Đan Mạch hủy bỏ các dự án tài trợ cho Việt Nam vì có gian lận

clip_image001  

Bộ trưởng Bộ Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach. Hình: Wikimedia commons - Chlordk

 

Đan Mạch hủy bỏ các khoản viện trợ để giúp Việt Nam ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, và nói rằng các ngân khoản này đã bị sử dụng sai trái.

Bản tin của The Copenhagen Post hôm nay loan tin là Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch, Christian Friis Bach, đã đưa ra quyết định đó sau khi tin tức tường trình về nhiều hành động gian lận.

Bộ trưởng Friis đã cắt nguồn tài trợ cho tất cả 3 dự án giúp Việt Nam, sau khi một cuộc điều tra độc lập của công ty Price Waterhouse Coopers phát hiện ra vô số “những điểm bất thường”.

Viết trên trang web của Bộ Phát triển Đan Mạch, Bộ trưởng Friis nói rằng: “Điều quan trọng là phải hành động chống những kẻ đã sử dụng sai mục đích các quỹ viện trợ của Đan Mạch để chứng tỏ rõ rệt về hệ quả của các hành động đó. Những kẻ đã có hành động gian lận phải bị ngăn chận và trừng phạt”.

Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

Lê Anh

clip_image002

Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành

 

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.

Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.

Bè cá Trung Quốc hoành tráng

Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200 m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.

Việt Nam lo 'xung đột quân sự' ở Biển Đông

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.

clip_image001

Việt Nam là một trong các quốc gia chủ chốt trong việc thúc đẩy diễn đàn ADMM

Việt Nam y án tù sơ thẩm cho hai nhà hoạt động nhân quyền tại Nghệ An

Anh Vũ

AFP dẫn nguồn tin tư pháp Việt Nam cho biết phiên tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An hôm nay, 30/05/2012, vẫn y án tù giam đối với hai nhà đấu tranh nhân quyền, bà Hồ Thị Bích Khương và mục sư Tin lành Nguyễn Trung Tôn, bị buộc «tuyên truyền chống Nhà nước».

clip_image001

Bà Hồ Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn trước khi bị bắt (vietnoiket.net)

Trần Quang Thành: Thử thách lớn nhất của Trung Quốc là thiếu vắng một Nhà nước pháp quyền

Thụy My

clip_image001  

Luật sư Trần Quang Thành cùng với vợ nhân cuộc phỏng vấn tại New York 24/05/2012. REUTERS

 

Tình trạng thiếu vắng một Nhà nước pháp quyền là thử thách chủ yếu cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai, và có thể đe dọa đến "sự ổn định chính trị" của đất nước. Luật sư mù Trần Quang Thành hiện đang ở Mỹ, đã nhận xét như trên trong bài viết trên mục diễn đàn của tờ New York Times, được hãng tin Pháp AFP trích dẫn hôm nay 30/05/2012.

Ông Trần Quang Thành viết: «Vấn đề cơ bản mà chính phủ Trung Quốc phải đối phó là, đó là thiếu vắng công lý. Trung Quốc không thiếu luật lệ, nhưng lại thiếu một Nhà nước pháp quyền». Ông nhấn mạnh do vậy mà «Những người quản lý trường hợp của tôi đã có thể nhạo báng luật pháp của đất nước trong nhiều năm trời».

Vị «luật sư chân đất» cũng nói rằng: «Tất cả các trường hợp dù quan trọng ít hay nhiều, ở mọi cấp tư pháp đều bị ủy ban chính trị - pháp luật của đảng Cộng sản kiểm soát. Vấn đề thiếu vắng Nhà nước pháp quyền có thể là thử thách chủ yếu cho các nhà lãnh đạo mới sẽ lên nắm quyền vào dịp đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa thu này».

Nhà máy điện hạt nhân và ung thư trẻ em

TS Phạm Hải Hồ

nuclear_thumb[6] Sau thảm họa động đất - sóng thần - điện hạt nhân tàn phá đất nước hoa anh đào, nhiều quốc gia trên thế giới nghiêm túc xem xét lại chính sách năng lượng của mình, khẩn trương kiểm tra độ an toàn của các lò phản ứng đang hoạt động hay ít nhất cũng tạm cho “nghỉ” một số nhà máy “cao tuổi” [a]. Tại Đức, ngày 30/05/2011, sau khi tham khảo ý kiến của những nhà khoa học, đại diện các tổ chức xã hội dân sự và Ủy ban Đạo đức, chính phủ Đức đã quyết định cho ngừng hẳn 8 nhà máy nguyên tử đang tạm ngưng hoạt động và đóng cửa nhà máy cuối cùng vào năm 2022 [b]. Mới đây, Nhật Bản đã tạm thời đóng cửa tất cả 54 nhà máy điện hạt nhân vì trắc nghiệm cho thấy chúng không đủ sức chịu đựng trạng thái stress, và hủy bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy mới của họ [c]. Chúng ta đừng quên rằng Đức và Nhật là hai nước đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển việc xây dựng nền công nghiệp hạt nhân lớn mạnh với tỷ lệ điện nguyên tử đáng kể. Chúng ta cũng nên biết rằng mỗi nhà máy hạt nhân ngừng hoạt động sẽ gây thiệt hại tới khoảng một triệu euro/ngày cho chủ nhà máy (theo ước tính của Lutz Mez thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Chính sách Môi trường của trường đại học Freie Universität Berlin, điều được Barbara Meyer-Bukow, phát ngôn viên của công ty Vatterfall đang vận hành nhiều nhà máy hạt nhân ở Đức gián tiếp xác nhận [b bis].

Chiếm đoạt đất đai ở những nước đang phát triển

Dominique Chassard

Đào Hùng dịch từ Tập san của Trung tâm Lebret, Développement & Civilisations (Phát triển và Văn minh), số 401, tháng 3-2012.

Chiếm đoạt đất đai ở những nước đang phát triển là một vấn đề thời sự nóng hổi và đang làm dấy lên những hành động phản đối mạnh mẽ qua các xuất bản phẩm, hội thảo trên thế giới. Tác giả bài này là một nhà hoạt động trong ban điều hành quốc tế của Tổ chức cứu trợ Công giáo Pháp, đã tổng hợp những tranh luận đang diễn ra làm lay động cộng đồng nông dân trên thế giới, đồng thời trình bày những hoạt động của các tổ chức quốc tế và hiệp hội nông dân ở những nước có liên quan. Chúng tôi xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo, trong bối cảnh Việt Nam, dù hiện nay chưa thấy nói đến hiện tượng này, nhưng không phải không có tiềm năng xảy ra.

Đào Hùng

Vinacomin lại hoãn chạy dự án bauxite

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hoãn chạy thử nhà máy tinh chế bauxite ở Lâm Đồng lần thứ hai trong bối cảnh dường như tập đoàn đang đói vốn cho cả kinh doanh và sản xuất.

clip_image001

Dự án bauxite là chủ đề thu hút quan tâm của dư luận trong nước.

Đường vận chuyển bauxite Lâm Đồng: Bao giờ cho đến... tháng 6?

Khắc Dũng

Dự kiến, đến tháng 6 này, nhà máy alumin thuộc Dự án tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) chính thức đi vào hoạt động. Công trình nâng cấp tỉnh lộ 725 phục vụ nhà máy cũng đã được khởi công và theo tính toán cũng sẽ cơ bản hoàn thành vào tháng 6.

clip_image001

Nỗi lo của “con đường vận chuyển bauxite” còn là quốc lộ 20 nối tỉnh lộ 725 với Biên Hòa – Đồng Nai. Ảnh: K.D

Vì sao Philippines không sợ Trung Quốc?

Thanh Quang, Phóng viên RFA

Khác với thái độ nhún nhường của Việt Nam, Philippines đã mạnh mẽ công khai đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.

clip_image001

Dân chúng Philippines tập trung hàng trăm người biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Manila hôm 7 tháng 5 vừa qua. RFA screen cap

Quyền tự chọn thuyền trưởng cho con tàu Hàng hải Việt Nam

KS Doãn Mạnh Dũng

Ngành Hàng hải là ngành đặc thù. Nghề nghiệp buộc con người phải sống có tổ chức và kỹ luật để đủ sức chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nguời thuyền trưởng phải là biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh của cả thủy thủ đoàn. Khi con tàu gặp nạn, người thuyền trưởng phải là người rời tàu cuối cùng và hơn nữa phải chấp nhận hy sinh cho đồng nghiệp sống sót.

Chiều ngày 26/5/2012, Thuyền trưởng Nguyễn Công Hệ và tôi đến thăm ông Ngô Tuyết. Chúng tôi quý ông không chỉ về nhân cách mà cả sự cống hiến dày đặc của cả cuộc đời cho ngành Hàng hải Việt Nam.

Năm 1955, ông là người cuối cùng rời Quy Nhơn lên tàu Ba Lan tập kết ra Bắc. Trong chiến tranh, ông lăn lộn ở tuyến lửa Khu IV điều hành các tàu tự lực và giải phóng. Cả đời ông sống trong sự thanh cao và nghĩa khí. Cán bộ trong ngành khi gặp khó khăn thường đến xin ý kiến ông.

Về các ý kiến của ông Phạm Quang Tuấn

Trương Nhân Tuấn

Sau khi đăng lá thư của 66 nhân sĩ trí thức người Việt gửi đến ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Philipinnes tại Hà Nội http://www.boxitvn.net/bai/37175 bày tỏ sự ủng hộ quyền chủ quyền và các hành động bảo vệ quyền chủ quyền chính đáng của nước Cộng hòa Philipinnes đối với khu vực Panatag Shual trong cuộc tranh chấp không cân sức giữa Philipinnes và Trung Quốc ở khu vực này, BVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả, nhiệt liệt đồng tình hoặc xin được tiếp tục ký tên. Chúng tôi đều có giải đáp tường tận lý do không thể mở rộng việc lấy chữ ký: vì khả năng của bộ phận biên tập có hạn, trong khi đang thu nhận chữ ký về bản Tuyên bố Văn Giang rất khó lòng đảm đương thêm một việc tương tự.

Trong số các ý kiến gửi về, có ý kiến của ông Phạm Quang Tuấn http://www.boxitvn.net/bai/37370, phân tích chỗ không xác đáng trong một số bài viết của ông Trương Nhân Tuấn đăng liên tiếp trên một vài trang mạng nước ngoài, coi lá thư ủng hộ Philipinnes là «một nghĩa cử đẹp» nhưng «đáng lấy làm tiếc», bởi sự «hoàn toàn ủng hộ các hành động bảo vệ quyền chủ quyền của Philipinnes» tại vùng biển đã nói - theo ông Trương - là « tinh thần về «nghĩa vụ quốc tế» [...] ở mức độ bất bình thường», và cũng bởi - theo ông Trương - «ủng hộ và kêu gọi mọi người ủng hộ Phi, trong khi vấn đề của đất nước thì không thấy ai quan tâm». Ông Phạm Quang Tuấn đã chỉ cho thấy, không những nội dung lá thư không hề dẫn đến những liên tưởng kỳ lạ như ông Trương nói, mà cách hiểu của ông Trương về các vấn đề xung quanh bãi đá Scarborough Reef, nếu chiếu theo Luật biển của Liên Hợp Quốc, cũng còn nhiều bất ổn.

Đáp lại ý kiến của ông Phạm Quang Tuấn, ông Trương Nhân Tuấn gửi đến BVN bài viết phản bác Về các ý kiến của ông Phạm Quang Tuấn. Đang chuẩn bị đăng thì bài này đã xuất hiện trước trên trang mạng Dân luận khiến chúng tôi lâm vào bị động. Nhưng âu cũng là một điều may, nhờ bài viết đó đưa lên Dân luận mà chúng tôi lại nhận tiếp hai bài trao đổi với ông Trương Nhân Tuấn của hai ông Phạm Quang Tuấn (bài thứ hai) và Dương Danh Huy. Trân trọng đăng cùng lúc cả ba bài, BVN xin được kết thúc cuộc tranh luận tại đây, với một vài nỗi niềm mong muốn giãi tỏ: mục tiêu của chúng ta trước sau vẫn là nhằm giải đáp những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của đất nước. Giải đáp bằng lý lẽ và giải đáp bằng hành động. Bàn bạc không phải để kình chống nhau nhằm thoả mãn cái «tôi» mà để gắn sát lại với nhau trong mục tiêu quan trọng đó mới là một biểu tỏ thật sự của hành động vì đất nước. Ủng hộ Philipinnes chống lại đòi hỏi vô lý của một đế quốc sừng sỏ đang trong cơn thèm khát độc chiếm biển Đông vì cái trữ lượng dầu quá lớn được dự báo nằm sâu dưới đáy, đến mức không từ một thủ đoạn xảo quyệt và tàn bạo nào mà y không giở ra với các nước nhỏ quanh mình có chủ quyền không thể chối cãi ở vùng biển ấy, đó cũng là cách bảo vệ hữu hiệu đối với Việt Nam, để cả dân tộc không rơi vào thờ ơ «cháy nhà hàng xóm bằng chân như vại», đến khi lửa bén sát lưng mình có hối cũng không còn kịp.

Bauxite Việt Nam

Trả lời bài “Về các ý kiến của ông Phạm Quang Tuấn”

Phạm Quang Tuấn

Ông Trương Nhân Tuấn không đáp ứng thỏa đáng được điểm nào trong bài trước của tôi.

1. So sánh khập khiễng để chứng minh rằng Scarborough Reef đủ lớn để được vùng Đặc quyền kinh tế

Ông Trương Nhân Tuấn (TNT) bảo ông không hề nói rằng Scarborough Reef đủ lớn để được vùng Đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, ông đã viết: “Các thí dụ ở trên cho thấy một đảo, đá, có thể không có người sinh sống và nền kinh tế tự túc, đôi khi vẫn có hiệu lực đầy đủ về ZEE và thềm lục địa. Nếu so sánh các đảo HS và TS, thậm chí bãi cạn Scarborough với các đảo trên, đồng thời xét qua các án lệ về chủ quyền và tình trạng pháp lý của các đảo, thì các đảo HS, TS hay bãi cạn Scarborough có thể được xem là ‘lãnh thổ’. Từ đó một nước có thể chiếm hữu, có thể đòi hiệu lực về ZEE và thềm lục địa”.

Những ngộ nhận của ông Trương Nhân Tuấn liên quan đến bức thư gửi Đại sứ Philippines

Dương Danh Huy

Trước dã tâm xâm lấn và ngôn từ đe dọa của Trung Quốc trong tranh chấp với Philippines trong khu vực Scarborough, ngày 21/5/2012, một nhóm trí thức trong và ngoài nước đã gửi một lá thư bày tỏ sự ủng hộ cho Philippines [1]. Bức thư cũng khẳng định rằng bản đồ “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tùy tiện vẽ ra là phi pháp và là mối đe dọa cho khu vực.

Tuy nhiên, ông Trương Nhân Tuấn (TNT) đã có những lời chỉ trích lá thư [2]. Điều đáng chú ý là những chỉ trích của ông hoàn toàn không có cơ sở khoa học, phi lý, và có những chỗ thể hiện sự hiểu biết còn rất hạn chế.

Cựu thủ tướng Nhật khuyến cáo từ bỏ điện hạt nhân

Đức Tâm

Ngày hôm nay, 28/05/2012, ông Naoto Kan, người đảm trách chức vụ Thủ tướng khi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima, đã ra điều trần trước một Ủy ban điều tra độc lập của Nghị viện. Cựu Thủ tướng Nhật Bản thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong thảm kịch này và cho rằng giải pháp an toàn nhất là từ bỏ điện hạt nhân.

clip_image001

Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ra điều trần ngày 28/5/2012 trước Ủy ban độc lập của Nghị viện về tai nạn hạt nhân Fukushima. REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Nên hay không nên xây nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam?

Gia Minh, Biên tập viên RFA

Vấn đề xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm giúp đáp ứng nhu cầu điện năng tại Việt Nam trong tương lai tiếp tục là đề tài gây tranh luận tại Việt Nam.

VIETNAM-ENERGY-NUCLEAR

Một người đang nhìn vào mô hình lò phản ứng hạt nhân Mitshubishi tại một cuộc triển lãm về điện hạt nhân tại Hà Nội hôm 28/5/2010. Việt Nam có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân và sẽ hoạt động vào năm 2020. AFP photo

Vinalines và “tam quyền phân lập”

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước ngày càng lộ rõ những sai phạm nghiêm trọng có cả biểu hiện của lợi ích nhóm và tham nhũng.

clip_image001

Trụ sở của Vinalines, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. RFA

Quốc hội đã cắm mũi khoan vào hòn đá tảng

Bùi Công Tự

Bản cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định rằng “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong các bài nói gần đây nhất tại trường Đảng cao cấp Cuba và tại hội nghị TW 5 (khóa XXI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của luận điểm nói trên. Theo ông, đó là một trong những luận điểm được nêu lên qua kết quả của quá trình “trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, đúc kết từ thực tiễn đổi mới thành công của Việt Nam”.

Không hiểu cái “thực tiễn” mà TBT Nguyễn Phú Trọng “đúc kết” là thực tiễn nào? Còn cái thực tiễn sờ sờ trước mắt mọi người những năm vừa qua là hiện thực yếu kém, sai phạm đến trở thành tội đồ, trở thành quốc nạn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, gọi chung là doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Một cái tát đau đớn!

Nguyễn Đăng Hưng

Nhân câu trả lời của Thủ tướng Áo Werner Faymann

Tại sao các nước không tổ chức một chiến dịch bài bản mời mọc Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm có định kỳ?

Đã từ lâu, từ ngày Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng năm 1959, từ ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng phải sống lưu vong tại Ấn Độ cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn dằn mặt các nước khi nguyên thủ nước đó có nhã ý tiếp kiến vị lãnh đạo tinh thần đáng kính này.

Chính quyền Bắc Kinh đã tỏ ra hết sức phẫn nộ sau cuộc gặp gỡ mới đây giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thủ tướng Anh David Cameron. Bắc Kinh đã nổi giận và không ngần ngại dùng những lời lẽ gay gắt lên án Luân Đôn đã có hành động “sỉ nhục đối với dân tộc Trung Quốc” và đã chính thức phản đối Luân Đôn về sự kiện này. Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc đã quyết định hủy bỏ chuyến công du Anh Quốc dự trù vào tháng Năm này!

‘Gặp Đạt Lai Lạt Ma là quyền của tôi’

Hàng trăm người đã tập hợp ở thủ đô Vienna của Áo hôm thứ Bảy ngày 26/5 để chào đón Đạt Lai Lạt Ma sau khi nước này đã phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc rằng quan hệ giữa hai nước sẽ tổn hại nếu Áo vẫn tiếp đón nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng.

clip_image001

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được đón tiếp ở Anh trước khi đến Áo

Trung Quốc sắp hoàn tất căn cứ không quân bao quát Biển Đông và Hoa Đông

Trọng Nghĩa

Theo nhật báo Đài Loan The China Post vào hôm nay, 27/05/2012, Trung Quốc đang triển khai máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không tại một căn cứ không quân ở tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Nam Trung Quốc. Chiến đấu cơ Trung Quốc triển khai tại căn cứ này có khả năng bay tới Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan cũng như một số hòn đảo đang tranh chấp ở vùng Biển Đông. 

clip_image001

Một máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đang bay về căn cứ. Ảnh: Reuters

Những sai sót trong các bài về Scarborough Reef của ông Trương Nhân Tuấn

Phạm Quang Tuấn

Thư của một nhóm nhân sĩ Việt Nam gửi ủng hộ Philippines trong cuộc tranh chấp bãi Scarborough đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều người trong và ngoài nước. Nhà nghiên cứu Dương Danh Huy (“Gửi thư ủng hộ Philippines, nên hay không?”) viết: “Việc gửi bức thư đó là một hành động độc đáo góp phần vào những viên gạch tạo điều kiện cho việc xây dựng một sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines nhằm chống đường chữ U mà không gây phương hại gì cho Việt Nam”. Tuy nhiên, ông Trương Nhân Tuấn (TNT) đã viết nhiều bài đả kích mạnh mẽ (“Tranh chấp Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough”, “Về bản lên tiếng ủng hộ Phi Luật Tân trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough”, “Hiểu thế nào về nội dung của bản tuyên bố ủng hộ Phi Luật Tân trong tranh chấp Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough?”), cho rằng sự ủng hộ này là “phi lý”, “bất bình thường”, “ủng hộ Phi, trong khi vấn đề của đất nước thì không thấy ai quan tâm”, và “có thể đem lại bất lợi cho VN về sau”.

Những câu hỏi cần được giải trình

Mặc Lâm, Biên tập viên, RFA, Bangkok

Phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa qua về các vấn đề kinh tế tài chính đã được nhiều đại biểu đưa ra các ý kiến hết sức thiết thực liên quan đến báo cáo của chính phủ cũng như hiện trạng kinh tế tài chính hiện nay.

clip_image001

Bộ Tài Chính Việt Nam, Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. RFA

CÁC VẤN ĐỀ NÓNG VỀ CHÍNH TRỊ Ở ĐỨC ĐƯỢC CÔNG KHAI HÓA NHƯ THẾ NÀO?

Nguyễn Minh Tuấn

clip_image001

Ảnh: Statista 2012

Ở Đức, từ năm 1977 đến nay, vào tối thứ Sáu cuối cùng mỗi tháng có một chương trình truyền hình rất đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ZDF – chương trình Politbarometer. Đây là chương trình công bố công khai kết quả thăm dò ý kiến của người dân Đức về các vấn đề chính trị quan trọng trong tháng.

Danh sách 9

STT

Họ và tên

Nghề nghiệp

3272.

Hồ Thị Kim

Bác sĩ Răng Hàm Mặt, nguyên Phó phòng khám đa khoa Bệnh viện Nguyễn Trãi TP Hồ Chí Minh

TP.HCM

3273.

Khương Quang Đính

Chuyên gia Công nghệ Tin học

Pháp

3274.

Ngô Duy Quyền

Kỹ sư cơ khí

Hà Nội

3275.

Nguyễn Đỗ Minh Trang

Kỹ sư

Hải Phòng

3276.

Cao Văn Sơn

Nhân viên văn phòng

TP.HCM

3277.

Danny Lee

Worker

Canada

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội nhận được văn bản phản đối từ phong trào vận động thu thập chữ ký yêu cầu Nhật Bản đình chỉ việc xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang Việt Nam

24/05/12, Văn phòng Jiji Press tại Hà Nội

Bản dịch của DO ANH

Qua một blog tại Việt Nam, phong trào vận động ký tên vào văn bản kiến nghị phía Nhật Bản ngừng hợp tác trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam đã được tiến hành.

Văn bản này được gửi tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội bằng đường bưu điện từ trước ngày 23/5. Đại sứ quán chưa tiết lộ cụ thể về nội dung của văn bản, tuy nhiên theo truyền thông địa phương, số người tham gia ký tên đã lên tới trên 100 người, và ở đây phê phán việc Nhật Bản vẫn tiến hành xuất khẩu công nghệ lò phản ứng hạt nhân sau sự cố Fukushima là "sự vô trách nhiệm".

Tại quốc gia có một đảng cầm quyền là Đảng Cộng sản như Việt Nam, việc tiến hành phản đối một chính sách quốc gia như xây dựng nhà máy điện hạt nhân là điều không bình thường/không có tiền lệ.

Khoán 10 và bài học cho chúng ta hôm nay

KS Nguyễn Văn Thạnh

Khoán 10

Sau năm 1954 và năm 1975 với niềm tin kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước sẽ tốt đẹp, không còn nạn người bóc lột người, sẽ có quan hệ sản xuất tiên tiến, sẽ thúc đẩy sản xuất... chúng ta đã thực hiện mô hình hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp: ruộng đất là của chung, sở hữu của toàn dân, của hợp tác xã, nhà nước cử các ban chủ nhiệm hợp tác xã để chăm lo sản xuất. Kế hoạch là sẽ có các cánh đồng ngàn mẫu, sẽ cơ giới hóa: cày bừa bằng máy kéo, phun thuốc sâu bằng máy bay... như mơ ước của các vị lãnh đạo.

Tuy nhiên qui luật tự nhiên của kinh tế, của sở hữu không đúng như vậy, hợp tác xã tàn tạ, đói nghèo, nông nghiệp bết bát... Cuối cùng, lối thoát là trả lại ruộng đất cho nông dân, để họ tự quyết sản xuất (Khoán 10). Điều kỳ diệu đã đến: từ thiếu đói, chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.

Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế: Mới chỉ là nhà xây thô

L. Kiên - V.V. Thành - V. Sự

clip_image001

 

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM): “Đề án mới chỉ là nhà xây thô” - Ảnh: L.K.

 

TT - Đây là nhận định chung của nhiều đại biểu khi đánh giá về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong phiên thảo luận tổ ngày 24-5. Các đại biểu cho rằng đề án chỉ mới có khung chứ chưa nêu được giải pháp, cơ chế và nguồn lực để triển khai.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) nhận xét “đây chỉ mới là dự án tiền khả thi, đọc thì thấy thú vị nhưng làm thì không biết phải làm thế nào”.

Không ai có thể tự nhổ răng, tự cắt ruột thừa

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) cho rằng muốn tái cơ cấu được như đề án - giúp các doanh nghiệp tư nhân chịu được những kỷ luật thị trường - thì phải thay đổi toàn diện từ việc sử dụng vốn, tuyển dụng nhân lực, cơ chế với người đứng đầu. Đồng thời phải dự toán cần bao nhiêu tiền, phân bổ như thế nào và lúc nào.

Đồng ý với ông Hòa, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) ví von: “Không ai có thể tự nhổ răng, tự cắt ruột thừa được. Cũng với những con người ấy, cơ chế ấy đổi qua đổi lại thì không thể tái cơ cấu được”. Đại biểu Nghĩa nhận định đề án tái cơ cấu lần này được đề ra trong bối cảnh “không bình thường”, khi mà nền kinh tế đang “mắc bệnh” và tái cơ cấu là để chữa bệnh. Do đó phải định bệnh cho chính xác.

Việt Nam đòi Trung Quốc giao trả hai chiếc tàu cá còn bị giữ lại

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Bà Trương Thị Bông (trái) và Bùi Thị Vân (phải), vợ của các ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt đang ngóng chờ chồng. Ảnh chụp ngày 10/04/2012. REUTERS/Kham

 

Ngày 21/05/2012 vừa qua, năm ngày sau khi chận bắt hai tàu đánh cá Việt Nam tại vùng Hoàng Sa cùng với 14 ngư dân, chính quyền Trung Quốc đã trả tự do cho những người bị bắt giữ, đồng thời trả lại một chiếc tàu. Chiếc còn lại cùng toàn bộ ngư cụ, thiết bị, hải sản đánh bắt được đã bị phía Trung Quốc tịch thu. Ngay sau khi số ngư dân về đến Quảng Ngãi an toàn, vào hôm qua, 24/5, chính quyền Việt Nam đã lên tiếng đòi Trung Quốc trao trả toàn bộ các tài sản của ngư dân Việt Nam đã bị họ cưỡng chiếm.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị, sau khi nhận được thông báo của phía Trung Quốc về vụ này, Việt Nam có công hàm phản đối, nội dung nêu rõ :

«Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam».

Gửi thư ủng hộ Philippines, nên hay không?

Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)

Ngày 21/5/2012 66 người Việt gửi một bức thư đến đại sứ Philippines ở Việt Nam để bày tỏ sự ủng hộ cho Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Bức thư này đưa ra những điểm chính:

● Ủng hộ “quyền chủ quyền” của Philippines trong khu vực bãi cạn Scarborough.

● Phản đối việc Trung Quốc dùng đường 9 đoạn nhằm chiếm đoạt vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, Việt Nam và một số nước ASEAN khác.

● Phản đối “các hành động bất hợp pháp, đe dọa dùng vũ lực” của Trung Quốc.

● Ủng hộ đề nghị của Philippines đưa tranh chấp bãi cạn Scarborough ra Tòa án Luật Biển Quốc tế.

Thư ngỏ gửi Ban biên tập báo Cựu chiến binh

Phùng Hoài Ngọc

Kính gửi Ban biên tập báo Cựu chiến binh, 

Tôi là một bạn đọc lần đầu tiên biết tới tờ báo Cựu chiến binh khi nghe dư luận phản đối tờ báo của quý vị đăng bài bênh vực 5 “thương binh nặng” “bị cán bộ Viện Hán Nôm đánh đập” mà không xác minh tìm hiểu vụ việc…

Thiên hạ chắc chắn không tin một tin “giật gân” như thế (nếu có chăng chỉ có báo Quân đội Nhân dân tin cậy và viết luôn bài hưởng ứng, nhưng sau 120 phút chợt thấy “bé cái nhầm” nên vội rút bài). Ai có thể tin những nhà trí thức say mê với vốn cổ Hán Nôm của dân tộc, một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam, lại nỡ đánh ngất xỉu một thương binh to khỏe như hộ pháp đang chủ động hăng máu gây hấn tại một nơi thanh cao, tôn quý như Viện Hán Nôm?

Chuyện Trường Sa của người Trường Sa: VI - Đóng giữ đảo Len Đao

Nguyễn Đình Quân

Phải mất hơn nửa năm trời, việc đóng giữ đảo Len Đao mới hoàn thành, trước họng pháo của tàu Trung Quốc.

Trong entry Chuyện Trường Sa của người Trường Sa: IV – Đóng giữ đảo Đá Đông http://blog.yahoo.com/thiemthu/articles/145351/index , Đại tá Nguyễn Văn Dân kể chuyện chạy đua và đấu trí với tàu Trung Quốc để đóng giữ đảo Đá Đông, ngày 19-2-1988. Trong khi đang chỉ huy củng cố phòng thủ Đá Đông, đêm 13-3, Đại tá (lúc đó là Trung tá) Dân được lệnh lên tàu HQ 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn. Trung Quốc đang lăm le chiếm đóng các bãi cạn Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin ở Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn.       

Tàu HQ 614 hành quân ngay trong đêm 13-3, đi ở khoảng giữa đảo Châu Viên và đảo Phan Vinh. Có hai tàu Trung Quốc đến kèm, phá sóng liên lạc, theo Đại tá Dân nhớ là tàu 203 và tàu 205.

Báo Tuổi trẻ phản đối việc truy tố nhà báo Hoàng Khương

Thanh Phương

Ngày 23/05/2012, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã có kết luận điều tra vụ «đưa và nhận hối lộ» liên quan đến nhà báo Hoàng Khương, báo Tuổi trẻ. Cơ quan này đề nghị truy tố ông Hoàng Khương với tội danh «đưa hối lộ».

clip_image001

Ảnh nhà báo Hoàng Khương trên trang web của tổ chức Phóng viên Không Biên giới

Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới?

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA, Bangkok

clip_image001  

Cổng trụ sở Bộ GTVT ở số 80 đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Source vneconomy.vn

 

Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này.

Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà Bộ GTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.

Ai có quyền bán và di dời cơ quan chính phủ

Mặc Lâm: Thưa bà theo những quy định về việc di dời các cơ quan chính phủ ra khu vực xa trung tâm thành phố đã được dư luận hưởng ứng rộng rãi, tuy nhiên theo nhiều cơ quan ngôn luận phản ánh thì dư luận lại rất chống đối việc các cơ quan tự ý bán cơ quan cũ để lấy tiền xây dựng cơ quan mới, ý kiến bà ra sao về việc này?

Thúc giục 'thiện chí' trong vụ Văn Giang

Hiệu trưởng đại học quốc tế có liên quan tới dự án Ecopark nói với BBC về quan điểm của trường sau khi có tranh cãi vì việc thu hồi đất ở Văn Giang, Hưng Yên.

clip_image001

Bạo lực đã xảy ra trong vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang trong tháng Tư

Điện hạt nhân và phát triển bền vững - Nguồn nguyên liệu Urani

TS. Phạm Hải Hồ

Đánh giá điện hạt nhân từ quan điểm phát triển bền vững phải được thực hiện trên cả ba bình diện: lợi ích kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, với tinh thần trách nhiệm không những đối với thế hệ hiện tại mà còn với thế hệ con cháu chúng ta. Một quá trình đánh giá như thế phải bắt đầu từ việc khai thác nguồn nguyên liệu và kết thúc sớm nhất ở các hoạt động xử lý chất thải và thanh lý nhà máy không còn tiếp tục hoạt động nữa. Nhiều khía cạnh, vấn đề liên quan đã được phân tích khá kỹ lưỡng. Trong bài này, tôi chỉ xin đề cập tới nguồn nguyên liệu chính trong việc sản xuất điện hạt nhân, đó là urani.

Trữ lượng urani, tỉ lệ giữa cung và cầu

Năm 2001, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA: International Atomic Energy Agency) đã nghiên cứu khả năng cung cấp nguyên liệu ấy trong 50 năm đầu của thế kỷ 21 và đi tới nhận định chỉ khi nào huy động tất cả các nguồn urani có thể có được, kể cả những nguồn ít chắc chắn hay có hàm lượng thấp và phải khai thác với chi phí lớn, mới đủ cung ứng cho thị trường với mức tiêu thụ trung bình hoặc cao.[1]

Nga lần đầu bình luận về Biển Đông

Đại sứ Nga tại Philippines phản đối nước ngoài can thiệp vào khu vực, nhưng nói Nga quan tâm tới tự do hàng hải ở Biển Đông.

clip_image001

Đây là lần đầu tiên một quan chức Nga có bình luận về tình hình căng thẳng ở vùng biển này.

Tám lý do Việt Nam sẽ có lợi nếu chính phủ hoãn xây nhà máy điện hạt nhân

Phùng Liên Đoàn

Chuyên viên an toàn, môi trường và kinh tế Điện hạt nhân đã làm việc tại Mỹ 40 năm

Nước Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng trên thế giới là phải hết sức thận trọng trong việc xây nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) vì hai lý do chính: ĐHN có rủi ro gây tai nạn phóng xạ, và ĐHN rất đắt tiền. Việc đi ngược lại xu hướng này không phải vì Việt Nam có một nền kinh tế mạnh hoặc một đội ngũ chuyên viên ĐHN chuyên nghiệp như Nga, Nhật, Đức, Mỹ, Pháp… mà vì lãnh đạo ta có một quyết tâm chính trị rất cao và có quyền không cần tham khảo ý dân. Quí vị lãnh đạo ta biết hết, lại tin vào lời báo cáo của cấp dưới là trong tương lai ta rất thiếu điện và ĐHN thế hệ lò thứ ba rất an toàn. Ngay sau biến cố Fukushima lãnh đạo ta vẫn khẳng định mạnh mẽ hơn thủ tướng Đức và thủ tướng Nhật là Việt Nam vẫn tiến tới việc xây nhà máy ĐHN.

Quốc hội phải làm gì khi ra nghị quyết dựa trên những bằng chứng không đúng?

Phạm Duy Hiển

Nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng sau 2020 là lý do cơ bản khiến Quốc hội phải cấp tốc phê duyệt dự án xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tổng công suất 4000 MW do Bộ Công Thương trình lên hồi tháng 11 năm 2009. Theo Bộ Công Thương, vào năm 2020 sau khi đã khai thác hết các nguồn cổ điển như than, dầu, khí và thủy điện, chúng ta sẽ thiếu 115 tỷ kWh, một sản lượng điện rất lớn, tương đương với khả năng cung ứng của toàn bộ hệ thống hiện nay. Mà đây là phương án phụ tải cơ bản. Với phương án phụ tải cao cũng được trình lên Quốc hội xem xét lúc bấy giờ, con số thiếu hụt còn lên đến 226 tỷ kWh.

Nỗi ám ảnh thiếu điện chẳng những đè nặng lên Chính phủ và Quốc hội mà cả những người dân bình thường dù không muốn có ĐHN. Ngay giờ đây, sau khi chứng kiến thảm họa kinh hoàng ở Fukushima, sau khi nước Nhật đóng cửa nhà máy ĐHN cuối cùng, sau khi biết rằng chúng ta còn lâu mới chế ngự được một công nghệ có nhiều tiềm năng mất an toàn như ĐHN, … rất nhiều người dân vẫn lo lắng: liệu ta lấy gì bù vào chỗ thiếu hụt nếu không làm ĐHN?

Bản tin trên Thời báo Manila: Các trí thức Việt Nam ủng hộ Philippines tuyên bố chủ quyền Panatag

Thứ Ba, 22 Tháng 05 Năm 2012

Tin từ Hà Nội: Sáu mươi sáu trí thức Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, đã ủng hộ Philippines trong việc tuyên bố chủ quyền khu vực Panatag (Scarborough) Shoal và kêu gọi Trung Quốc chấm dứt “tuyên bố chia sẻ chủ quyền ngang ngược” của họ trong khu vực này.

Nhóm các nhân sĩ và trí thức Việt Nam nổi tiếng trong và ngoài nước đã gửi thư đến ngài Đại sứ Philippines tại Việt Nam, Jerril Galban Santos để bày tỏ sự ủng hộ của họ về việc Philippines phản đối Trung Quốc.

Trong số các chữ ký đó có cả ngài cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, một số lãnh đạo trong các viện đại học, nhà thơ và cả các nhà xã hội học.

Đá Vành Khăn: Bài học đối đầu giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa

Ngô Thế Vinh

GS Nguyễn Huệ Chi thân mến,

Xin gửi tới Anh một bài viết "không mới" cách đây đã 13 năm [05-1999] đã đăng trên Thế kỷ 21 [số 121, 05-1999] và Talawas, như một "ôn cố tri tân" để thấy rằng không phải mới đây, mà Phi Luật Tân rất sớm - từ cách đây hơn một thập niên, đã có những bước can đảm dấn thân trên Biển Đông để đối đầu với những bước xâm lấn của Trung Quốc.

Thân kính,

Ngô Thế Vinh

Bắc Triều Tiên: chạy trốn nạn dối trá quá liều lượng

Bài của Valérie SIMARD (báo La Presse)

clip_image002

Valérie SIMARD

La Presse

 

Phạm Toàn dịch

clip_image003

Kim Jong-un (bên phải) ngày 15 thángTư vừa rồi trong lễ kỷ niệm một trăm năm sinh Kim Il-Sung, người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Đứng bên nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên là Phó Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Ảnh tư liệu của hãng AP

(Séoul) Choi Song-min rời bỏ Bắc Triều Tiên để qua ở Nam Triều Tiên đã gần một năm. Tự cho là mình đã bị chế độ Bình Nhưỡng phản bội, cựu quân nhân này hiện đang tìm cách làm cho thế giới biết rõ chuyện gì đang xảy ra ở bên trong «Vương quốc nhà tu kín» này. Phóng viên báo La Presse đã gặp ông tại văn phòng của ông ở Séoul.

«Khi nhìn các hình ảnh phát tán trên truyền hình Trung Quốc, tôi thấy đầu óc mình quay cuồng lên. Tôi thấy muốn nôn ọe. Tôi nhận ra rằng mọi điều chính quyền cho chúng tôi biết về thế giới bên ngoài chỉ rặt là dối trá».

Nếu bạn bị xếp hạng “phản động”

Blogger Người Buôn Gió

Đây là câu chuyện được viết bằng ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Không nhất thiết bạn đọc đủ cơ sở để đánh giá rằng nó xảy ra ở nước CHXHCNVN.

Nếu bạn bị liệt vào hạng phản động của nhà cầm quyền thì cuộc đời của bạn sẽ ra sao?

Trước hết tiêu chí để xếp loại phản động là vô cùng phong phú. Ví dụ bạn chỉ trích một chính sách nào đó của nhà cầm quyền về giao thông, thuế, giáo dục...

Hay bạn phản đối nước láng giềng xâm lược, bắn giết đồng bào của bạn.

Hoặc bạn bày tỏ sự thông cảm với những người ''phản động'' khác bị xét xử, tù đày.

Như thế bạn sẽ là phản động với một cụm từ đầy ngôn ngữ luật như ''xâm hại an ninh quốc gia''.

Trung Quốc lại bắt giữ trái phép tàu cá Việt Nam

Minh Như

(ĐVO) Chiều 21.5, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết tàu cá QNg-50003TS của ngư dân Nguyễn Thành Nhất, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ (trên tàu có 7 ngư dân).

Trước đó, ngày 16.5, trong lúc hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, tàu cá QNg-50003TS bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và bắt giữ trái phép. Hiện nay, gia đình của 7 ngư dân trên tàu cá QNg-50003TS tìm mọi cách liên lạc nhưng vẫn chưa bắt được thông tin với những ngư dân này.

Ông Hùng cho biết địa phương đã báo cáo vụ việc lên cơ quan có thẩm quyền để sớm can thiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngư dân khi hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa.

M.N.

Nguồn: baodatviet.vn

Tình trạng thiếu chuyên gia sẽ cản trở sự phát triển điện hạt nhân

Thanh Phương

clip_image001  

Khu vực lò phản ứng số 3 ở Fukushima ngày 21/3/11. Sự cố ở các nhà máy hạt nhân tại đây buộc Việt Nam phải xét lại chính sách phát triển điện nguyên tử. Reuters

 

Trả lời phỏng vấn báo điện tử VnExpress ngày 13/04 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Quân đã tuyên bố rằng, để kịp khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2014, Việt Nam “cần có những chuyên gia giỏi và bảo đảm an toàn hạt nhân, nếu không tiến độ đề ra có thể bị dời lại một hai năm”.

Như vậy là cuối cùng đã có một thành viên chính phủ nhìn nhận một thực tế mà từ mấy năm qua nhiều chuyên gia đã cảnh báo, đó là tình trạng thiếu nhân lực trong lĩnh vực hạt nhân và do vậy Việt Nam có thể sẽ không thể phát triển điện hạt nhân theo như kế hoạch hiện nay.

Theo dự kiến, Việt Nam sẽ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào tháng 12 năm 2014 tại tỉnh Ninh Thuận với đối tác là Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Nhà nước của Nga (Rosatom). Tổ máy số 1 của nhà máy này dự trù sẽ chính thức vận hành vào năm 2020, tổ máy số 2 vào năm 2021. Chính phủ Việt Nam cũng đang đàm phán với Nhật Bản về dự án Ninh Thuận 2, dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 5 năm 2015, với tổ máy số 1 sẽ bắt đầu vận hành từ năm 2021. Tổng cộng chính phủ Hà Nội dự tính xây dựng đến 8 nhà máy hạt nhân từ đây đến năm 2030.

Đập thủy điện Sông Tranh 2: Bê tông đã rệu rã

Thùy Dương - Bửu Lân

clip_image001

 

Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban KHCN-MT Quốc hội và các cơ quan chuyên môn với EVN về thủy điện Sông Tranh 2, các chuyên gia tiếp tục phản bác báo cáo của EVN

 

(VTC News) – GS TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bức xúc: “Báo cáo của EVN không đúng khoa học và qui định...".

Báo cáo thiếu thuyết phục

Tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (UBKHCN-MT) Quốc hội với EVN và các cơ quan chuyên môn liên quan đến sự cố của Thủy điện Sông Tranh 2 ngày 18/5, nhiều chuyên gia tiếp tục phản bác báo cáo của EVN về sự cố này.

Bày tỏ quan điểm tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm UBKHCN-MT Quốc hội Võ Tuấn Nhân lo ngại: “Báo cáo của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 của EVN cho rằng đập an toàn và đưa ra cách khắc phục như vậy là không thuyết phục. Không thấy hồ sơ thiết kế, nhật ký thi công, giám sát ở đâu. Cơ sở khoa học nào để khẳng định là không có vết nứt trong thân đập như báo cáo đưa ra để người dân yên tâm”.

Thủy điện: Thảm họa được báo trước

Thanh Hải

Nói vậy thì oan cho Thủy điện! Chính cách làm thủy điện một cách tràn lan, vội vã, thiếu quan tâm đến môi trường mới là nguyên nhân gây thảm họa. Mà suy cho cùng, cái gì được làm một cách vội vã, tàn phá môi trường lại chẳng sẽ gây thảm họa?

Bauxite Việt Nam

Bà Bùi Hằng kiện lãnh đạo Hà Nội

Một nhà hoạt động vì chủ quyền và dân chủ ở Việt Nam mới được thả tự do đã phát đơn kiện lãnh đạo thành phố Hà Nội vì "giam giữ trái phép" và "ngược đãi nghiêm trọng" đối với bà trong thời gian gần nửa năm bà bị bắt giữ từ cuối tháng 11/2011 ở một trại giáo dục.

clip_image001

Bà Bùi Hằng (phải) kiện Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội vì "giam giữ bà trái phép"

Ai xúi giục thương binh quậy ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm?

Bùi Văn Bồng

Mấy ngày qua, dư luận trong cả nước rất bức xúc về vụ hôm 18/05/2012 một nhóm người lạ mặt tự xưng là “thương binh” đã xông vào Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội, nơi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm việc, hăm dọa ông và một số nhân viên khác của Viện. Từ nhiều năm qua, trang blogger Nguyễn Xuân Diện cũng là một trong số những trang mạng nổi tiếng chống tiêu cực, bảo về công lý, phê phán những cái sai trong thực thi dân chủ... Những kẻ côn đồ càn quấy hung hăng và rất ngang nhiên đòi ông Nguyễn Xuân Diện gỡ bỏ các bài trên blog của ông, đặc biệt là thư ngỏ phản đối chính phủ Nhật viện trợ xây nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.

Trước hết, cần nhận rõ nơi bị bọn côn đồ ngang nhiên quậy phá là một cơ quan Nhà nước cấp Trung ương được thành lập theo quyết định của Chính phủ. Ngày 13-9-1979, Viện Nghiên cứu Hán Nôm chính thức được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm, theo quyết định số 326/CP của Hội đồng Chính phủ và được tái khẳng định thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia trong Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ.

Tận cùng của sự bỉ ổi, hèn hạ và đê tiện

J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Gần đây, tình hình ngư dân trên Biển Đông gặp muôn vàn khó khăn khi làm ăn bị bọn Trung Cộng bắt, giam cầm đánh đập tàn bạo đòi tiền chuộc. Ngoài Biển Đông Trung Cộng ngang nhiên cấm đánh cá trên lãnh hải Việt Nam, rồi lại tiếp tục đưa giàn khoan ra khai thác dầu ngang nhiên, tàu đánh cá xâm nhập vùng biển, vi phạm chủ quyền đất nước. Mới đây Việt Nam còn bắt được hai tàu Trung Cộng xâm nhập vùng biển Việt Nam… Còn ngư dân thì kiên quyết bám biển để sinh tồn.

clip_image001

Ngư dân Việt Nam bị Trung Cộng bắt trên biển Việt Nam

Thời của côn đồ?

Huỳnh Ngọc Chênh

Xem ba clip ghi lại cảnh đánh hai nhà báo, đánh một người dân đến nay chưa biết tên và đánh người phụ nữ là chị Ngô Thị Ánh trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang thì không ai không cho rằng đó là hành động côn đồ, đánh người để thỏa mãn thú tính. Nhưng đau đớn thay hành động côn đồ đó lại không phải do bọn côn đồ xã hội đen thứ thiệt gây ra mà lại được thực hiện có tổ chức bởi các nhân viên công lực mang sắc phục công an và dân phòng đang thi hành công vụ.

Đau đớn hơn nữa là cấp trên của các nhân viên côn đồ đó không những mặc nhiên chấp nhận các hành vi côn đồ mà còn ra sức dung túng bao che khi sự việc vỡ lở ra. Hai người dân thường bị đánh công khai trên video clip nhưng mãi đến nay gần một tháng trôi qua vẫn không thấy chính quyền Hưng yên nói năng gì tới và các cơ quan chức năng không hề nghĩ đến chuyện truy tìm các hung thủ để xử lý, để làm trong sạch bộ máy công quyền như hô hào của đảng qua nghị quyết 4.

Các cơ quan Đảng, Nhà nước cần trả lời nghiêm túc trước vụ tấn công của đám "thương binh nặng" vào Viện Hán Nôm


Mai Xuân Dũng

Hôm qua nhận tin báo: Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ở phố Đặng Tiến Đông Hà Nội bị một đám người uy hiếp ngay bên trong tòa nhà cơ quan Viện đúng lúc mấy anh em đang ăn sáng. Cảm giác ban đầu là không thể tin nổi. Không có lý gì giữa Thủ đô Hà Nội, “Thành phố vì Hòa bình” được UNESCO vinh tặng mà có chuyện động trời như thế này?

Tầng 3 nơi thư viện của tòa nhà cơ quan vương vãi đầy các mảnh vỡ. Tiếng gào thét đang vọng ra từ văn phòng Viện trưởng. Chúng tôi đã thấy những gương mặt rất đặc trưng “đường phố” đang “làm chủ” nơi này. Và thật bất ngờ tôi nhận ra ngay một thương binh quen biết trong số 5 người đã tham gia làm cuộc đại náo cơ quan Viện. Vì quen biết nên tôi hỏi anh lý do đã đến đây.

Báo chí Việt Nam cáo buộc nhân viên Viện Hán Nôm “hành hung” thương binh

Thanh Phương

Ngày 18/05 vừa qua, một số người tự nhận là “thương binh” đã kéo đến trụ sở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) để truy bức, đe dọa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và một số nhân viên khác của Viện, đòi ông phải gỡ bỏ các bài viết trên trang blog của ông, đặc biệt là thư ngỏ phản đối chính phủ Nhật viện trợ xây nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.

clip_image001

Xe của "thương binh" đậu trước cửa Viện Hán Nôm tại Hà Nội sáng ngày 18/05/2012. Ảnh: Lê Hiền Đức

Vụ "thương binh" dọa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện gây phẫn nộ dư luận

Thanh Phương

Vụ một nhóm người tự nhận là "thương binh" truy bức, đe dọa tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện ngay tại nơi làm việc đã gây nhiều phản ứng phẫn nộ tại Việt Nam. Riêng luật sư Hà Huy Sơn đã viết thư yêu cầu lãnh đạo thành phố Hà Nội ngăn chận tái diễn những vụ tương tự.

clip_image001

Các bằng hữu của ông Nguyễn Xuân Diện trước trụ sở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Facebook nguyenxuandien)

Thông cáo của Đại học Anh ở Việt Nam

Sau khi được một nhóm trí thức Việt Nam gửi thư yêu cầu "có hành động thích hợp, Đại học Anh ở Việt Nam ra thông cáo chính thức nói rõ quan điểm của mình về vụ bất đồng quanh sở hữu đất đai tại Văn Giang, Hưng Yên.
clip_image001
Đại học Anh ở Việt Nam đang muốn mở rộng cơ sở giảng dạy của mình

Thái bình dưới trướng thiên triều?

DANH ĐỨC

clip_image001

 

Một ngư dân Philippines ngồi trên chiếc tàu đến từ Masinloc, vùng đất gần nhất cách khu vực bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc 128 hải lý - Ảnh: Reuters

 

TTCT - Pax Sinica - thái bình dưới trướng Trung Quốc - là một khái niệm từ mấy năm nay được những nhà nghiên cứu về các vấn đề của Đông Á sử dụng để chỉ sự bành trướng của Bắc Kinh hiện nay.

Thực tế đang ngày càng khẳng định những lý giải ấy.

Trong lịch sử đã từng có những Pax Romana (hòa bình dưới trướng đế quốc La Mã), Pax Britannica (hòa bình dưới trướng đế quốc Anh). Gần đây nhất là Pax America (hòa bình dưới trướng đế quốc Mỹ) nổi lên trong thế kỷ 20 và được xem là đang suy vong. Cho dù vào thời nào, trước khi tiến đến “thiên hạ thái bình” vẫn luôn bắt đầu từ những cuộc chiếm đóng mở rộng biên cương, áp bức nước khác.

Luật pháp và nhân dân, nhìn từ cưỡng chế đất đai

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Bài viết sau đây của Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương cho thấy cuộc cưỡng chế Văn Giang tàn nhẫn đối với người sống ra sao. Nhưng có lẽ Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương cũng như nhiều người khác chưa biết một góc khuất nữa: nó tàn nhẫn cả đối với người đã chết. Người ta ủi trắng cả mồ mả ông cha người dân Văn Giang, khiến họ sau cuộc cưỡng chế phải lần tìm từng mẩu xương của người thân. Xin xem video clip sau đây:

 

Bauxite Việt Nam

Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh

PGS. Đào Công Tiến

Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP HCM

Tinh thần của nền công hòa

Tinh thần nền cộng hòa theo tư duy của Hồ Chí Minh mà chúng ta có thể cảm nhận được là:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.(1)

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.(2)

Theo tư duy của Hồ Chí Minh, đó là những lời bất hủ về tinh thần của nền cộng hòa, mà Người tiếp nhận được từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Những lời bất hủ ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thư của Luật sư Hà Huy Sơn gửi lãnh đạo thành phố Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012

THƯ GỬI LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Về việc: Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện bị tấn công, truy bức, xúc phạm nhân phẩm tại nơi làm việc ngày 18/05/2012

Kính gửi:

- Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị;

- Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo.

Hết vở?

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Từng nghe nhiều người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam đã bị những “người dân yêu nước, thương binh, cựu chiến binh” hoặc “quần chúng tự phát” đến nhà hỏi tội hoặc đấu tranh cho “đối tượng” hiểu được nhà nước ta đã dân chủ ra sao, chủ trương đường lối của đảng sáng suốt thế nào. Họ ngang nhiên vào nhà, tự động hành động như chỗ không người và rất đàng hoàng đến và đi, bất chấp quy định về chỗ ở và thân thế của “đối tượng” đang được luật pháp bảo vệ. Những khi họ đến, cấm bao giờ có các cán bộ công an, chính quyền cùng đến hoặc nếu gọi điện thoại, trình báo với công an thì chờ còn khuya mới có mặt. Những vụ đó diễn đi diễn lại nhiều lần với nhiều người khác nhau. Nhiều khi nghĩ cũng lạ, dân chủ là cái được dùng làm quốc hiệu một thời, sao lắm thứ nhiêu khê khi nhắc đến nó như thế?

Nhưng rồi nghĩ lại thì cũng có thể giải thích được điều này rằng thì là vì cái chuyện đấu tranh dân chủ là không cần, đấu tranh cho dân chủ là chuyện tầm phào, nhà nước ta đã quá thừa dân chủ, không cần đấu tranh thêm làm gì. Chả là bà Doan, Phó Chủ tịch nước đã chẳng tuyên bố về nhà nước ở ta là “khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản…” đó sao. Vì thế nên nếu cứ đấu tranh cho dân chủ thêm thì có mà thừa dân chủ à? Trong mọi cuộc khủng hoảng thì khủng hoảng thừa cũng nguy hiểm như khủng hoảng thiếu. Nếu nhỡ ở ta có cuộc khủng hoảng thừa dân chủ thì còn gì nguy hại bằng. Nhược bằng nói ở ta chưa có dân chủ phải đấu tranh, thì bao nhiêu chục năm nay dân ta đâu cần có dân chủ vẫn cứ sống đến khi chết, chỉ có điều là chết sớm hay chết muộn chút thôi. Vậy nên chuyện các “thương binh, cựu chiến binh, quần chúng tự phát” tự động lập nhóm đi bảo vệ chế độ là chuyện thường ở Việt Nam được dung túng cũng không có gì là lạ.

Liệu Đảng có thật lòng chống tham nhũng?

Hoàng Mai

Trong diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị nghị lần thứ 5 BCH TƯ khoá XI, ngày 15/5/2012, trong phần “3-Về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, có đoạn viết: “Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị”.

Như vậy, về mặt nhận thức, những ai quan tâm đến tình hình tham nhũng đã trở thành quốc nạn ở nước ta đều cảm nhận được rằng, lãnh đạo cao nhất của Đảng đã có sự thay đổi phương pháp trong phòng và chống tham nhũng (PCTN).

Thông thường, như bất kỳ một hoạt động nào khác, khi đã tìm ra được phương pháp để tiếp cận vấn đề, thì xem như đã thành công được một nửa. Tuy vậy, việc PCTN ở nước ta, và ngay cả lần này, lại không hoàn toàn như vậy; thậm chí không thể thực hiện được. Vì sao?

Đất nước hưng rồi

Blogger Người Buôn Gió

Vận nước đã đến rồi, đến đúng hôm nay, điềm tốt.

Hôm nay một đám thương binh tầm gần chục mống kéo đến tận cơ quan của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện xưng là người dân bức xúc với lời kêu gọi ngừng điện hạt nhân đăng trên blog tiến sĩ Diện.

Quả là điềm may mắn cho đất nước.

Đám thương binh bấy lâu nay đi xe ba bánh chạy loạn xà ngầu, mỗi lần có vụ tranh chấp nợ nần, nhà cửa là đi hàng đoàn vài chục xe đến giúp hộ một bên. Tưởng họ đã không màng gì đến vận mệnh đất nước.

Nhưng hôm nay lác đác đã có vài mống thương binh vì vận mệnh đất nước kéo đến cơ quan làm việc, xông vào tận phòng làm việc của cán bộ nhà nước để uy hiếp tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, chửi tục giữa viện Hán Nôm .

Tuyên bố của Viện Đại học Anh (British University Vietnam) về sự cố Văn Giang, Hưng Yên

Viện Đại học Anh ở Việt Nam
Cơ sở Hà Nội
193 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
T: (844) 3974 596  F: (844) 3974 7593
www.britishuniversity.edu.vn

Ngày 19 Tháng 05 năm 2012

Tuyên bố của Viện Đại học Anh ở Việt Nam liên quan đến sự cố mới xảy ra vào Tháng Tư năm 2012 có liên quan đến nông dân sở tại và cảnh sát ở Ecopark, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Viện Đại học Anh ở Việt Nam lấy làm buồn về sự cố mới xảy ra vào Tháng Tư năm 2012 có liên quan đến nông dân sở tại và cảnh sát ở Ecopark, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.  Quan điểm của chúng tôi là bất kỳ mọi sự phản kháng hay bất đồng thuận nào cũng phải được giải quyết một cách ôn hòa giữa các bộ phận có liên quan theo khuôn khổ luật pháp của Việt Nam.

Hồ Chí Minh: Cần một cuộc chiến để xóa bỏ những “hư hỏng cũ kỹ”đang xảy ra

Nguyễn Khắc Mai

Kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh năm nay, tưởng không gì bằng đem những Di chúc của Cụ ra để phân tích, tìm hiểu và thực hành.

Câu nói trên là lời Di chúc của cụ mà Ban Chấp hành Trung ương đã không đưa vào phần di chúc chính thức đã được biên soạn lại. Tuy nhiên nó lại có tầm quan trọng vì đây là thủ bút chính Cụ viết ra bằng bút bi màu lục, có những chỗ được gạch dưới bằng bút bi màu đỏ. Hầu hết những thủ bút này đã được đăng trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản năm 1989. Thực ra ban đầu Cụ viết “cuộc chiến tranh” rồi có chữ bút đỏ sửa lại là chiến đấu. Tôi tin cái chữ “chiến tranh” đầu tiên mới là trực cảm, là thôi thúc bởi “vô thức”, nó chân thật chứ không phải là chữ “đấu” sau khi “tri thức duy lý” đã xen vào. Nó không còn là khách quan, trực cảm nữa.

Cụ nói rõ “một cuộc chiến tranh”. Ở đây cần phân tích, tại sao không nói như thường lệ mà Cụ cũng hay nói là cuộc chiến đấu (la lutte), cuộc đấu tranh, mà Cụ cũng không dùng “một cuộc chiến”. Lại nói rõ là cuộc chiến tranh. Tôi không mong cuộc chiến tranh này có vũ khí nóng (như từng xảy ra khi đàn áp nông dân Sông Hậu đòi đất (1980), như ở Tiên Lãng (2011), như ở Văn Giang (2012) ... Mà chắc chắn Cụ Hồ cũng không muốn như thế. Nhưng chắc chắn là cần một “la guerre”.

Xung quanh vụ “thương binh” trấn áp Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

clip_image001 Sáu người tự xưng là “thương binh” xông vào Viện Hán Nôm tụt quần trước mặt lãnh đạo Viện, gào thét, nói năng khiếm nhã, đòi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện gỡ bỏ khỏi blog của anh Thư gửi Chính phủ Nhật Bản, phản đối việc viện trợ Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân. Họ còn đe doạ gọi công an bắt Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện “ra đồn cho nó biết” (xem video clip).

Chẳng lẽ trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, nói như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, vốn “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”, mà lại xảy ra cái cảnh tồi tệ này ư? Không nhất định đây là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, nhằm bôi xấu chế độ ta, nhà nước ta. Mà toà án ta thì luôn luôn sẵn lòng trừng phạt nghiêm khắc tất cả kẻ nào dám “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chẳng đã bị gán cái án 7 năm tù đó sao?

Phản hồi bài “Chi phí, doanh thu và lãi cho người đầu tư ở Văn Giang” của TS Vũ Quang Việt và bài “Lạm quyền” của TS Nguyễn Sĩ Dũng

Phan Minh Ngọc

Bauxite Việt Nam trân trọng mọi ý kiến đa chiều gửi đến trang mạng. Bài phản hồi dưới đây đề cập một số chi tiết trong bài viết của TS Vũ Quang Việt và TS Nguyễn Sĩ Dũng mà sự đúng sai xin để bạn đọc tự kết luận. Tuy nhiên, nói gì thì nói, có những sự thật rõ ràng không thể phủ nhận liên quan đến câu cbuyện Văn Giang:

1/ Không thể nói người dân Văn Giang “tự nguyện” nhận tiền đền bù vì giá đền bù hợp lý, đơn giản vì chưa bao giờ người dân được thực quyền quyết định mình có chấp nhận cái giá đền bù mà chính quyền đưa ra hay không; điều này cũng giống như không thể nói người dân “tự nguyện” bầu lên các vị đại biểu “cơ quan dân cử” vì họ đâu có chọn lựa nào khác. Con số mà TS Vũ Quang Việt đưa ra có thể còn phải bàn, nhưng kết quả phân bố lợi ích quá bất công giữa nhà đầu tư – quan chức tham nhũng và người nông dân thì không có gì phải nghi ngờ.

2/ Một số từ ngữ trong bài viết của TS Nguyễn Sĩ Dũng có thể cần trao đổi, nhưng tinh thần cốt lõi của bài viết rất đáng chia sẻ. Lâu nay khái niệm “nhà nước pháp quyền” nhiều lúc bị lập lờ đánh lẫn với “nhà nước pháp trị” (cai trị bằng cách sử dụng luật pháp). Vụ Văn Giang chính là điển hình của “pháp trị”: chính quyền tổ chức cưỡng chế dựa vào một số văn bản pháp luật có bản chất vi hiến không thể chấp nhận ở một nhà nước pháp quyền (một số yếu tố không thể thiếu của nhà nước pháp quyền: mọi văn bản pháp luật mâu thuẫn với hiến pháp đều không có giá trị, có cơ quan bảo hiến, nhà nước tam quyền phân lập…). Còn khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là thế nào thì xin… chịu, nó cũng đầy sang tạo như khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vậy!

Bauxite Việt Nam

Tôi đi guốc trong bụng quý vị

Bùi Công Tự

Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) của Đảng vừa bế mạc. Bauxite Việt Nam nhận được bài phản hồi sau đây của Bùi Công Tự, nêu những suy nghĩ của mình về kết quả Hội nghị. Chúng tôi vui lòng đăng lên để bạn đọc rộng đường tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Khung cửa hẹp cho luật đất đai

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa xác định không chấp nhận quyền tư hữu đất đai và người dân chỉ có quyền sử dụng đất.

2372210

Người nông dân Việt Nam với con trâu là bạn trên một mảnh ruộng ở Ninh Bình. AFP photo

Về thiệt hại do vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng (Hải Phòng): Vì sao gia đình ông Vươn đòi bồi thường gần 78 tỷ đồng?

Mạnh Thắng

clip_image001

 

Nhà của ông Vươn bị phá trong vụ cưỡng chế.

 

(Dân Việt) - Trong số 78 tỷ đồng này, 48 tỷ đồng là giá trị sử dụng toàn bộ 40,3ha đất tính theo giá đất nông nghiệp của Chi cục Thuế huyện Tiên Lãng năm 2010...

Ông Nguyễn Văn Luân - Thư ký Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ Tiên Lãng, người đại diện theo ủy quyền của ông Đoàn Văn Vươn vừa có bản kê khai tài sản yêu cầu bồi thường gửi Tòa án Nhân dân huyện Tiên Lãng. Theo đó, ông Luân yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng bồi thường thiệt hại cho nhà ông Vươn kể từ khi UBND huyện tiến hành thu hồi đất nhà ông này với tổng số tiền là gần 78 tỷ đồng.

Theo biên bản yêu cầu đền bù, căn cứ luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, quyết định của UBND TP.Hải Phòng, thông báo dừng đầu tư, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, ông Luân yêu cầu đền bù cho nhà ông Vươn 7 khoản.

Trung Quốc biến sự kiện Scarborough thành mô hình độc chiếm Biển Đông

Hồng Thủy

(GDVN) - Cái lệnh quái gở ấy thực tế chỉ là cái cớ, cố tình hợp pháp hóa bằng được để Trung Quốc duy trì 3 tàu (Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81) trên bãi Scarborouhg để giữ được những gì đã đoạt được từ Philippines, thậm chí cổ vũ ngư dân TQ tới vùng biển của nước khác để đánh bắt thuỷ sản.

Căng thẳng trên bãi cạn Scarborough những ngày qua không những không hạ nhiệt mà ngày càng có nhiều diễn biến mới lột tả mỗi lúc một rõ nét hơn đường đi nước bước của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh đang xây dựng sự kiện Scarborough thành mô hình lý tưởng để phục vụ cho âm mưu chiếm Biển Đông.

Trước thời điểm ngày 10/4/2012 vùng đầm phá bãi cạn Scarborough vẫn là ngư trường khai thác cá của ngư dân Philippines và một số nước xung quanh Biển Đông, thi thoảng lực lượng cảnh sát biển Philippines phái tàu tuần tra, ngăn cản, thậm chí bắt một số tàu cá nước ngoài đến đánh bắt tại khu vực này, nhưng sau đó họ lại thả ra bởi những can thiệp ngoại giao hoặc các yếu tố khác. Sự việc chỉ có vậy, và trên thực tế, Manila kiểm soát Scarborough.

Hệ lụy

Blogger Thuỳ Linh

clip_image001Hy Lạp lâm vào khủng hoảng có thể dẫn đến vỡ nợ vào đầu năm 2010 mà nguyên nhân chủ yếu là do…“lừa đảo” và “bệnh thành tích”. Những năm trước khi thành lập Eurozone vào năm 1999, các nước ở châu Âu cố gắng giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% để gia nhập vào khối này. Theo các báo chỉ ra thì Hy Lạp thâm hụt nghiêm trọng nhưng lại báo cáo láo với châu Âu về con số thâm hụt của mình, cụ thể là: 2,5% vào năm 1998 và dự báo sẽ còn 1,9% vào năm 1999. Nhưng 3-2000 theo một tiêu chuẩn kế toán mới cho thấy thâm hụt thực sự của Hy Lạp năm 1998 là 3,2% và năm 2004 trong một báo cáo khác lại chỉ ra con số thâm hụt của Hy Lạp vào năm 1998 là 4,3%. Dưới áp lực của châu Âu, Hy Lạp công bố là 3,2% bởi trước đó đã tính các trợ cấp thuế ước tính của châu Âu vào nguồn thu chính phủ. Bốn tháng sau đó, Hy Lạp thừa nhận đã bỏ qua một số khoản chi tiêu quân sự, tính cao lên giá trị thặng dư an sinh xã hội cùng lãi suất thấp đi, nên con số thực phải là 4,6%. Và 3-2005, Hy Lạp “thành thật” thông báo thâm hụt năm 2003 là 5,2%.

Lật tẩy mưu đồ của Trung Quốc khi cấm đánh cá trên Biển Đông?

Trà My (tổng hợp)

Không đơn giản chỉ là để bảo vệ nguồn cá như tuyên bố công khai của giới chức Trung Quốc, mà lệnh cấm đánh cá sắp tới của Bắc Kinh trên Biển Đông còn là mũi tên chính trị với hai đích ngắm.

Thích là cấm…

China.org vừa thông báo, Cục Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ban hành cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá ở những khu vực phía Bắc trên Biển Đông” trong vòng hai tháng rưỡi.

Hồi đầu tháng trước, Manila và Bắc Kinh có nhiều tranh cãi xung quanh vụ đụng độ ở bãi cạn Scarborough ở ngoài khơi Tây Bắc Philippines. Vụ việc bắt đầu khi Philippines cho biết, tàu hải quân của họ phát hiện ra 8 tàu cá Trung Quốc ở bãi cạn. Philippines cho rằng, các tàu cá xâm nhập và đánh bắt trái phép ở khu vực này. Hai tàu hải giám Trung Quốc sau đó tới khu vực, ngăn không cho hải quân Philippines bắt giữ ngư dân và để cho tàu cá rút đi.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn