APEC và miếng dán màu lòe loẹt Việt Nam

Anh Văn

Các nguyên thủ của các nền kinh tế hàng đầu đang tụ họp về Việt Nam. Hà Nội tất bật đón tiếp và mở màn những màn chào hỏi hoành tráng, long trọng.

clip_image002

Mọi thứ có vẻ như sẵn sàng cho một APEC thành công và tốt đẹp. Và để minh chứng cho thế giới biết rằng, Việt Nam đang nổi lên như một mẫu hình của nền kinh tế.

Nhưng một đánh giá khác lại cho rằng, Việt Nam - ngoài vị trí địa lý ra, có vẻ không còn gì cả.

Một Hà Nội đang tìm cách ưu tiên cho sự bùng nổ bằng con số tăng trưởng GDP hơn là về phát triển một hệ thức mang tính chất lượng.

Khi APEC đang cận kề, Việt Nam đối phó với nạn mưa bão - lũ lụt triền miên ở cả miền Trung - Nam và Bắc. Mực nước dâng lên cao tại Hội An hay cơn bão quật ngã những pano quảng bá về APEC tại Đà Nẵng dường như là một hình ảnh của một Việt Nam vật lộn trong một môi trường thiếu bền vững, như cách Việt Nam đang cố gắng điểm tô Đà Nẵng hay Hội An trở thành một Singapore thu nhỏ - nhưng bản chất vẫn nằm trong hệ một nước có bẫy thu nhập trung bình.

GDP Việt Nam có thể đạt 6.7% trong năm nay, và đằng sau con số này là gì? Một hệ thống tài chính có khả năng đổ gãy sau 5 năm - tức sau mỗi thời kỳ thay đổi nhân sự cấp cao.

Ngay cả với con số 6.7%, một giả thuyết được đưa ra là, nếu GDP đã như vậy, lạm phát được cho ở mức 4%, xuất khẩu và đầu tư FDI đều tăng, tăng tín dụng 20% so với năm ngoài, thì tại sao Ngân hàng Trung ương lại cắt giảm lãi suất? Và đầu tiên là vào tháng 7 vừa rồi? Tại sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng xuống mức thấp hơn để thúc đẩy hoạt động kinh doanh? Liệu xảy ra hiện tượng bao bóng?

Ai sẽ cho thấy một Việt Nam bền vững ngoài những lời tuyên truyền mang tính thường nhật ở mỗi chính trị gia, đúng hơn là ĐCSVN.

Về mặt chính trị, sự thay đổi dàn nhân sự cấp cao khiến người dân hân hoan thời gian đầu rồi về sau họ chợt nhận ra, sự thật không như cách mà báo chí tô vẽ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, người được báo chí trong nước nâng lên thành một nhà cấp tiến, một nhà cải cách, người tưởng chừng như tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển lại là người “phát hành” hơn 5.000 giấy phép con trong thương mại, mà hệ quả bây giờ là nền kinh tế vẫn đang phải ngụp lặn với nó.

Ông Nguyễn Phú Trọng, người được cho tiến hành một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chống tham nhũng thì đến nay vẫn chưa đem lại một kết quả rõ ràng, ngoài chỉ dấu đấu đá về mặt phe phái. Đến mức, trong phiên thảo luận về các báo cáo phòng chống tham nhũng, báo cáo phòng chống tội phạm của Chính phủ chiều 6/11 vừa qua, ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã đặt vấn đề: Những biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững và nhiều “củi tươi”, “củi khô” vẫn an toàn sau những ồn ào, gây bức xúc xã hội.

Trong khi đó, sự “bức xúc xã hội” tiếp tục diễn ra rộng không chỉ về mặt chống tham nhũng, mà cả ở mặt “kinh tế khói bụi”, một dân số đông nhưng lại cơ cấu già đi, và sự thô cứng của hệ thống chính trị khiến người dân ngày càng cảm thấy bức bối với các đợt bắt bớ.

Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ đã có những phút hân hoan tại Tử Cấm Thành, và ông Tập Cận Bình lên tiếng về một “Thái Bình Dương đủ lớn” cho cả hai quốc gia. Ông Trump đối lại bằng một tweet cảm ơn nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như một video về người cháu gái nói và hát bằng tiếng Trung Quốc.

Điểm A+ mà ông Tập Cận Bình cho người cháu gái ông Trump cũng là một điểm A+ cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Nhưng lại là điểm F cho quan hệ Việt-Mỹ.

Sức nặng của thương mại Trung-Mỹ khiến cho việc chiều lòng vị Tổng thống Trump trở nên khó khăn hơn, và điều đó cũng ảnh hưởng đến sự can dự của Mỹ đến vấn đề tự do đi lại ở Biển Đông.

Việt Nam - đang tổ chức một đại tiệc kinh tế xa hoa, nhưng khi nó qua đi, nó chẳng để lại gì.

Tổng thống Duterte trong một bài phát biểu đáng chú ý tại một Hội nghị tiền APEC ở Hà Nội đã khẳng định: “Chúng tôi cần thị trường, không cần viện trợ nhân đạo”.

Việt Nam có lẽ nên bắt đầu đặt vấn đề về việc, cần một tiềm lực phát triển kinh tế hơn là tổ chức một đại tiệc sáng nở tối tàn như hiện nay.

A.V.

VNTB gửi BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn