Người Việt tại Nhật: bào mòn cả thể xác lẫn tinh thần

Hoa Nghi lược và tổng hợp

Trong biến động tha hóa của Phật giáo Việt Nam, thì ở tại Nhật, một ni cô người Việt lại lặng lẽ cầu siêu người cho người lao động Việt Nam đã chết tại Nhật.


Thích Tâm Trí, một nữ tu Phật giáo, người đã đến Nhật 20 năm trước

Theo Reuters ngày 29.3 cho biết, tại một ngôi chùa ở Tokyo, hàng loạt bài vị bằng gỗ có khắc tên những người Việt đã chết khi làm việc hoặc học tập, nhiều người trong số đó là sinh viên hoặc thực tập sinh kỹ thuật ở độ tuổi 20 hoặc 30.

“Bất cứ khi nào tôi được liên lạc liên quan đến một cái chết, tôi chỉ có thể nói: “Tại sao?” và “Lại nữa sao?”

Thích Tâm Trí, một nữ tu Phật giáo, người đã đến Nhật 20 năm trước.

“Những người trẻ này sống trong cảnh nghèo khổ ở Việt Nam, và cha mẹ họ đang phải chịu đựng khó khăn”.

“Họ làm việc chăm chỉ ở Nhật”, “Họ có những giấc mơ, và rồi họ đột ngột qua đời!”.

Những người mà nữ tu Thích Tâm Trí đề cập là những người bị hấp dẫn bởi mức lương cao hơn nhưng đồng thời, họ chịu gánh nặng bởi các khoản nợ đối với các nhà tuyển dụng.

Người Việt Nam là nhóm người nước ngoài gia tăng nhanh nhất ở Nhật Bản, và Chính phủ Tokyo chào đón người Việt nhằm đối phó với tình trạng thiếu lao động.

Cạnh những người trẻ, còn có một đài tưởng niệm dành cho trẻ sơ sinh – những đứa trẻ bị bỏ rơi và chết yểu ngay khi chào đời.

Người Việt tại Nhật đối diện với thực trạng làm việc quá sức, bị quỵt tiền lương và quấy rối.

Nhiều người chết vì kiệt sức, vì tai nạn, và cả vị sự căng thẳng đến mức tự tử. Người Việt tại Nhật đối diện với thực trạng làm việc quá sức, bị quỵt tiền lương và quấy rối. Rất nhiều thanh niên Việt đã chết vì suy tim cấp tính, ở độ tuổi 20. Nhiều người Việt tại Nhật rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng vì họ thường ăn mì ramen để tiết kiệm tiền. Và hầu hết, người lao động tiết kiệm tiền để gửi về cho gia đình ở Việt Nam hoặc trả các khoản nợ mà họ đã phải chịu để đến Nhật Bản.

Tại quê nhà của những người tử nạn, gia đình họ từng đặt rất nhiều kỳ vọng, những người cha (mẹ) tự hào và khoe với hàng xóm về đứa con trai, con gái đang làm việc ở Nhật. Nhiều hy vọng được gửi gắm đến những thực tập sinh, nhưng kết quả là không ít gia đình nhận lại hài cốt, và một số bức ảnh.

 

Nguyễn Thị Trang là một thực tập sinh làm việc cho một hợp tác xã nông nghiệp ở miền bắc Nhật Bản, cô qua đời vào tháng Hai vừa rồi vì bệnh viêm màng não. Cô đã có chồng và hai con nhỏ ở Việt Nam.

“Vợ tôi đi vì bên đó thu nhập cao hơn. Nếu tôi biết việc xảy ra như thế, tôi đã không để cô đi”, chồng của chị Trang cho biết.

Trang qua đời vì không được chăm sóc y tế sớm, mặc dù Chủ nhiệm hợp tác xã nơi cô làm việc đã thanh minh rằng, họ đưa Trang vào ngay bệnh viện khi cô ấy ngã bệnh và đã thanh toán viện phí đầy đủ.

Cái chết của những người như Trang không khiến Nhật Bản dè dặt hơn trong tuyển dụng, ngược lại chương trình thị thực mới sẽ tiếp đón 345.000 công nhân cổ xanh vào Nhật Bản trong vòng 5 năm tới, trong 14 lĩnh vực mà nước này đang khan hiếm thiếu lao động.

Hầu như người Việt ở Nhật đang bị bào mòn cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều quan điểm cho rằng, sinh viên đã chết ở Nhật Bản là nạn nhân của các chính sách không phù hợp của Nhật Bản. Nhưng những cái chết của những người như Trang không khiến Nhật Bản dè dặt hơn trong tuyển dụng, ngược lại chương trình thị thực mới sẽ tiếp đón 345.000 công nhân cổ xanh vào Nhật Bản trong vòng 5 năm tới, trong 14 lĩnh vực mà nước này đang khan hiếm thiếu lao động.

Còn tại Việt Nam, chủ đề “đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang Nhật Bản” và sự phấn khởi về gia tăng số lượng lao động tại Nhật vẫn mang tính chủ đạo, bỏ mặc những cái chết của người Việt nơi xứ người.

Nguồn:

- http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201810140029.html

- https://www.reuters.com/article/us-japan-immigration-vietnamese-temple/buddhist-nun-prays-for-vietnamese-workers-who-died-in-japan-idUSKCN1RA020

- http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2018-01-16/xuat-khau-lao-dong-dat-so-luong-ky-luc-trong-nam-2017-52751.aspx

- https://menafn.com/1097569656/Young-Vietnamese-interns-and-students-remembered-in-Japan

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn