Chi phí, doanh thu và lãi cho người đầu tư ở Văn Giang


TS Vũ Quang Việt
Trong bài viết "Lạm quyền", Ts Nguyễn Sỹ  Dũng (Phó Văn phòng Quốc hội) đã đề cập rất thẳng thắn Nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật (muốn quản lý như thế nào thì cứ đặt ra pháp luật như thế ấy). Một nhà nước như vậy sẽ gần với nhà nước chuyên quyền hơn là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhà nước đều bị pháp luật chế ước chặt chẽ, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Pháp luật không cho phép đập phá nhà của công dân. Pháp luật không cho phép đánh hội đồng các nhà báo (và bất cứ công dân nào khác). Những hành vi lạm quyền nói trên là vi phạm nghiêm trọng pháp quyền. Chúng phải bị loại trừ khỏi đời sống của chúng ta."
Cử tri hy vọng Quốc hội có nhiều tiếng nói của dân, vì dân  khi sửa Hiến pháp theo xu thế Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường đích thực và  xã hội dân sự. 
Văn Giang đang là vấn đề thời sự nóng. Nhân đây, xin chuyển tiếp ý kiến của TS Vũ Quang Việt (chuyên gia hàng đầu về thống kê đang sống và làm việc ở Mỹ) để các anh chị quan tâm tham khảo.
Tô Văn Trường
Dựa vào bài báo Văn Giang, lịch sử một cuộc cưỡng chế, có thể tính và đưa đến các kết luận sau:
· Đây là dự án nhà nước đổi đất lấy đường, nhưng đất này lại của nông dân, không phải của nhà nước.
· Dự án tước hữu đất, đền bù với giá cao nhất là 135,000 đồng/m2, vào giai đoạn cuối cùng cho những người không chịu chấp hành lệnh tước hữu. Giá đền bù lúc đầu chỉ có 10,000 đồng/m2. Như thế tổng chi phí đền bù cho dân ở mức cao nhất cũng chỉ là 37 triệu USD (Coi bảng 2). Như vậy với giá ban đầu mà nhiều người phải nhận chỉ tốn dự án dưới 3.7 triệu USD. Dù là 37 triệu hay 3.7 triệu, số tiền này so sánh với lãi là dự án đem về là 1600 triệu USD như muối bỏ biển.
· Để đổi lại, dự án lấy 55 hectare xây 14 km đường. Nếu tính theo chi phí xây dựng cao tốc ở Mỹ là 8 triệu/km, tổng chi phí xây dựng đường là 112 triệu USD.
· Giả thiết chỉ có ½ đất được xây dựng nhà để bán (250 hectare), chi phí xây dựng cao nhất là 6 triệu VND/m2, và đem bán với giá 20 triệu VND/m2, tổng doanh thu sẽ là 2500 triệu USD và tổng chi phí xây dựng là 750 triệu USD.
· Như vậy, tổng chi phí của dự án là 900 triệu USD, tổng doanh thu là 2,500 triệu USD. Dự án có lãi 1,600 triệu USD.
· Còn một điều cuối cùng chưa tính đến, là theo bài báo, đối với đất bị lấy 360m2 (1 sào bắc bộ) sau này sẽ được giao lại 10m2 dịch vụ. Như vậy tỷ lệ trao đổi là 3% doanh thu, tức là 69 triệu (cứ giả dụ chi phí xây dựng giống nhau) và giả thiết rằng người dân không phải trả gì để được 10m2 này.
· Tổng cộng ở mức cao nhất, người nông dân được trả 37 triệu USD đền bù và 69 triệu đất dịch vụ, tổng cộng là 106 triệu USD so với lãi của dự án là 1500 triệu. Nói thế nhưng may ra người nông dân được ½ của 106 triệu và lãi của dự án còn cao hơn nhiều nếu họ xây nhiều hơn để kiếm lợi.
· Nói tóm lại, ai cũng có thể đặt câu hỏi là lý do gì mà cả hệ thống chính quyền và công an đem uy tín của mình nhằm bảo đảm cho thiểu số tư bản được hưởng lợi nhuận như thế? Chỉ vì 14 km đường?
Bảng 1: Thông số cơ bản của dự án
Diện tích dự án (hectare) 550
Diện tích làm đường (hectare) 55
Chiều dài đường (km) 14
Giả thiết diện tích xây dựng nhà (hectare) 250
1hectare (=m2) 10,000
1 USD (=VND) 20,000

Bảng 2: Doanh thu, chi phí và lãi của dự án ECOPark
Chi phí đền bù Chi phí xây dựng (250 hectare) Chi phí xây dựng đường cao tốc Doanh thu Lãi
Bồi thường ở mức cao nhất (VND/m2) 135,000 6,000,000
Doanh thu ở mức thấp nhất (VND/m2) 20,000,000
Phí xây dựng đường ở Mỹ - triệu USD/km 8
Tổng (tỷ đồng) 743 15,000 50,000
Tổng (triệu USD) 37 750 112 2,500 1,601
V. Q. V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn