấn ông Đinh Kim Phúc, một trong những người chuyên nghiên cứu về biển Đông, hiện đang làm việc tại Đại học Mở TP.HCM. Mời quý vị cùng nghe. Nhật Bản cứng rắn hơn Ngọc Trân: Thưa ông, là một người theo dõi sát các hành động của Trung Quốc, ông nghĩ sao về diễn biến vụ tàu Mân Tấn Ngư và hành động của cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản trong chuỗi sự kiện này? |
Hiện đại hóa đường sắt bằng nội lực quốc gia!
TS Trần Đình Bá
Có lẽ đây là lần đầu tiên sự tồn vong, phát triển của đường sắt Việt Nam được đặt nghiêm túc lên bàn Quốc hội mổ xẻ và đã được cả xã hội quan tâm một cách đặc biệt công khai đến như vậy. Dễ hiểu thôi, vì đường sắt là hệ thống giao thông huyết mạch quan trọng nhất của mỗi quốc gia, được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc và gắn bó với nền văn hóa và tập quán sinh hoạt phong phú của người Việt Nam. Đánh giá một quốc gia văn minh, người ta nhìn vào giao thông, đặc biệt là ĐS vì nó là phương tiện giao thông hiện đại và có sức chở tốt nhất, an toàn nhất. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, giao thông ĐS luôn được khẳng định những ưu điểm so với các loại hình giao thông khác. |
26/09/2010
Tình tiết mới trong vụ Nexus Technologies
Ngọc Thu Đính kèm là tài liệu mới nhất trong vụ Nexus Technologies: Government's Sentencing Memorandum ngày 8 tháng 9 năm 2010. Theo tài liệu này thì tổng số tiền công ty Nexus đưa hối lộ cho các quan chức VN trong 9 năm (từ 1999-2007) hơn $689.000, nhiều hơn số tiền mà tin tức đưa ra ban đầu ($250.000). Số tiền hối lộ các quan chức VN trong vụ án này nhiều hơn số tiền Huỳnh Ngọc Sĩ bị truy tố nhận hối lộ trong vụ PCI ($262.000). Xin liệt kê từng năm như sau (xem trang 6-7 trong tài liệu đính kèm):
Khi nào bác Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền điều tra vụ này và cần thêm tài liệu thì tôi sẽ đưa thêm. Nếu bác Truyền cần người dịch thì tôi tình nguyện dịch để tiết kiệm tiền thuế của dân. N. T. Tác giả trực tiếp gửi cho BVN |
Thư của công dân gửi Chủ tịch nước, về tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long
Kính gửi: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết Tôi là công dân Nguyễn Xuân Tụ, tiến sĩ Sinh học, bút danh Hà Sĩ Phu, 71 tuổi, thường trú tại 4E Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, Lâm Đồng, trân trọng gửi đến Chủ tịch một ý kiến ngắn liên quan đến việc tổ chức Đại lễ “1000 năm Thăng Long-Hà nội”. Kỷ niệm 1000 năm ngày ra đời và phát triển thủ đô Thăng long-Hà nội là một sự kiện có ý nghĩa rất thiêng liêng trong suốt chặng đường dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ta, việc kỷ niệm long trọng là một chủ trương rất đúng. Tuy vậy, Đại lễ này tiến hành trong tình hình đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức phức tạp: cả về xây dựng cũng như bảo vệ đất nước đều có hai mặt, mặt thành tựu đáng vui mừng và mặt yếu kém đáng lo âu. Mọi mặt đều có sự phân hóa theo hai đầu trái ngược. |
Đâu chỉ là ăn quả đắng nhà thầu Trung Quốc
Dương Danh Dy
Tin cho biết “trong những năm vừa qua Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã triển khai đầu tư 6 dự án điện cho nhà thầu Trung Quốc (có ghi rõ tên và công suất của từng dự án, nhưng không biết vì sao tác giả lại không nói tổng công suất của các nhà máy đó, cho nên xin làm một phép cộng: có tổng công suất là 1380MW và làm một phép tính nhân với 5000 (số giờ tính trung bình cho một nhà máy điện chạy trong một năm) để ra sản lượng điện là 6,9 tỷ kwh trong một năm, một lượng điện không nhỏ. |
ASEAN quyết phản đối chủ quyền biển của Trung Quốc
Reuter 24/09/2010
Tuy nhiên, ông Aquino nói với các thành viên tham gia diễn đàn của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), cho đến nay, dường như không có bất kỳ chiều hướng nào cho thấy Trung Quốc gây sức ép về vấn đề này. Các chủ đề phát sinh đầu năm nay khi Trung Quốc tuyên bố rằng Biển Đông là một phần trong các “quan tâm cốt lõi cấp quốc gia” của mình. Vùng biển này là “căn cứ địa” phát triển nghề cá quan trọng và phần lớn các mỏ dầu và khí đốt chưa được khai thác. Các báo cáo cho biết tháng vừa qua, tàu ngầm của hải quân Trung Quốc đã cắm cờ dưới đáy của tuyến hàng hải sôi động nhất thế giới này – nơi mà Đài Loan và một số nước thành viên ASEAN bao gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Nhắc đến ASEAN nghĩa là muốn đến 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. |
Trung Quốc đang nghĩ gì?
The Council on Foreign Relations (CFR) 23/9/2010 Joshua Kurlantzick
Như tôi đã ghi chép trong cuốn Charm Offensive: How China's Soft Power Is Transforming the World [tạm dịch Chiêu thức quyến rũ: Quyền lực mềm của Trung Quốc đang biến đổi thế giới như thế nào?], từ cuối thập niên 1990 cho đến giữa những năm 2000, Bắc Kinh đã làm một công việc tuyệt vời: trình bày diện mạo của một “anh hàng xóm” tử tế, một “cầu thủ” tích cực trong các “đội hình” của khu vực, một “diễn viên” tài năng với cách hành xử hoà hợp đối với các quốc gia phát triển ở Đông Á, mà đặc biệt là Đông Nam Á. Thế nhưng, chỉ vài tháng qua, Bắc Kinh đã tự hủy hoại nhiều thành tựu ngoại giao mà phải mất cả một thập kỷ để tích lũy. |
Vì sao Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài tranh chấp Biển Đông?
Việt Hà, phóng viên RFA
Ngày 21 tháng 9, chỉ vài ngày trước thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ diễn ra tại New York, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ không nên tham gia vào tranh chấp trên biển Đông. Lời phát ngôn này của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm này có ý nghĩa gì? Và có ảnh hưởng đến đâu tới bản thông cáo chung ASEAN-Mỹ sẽ được công bố vào thứ sáu tới? Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, trường Đại học New South Wales, chuyên gia châu Á về vấn đề này. Bản tuyên bố chung Việt Hà: Thưa ông, hôm 21 tháng 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung quốc nói Mỹ không nên tham gia vào tranh chấp biển Đông. Lời tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ, có ảnh hưởng thế nào đối với bản tuyên bố chung của hội nghị? Carl Thayer: Bản nháp của bản tuyên bố chung Mỹ-ASEAN đã rò rỉ ra bên ngoài, dài 13 trang, có trích đoạn nói do Mỹ đề nghị về vấn đề biển Đông, và có những dấu hiệu cho rằng bản tuyên bố nháp này có thể còn thay đổi nhưng nói chung bản tuyên bố khẳng định không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Và đó là lập trường tiêu chuẩn đối với ASEAN hay bất cứ nước nào khác là không nhắm vào Trung Quốc một cách cụ thể hay để Trung Quốc cảm thấy như vậy. |
2 vạn người xót thương nạn nhân vụ "xe điên" ở Hà Nội
Đông Linh (VTC News) - Chỉ trong hơn 1 ngày, trang Facebook “Xin hãy đòi lại công bằng cho em Thắng” đã thu hút tới gần 12.000 thành viên, và con số này đang tăng rất nhanh. Đây là vụ việc có tốc độ lan tỏa chưa từng thấy trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam. Sau vụ thiếu nữ bị xe container cán 3 lần ở TP.HCM, vụ tai nạn “xe điên” ở ngã tư Hàng Bài – Lý Thường Kiệt, Hà Nội đêm 18/9 vừa qua đã một lần nữa làm dậy sóng dư luận, đặc biệt sau khi gia đình nạn nhân Cao Xuân Thắng thành lập trang Facebook kêu gọi cộng đồng mạng cùng chung tay đòi lại công bằng cho em. Chỉ trong hơn 1 ngày, trang Facebook do người thân của Thắng lập ra đã trở thành tiêu điểm của cộng đồng mạng. Lúc 17h chiều 21/9, con số thành viên page này đã đạt mức 4.300 người, đến 13h chiều 22/9 là 12.000 người, 14h chiều 23/9 là 19.300, tức là trung bình mỗi giờ có thêm 300-400 người ủng hộ, và con số này đang tăng nhanh từng phút. Đây là vụ việc có tốc độ lan tỏa chưa từng thấy trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam. Hàng ngàn comment chia sẻ, những đường link về mọi thông tin lớn nhỏ do cư dân mạng tìm kiếm được đã khiến page này “nóng” hơn bao giờ hết. |
Cảm nghĩ vụn vặt của một độc giả yêu văn học: Nhà văn cũng cần biết tự mình trưởng thành
Phạm Anh Tuấn
Chẳng hạn, người nông dân giờ đây đã biết cách thoát ra khỏi cánh đồng canh tác của mình. Họ không còn lệ thuộc vào con trâu đi trước, cái cày theo sau. Họ đã biết quan sát cánh đồng của họ như một cái gì khách quan (đối tượng khách quan, độc lập với họ), có thể thay đổi, điều chỉnh. Cần thiết họ có thể cho người khác thuê cánh đồng để họ làm việc khác đem lại lợi nhuận cao hơn. Tạm gác sự nghèo đói, lạc hậu (xét một cách tương đối, tương quan) vẫn còn tồn tại ở chỗ này chỗ khác, song vẫn hoàn toàn đúng nếu nói rằng người nông dân giờ đây đã trưởng thành lên nhiều, chí ít là hiểu trên phương diện triết học. Người công nhân đã làm quen với những quy trình, công nghệ, kỷ luật lao động của nền sản xuất hiện đại. Lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông v.v. đang nhập cảng những khái niệm kinh doanh mới nhất, công nghệ mới nhất, thiết bị tối tân, và họ liên tục đổi mới, liên tục cập nhật để cố gắng không thua kém gì các nước phát triển khác. |
Xu thế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp
Vũ Trọng Khải Hợp tác giữa các chủ thể cũng tham gia vào bất kỳ một chuỗi sản xuất - tiêu thụ của một loại sản phẩm nào đó là tất yếu khách quan để mang lại hiệu quả cao cho mỗi chủ thể. Sản xuất nông nghiệp trải rộng trong không gian và trải dài trong thời gian, nhiều, ít tùy thuộc vào từng loại ngành hàng (cây, con). Đối tượng sản xuất nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp là cây, con, những cơ thể sống. Do đó, chất lượng và năng suất, giá trị gia tăng của sản xuất nông sản lại càng phụ thuộc vào chất lượng của sự hợp tác giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi ngành hàng, từ cung ứng nguồn lực đầu vào (giống, phân, nước, tiền vốn…), tổ chức sản xuất nông phẩm trên đồng ruộng, vườn cây, chuồng trại, ao hồ nuôi trồng thủy sản, đến mua gom, vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông phẩm. |
Thư giãn chủ nhật: Có cải thiện MỘT BƯỚC!
Nguyễn Đình Đông
Có tiến bộ một Bước. Bước đầu có tiến bộ... Mấy câu này nghe quen. Quen quá, bởi từ cụ Chủ tịch nước, ông Tổng Bí thư, Thủ tướng đến bác Tổ trưởng dân phố thở khói thuốc lào, ai cũng sẵn sàng sử dụng như một loại "hình dung từ" tù mù không thể định lượng. Từ các văn kiện quan trọng cấp quốc gia để nói về các chuyện đại sự như cải thiện đời sống nhân dân, quá trình dân chủ hóa, cuộc chiến chống tham nhũng... cho đến các báo cáo trước các bà con mỗi tháng một lần lôi thôi đồ bộ áo ngủ... đi họp dân phố ngoài vỉa hè. Mình cứ nhớ mãi ông Tổ trưởng (đã mất): Tình hình an ninh dân phố có tiến bộ một bước, năm trước có 28 vụ mất cắp vặt, năm nay cho đến hôm nay chỉ mới có 23 vụ, tuy mức thiệt hại có cao hơn nhưng rõ ràng đã có Bước chuyển biến tích cực... Vệ sinh công cộng có cải thiện một bước, tình trạng phân chó chỉ xuất hiện buổi sáng sớm thay vì cả ngày như trước... |
Thư giãn Chủ nhật: Tiên sư anh Tào Tháo!
Nguyễn Thế Thịnh 1. Hồi còn ở tỉnh quê choa, văn phòng Sở GD-ĐT có công văn gửi về các trường học, các cơ sở trong ngành, đồng kính gửi các cơ quan đơn vị (để biết). Công văn quy định rằng, từ nay bất kỳ ở đâu có Giám đốc Sở dự, yêu cầu phải giới thiệu đầy đủ như sau: “Đến dự với chúng ta hôm nay có đồng chí Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Lý Ngọc Lương, Tỉnh ủy viên, Đại biểu HĐND tỉnh, Giám đốc Sở GD-ĐT, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh, Trưởng Ban lý luận phê bình Hội VHNT tỉnh...”. Nghe nói mấy ông trong ngành học mãi chẳng thuộc, giới thiệu lúc thiếu cái này lúc thiếu cái kia nên bị phê bình tè le xơ mướp. Chỉ có một cô ở trường huyện là thuộc làu làu. Giờ cô này tiến bộ vang dội, vượt qua cả tầm tỉnh... |
25/09/2010
Vinashin – chuyện bây giờ mới kể (bài 8) [*] Chiến lược sai lầm – Quản lý cẩu thả – Thí điểm thất bại – Con dại cái mang!
Lê Trung Thành
|
Tại sao nông dân chỉ lời 30% so với giá thành?
Hoàng Kim (Đồng Tháp)
Tôi xin được nói rõ, đừng ai giải thích rằng đây là qui định mức lãi “tối thiểu” nên giá thu mua lúa có thể cao hơn. Trong thực tế, nếu cho phép “thương nhân thu mua lúa đảm bảo cao hơn tối thiểu 30% so với giá thành bình quân chung” (Điều 19 khoản 3 của Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo (lần thứ 4)), thì thương nhân sẽ mua lúa của nông dân chúng tôi với giá 30,00000000000…1 %. ( 30,0000000000000…1% > 30%). Không thương nhân nào lại dại dột mua lúa giá cao khi được phép mua lúa giá thấp. Cho nên lời tối thiểu 30% cũng có nghĩa là lời đúng 30%. |
Bản kiến nghị phê phán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Mới đây, một bản kiến nghị của 31 người đồng ký tên gửi cho Bộ Chính trị và các Ủy viên Trung ương đảng phê phán việc làm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng. Cùng ký tên trong bản kiến nghị với những lời lẽ hết sức gay gắt gồm có 1 Thượng tướng, 3 Trung tướng, 7 Thiếu tướng, 11 Đại tá và 9 cán bộ cao cấp lão thành cách mạng trong đó có một nguyên Thứ trưởng. Nhiều sai phạm của Chính phủ Bản kiến nghị nêu lên những thất bại trong chính sách cũng như tư cách của người lãnh đạo quốc gia đã nhiều lần làm nhân dân đặt câu hỏi về tài năng đức độ của họ. Đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bản kiến nghị nhấn mạnh đến trường hợp mới nhất là vụ Vinashin. Dựa vào bản báo cáo của Ban kiểm tra Trung ương Đảng cho biết thì ông Phạm Thanh Bình là người trực tiếp lộng quyền, dối trá và dẫn đến nhiều việc làm sai trái nghiêm trọng khiến cuối cùng tập đoàn này đã vỡ nợ với con số lên tới 84 ngàn tỷ. Bản kiến nghị ghi rõ, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là người chịu trách nhiệm trực tiếp vì đã lập ra tập đoàn này và chỉ đạo ông Bình vào vai trò cao nhất. Tập đoàn Vinashin do chính phủ trực tiếp quản lý nhưng không biết lời lỗ ra sao trong một thời gian dài để rồi khi sụp đổ Thủ tướng Dũng đã ra lệnh cơ cấu lại hầu che lấp lỗi lầm của mình. |
Sinh viên TP Hồ Chí Minh thực hiện quyền yêu nước bằng 6 chữ "HS-TS-VN"
Kính gửi các bác trong BBT Bauxite Việt Nam,
Những sự cố xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy chúng ta không thể mất cảnh giác. Sự đe dọa của Trung Quốc đối với nước ta trong quá khứ hiện đang được lặp lại. Các đảo Hoàng Sa và Trường Sa rõ ràng là của Việt Nam mà Trung Quốc cũng đem vũ lực xâm chiếm. Biển Đông của ta bị lính Trung Quốc xâm phạm và chúng ngang ngược bắn giết ngư dân người Việt… Còn nhiều lĩnh vực khác nữa, cho đến cả sách báo phim ảnh hiện cũng mang đậm tính chất Tàu. Nếu không cảnh giác và giữ vững chủ quyền của mình thì họa nô lệ không phải là chuyện xa vời. |