Mừng Xuân Giáp Ngọ

Bài 1: Con ngựa với Con người

Hà Sĩ Phu

clip_image002Trong 12 con giáp có đến bốn con tiêu biểu cho sức mạnh, song Hổ thì mạnh nhưng ác, Trâu thì to xác nhưng chậm mà đần, Rồng thì mạnh nhưng chỉ trong tưởng tượng, chỉ để mà thờ (như kiểu chủ nghĩa Xã hội), chỉ có Ngựa là mạnh và nhanh thật sự, lại hữu dụng với con người. Cho nên, đối với con người, Ngựa là biểu trưng thực tế và hoàn hảo của sức mạnh, của tốc độ, của thành công và kinh doanh phát đạt. Đó cũng là cái nền để con người “bổ sung” thêm cho ngựa những uy lực lý tưởng bằng cách thần thoại hóa như chắp thêm cho ngựa nhiều đầu, chắp cánh để bay…

Thật vậy, ngựa sống mạnh và sống đẹp! Mạnh thì quá rõ, nhưng mấy ai biết ngựa rất đẹp về thể xác và cả… “tấm lòng”. Ngựa phi rất đẹp, đi thong dong hay gặm cỏ cũng đẹp, ngay cả khi phải đánh nhau vì “ghen” cũng đẹp mới là chuyện lạ. Không thể tưởng tượng những thân hình ngựa chiến xăn chắc nặng ngót nửa tấn lại có thể mềm mại như những vũ công.

Ngựa cung cấp những tấm hình rất đẹp về nghệ thuật và rất dễ tạo hình đặc trưng cho những thương hiệu. Ngựa gắn với những chiến công, những anh hùng dân tộc như Ngựa Gióng, Ngựa Quang Trung… đã thành những vẻ đẹp bất tử mà kẻ thù xâm lăng không thể xóa mờ.

clip_image003 clip_image004

Ngựa phi Ngựa phi

clip_image005 clip_image006

Ngựa vượt rào Ngựa thong dong bước một

clip_image008 clip_image010

Dáng đứng khi ăn Mở đầu cuộc chiến

clip_image011 clip_image013

Nội chiến Kẻ ưu việt sẽ chiến thắng

clip_image015 clip_image016

Vó ngựa phi Ngôi mã hậu: Mạnh mà rất đẹp

clip_image018 clip_image020

Tung bờm Chồm lên phía trước

clip_image022 clip_image023

Niềm vui không phân biệt màu da

Ngựa là biểu trưng của sự trung thành, của tình thương đồng loại. “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, con người lấy hình ảnh con ngựa để dạy nhau về nghĩa đồng bào. Ngựa hiền lành, bao dung với cả những con vật khác nhỏ hơn mình.

Đáng tiếc thay, trong xã hội ta hiện nay, cán bộ ăn chặn tiền cứu nạn, con người hành hạ, chém giết nhau rất tệ, hành xử luật rừng, người giữ pháp luật cũng bất chấp luật pháp, thú tính lên ngôi như một hiện tượng “lại giống”, con người như đang trỗi dậy nguồn gốc cầm thú của mình, những kẻ như vậy chẳng biết xấu hổ với loài Ngựa lắm sao?

clip_image025 clip_image026

Ngựa nuôi cừu mồ côi Ngựa cho chó đùa trên lưng.

Thật ra, loài ngựa ngày nay cũng do bàn tay thuần hóa của con người tạo ra, lợi dụng những ưu điểm di truyền tự nhiên vốn có của loài vật này mà cải biến để phục vụ cho những lợi ích của con người .

Ngựa có sức mạnh, nhưng sức mạnh muốn hữu ích cần được kiềm chế. Con người kiềm chế ngựa bằng sợi dây cương để hướng sức mạnh của nó theo định hướng của mình, dù là ngựa chiến hay ngựa thồ. Khi cần thì che mắt cho ngựa không nhìn thấy xung quanh để loại trừ phản ứng tự nhiên mà chỉ theo sự chỉ huy của cái dây cương (cương như trong chữ cương lĩnh) và cái roi quất. Đặc biệt là khi kỵ sĩ cưỡi ngựa để đấu bò tót thì con ngựa buộc phải che mắt để nó không thể chạy trốn khi nhìn thấy con bò tót hung dữ.

Là công cụ thì không được phép sợ (con người thật ác!),bị bịt mắt đưa vào trận đấu, ví thử chú ngựa nhà ta không thích anh hùng thì khi ấy cũng phải yêng hùng, làm sao chạy được? Ngựa không biết ác nhưng con người đã dùng ngựa vào những cuộc binh đao tội ác tày trời, và phong cho nó những tên thật đẹp như chiến mã, tuấn mã, thiết mã…để khi xong việc rồi lại cười nó là đồ ngốc thẳng ruột ngựa, là chạy như ngựa vía và miệt thị nó, giáng cấp nó thành bọn khuyển mã, trâu ngựa… mới đau!

clip_image027 clip_image029

Ngựa thồ che mắt Mù lòa trong cuộc chiến sinh tử với bò tót

Con người dù tinh khôn, có thể làm biến đổi một số hiện tượng tự nhiên nhưng có những quy luật tự nhiên không thể chống lại, mà ngược lại giới tự nhiên cũng giáo dục lại con người. Sản phẩm của ta tạo ra nhưng nó cũng trở lại làm “thày” cho ta, con ngựa cũng dạy ta nhiều điều chính là như vậy. Loài người sở dĩ là “chúa” của muôn loài chính nhờ tiềm năng kỳ diệu ấy, biết học hỏi tự nhiên để tự nâng tầm của mình lên, bỏ xấu lấy tốt, mở đường cho tiến hóa vô tận.

clip_image030 clip_image031

Ngựa Gióng Kiêu hãnh ngựa Quang Trung

Có những câu chuyện ngụ ngôn liên quan đến ngựa rất đáng suy ngẫm, như chuyện “Tái ông mất ngựa”, chuyện “Con ngựa thành Troy”, “Ngựa Hồ hí gió Bắc”…, mà nhân dịp đầu năm Con Ngựa này tôi cũng xin học đòi tập quán cha ông, đưa ra mấy Câu đối xướng họa làm chuyện vui ngày Tết.

Sách đã dạy “bất sỉ hạ vấn”, không coi việc học kẻ dưới là điều xấu hổ, nên các bậc chí tôn có học gương tốt của ngựa một chút cũng chỉ làm cho mình được đẹp đẽ lên mà thôi.

Ngày 23 Tết Giáp Ngọ 2014

Bài 2: Câu đối Tết Con Ngựa

clip_image033

clip_image035Câu 1: Rắn đi Ngựa tới

- RẮN uốn thân, mấy khúc lượn vòng vo,

đã qua mười hai tháng diễn trò,

mong thoát nạn “XÀ đầu long vĩ”!!!

- NGỰA che mắt, một chiều phi thẳng tuột,

lại tiếp một trăm năm làm xiếc, (1)

mơ có ngày “MÃ đáo thành công”???

(1) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rất thật: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa….”

clip_image036

Câu 2: Tết hướng về biên cương, hải đảo:

clip_image038

- Cành đào này gửi tới biên cương, nam bắc chung tay gìn giữ gốc!

- Cội mai ấy dâng về biển đảo, trẻ già góp sức dựng xây nền!

Câu 3: Một năm trừ sâu mọt:

clip_image040

- Sâu nhỏ sâu to, nào vuốt nào nanh,

chổi dân chủ quét phăng,

quyết để vườn Xuân luôn rạng rỡ!

- Mọt cao mọt thấp, có bè có cánh,

thuốc nhân quyền phun mạnh,

giữ cho ý Tết mãi huy hoàng!

Câu 4: Ngựa Hồ quần tụ, chim Việt gọi đàn!

clip_image042

- Gió Bắc thổi sang, lũ ngựa Hồ lớn bé tuôn ra, lúc lắc dây cương đón Tết! (2)

- Cành Nam vẫy gọi, đàn chim Việt gần xa chụm lại, âm vang điệu nhạc mừng Xuân!

( 2) Ngựa Hồ, chim Việt: Do câu "Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi 胡馬嘶北風, 越鳥巢南枝". Nghĩa là ngựa Hồ hý gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Ý nói: con vật còn nhớ quê hương. “Hồ” và “Việt” vốn là điển tích Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa một cách rất tự nhiên, nhuần nhuyễn như những địa danh Việt Nam.

clip_image044Câu 5: Người Việt tiếc ngựa Hồ

- Người Việt đón ngựa Hồ, “Tam cố thảo ”…vì đẹp ! (3)

- Ngựa Hồ theo gió Bắc, “Tái ông mất ngựa”…cũng đi Lừa!

(3) Tam cố thảo lư: Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ của Khổng Minh mới dón được vị quân sư này. Ý nói sự về mến chuộng danh tiếng và đón rước dày công phu. Chữ LƯ lại đồng âm với LƯ là con Lừa, để đối với Ngựa.

Tái ông mất ngựa: Chuyện Tái ông thất mã塞翁失馬 cho thấy ở đời phúc-họa khôn lường, có khi phúc đấy mà thành họa, họa mà thành phúc.

Chớ thấy thắng cuộc mà vội mừng, thua mà vội nản, hãy đợi đấy!

Câu 6: Ngựa thành Tơ-roa (Troy)

- Tốn của tốn công, nuôi ong mãi chẳng biết… “Ong tay áo”!

- Mong trời mong biển, rước ngựa về nay rõ…“Ngựa thành tơ-roa”! (4)

clip_image045 clip_image047

(4) Con ngựa thành Troa: Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Troa đưa vào thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân tiến vào chiếm thành Troa. Trong văn học, điển tích “con ngựa thành Troa” chỉ một việc làm có nội ứng, hoặc bề ngoài nhìn đẹp mà bên trong chứa đầy cái xấu, đầy mưu mô thâm độc.

Câu 7: Thề thốt năm Con Ngựa

- Mã Viện ơi, tôi chẳng dám hai lòng, nghe mười sáu Chữ vàng, vững dạ, xin hô lời…hảo hảo!

- Trưng Vương hỡi, cháu cũng toan một dạ, nhìn một dòng Lãng bạc, buồn lòng, đành hát khúc …bai bai! (bye-bye)

Câu 8: Mới giả - lừa thật!

clip_image049

- Khắc-Tư đây họ chính tông (5), ảo thuyết đi LỪA,

đầu óc vẫn NGỰA quen đường cũ!

- Mao-Xít ấy từng CÂU (6) phụ họa, dẻ cùi đẹp,

cuối đường còn NGỌ ngoạy canh tân!

-----------------------

(5) Mã Khắc Tư = K.Marx

(6) CÂU đồng âm với chữ CÂU là con ngựa (như vó câu).

clip_image051

Câu 9: Chủ nghĩa vị tiền:

- Chủ nghĩa vị tiền, hai nốt đô-la đè quốc sự!

- Ván bài vô hậu, trăm trò lê-mác khổ dân tình!

Câu 10: (Chuyện thật khó tin, xin đặt dấu hỏi):

- Giữa Thủ đô vô cớ đánh người, được lệnh, Côn đồ tăng Thú tính!

- Miền Thanh Hóa đích danh dàn trận, chủ trương: Đồng chí chống Nhân quyền?

(7) Ngày 30/12/2013 ông Nguyễn Đình Xứng, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 4717 về” công tác phòng chống khủng bố và nhân quyền “! ( có nghĩa Nhân quyền cũng là điều xấu, cần phải chống như chống khủng bố vậy!).Còn nạn công an phối hợp với côn đồ đánh người, thậm chí đánh chết trong tay công an xảy ra ngày càng nhiều.

Câu 11: (Chuyện thật khó tin, như trên):

- Đời quen thú tính không nhân phẩm!

- Đảng chống nhân quyền có chủ trương? (7)

Câu 12:(Chuyện thật khó tin, như trên):

- Còn đảng để còn mình, diễn tập chống nhân quyền đang thắng lợi (?)

- Mất dân là mất nước, ý đồ lưu sự nghiệp cũng phăng teo!

Câu 13:

- Hấp dẫn thay món xiếc Việt Nam, một canh bạc đánh đùa quân tham nhũng!

- Oái oăm thật trò ma Tàu Cộng, mấy chữ vàng che khuất mặt xâm lăng!

clip_image052

Câu 14:

-Thương nhân dân một cổ hai tròng, quan bán nước cùng quan tham nhũng!

- Mong đất nước trăm cành một cội, gốc yêu thương cũng gốc anh hùng!

Ngày 28 Tết Giáp Ngọ 2014

Bài 3: Mời đối!

clip_image033[1]

Nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ, xin có mấy câu xuất đối nôm na, mong được các bạn đọc gần xa xướng họa để cùng vui:

Câu 1:

- Xứ Lừa say KhắcTư, hết ng ngoạy, sống như trâu ngựa!

Câu 2:

- Sôi động thay cuộc đua ngựa hai chiều: giá cả rủ tội phạm phi mã lên, đạo đức kéo nhân tình phi mã xuống!

Câu 3:

- Đánh cho dân tộc tan hoang, “trận đánh đẹp” đáng ghi vào sách!

(câu này tặng tướng Đại Ca Ca)

Câu 4:

- Dân ước mơ một thuở thanh bình, phú quốc phú gia, ai trọng kẻ dùng lê dùng mác?

Câu 5:

- Hèn với giặc ác với dân, tỉnh lại đi thôi anh lính lệ!

Câu 6:

- Dân la rằng ở xứ Lừa, hết ngọ ngoạy, sống như Trâu Ngựa!

(La là con lai giữa bố Lừa và mẹ Ngựa)

Câu 7:

- Dân xứ Lừa say Khắc Tư, nay giải biết thân Trâu Ngựa!

Câu 8:

- Man-đe-La hỏi -Khắc-Tư: đến La-Mã sao không thấy bác?

(Phương ngôn có câu: Mọi con đường đều đến La Mã, nhưng đã hơn hai thế kỷ chủ nghĩa Mác vẫn chưa đến nơi hội tụ này)

Câu 9:

- Tướng Ngọ cầm xấp Đô-La, chạy án phải Lừa, sa sẩy ắt có ngày ngã Ngựa!

Thơ Đố vui không thưởng (nhưng coi chừng bị phạt)

clip_image054Đạo đức “Người” viết hoa

Mấy năm dài học tập

Sao tình “người” viết thường

Mỗi ngày một một xuống cấp?

Những học trò của Người

Sao ngày càng béo mập?

Bạn có hiểu vì sao

Xin cho lời giải đáp!

H.S.P (Tết Giáp Ngọ)

Một vế đối cổ về Con Ngựa chưa có vế đáp tương xứng

Để giúp bạn đọc thư giãn, ra khỏi không khí đau đầu của thời sự, nay xin trở về với một vế đối rất cổ, cũng về CON NGỰA, hết sức tào lao nhưng bao thế kỷ trôi qua vẫn không ai có vế đối đáp cho tương xứng. Vế đối này nhiều người chúng ta đã biết từ khi vào cấp trung học, nói về một con ngựa (bằng xương bằng thịt) đá nhau với một con ngựa bằng đá, tất nhiên đây là cuộc chiến một chiều, vì con ngựa bằng đá thì đá sao được? Vế xuất đối như sau:

* Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa!

Đã có người đối rằng: Thằng mù nhìn thằng mù-nhìn (bù nhìn), thằng mù-nhìn không nhìn thằng mù! Cũng rất giỏi nhưng còn gượng ép, vì phải gọi con bù-nhìn bằng rơm là “mù nhìn”, và người mù thì còn nhìn gì gì nữa?

Câu xuất đối quá khó vì mẹo điệp ngữ, trong 13 chữ mà có 4 chữ thằng, 4 chữ mù, 4 chữ nhìn.

Nhưng nếu vượt qua được mẹo điệp ngữ thì còn vấn đề gay go hơn là ý nghĩa của vế đối. Thoạt nghe thì tưởng tào lao, nhưng hãy suy nghĩ một chút sẽ thấy không đơn giản. Con ngựa đá tuy cũng là ngựa nhưng chẳng phải làm việc vất vả lại được ngồi chễm trệ nơi tôn nghiêm hoặc đứng chắn nơi giao thông (như kiểu cảnh sát giao thông hay canh gác lăng mộ), lại được người ta thờ cúng khấn vái, vì thế con ngựa đang vất vả cảm thấy bực mình mà co cẳng đá một cú cho bõ ghét chăng? Hoặc nó thấy sự tôn vinh ngựa thành thần tượng là vô vị, là chuốc khổ cho ngựa? Hay vế đối muốn ám chỉ sự đấm đá lẫn nhau trong đám “ngựa trong một chuồng” của xã hội lúc bấy giờ? (Ngựa thật thì “một con ngựa đau cả tàu nhịn ăn” chứ thứ Ngựa người này thì ngược lại).

Như trên đã nói, ngựa đánh nhau không có gì khốc liệt kiểu “một mất một còn” như con người thời đấu tranh giai cấp, nhưng con nào thua cũng mất quyền lợi chứ, ví dụ phải ngồi nhấm nháp vết thương, nhìn con “thắng cuộc” mây mưa với bạn gái chẳng hạn? Không phải cứ giết nhau thật mới nguy hiểm, tỷ dụ như chỉ đấu tranh bằng “phê và tự phê” thôi mà cũng có anh suýt bật khóc, nhiều đêm mất ngủ vì sợ gây oán thù đấy thôi?

Tóm lại là vế xuất đối thật hóc hiểm, nhiều thế kỷ không ai đối được là phải. Nhưng biết đâu đấy, thời thế tạo anh hùng, trước cuộc “đua ngựa” hấp dẫn hiện nay, biết đâu Tết Con Ngựa 2014 này lại chẳng có một “đối sĩ” vô địch, tức cảnh xuất chiêu?

Tại hạ thật sự cầu mong.

Cuối cùng, xin chúc những ngày Tết Con Ngựa 2014 cũng phi nhanh, phi mạnh, phi vững chắc lên chỗ “nhanh nhiều tốt rẻ” để bà con đi chợ khỏi phải khổ sở băn khoăn cân nhắc túi tiền quá đỗi trước nạn giá cả đang rất chi là… PHI MÃ!

Kính chào.

Những ngày đón Xuân Giáp Ngọ

H.S.P

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn