Chưa đủ căn cứ sử dụng bùn đỏ Tây Nguyên

Ph. Hương

clip_image003

 

Công trường khai thác bauxite-alumin Nhân Cơ, Đắk Nông

 

Tại Việt Nam chưa có tư liệu về bùn đỏ như các nước, chưa tiến hành khai thác bauxite, nên không thể biết trong thành phần bauxite có những gì. Vì thế, việc ứng dụng bùn đỏ cần phải có nghiên cứu thêm. Nếu làm được thì Hungary đã làm từ rất lâu rồi.

Ý kiến của các nhà khoa học về các công bố ứng dụng bùn đỏ vào sản xuất trong thời gian qua.

"Nếu làm được, Hungary đã làm từ lâu rồi"

Ông Trần Tư Hiếu, Hội Khoa học kỹ thuật phân tích Hóa Lý và Sinh học Việt Nam cho rằng, trường hợp ở Đà Lạt mới đang tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, áp dụng trên diện tích hẹp. Nếu đưa ra áp dụng cho số lượng bùn đỏ lên đến hàng triệu tỷ tấn có thể ngoài sự kiểm soát.

Hoặc nếu thành công cũng sẽ rất tốn kém, trải qua nhiều khâu chế biến mới có thể tách các chất, nhất là kiềm, chất khiến cây cối không thể sinh trưởng được.

Mặt khác, trong bùn đỏ chứa nhiều yếu tố gây độc: Titan, oxit sắt, oxit nhôm, oxit silic, các chất này có thể khiến các sinh vật chậm phát triển, ví dụ đã được đưa ra khi đem lúa trồng trên bùn đỏ, chỉ sau 2 cây cây lúa chết, nên cần đầu tư công nghệ tiến hành biện pháp trung hòa với tỷ lệ chính xác nhất, thỏa đáng để có quy trình liên hoàn, triệt để. Đồng thời tính toán đến việc thu gom các kim loại khi tách, tránh khuyếch tán ra ngoài môi trường.

“Về nguyên tắc cách pha chế trung hòa như nghiên cứu của trường ĐH Đà Lạt là đúng, tuy nhiên bài học từ Hungary chúng ta đều biết, đây là đất nước phát triển, họ có nhiều nghiên cứu về bùn đỏ, vẫn còn để xảy ra sự cố vỡ đập như vừa qua. Nếu làm được thì Hungary đã làm từ rất lâu rồi” - Ông Hiếu lo ngại.

Ứng dụng bùn đỏ cần phải có nghiên cứu thêm

Ông Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội khoa học Đất, cũng lưu ý, không nên vội vã đưa ra kết luận. Tại Việt Nam chưa có tư liệu về bùn đỏ như các nước, chưa tiến hành khai thác bauxite, nên không thể biết trong thành phần bauxite có những gì. Vì thế, việc ứng dụng bùn đỏ cần phải có nghiên cứu thêm. Không chỉ bài học từ Bungary, mà ngay việc “lúa cổ” Thành Dền vừa qua cũng là bài học lớn cho chúng ta.
Gần đây, các nhà khoa học thuộc Việt Nam cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nhờ đặc tính của sắt và nhôm của bùn đỏ, bổ sung thêm một số chất khác và tạo thành viên để lọc lưu huỳnh trong khí biogas trước khi đốt (trong biogas ngoài lưu huỳnh còn có CO2 và nước, nhưng lưu huỳnh là chất khó xử lý và gây hại cho thiết bị đốt).
Trong trường hợp này, theo ông Nguyễn Lân Hùng (Hội các ngành sinh học Việt Nam) cho biết, phương pháp này không có nhiều tính khả thi, bản thân trong biogas không quá nhiều chất lưu huỳnh, chất độc trong biogas không đáng kể, trong khi chất độc trong bùn đỏ thì khá lớn, không ai biết sau này có tác dụng phụ như thế nào, cần có nghiên cứu đầy đủ tác hại trong suốt quá trình.
“Điều quan trọng là ở người nông dân, nhiều khi họ không quan tâm nhiều đến vấn đề này, lâu nay họ vẫn sử dụng khí đốt biogas mà không kêu ca gì, giờ mỗi lần dùng khí biogas người nông dân lại phải nạp chất xử lý, giá thành lại cao, có lẽ như thế rất khó khả thi" - ông Hùng nói.

Ph. H.

Nguồn: Beenet

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn