Xem tình cảnh công nhân Anh, nghĩ về tình cảnh công nhân Việt Nam

(Nhân kỷ niệm 190 năm ngày sinh Friedrich Engels)

Mạc Văn Trang

 image Chương trình Thời sự trên VTV1 tối nay (28/11/2010) có đưa tin Kỷ niệm ngày sinh Friedrich Engels, tôi chợt nhớ đến một lần đã đọc cuốn “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” của ông. Bỗng nhiên lại liên tưởng đến “Tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam” khi nghe đại biểu Nguyễn Thị Thu Hồng phát biểu trước Quốc hội chiều 2/11/2010. Hai người nói về công nhân ở hai hoàn cảnh khác nhau, cách xa nhau 166 năm (1844 – 2010) mà sao có nhiều nét tương đồng thế!

Tôi giở cuốn C.Mac và Ph. Ăng- ghen toàn tập, tập 2, của NXB Chính trị QG, HN, 1995 ra xem. Trong đó tác phẩm “Tình cảnh giai cấp lao động Anh” dầy tới 381 trang (từ trang 217 đến trang 698). Như Enghels nói, ông đã trực tiếp quan sát, trực tiếp tiếp xúc, tìm hiểu đời sống của người công nhân trong suốt hai mươi mốt tháng trời... Tôi xin trich ra vài đoạn mô tả của ông:

…“Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu nhà ổ chuột là nơi giai cấp lao động sống chen chúc. Thực ra thì nhiều khi người nghèo ở ngay trong những ngõ chật chội sát nách các lâu đài của những kẻ giàu sang; nhưng thông thường thì người ta dành cho họ một khu riêng biệt ở cái nơi khuất mắt những giai cấp được may mắn hơn, và họ phải tự lo liệu lấy được chừng nào hay chừng ấy…”. “Đấy là những căn nhà tồi tàn nhất trong những khu tồi tàn của thành phố, thường là những dãy nhà gạch một hai tầng, hầu hết được xếp đặt lộn xộn, phần lớn đều có nhà hầm để ở. Những căn nhỏ ấy thường chỉ có ba bốn phòng và một bếp, thường được gọi là cốt-ta-giơ và được xây dựng ở khắp nước Anh, là chõ ở thông thường của người lao động. Đường phố ở đây thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật, không có cống rãnh thoát nước, nhưng ngược lại, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối. Do sự xây dựng luộm thuộm và lọn xộn của những khu như thế làm cho không khí không lưu thông, và vì rất nhiều người sống trong một không gian nhỏ hẹp nên có thể dễ tưởng tượng được bầu không khí của các khu lao động ấy như thế nào.

“Đánh đổi tất cả, để lấy gì?”

Trần Xuân Hưng

image Tôi là một người dân bình thường, đọc nhiều, đọc trên cả mọi “lề”, không định kiến. Tổng hợp tư liệu về bất cứ một vấn đề “hot” nào đó thì đều nhận thấy hiện lên vô số “những câu hỏi lớn không lời đáp”. Có lẽ quá nhiều câu hỏi thì cũng gây rối trí cho những ai có trách nhiệm trả lời. Vậy trong lần “xin có ý kiến” này chỉ xin nêu một câu hỏi, nhờ “boxit vn” chuyển đến cả những yếu nhân lẫn đến bàn dân thiên hạ. Nếu người có trách nhiệm chính thức không trả lời thì yêu cầu mọi độc giả phải tìm hộ câu trả lời.

ĐBQH Dương Trung Quốc bình luận xác đáng rằng nếu tổng hợp mọi thứ lý lẽ hiển ngôn (nghĩa là thứ lý lẽ người ta có thể nói ra được) thì cái gọi là Đại dự án Bôxit, dù rằng đó là “chủ trương lớn và từ lâu của Đảng và Nhà nước”, là thứ “không bõ để làm”. Người có lý trí và lương tri bình thường nhất cũng đều thấy thế. Bằng vào những gì đã “chưng” ra, thì ai cố theo đuổi cái “Đại dự án” này sẽ chỉ nhận thấy mình mất nhiều hơn được. Luận chứng kinh tế thì sử dụng lý lẽ chợ giời, coi “đời dự án” hàng trăm năm, đầu tư cả “núi tiền”, mà mọi con số thì nhảy múa loạn xà ngầu, giữa những người lập luận, thảo luận đối nhau chan chát, nhưng tất cả đều “xích lại gần nhau” – kể cả những người chủ trương “theo đuổi đến cùng” – rằng ông Quốc nói phải: không bõ.

Khi tâm hồn con người bị tước đoạt

(tham luận gửi hội thảo “Sự xuống cấp văn hóa và đạo đức trong xã hội ngày nay” do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức ngày 27.11.2010 tại Hà Nội)

Phạm Anh Tuấn

image Tôi cố gắng nhìn văn hóa và đạo đức từ một điểm xuất phát nào đó ở bên trong con người. Bởi vì tôi cố gắng không để mình bị hạn chế vào một cách nhìn cột chặt vào một chuyên ngành nào đó, chẳng hạn như nhìn văn hóa, đạo đức hoặc sự xuống cấp văn hóa và đạo đức từ góc nhìn của đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, tội phạm học, luật học v.v. là những lĩnh vực mà tôi thực ra không có kiến thức trường ốc chuyên sâu. Nhưng việc tự hạn chế này hóa ra đối với tôi lại là một lợi thế, tôi có thể từ bỏ một cách nhìn chung chung, siêu hình, hoặc một cách nhìn cố định, bất biến, tuyến tính. Do đó tôi có thể quan sát tâm hồn của con người trong xã hội của chúng ta ngày hôm nay, và bằng cách đó tôi đề xuất một điều gì đó biết đâu có thể có ích cho người khác.

Nói bằng tinh thần của nhà văn Nga Fyodor Dostoyevsky, tâm hồn con người là nơi chiến địa giữa Thiện và Ác. Chiến địa đó diễn ra ở trong từng cá nhân, từ cấp độ nhỏ cho tới cấp độ lớn. Từ những việc như ăn cắp, nói dối, lừa gạt, lừa đảo người khác cho tới tước đoạt hạnh phúc, tước đoạt mạng sống của người khác, rồi cho tới tham nhũng, tước đoạt hạnh phúc, tước đoạt cuộc sống của cả một cộng đồng, một đất nước – phản bội lại lợi ích của một cộng đồng, một đất nước – tất thảy đều không phải là một hành động, hành vi nhất thành bất biến, một lần xảy ra cho mãi mãi, mà là kết quả cuối cùng của cả một quá trình lâu dài phức tạp có khi hỗn độn, phi lô-gich. Tâm hồn con người là chiến địa bởi vì tâm hồn con người là nơi lưu giữ những kỷ niệm, hồi ức, ẩn ức, niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau của quá khứ. Tâm hồn con người trở nên bất hạnh khi nó “không còn gì để mất” và càng bất hạnh hơn nữa nếu như cùng lúc đó nó không nhìn thấy bất kỳ một tia hi vọng le lói nào ở cuối đường hầm của tương lai. Khi đó, nói như nhân vật Dmitri trong Anh em nhà Karamazov của Dostoyevsky: tất cả đều được phép và do đó tất cả đều hợp pháp. Trong tình hình như vậy thì văn hóa (những thiết chế và sản phẩm tinh thần, vật chất, những thói quen tinh thần, v.v. của dân tộc, chủng tộc trong quá khứ và hiện tại) và đạo đức, khoa học, giáo dục, luật pháp, hành pháp, có thể tìm thấy chỗ đứng ở đâu, có thể đóng vai trò gì?

Vinashin và câu chuyện dư thừa công suất

Trần Vinh Dự

clip_image001

Hình: Wikipedia

Từ đầu năm 2010 trở lại đây Vinashin đã trở thành điểm nóng về kinh tế ở Việt Nam. Nóng tới mức ở trong nước Vinashin liên tục xuất hiện trên các tiêu điểm của hầu hết các tờ báo lớn, trên các diễn đàn của Quốc hội, Chính phủ, và các cơ quan của Đảng. Còn ở nước ngoài thì chỉ từ đầu tháng 9 trở lại đây tờ báo lớn nhất của Mỹ về tài chính là tờ Wall Street Journal đã có tới 7 bài viết đề cập tới vấn đề này.

Đã có vô số các bài viết và phân tích chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới tình trạng khủng hoảng ở Vinashin. Riêng chúng tôi cũng đã có bài viết cảnh báo từ cuối năm 2008 và đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn vào đầu tháng 2 năm 2009.

Chúng tôi không phản đối các lý do của khủng hoảng ở Vinashin được nhiều người đặt ra gần đây như sự lạm quyền, vô trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn này; chiến lược đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả của của Vinashin sang các lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính (non-core businesses); hay câu chuyện Vinashin được các bộ ngành quá nuông chiều và làm ngơ trong một giai đoạn dài.

Thế nhưng cũng cần nhìn vào sự thực là lý do nặng ký nhất đẩy Vinashin vào chỗ khủng hoảng không khác hơn là bẫy dư thừa công suất mà tôi sẽ trình bày dưới đây.

Tính chu kỳ của kinh tế

Kinh tế vĩ mô nói chung và kinh tế ngành nói riêng thường có tính chu kỳ. Có nghĩa là có những giai đoạn có tốc độ phát triển cao và liên tục trong nhiều năm, sau đó đến giai đoạn thoái trào, thậm chí khủng hoảng. Ngành đóng tàu cũng không phải ngoại lệ. Gần đây nhất thì ngành đóng tàu thế giới bước vào giai đoạn phát đạt từ năm đầu 2003 và kéo dài đến năm 2008 thì thoái trào, và dự kiến sớm nhất cũng phải qua năm 2011 thì mới bắt đầu phát triển trở lại (xem báo cáo của Deutsche Bank “Shipbuilding Industry – Super Down Cycle” xuất bản tháng 8 năm 2008 để biết thêm chi tiết).

Ủy ban điều tra của nghị viện

Nguyễn Đức Lam

clip_image001

Một phiên họp ở Hạ viện Đức.

Đầu tháng 11/2010, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết kiến nghị thành lập Ủy ban điều tra của Quốc hội để làm rõ trách nhiệm chính trị trong vụ Vinashin. Theo Luật Tổ chức Quốc hội, khi thấy cần thiết, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban điều tra, nhưng do một số nguyên nhân, trong đó theo trả lời ĐBQH của UBTVQH, không thành lập Ủy ban điều tra vì UBKTTƯ, Thanh tra, cơ quan điều tra cũng đang điều tra vụ Vinashin.

Bài viết này giới thiệu thực tiễn về ủy ban điều tra ở nghị viện các nước.

Ủy ban điều tra-công cụ giám sát hiệu quả

Ở nhiều nước, các uỷ ban điều tra của nghị viện có vai trò rất lớn trong việc thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động của Hành pháp. Đặc điểm của hoạt động này là điều tra sự lạm dụng công quyền, trong đó không chỉ trong các cơ quan hành pháp. Chẳng hạn, hoạt động điều tra của các uỷ ban và tiểu uỷ ban trong Quốc hội Mỹ được biết đến rộng rãi trên thế giới. Hoạt động này thậm chí có thể dẫn đến sự từ chức bất đắc dĩ của Nguyên thủ quốc gia như đã từng xảy ra vào năm 1974, khi hoạt động điều tra của Uỷ ban pháp luật Hạ viện Mỹ dẫn đến sự từ chức của Tổng thống Nixon. Việc thành lập Uỷ ban điều tra cũng nhằm mục đích thu thập các thông tin để báo cáo cho nghị viện để nếu cần, nghị viện có thể tổ chức thảo luận và đi đến các kết luận giám sát.

Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895

Trương Nhân Tuấn

image

 

hững ngày vừa qua, trên một số trang blog và báo chí, có đăng tải một số hình ảnh và phụ chú theo đó phía Trung Quốc đang có phong trào đào lấy các cột mốc biên giới cắm theo công ước Pháp Thanh 1887 để đưa vào viện bảo tàng. Đây là một việc làm khuất tất vì các cột mốc này là các di vật lịch sử, thuộc chủ quyền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc (ngoại trừ một số mốc kép cắm dọc theo sông Ka Long ở vùng giáp ranh Móng Cái). Phía Trung Quốc không thể đơn phương tự tiện lấy các mốc này làm của riêng.

Wikileaks: 'Bộ Chính trị TQ can dự vào cuộc tấn công nhắm vào Google'

clip_image001

Một số văn thư ngoại giao của Hoa Kỳ bị Wikileaks tiết lộ vạch ra chi tiết về vụ Bộ Chính trị Trung Quốc ra lệnh thực hiện cuộc tấn công nhắm vào các hệ thống của công cụ dò tìm Google. Hình: VOA

Nhật báo The New York Times nói một số văn thư ngoại giao của Hoa Kỳ bị Wikileaks tiết lộ, vạch ra chi tiết về cách mà Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan quyết định cao nhất nước này, đã hạ lệnh thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào các hệ thống vi tính của công cụ dò tìm Google.
Tờ The New York Times tường trình rằng một trong các văn thư ngoại giao Mỹ cho biết là một nguồn tin Trung Quốc đã nói cho Đại sứ quán Hoa Kỳ biết về sự can dự của chính quyền Trung Quốc hồi tháng Giêng.

TẠI SAO KHÔNG MỜI CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐỐI THOẠI VỀ BAUXITE TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP CHO TOÀN DÂN THEO DÕI?

(Phỏng vấn luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, hiện là Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Hội đồng tư vấn về dân chủ & pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó ban thường trực Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày Việt Nam)

Thuận Thiên thực hiện

clip_image002

- Trong buổi giải trình trước Quốc hội ngày 24/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố về dự án Bauxite như sau: Trước mắt, khẩn trương triển khai thí điểm hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ. Nhưng cũng khẳng định: Nếu dự án bảo đảm chặt chẽ môi trường mới triển khai. Là một trong những cựu quan chức cao cấp ký tên vào bản Kiến nghị dừng khai thác Bauxite (bản thứ hai), ông có yên tâm với tuyên bố ấy của Thủ tướng?

Ông Trần Quốc Thuận (TQT): Ngay khi có kiến nghị của Bác Võ Nguyên Giáp và nhiều nhân sĩ trí thức yêu cầu dừng dự án Bauxite, tôi rất đồng tình. Tốt nhất là không triển khai việc khai thác vì có bao nhiêu tác hại rất lớn về môi trường, an ninh, xã hội, nguy cơ đến lợi ích của nhiều thế hệ. Thủ tướng nói phải có giải pháp bảo đảm không xảy ra nguy cơ thì mới tiến hành. Lời tuyên bố chưa làm tôi có niềm tin. Vì nhiều nhà khoa học đã nêu rõ những điều kiện đảm bảo an toàn hết sức khó khăn, thí dụ như xử lý hồ chứa bùn đỏ phải trải mấy tầng đất, cát, rổi xây bờ bao xung quanh đến 120 ha, tính ra hàng triệu mét khối, liệu có làm được không? Kinh phí ra sao? Rồi như thế thì hiệu quả kinh tế thế nào đây? Không ai trả lời được một cách thuyết phục. Rồi thời gian dài bùn đỏ sẽ thấm xuống sâu, thấm ngang, không thấy đặt thành vấn đề. Chưa nói chuyện vận chuyển từ Tây Nguyên xuống bờ biển Bình Thuận, Ninh Thuận…

Những kiểu đảm bảo của các vị có trách nhiệm nghe được trên Quốc hội chỉ là nói để mà nói chứ không khả thi, các vị ấy có ở cương vị của họ suốt đời để xử lý khi bể bạc hay không, thực tế thì nhiều vị cũng sắp nghỉ vi quá tuổi theo qui định? Đến lúc ấy ai chịu? Kỷ luật, bỏ tù ai? Thậm chí có tử hình ai đó thì hàng triệu con người, môi trường, nguồn nước... dưới hạ lưu cũng đã bị tử hình vì bùn đỏ.

Vì đâu nên nỗi? Tác động văn hoá của “đổi mới” xét như một mô thức phát triển

(Tham luận tại hội thảo “Sự xuống cấp văn hóa và đạo đức trong xã hội ngày nay” do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức ngày 27.11.2010 tại Hà Nội)

Lữ Phương

Vấn đề xuống cấp văn hoá và nếp sống hiện nay đã lan rộng đến mức báo động đỏ, khắp nơi đã có rất nhiều người lên tiếng cảnh báo thống thiết. Theo tôi thì đây không phải chỉ là sự suy thoái riêng rẽ và đơn thuần về đạo đức, văn hoá mà thực sự bắt nguồn từ cái mô thức phát triển tổng thể đã quy định sự suy thoái thuộc các lĩnh vực này.  Tính chất trầm trọng của sự xuống cấp văn hoá đó cũng chính là ý nghĩa phá sản trầm trọng của một mô thức phát triển mang tính chất lịch sử mà chúng ta đã chọn và cũng vì vậy vấn đề đặt ra ở đây sẽ là vấn đề đi tìm nguyên nhân phá sản về mặt lịch sử của mô thức đó. Tôi có một bài viết đặt vấn đề một cách tương tự [Văn hoá và một chính sách phát triển văn hoá, Diễn Đàn số 27, 01.02.1994], tham gia một đề tài nghiên cứu do trung tướng Trần Độ đảm nhận cách đây gần 20 năm, nay xem lại thấy vẫn còn có những điều thích hợp nên nhân dịp này xin tóm tắt tinh thần bài viết đó vào vài điểm, có thêm một vài ý bổ sung.

*

Trước hết, tôi cho rằng trong việc quyết định con đường phát triển của đất nước, chúng ta đã có một sự ngộ nhận trầm trọng khi đồng nhất khái niệm “chủ nghĩa xã hội” mà chúng ta đã chọn lựa vào thời cách mạng giải phóng dân tộc với nội dung khái niệm “xã hội chủ nghĩa” mà chúng ta coi là hình thái kinh tế xã hội cần xây dựng để đưa đất nước vào con đường hiện đại hoá. Logic của vấn đề ở đây là: công cụ A giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ A thì nó cũng sẽ giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ B. Logic này cũng là cơ sở của luận điểm của Lenin về phong trào giải phóng dân tộc: phong trào này là một bộ phận của phong trào chống tư bản, đế quốc do quốc tế vô sản lãnh đạo nên sau khi dựa vào quốc tế vô sản hoàn thành cách mạng dân tộc rồi thì phải tiến lên xây dựng ngay chủ nghĩa xã hội, không thông qua giai đoạn phát triển tư bản để tiếp tục sự nghiệp chống đế quốc do quốc tế vô sản lãnh đạo.

Dân chủ trên Internet

(Khả năng và giới hạn của công nghệ thông tin)

Ian Bremmer, Foreign Affairs, November/December 2010

IAN BREMMER là chủ tịch của Eurasia Group và là tác giả cuốn The End of the Free Market: Who Wins the War Between the States and Corporations? (Sự kế thúc của thị trường tự do: Ai thắng cuộc chiến giữa các nhà nước và các tập đoàn kinh tế?)

“Công nghệ thông tin đã xóa bỏ thời gian và khoảng cách”, Walter Wriston, cựu tổng giám đốc của tiền thân công ty Citygroup đã viết như thế năm 1997. “Thay vì chứng minh viễn tượng Orwell rằng Anh Cả theo dõi người công dân, công nghệ thông tin cho phép người công dân giám sát Anh Cả. Và cứ thế con siêu vi tự do (the virus of freedom), vì không có thuốc trị, được các mạng điện tử giúp lây lan khắp bốn phương trời. Các cựu tổng thống Ronald Reagan, Bill Clinton, và George W. Bush đã từng đưa ra một viễn kiến tương tự, với luận điệu hùng hồn tương tự. Tất cả đều cho rằng sự tồn tại lâu dài của các nhà nước độc tài tùy thuộc vào khả năng kiểm soát luồng tư tưởng và thông tin ở bên trong và xuyên qua biên giới của mình. Khi những tiến bộ trong công nghệ truyền thông – như điện thoại di động, văn bản nhắn tin, Internet, mạng xã hội – cho phép một giới người ngày càng đông đảo chia sẻ tâm tư, nguyện vọng dễ dàng và ít tốn kém, công nghệ hiện đại sẽ triệt hạ biên giới giữa các dân tộc và các quốc gia. Theo quan điểm này, sự lây lan của “siêu vi tự do” sẽ khiến cho các nhà độc tài phải vất vả hơn và tốn kém hơn để cô lập nhân dân của mình với phần còn lại của thế giới. Công nghệ thông tin cũng trang bị cho người dân bình thường những phương tiện để tạo cho mình những thế mạnh khác. Lý luận này cho rằng, tiến trình dân chủ hoá các phương tiện truyền thông sẽ mang lại tiến trình dân chủ hóa thế giới.

Mong “kết luận kiểm điểm” sớm được công khai!

Hà Xuân

clip_image001(Tamnhin.net) - Dư luận rất quan tâm những vấn đề đặt ra tại kỳ họp Quốc Hội lần này. Kỳ họp đã kết thúc. Nhưng, nhiều câu hỏi “ nóng”, nhiều câu trả lời gây tranh cã… Vinashin, bô xít ở Tây Nguyên, giá cả leo thang từng ngày… Thực sự là những vấn đề lớn của đất nước .

Quan tâm hơn cả là giải trình của Chính Phủ về vụ Vinashin. Thủ Tướng đã đứng ra nhận trách nhiệm, Thủ Tướng nói “ Là người đứng đầu tôi nhận trách nhiệm đó. Xin báo cáo, việc kiểm điểm sẽ không làm qua loa mà làm nghiêm túc, đúng quy trình của Đảng, Nhà nước. Tôi khẳng định điều đó. Kết luận kiểm điểm sẽ được công khai”.

Dư luận hình dung: Đó là một cuộc kiểm điểm trách nhiệm lớn. Kiểm điểm trách nhiệm của Chính Phủ, của các Bộ, ngành liên quan. Ai sai phạm? sai phạm gì? sai phạm đến đâu? trong hoàn cảnh nào? Kiểm điểm để làm gì? để rút kinh nghiệm, để xử lý? Xử lý thế nào? Vân vân và vân vân …

Theo một tờ báo mạng, trước khi bước vào phiên chất vấn, có nhà báo đã hỏi Đại biểu Quốc Hội  Dương Trung Quốc: Ông sẽ hỏi Thủ Tướng câu gì? Nhà sử học Dương Trung Quốc nói rằng, ông sẽ  hỏi: “Thưa Thủ Tướng, trong khi thực thi quyền năng của mình có lúc nào ông thoáng tự hỏi mình sẽ để lại dấu ấn gì trong lịch sử hoặc rồi đây lịch sử sẽ viết về mình như thế nào ?” Không biết khi chất vấn ông có hỏi câu đó không? và câu trả lời thế nào? Vì chưa thấy một tờ báo nào đăng!

Nên dừng thủy điện vừa và nhỏ

Nhà máy thủy điện Krông K’mar nằm trên dòng thác Krông K’mar thuộc vườn quốc gia Cư Yang Sin do Công ty cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà làm chủ đầu tư, có công suất 12MW, tổng giá trị đầu tư 245 tỉ đồng - Ảnh: T.B.D.

TT - Trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội hôm 22-11, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã thừa nhận thủy điện vừa và nhỏ ở miền Trung và Tây nguyên không hiệu quả.

90 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ hủy hoại cả ngàn hecta rừng, nhưng chỉ mang lại một nguồn điện nhỏ nhoi bằng 2/3 một nhà máy nhiệt điện!

Có thể nói đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Chính phủ thừa nhận điều đó.

Pháp muốn có mặt trên thị trường vũ khí Việt Nam

Đức Tâm

clip_image001  

Trực thăng Tigre của quân đội Pháp avion-française.com

 

Nước Pháp công khai bày tỏ mong muốn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Việt Nam, trong lúc Hà Nội tìm cách mở cửa thị trường này đối với nhiều quốc gia phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ, kể từ khi Liên Xô sụp đổ và Nga không còn giữ vị thế độc quyền.

Nhân chuyến công du Hà Nội ngày 25 và 26/11 vừa qua, ông Pierre Lellouche, quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương khẳng định, “Nước Pháp sẽ có mặt trên thị trường này”.

Quan hệ quân sự song phương Pháp - Việt đã có một bước tiến quan trọng hồi tháng bẩy năm nay khi ông Hervé Morin, lúc đó là bộ trưởng Quốc phòng đã tới Việt Nam. Chuyến thăm này mang “tính biểu tượng cao” bởi vì đây là lần đầu tiên từ sau thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ 1954, một bộ trưởng Quốc phòng Pháp sang Việt Nam. Ông Morin đã tuyên bố là về mặt chính trị, Paris sẵn sàng tham gia vào việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam và cho biết là gần đây, Việt Nam đã mua trực thăng, máy bay vận tải quân sự, radar của Pháp.

Theo giới quan sát, trong những năm vừa qua, quân đội Việt Nam đã tiến hành nâng cao khả năng tác chiến. Với chiều dài bờ biển gần 3200 km, Việt Nam đương nhiên chú trọng đến các loại vũ khí, khí tài cho hải quân, nhất là trong bối cảnh các căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng do có những tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn coi Nga là đối tác ưu tiên. Trong năm 2009 và 2010, Hà Nội đã mua của Matxcơva 20 máy bay tiêm kích Soukhoi Su 30MK2 và 6 tàu ngầm hạng Kilo.

Truy cứu Vinashin

Nguyễn Thanh Giang

Vinashin đang trở thành đề tài nóng đến mức sôi sục, là cái ung nhọt kinh tế rất lớn. Những thiệt hại do Vinashin gây ra làm cả xã hội xót xa, đau đớn.

Xin mời độc giả đọc lại bài viết sau đây, để thấy rằng hiện nay đâu chỉ có một Vinashin, mà còn nhiều lắm, có những “Vinashin” còn tệ hại hơn Vinashin. Tất cả đều được khai sinh, đều bắt buộc phải được nuôi dưỡng do chủ trương doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo nhằm bảo đảm cho được đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Xem Thủ tướng trả lời Quốc hội

Hà Văn Thịnh

Xem, nghe, nhìn, đọc về việc Thủ tướng đăng đàn trả lời trước Quốc hội, cuối cùng tôi ngộ ra rằng từng ấy thứ vẫn chưa đủ cho cái sự nghĩ, vì quả thật, theo tôi, nếu tin vào cái đúng của lẽ đời, cái cần có của một người biết “thấu tình men lá rượu ngô trong” (thơ Trần Đăng Tuấn), cái dũng khí của lòng tự trọng, thì 4 trang báo Tuổi trẻ mà tôi có trên tay nên rút gọn thành hai từ thôi: từ chức!

1. Thủ tướng đã tự phủ định mình, khi cho rằng cái “lỗi” để cho ông Phạm Thanh Bình vừa là Chủ tịch HĐQT, vừa là Tổng giám đốc (sai luật, phủ định chính cái văn bản mà Thủ tướng đã ký – bắt buộc tất cả các doanh nghiệp cả nước phải tuân thủ, trừ Vinashin) là có nguồn gốc từ thời ông Phan Văn Khải (Vietnamnet, 24.11.2010)? Ông Khải sai là điều cần phải phê phán, nhưng cứ tiếp tục cái sai đó nhùng nhằng, dây dưa hết năm này sang năm khác thì là can cớ sao đây? Làm như thế có khác gì thừa nhận, dung túng cho một nhóm lợi ích có đặc quyền bất chấp luật pháp, bất chấp trật tự, kỷ cương, phép nước?

2. Thủ tướng “kiểm điểm” không thành khẩn, khi tự mâu thuẫn với chính mình bằng tuyên bố “là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém của chính phủ. Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên liên quan tiến hành kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”. Về mặt thực tiễn lịch sử, nói như thế gần như bằng… không! Xin nhận trách nhiệm xong, rồi kéo theo cả một đoàn “thành viên liên quan” là bao nhiêu người không ai biết, thì đến bao giờ mới kiểm điểm xong?! Kiểm điểm như thế nào, kiểm điểm bao lâu không nói rõ mà chỉ cho Đại biểu biết là “chúng tôi sẽ công khai” (?). Người dân đã biết rõ cái chuyện kiểm điểm PMU 18: Vụ án bùng ra trước Đại hội X nay sắp Đại hội XI mà vẫn chưa xong! Ông cha ta đã từng nhắc nhở rằng một trong những “nguyên tắc phi thường” của người Việt là cứ đủng đỉnh, từ từ, làm cho sự việc rối tung lên rồi tự khắc câu trả lời có sẵn: Để lâu cứt trâu hóa bùn!

Không sợ – Cũng chỉ do… quá hèn

Viễn Lan

(Tamnhin.net) - Tại thời điểm mà thiên hạ cảm thấy tôi hèn nhất thì tôi lại thấy mình không sợ ai cả vì sợ nhiều quá hóa quen nên tôi bị “đứt” dây thần kinh sợ hoặc cũng có thể vì lúc “Hèn quá” mà tôi có một vài hành vi được thiện hạ lầm tưởng là khùng và vì thế họ sợ tôi. Ở vào vị trí “được sợ” thì tại sao tôi phải “sợ”?

Đọc bài “Sợ - không chỉ do… hèn” của tác giả Trần Huy Thuận tôi thật tâm đắc vì quả thật là… quá “gần” đúng. Nhưng câu kết luận của tác giả; “Vậy đó! Sợ - tưởng  chỉ là biểu hiện của những thằng hèn, hoá ra không loại trừ ai cả?!” thì làm tôi hơi “cay cay” vì nên loại trừ một vài thằng đã “đứt dây thần kinh sợ” như tôi.

Tái khởi động Đường sắt cao tốc là vi phạm Luật Đường sắt Việt Nam

TS Trần Đình Bá

Hội Kinh tế và vận tải ĐSVN

clip_image002

ĐS quốc gia khổ 1 mét đang ngày càng rệu rã lạc hậu và phá sản là trách nhiệm của Bộ GTVT và Tổng công ty ĐSVN – Ảnh : nguồn Internet.

Tác giả “Chiến lược ĐSVN”; tác giả luận án TS “Mở rộng để hiện đại ĐSVN”, đã được tặng giải thưởng quốc gia về hiến kế; đã từng đi thực tế nghiên cứu về mở rộng và hiện đại ĐS tại các nước Cam puchia, Lào, Singapore, Malayxia, Latvia, Nga, Extonia, Trung Quốc, Thái Lan.

Từ đường bộ nghĩ về đường sắt cao tốc

Từ đường bộ nghĩ về đường sắt cao tốc

Chí Hiếu

clip_image002

Quốc lộ 1A tại địa phận xã An Dân, huyện Tuy An, Phú Yên bị sạt lở ngày 10.11. Ảnh: Phương Trà

 

SGTT.VN - Trong khi quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất (đoạn qua miền Trung) vẫn chưa hết “lạnh” vì bị lũ nhấn chìm, vùi lấp, thì đường sắt cao tốc, đường Hồ Chí Minh tiếp tục “nóng” trên nghị trường Quốc hội, lan ra cả dư luận.

Từ quốc lộ 1A bị ngập đến đường Hồ Chí Minh kém hiệu quả

Có lẽ, chưa năm nào, quốc lộ 1A bị ngập lụt với tần suất dày đặc, ngập sâu, ngập lâu, bị sạt lở, khiến giao thông Bắc – Nam tê liệt trong nhiều ngày liên tiếp, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho ngành giao thông, thiệt hại lớn về kinh tế, mất mát về con người như vừa qua. Ngay trên diễn đàn Quốc hội ngày 23.11, ông Hồ Nghĩa Dũng, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải, thừa nhận: “Đường 1A ngập không có gì mới, nhưng đúng là có nghiêm trọng hơn, thường xuyên hơn”.

Giáo sư Nguyễn Xuân Trục (hội Cầu đường Việt Nam) – người tham gia khảo sát đường Hồ Chí Minh trong những ngày đầu dự án, và cũng là người ở trong hội đồng nghiệm thu khi dự án này hoàn thành, nói: “Khi thuyết minh về “sự cần thiết phải đầu tư”, đại diện chủ đầu tư nói, đây sẽ là “con đường 1A của mùa mưa”, nghĩa là, con đường này sẽ là đường tránh lụt cho các phương tiện trên tuyến Bắc – Nam vào mùa mưa lũ, cũng như giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A. Nhưng đến nay, đường Hồ Chí Minh đã không làm được “nhiệm vụ” này, dù cho, về chất lượng mặt đường, hạ tầng, biển báo đường Hồ Chí Minh đạt chất lượng rất tốt”.

Tồn tại lớn nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh, theo GS Trục, là hiện tượng sụt trượt mái taluy không lường được đã khiến con đường thường xuyên bị vùi lấp, sạt lở. Hiện tượng này cùng với vị trí “độc đạo” giữa núi rừng phía Tây, cách quá xa quốc lộ 1A (trung bình là 50km), lại thiếu hệ thống đường ngang kết nối, làm các lái xe sợ lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi đi vào đường Hồ Chí Minh mà gặp phải sạt lở. GS Trục phân tích: mái taluy cao trên 12m là rất khó tính toán được trượt, sạt, nhưng đường Hồ Chí Minh lại có hàng chục đoạn taluy cao quá 12m, thậm chí 40 – 50m, có đoạn đào sâu đến 67m.

Thư một cử tri gửi đại biểu Quốc hội

Kính gửi Bauxite Việt Nam

Lá thư này tôi đã gửi tới 9 vị đại biểu Quốc hội, trong đó có một số vị tôi đưa tận tay, một số vị tôi gửi theo đường bưu điện. Để rộng đường dư luận, tôi muốn nhờ các bác đăng lên trang nhà cho rõ ý.

Nguyễn Nguyên Bình

Toàn văn lá thư như sau:

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2010

Kính gửi: Đại biểu Quốc hội

Chúng tôi là những cử tri luôn cảm thấy mình thấp cổ bé họng khi bàn đến các việc quốc gia đại sự. Như tôi năm nay đã trrên 60 tuổi, đã được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trên 40 năm, cụ thể là đã cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội từ khoá 4, tính đến nay đã qua 9 lần được tự tay lựa chọn đại biểu “của mình” rồi. Tuy vậy, dù sống ngay ở trung tâm thủ đô nhưng chưa bao giờ tôi được vinh dự có mặt trong bất kỳ một cuộc “tiếp xúc cử tri” nào, kể cả khi đại biểu tiếp xúc tận cấp phường – cấp thấp nhất về hành chính.

Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm

Yên Ninh

Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Còn nhớ, hồi mới đi học, mắc lỗi gì, cô giáo sẽ bắt viết Bản tự kiểm điểm và nêu tên trước toàn trường vào ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần.

Cấp II, vẫn tương tự. Mắc lỗi, kiểm điểm, nêu gương. Quen quá thành nhờn.

Lên cấp III, “chuyên nghiệp” trong nghề viết Bản tự kiểm điểm. Thậm chí mắc lỗi ở trường, giám thị đến tận lớp, bắt nghỉ cả tiết học lên Phòng Giám thị ngồi chỉ để… viết Bản tự kiểm điểm. Được nghỉ không phải học.

Vào Đại học, quá chán ngán với những tiết học mà thầy, cô giáo chỉ làm mỗi nhiệm vụ khoe khoang sự giàu có, đi Tây, đi Tàu, sự học thức và con cái giỏi giang. Nghe một lần thấy lạ, nghe lần thứ 2 thấy nhàm, đến lần thứ 3 không thể chịu nổi. Chắc ông thầy giáo đó quên rằng đã kể chuyện này với sinh viên ở lớp này rồi. Bỏ học. Khoa gọi lên bắt… viết Bản tự kiểm điểm.

Đi làm ở một tờ báo tỉnh lẻ, viết một bài báo về một huyện có tệ nạn ma tuý. Có số liệu, ghi âm đàng hoàng nhưng vẫn bị đánh công văn đến Toà soạn yêu cầu kỷ luật phóng viên. Tổng Biên tập cũng chỉ gọi điện báo cấp cao hơn: Đã bắt Phóng viên viết bản tự kiểm điểm. Ông “sếp tỉnh” không có ý kiến gì nữa. Lần đầu tiên thấy bản tự kiểm điểm có giá.

Cấu trúc bản tự kiểm điểm gồm 3 phần: phần đầu là kính thưa những người đọc kiểm điểm, phần 2 là kể tội cần kiểm điểm, phần 3 là nhận thức sai trái rồi sửa chữa khắc phục. Từ bé tới giờ, chưa ai kiểm tra xem tôi kiểm tra, khắc phục sai trái như thế nào?

Khốn nhi tri

Nguyễn Triết

Trong gần hai năm vừa qua, tôi thường vào trang mạng bauxite để đọc những bài phản biện về dự án này, được gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước.” Mặc dù có rất nhiều vị trí thức đã ngăn cản, thuộc đủ mọi lãnh vực, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, an ninh… Nhưng, hình như người ta vẫn đẩy mạnh tiến trình khai thác mỏ tài nguyên quốc gia này. Các nhà trí thức đã phản biện nhiều rồi, có lẽ không cần nói thêm nữa. Tôi chỉ xin LẠM BÀN VỀ TƯ DUY CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐIỀU HÀNH (góp một ý có tính cách ứng xử của các nhà lãnh đạo) dự án khai thác quặng mỏ của đất nước.

Chữ “TRI” trong tiếng Hán-Việt có nhiều nghĩa, một nghĩa là “BIẾT”. Bởi vậy, có ông “nước lạ” nào đó đã phát biểu rằng:“Sinh nhi tri, học nhi tri, khốn nhi tri” (sinh ra đã biết, học rồi thì biết, gặp khốn mới biết).

GS Hoàng Tụy: Hãy chứng tỏ xã hội ta đã trưởng thành

Phan Khánh (thực hiện)

clip_image001[4]

Giáo sư Hoàng Tụy

Tôi càng vui mừng khi thấy chính nhờ vinh dự đặc biệt to lớn GS Ngô Bảo Châu đã mang về cho đất nước, mà các vị lãnh đạo đã có dịp tốt nhìn lại các chính sách và chủ trương đối với giáo dục và khoa học.

LTS: Cách đây ít lâu, dư luận xã hội có những tranh luận đa chiều xung quanh việc Nhà nước tặng cho GS Ngô Bảo Châu một căn hộ, và trong những ý kiến tranh luận, có những ý kiến so sánh về sự đãi ngộ giữa thế hệ các nhà toán học. Mới đây, Tuần Việt Nam đã phỏng vấn GS Hoàng Tụy về vấn đề này.

Việc vui mừng, chỉ nên ủng hộ hết lòng

- Xin chào Giáo sư (GS). Hẳn ông cũng biết chuyện GS Ngô Bảo Châu vừa được Nhà nước tặng một căn hộ cao cấp?

- GS Hoàng Tụy: Đó là tin vui đáng phấn khởi, đừng nên so sánh này nọ, mất hết ý nghĩa. Tài năng đặc biệt thì phải có chính sách đặc biệt. GS Ngô Bảo Châu là niềm tự hào to lớn của đất nước, việc tạo điều kiện tốt nhất cho GS làm việc là hoàn toàn đúng đắn.

Việc ấy chỉ có thể vui mừng, ủng hộ. Nếu có điều gì cần nhắc nhau là sau niềm vui lớn này, hãy cùng nhau suy nghĩ, nhìn lại để chỉnh đốn các chính sách về đào tạo, sử dụng, thu hút nhân tài xây dựng đất nước. Chẳng hạn, cần rút ra bài học như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói trong buổi chào mừng GS Ngô Bảo Châu, phải cấp bách cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện thì đất nước mới tiến lên được ...

Gia đình “người rừng”

Thái Sinh

Thưa GS Nguyễn Huệ Chi!

Hẳn GS và những người đọc bình thường nhất sẽ không cầm được nước mắt khi đọc phóng sự này, ở một góc rừng xa xôi cuối trời Tây Bắc kia vẫn có những con người bị bỏ rơi, bị ném ra ngoài xã hội, đẩy họ về thời nguyên thuỷ. Nơi đại ngàn Tây Bắc người dân vẫn sống trong sự khốn khó và ai biết rằng sau những dãy núi xanh mờ cây thuốc phiện vẫn mọc lên. Ấy vậy mà trên diễn đàn Quốc hội người ta đang sôi nổi bàn tới chuyện xây dựng đường tàu cao tốc, khai thác bô xít Tây Nguyên, người ta đùn đẩy trách nhiệm về con tàu Vinashin đang dần chìm xuống biển Đông.

Thảo Dân

Cớ gì bây giờ “đồng chí” sợ “đồng chí”?

(Suy ngẫm cùng Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Hà Sĩ Phu)

V. Quốc Uy

image Trong bài viết Kiến nghị dừng khai thác bauxite..., Luật gia Lê Hiếu Đằng nêu lên tình trạng các cán bộ, đảng viên, báo chí, đại biểu Quốc hội cứ giữ im lặng, cứ “nhân nhượng, dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc”, “không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng” như vụ khai thác bô-xít, cho thuê rừng đầu nguồn, vụ Vinashin, v.v., và ông quy nguyên nhân về nỗi SỢ.

Nỗi sợ thì không lạ, trước mắt là trăm ngàn nỗi sợ khác nhau, nhưng là một đảng viên khá cao cấp, ông LHĐ đề cập đến một nỗi SỢ rất đặc biệt, rất “nội bộ”: đảng viên trong cùng một đảng lại sợ nhau, và ông tự hỏi “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình”? Nỗi sợ này, theo ông LHĐ là vô lý. Và để nhấn mạnh sự cực kỳ vô lý, ông khẳng định nỗi sợ này lại nằm trong những con người không hề nhút nhát, trái lại đã từng gan góc trước “kẻ thù” (lúc ấy), từng coi cái chết nhẹ như lông hồng! Vô lý nữa, tình “đồng chí” đã từng được coi là mặn nồng hơn cả tình ruột thịt, sao lại có thể sợ nhau?

Nghĩ rằng “nỗi sợ đồng chí” là vô lý, là không thể chấp nhận nên ông LHĐ nhắn nhủ và động viên tất cả các đồng chí của mình, rằng hãy mạnh dạn lên tiếng trước các vấn nạn, như ông đã lên tiếng. Quả thực so với trước đây, bây giờ đã ngày càng nhiều đảng viên (và các cán bộ của Đảng) đã dám mạnh dạn lên tiếng. Ý kiến của ông LHĐ đang có tác dụng thúc giục thêm, vậy đây là một ý kiến đáng trân trọng.

Bộ Công an có bao nhiêu quy trình?

Đông A

Vụ việc video clip về chuyện công an bắt các cô gái mại dâm trong tư thế trần truồng để quay phim, chụp ảnh bị phát tán trên mạng đã được điều tra và tìm ra các cán bộ công an đã thực hiện vụ việc này. Phải thấy rằng Bộ Công an xử lý vụ việc này rất nhanh, có hiệu quả, và đáng khen. Tuy vậy, qua vụ này và các vụ việc gần đây, tôi không khỏi băn khoăn và thắc mắc về các quy trình xử lý vi phạm hành chính của Bộ Công an. Theo VnExpress, Phó Thanh tra Bộ Công an Nguyễn Duy Hòa cho biết rằng "về nguyên tắc trong quá trình làm việc, công an được phép thu thập tài liệu, chứng cứ nhưng không được phép công khai các chứng cứ này bởi đó là "tài liệu mật". Ai tung lên mạng, người đó phải chịu trách nhiệm". Cũng theo VnExpress, ông Nguyễn Văn Minh (Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động thương binh và xã hội) nhìn nhận: "Việc bắt giữ mua bán dâm là vấn đề tế nhị nên nếu bắt quả tang cần cho mặc quần áo vào rồi mới lập biên bản. Việc chụp ảnh, quay phim họ trong tình trạng như vậy là không được phép". Như vậy giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, và Bộ Công an đã có quan điểm khác nhau về quy trình xử lý hành vi mại dâm. Đó là vấn đề người tiến hành kiểm tra vi phạm hành chính về mại dâm, khi bắt quả tang, có được phép quay phim, chụp ảnh người vi phạm trong tư thế trần truồng hay không. Quy trình của Bộ Công an về xử lý vi phạm hành vi mại dâm như thế nào, có trái pháp luật hay không? Tôi thử Google tìm quy trình này của Bộ Công an để tìm hiểu nhưng chưa tìm thấy. Rõ ràng đây là một văn bản pháp quy quan trọng và cần phải tuân thủ pháp luật.

Nghị định Kinh doanh Xuất khẩu gạo số 109/2010/NĐ-CP: Sự quan liêu, vô trách nhiệm đối với quyền lợi nông dân

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

image Ngay khi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo số 109/2010/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 109) còn là Dự thảo, Bộ Công thương đã thể hiện sự quan liêu khi không hề hỏi ý kiến của nông dân và Hội Nông dân.

Ông Huỳnh Quốc Cường – Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – cho biết trên báo Tuổi trẻ Online: “Vừa rồi qua bốn lần dự thảo nghị định này, toàn là doanh nghiệp, buôn bán bàn với nhau chứ không bàn trực tiếp với nông dân”.

Rồi ông Chủ tịch Hội Nông dân than thở: “Tôi rất băn khoăn nông dân làm ra lúa gạo, vậy mà khi bàn chính sách để điều hành việc xuất khẩu gạo, Bộ Công thương lại không hỏi gì đến tâm tư, đề nghị của nông dân” [1].

Bản thân tôi cũng đã gởi e-mail góp ý cho trang tin điện tử của Chính phủ, ở địa chỉ cchc@chinhphu.vn, và được trả lời như sau:

Ban Bạn đọc - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nhận được thư của ông góp ý về Dự thảo Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo. Ban Bạn đọc đã chuyển góp ý của ông đến cơ quan chức năng nghiên cứu, tiếp thu. Chúng tôi sẽ thông tin cho ông khi có kết quả.
Trân trọng thông báo để ông được biết!
”.

Ai đứng ra tái cơ cấu Vinashin?

Nguyễn Vạn Phú

clip_image001

 

Nhà máy đóng tàu của Vinashin ở ĐBSCL. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ.

 

(TBKTSG) - Vinashin lại trở thành tâm điểm của các phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đầu tuần này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận trước Quốc hội: “Tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém [tại Vinashin]. Thủ tướng, Phó thủ tướng và các bộ trưởng có liên quan đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”. Tuy nhiên, quan trọng hơn, người dân rất quan tâm muốn biết đề án tái cơ cấu tập đoàn này sẽ được triển khai như thế nào, hiệu quả đến đâu.

Đề án tái cơ cấu Vinashin là một bước đi đúng hướng để giải quyết triệt để gánh nặng nợ nần ở tập đoàn này. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, thẩm quyền tái cơ cấu Vinashin nên giao cho ai? Bởi nếu nói như Thủ tướng “nội dung trả nợ như thế nào, hội đồng quản trị [Vinashin] sẽ trình bày rõ ràng để [đại biểu Quốc hội] hiểu” thì rất có thể việc tái cơ cấu sẽ rơi vào cách làm cũ.

Sở dĩ có vấn đề này là vì, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Vinashin đã chủ trì một cuộc họp báo, tại đó, ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, đã có những phát biểu chưa chính xác so với tinh thần đề án tái cơ cấu này.

Lấy ví dụ, ông Sự nói: “Dự kiến mô hình tổ chức của tập đoàn sau tái cơ cấu (đợt 2) được sắp xếp như sau: Số doanh nghiệp còn lại là 43 công ty; tổng số lao động theo mô hình tổ chức mới là 29.660 người; tổng tài sản: 68.234 tỉ đồng; tổng số nợ phải trả là: 53.054 tỉ đồng” (nguồn: website Chính phủ). Điều đó có nghĩa khi tái cơ cấu, Vinashin sẽ cắt giảm hơn 200 công ty, nhờ đó cắt giảm được khoản nợ trên 23.000 tỉ đồng, tài sản cũng giảm đi tương ứng. Hơn 200 công ty này, vẫn mang khoản nợ 23.000 tỉ đồng, sau đó dù được “cổ phần hóa, bán doanh nghiệp, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, giải thể, phá sản” như đề án yêu cầu thì số tiền thu được phải dành để trả nợ cho chính họ. Vì theo Bộ GTVT, tổng vốn của 216 doanh nghiệp này chỉ là 192 tỉ đồng.

Chưa đủ căn cứ sử dụng bùn đỏ Tây Nguyên

Ph. Hương

clip_image003

 

Công trường khai thác bauxite-alumin Nhân Cơ, Đắk Nông

 

Tại Việt Nam chưa có tư liệu về bùn đỏ như các nước, chưa tiến hành khai thác bauxite, nên không thể biết trong thành phần bauxite có những gì. Vì thế, việc ứng dụng bùn đỏ cần phải có nghiên cứu thêm. Nếu làm được thì Hungary đã làm từ rất lâu rồi.

Ý kiến của các nhà khoa học về các công bố ứng dụng bùn đỏ vào sản xuất trong thời gian qua.

"Nếu làm được, Hungary đã làm từ lâu rồi"

Ông Trần Tư Hiếu, Hội Khoa học kỹ thuật phân tích Hóa Lý và Sinh học Việt Nam cho rằng, trường hợp ở Đà Lạt mới đang tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, áp dụng trên diện tích hẹp. Nếu đưa ra áp dụng cho số lượng bùn đỏ lên đến hàng triệu tỷ tấn có thể ngoài sự kiểm soát.

Hoặc nếu thành công cũng sẽ rất tốn kém, trải qua nhiều khâu chế biến mới có thể tách các chất, nhất là kiềm, chất khiến cây cối không thể sinh trưởng được.

Mặt khác, trong bùn đỏ chứa nhiều yếu tố gây độc: Titan, oxit sắt, oxit nhôm, oxit silic, các chất này có thể khiến các sinh vật chậm phát triển, ví dụ đã được đưa ra khi đem lúa trồng trên bùn đỏ, chỉ sau 2 cây cây lúa chết, nên cần đầu tư công nghệ tiến hành biện pháp trung hòa với tỷ lệ chính xác nhất, thỏa đáng để có quy trình liên hoàn, triệt để. Đồng thời tính toán đến việc thu gom các kim loại khi tách, tránh khuyếch tán ra ngoài môi trường.

Nhận dạng tham nhũng trong quản lý đất

GS.TSKH Đặng Hùng Võ

clip_image001Ảnh minh họa.

Tham nhũng = Độc quyền + Độc đoán - Trách nhiệm giải trình - Minh bạch. Rà soát lại toàn bộ quá trình quản lý đất đai có thể phát hiện được khả năng tham nhũng có thể xẩy ra và các hình thức tham nhũng có thể có.

Tham nhũng lớn trong quản lý đất đai luôn là tình trạng khá phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Câu trả lời khá giản dị: nghèo đói và dân trí thấp là nguyên nhân trực tiếp làm cho tham nhũng phát triển.

Có thể thấy một chu trình khép kín đang xẩy ra ở các nước kém phát triển là: (1) nghèo đói và dân trí thấp tạo ra tham nhũng; (2) tham nhũng cần có môi trường thiếu minh bạch trong quản lý đất đai; (3) thiếu minh bạch trong quản lý đất đai tạo ra tình trạng đất đai và bất động sản không được pháp luật công nhận và bảo vệ; (4) đất đai và bất động sản không được pháp luật công nhận và bảo vệ tạo ra thiếu vốn để đầu tư phát triển; (4) thiếu vốn để đầu tư phát triển lại tạo ra nghèo đói và dân trí thấp.

Tham nhũng luôn gắn liền với sự thiếu minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, thiếu minh bạch về thông tin, thiếu minh bạch về trách nhiệm, thiếu minh bạch về quy hoạch, thiếu minh bạch về giá trị, thiếu minh bạch về pháp luật.

Gần đây, cứ 2 năm một lần, tập đoàn Jones La

Hungary có công nghệ cao, bể chứa bùn đỏ kiên cố nhưng vẫn xảy ra thảm họa

Hoàng Nguyễn / Trọng Thành

clip_image001

Quét dọn bùn đỏ tại làng Devecser, cách Budapest 150 km (Reuters)

Ngày hôm qua (22/11), tại phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội về dự án khai thác bauxit Tây Nguyên, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã mời Bộ trưởng Tài Nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên đánh giá về chất lượng của các công trình bảo vệ hồ chứa bùn đỏ. Đánh giá này trên thực tế có sử dụng các chi tiết trong báo cáo của một đoàn công tác Việt Nam tại Hungary. Tuy nhiên, các hoạt động của đoàn công tác kể trên lại không được công chúng tại Việt Nam biết đến.

Bùn đỏ Hungary chỉ là “hậu sinh khả uý”?

Lê Đỗ Huy (thuật)

 

clip_image003

 

Tình hình sinh thái ư: cứ vô tư đi! (Tranh của báo Portmone, Ukraine, 2008)

Các hồ chứa bùn đỏ ở Ukraine vẫn tiềm tàng một ẩn họa còn lớn hơn cả vụ tràn chất thải ở nhà máy Ajka của Hungary vừa qua.

LTS. Trong tâm thức, thế giới dường như vừa “trải qua một cuộc bể dâu” về ô nhiễm, cho dù một trận đại hồng… bùn ở nước Hungary nhỏ bé. Sự kiện này hẳn đã làm cả nhân loại chấn động hơn nhiều, so với cảm nhận về ngày tận thế, dường như sẽ đến cùng năm 2012. Nhưng quặng thải công nghiệp độc hại này, mới gần đây thôi, đã từng “tốt bụng” khi nháy “đèn đỏ” báo hiểm họa về mình. Có điều cặp kính của những ai thuộc đường đua số lượng trong phát triển kinh tế lại cũng màu hồng nốt. Nên không nhận thấy dòng Đanuýp lơ và cả Hắc hải nữa (đã?) trở thành… hồng thuỷ.

Tầm nhìn và hành động

Khoảng một tháng trước ngày “hồng nhật” (7/11), một cơn lũ bùn đỏ từ phía thượng nguốn dòng Đanuýp Xanh bỗng làm xôn xao xứ Ukraine thơ mộng. Và như thường lệ, lập tức có ngay những trấn an từ Kiev.

8/10/10, Bộ Tình trạng khẩn cấp cho rằng thảm họa từ nhà máy luyện nhôm của Hung sẽ chẳng mấy hung hãn đối với Ukraine, vì các quốc gia nằm ở phía trên nước này, dọc theo bờ dòng Đanuýp, sẽ áp dụng những biện pháp chặn nó lại (1). Vì trong danh sách các nước này, ngoài các nước như Bulgaria, Rumanie, Slovakia… còn  có các cỗ “máy bơm tiền” công suất khá là Đức và Áo…

Nhưng yên dân chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tờ báo bảo vệ môi trường “Đừng tưởng dễ” (Bсе не просто так) của Ukraine tổng hợp các nguồn quan trọng trên truyền thông như Ria Novosti, Euronews, để dự cảm rằng bùn đỏ từ Hungary có thể đã có trong nước sông Đanuýp chảy trên Ukraine rồi (2). Báo cũng bóc tách được lời của các quan chức của Bộ Tình trạng khẩn cấp ở trên, rằng, về lý thuyết, bùn đỏ với thể tích hơn triệu thước khối Tây kia đã có thể theo dòng Đanuýp chưa kịp “nổi sóng” (chưa kịp có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu bởi một dòng tiền lớn), để tới được Odessa chỉ sau 12 ngày.

Sự tích bùn đỏ bây giờ mới kể

Lê Đỗ Huy (thuật)

clip_image003

Nhà máy nhôm Zaporozhe

Tháng 6/2008, trước thảm họa bùn đỏ ở Hungary 2 năm, sự cố đã xảy ra tại Ukraine. Báo chí đưa tin, tiết kiệm là thủ phạm vụ tràn bùn này. Đúng hơn là nhà máy đã tăng thu bằng cách giảm chi về mặt bảo vệ môi trường sinh thái.

LTS. Nhiều người Việt từng học tập, công tác ở Liên Xô những năm 80 hẳn đã hả hê khi đóng hàng gửi về VN, với những chậu, khay, thìa nhôm nặng chịch ... Nhưng hôm nay lại nhói lòng khi biết có cha mẹ đỡ đầu của mình ở Liên Xô cũ đang khổ sở vì thảm họa sinh thái đến từ một số cơ sở công nghiệp lừng danh trong lịch sử.

Tháng 6/2008 tờ Portmone dành cho giới thượng lưu (đỏ hay da cam nhỉ?) ở Zaporozhe, đăng bài báo nổi tiếng, gọi là “Chuyện dân gian có hậu về sinh thái” (Добрая сказка об экологии). Hơn hai năm sau, báo giới lại có dịp nhớ lại sự tích này, nhân chuyện bùn đỏ Hungary.

Tờ Portmon cho biết dù nhà máy khói (vẫn) bay ngụt trời như áng mây chiều, người dân ở xứ sở của Taras Bulba bất hủ chỉ phải ngửi có 687 kg chất thải thôi, từ trẻ mới choai đến già khụ đế. Đó là nhờ những nỗ lực giảm thiểu, so với năm 2007, những 10 phần trăm khối chất thải, tức là còn có 170 triệu tấn. Tác giả hy vọng rằng những đấng vẫn cho chúng ta ăn bụi kia, chỉ hai kế hoạch năm năm không cần vượt mức, sẽ cho con cháu những dân cô dắc phóng khoáng được quyền thở không khí, từng thơm nức mũi tổ tiên mình.

Sách mới

Bauxite Việt Nam trân trọng giới thiệu công trình

clip_image001

CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VIỆT NAM

TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

Chủ biên: Đinh Kim Phúc

Nhóm biên soạn: Đinh Kim Phúc – Dương Danh Huy – Nguyễn Xuân Diện

Hoàng Việt – Đinh Ngọc Thu

*

Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2010.

Đề từ trên bìa 4:

“Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta, đó là mong muốn của nhân dân. Có hòa bình, hữu nghị thì nhân dân mới có cuộc sống ổn định, đó là thiện chí của cả dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Làm việc này trên cơ sở thương lượng, trao đổi, vận động, thuyết phục. Không để bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình. Khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, quyết tâm không gì lay chuyển được của Đảng, Nhà nước. Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng”.

(Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết)

Kính gửi các Đại biểu Đại hội 11: Những yêu cầu tối thiểu

Tống Văn Công

Từ khi được đọc Thông báo về Đại hội Đảng lần thứ 11 tôi đã liên tục viết những góp ý với tất cả tâm huyết của một đảng viên nhận thức phải đổi mới Đảng sao cho ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Những bài viết ấy tôi đều đặt ra những yêu cầu tối đa cho tương lai. Hôm nay trước thềm Đại hội, sau khi đã đọc rất nhiều ý kiến của đồng chí, đồng bào ở trong và ngoài nước, lòng tôi lại đầy ắp tâm tư, những mong Đại hội thành công tốt đẹp xứng với chờ đợi của nhân dân và những đảng viên đã suốt đời vì dân, vì nước.

Thưa các đồng chí đại biểu Đại hội 11,

Nhận thức được rằng những “yêu cầu tối đa” chỉ có thể đạt tới qua một quá trình phấn đấu liên tục, nhất quán, không chỉ trong một nhiệm kỳ đại hội, nên trong lá thư này, tôi chỉ xin nêu những yêu cầu tối thiểu mà hiện tình đất nước buộc phải đạt được để tạo chuyển biến căn bản thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, có cơ hội bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực đang ngày càng bỏ xa chúng ta.

Các nghị quyết của Đảng nhiều lần ghi nhận xây dựng Đảng có ý nghĩa then chốt. Vậy, trước hết xin nói về xây dựng Đảng.

Lảy vài mắt xích từ buổi chất vấn Thủ tướng

Nhân Hòa

image Tôi nghe từ quán trà bệt ven đường, một ông bình dân nói: luật pháp Hoa Kỳ làm cho người bình thường nhất cũng hiểu để chấp hành, luật pháp Việt Nam làm cho người soạn ra luật đó cũng không hiểu. Lộn xộn là phải. Chả biết đúng hay sai?

Tôi là một cán bộ kĩ thuật dưới trung bình, đã hết ‘date’, chắc không thân Hoa Kỳ như nhiều quan chức Đảng, Nhà nước được họ cấp học bổng hay đủ tiền cho con, cháu sang đó học về nối nghiệp lãnh đạo, nhưng qua sách, báo do Ban Tuyên huấn TW in ra, tôi cảm nhận, Hoa Kỳ mạnh nhất thế giới là do luật pháp minh bạch, cầu thị, sai đâu sửa đấy. Ở ta, luật pháp thế nào ấy mà người soạn ra luật như Chủ tich Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và người thi hành luật như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoặc là cũng lấn bấn, hoặc là được phép làm sai!? Lảy vài mắt xích.

Mắt xích 1. Đại biểu thượng đẳng Anh hùng Nguyễn Minh Thuyết đã chỉ rõ, Thủ tướng vi phạm luật, đó là điều 33 Luật Doanh nghiệp Nhà nước quy định: "Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty". Nhưng Thủ tướng là người ký quyết định để cho ông Phạm Thanh Bình vừa là Chủ tịch HĐQT, vừa là Tổng giám đốc công ty thì giải thích chuyện này như thế nào?

­­­Những kiến nghị rơi tõm vào thinh không

Khánh An, phóng viên RFA

Phần 1

HUNGARY-ENVIRONMENT-POLLUTION  

Nhân viên cứu hộ trên đường phố sau sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Devecser, phía tây Budapest hôm 11/10/2010. AFP photo

 

Thỉnh nguyện thư hay kiến nghị của người dân gửi cho các cơ quan chính phủ nhà nước những năm gần đây đã không còn là một hình thức xa lạ đối với xã hội Việt Nam.

Thế nhưng điều đáng nói là đa số các thỉnh nguyện thư hay kiến nghị lại thường bị rơi vào thinh không, không được bất cứ cơ quan nhà nước nào đứng ra giải quyết.

Không thể biện minh

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với Khánh An của Đài chúng tôi, gọi đây là một “thái độ xấu” hay một “thiếu sót không thể biện minh” của chính quyền. Ông nói:

"Tôi nghĩ rằng ở nước nào cũng vậy thôi, nguyện vọng của dân đề đạt lên cấp lãnh đạo, đấy là quyền của dân. Khi người ta có những vấn đề bức xúc, người ta phải viết đơn thỉnh nguyện thì nghĩa vụ của người lãnh đạo là phải lắng nghe và trả lời. Nếu như một nhà nước của dân, do dân và vì dân thì phải lắng nghe nguyện vọng, kiến nghị của dân. Cho nên nếu cấp chính quyền mà không trả lời cho dân thì đó là một thiếu sót không thể biện minh".

Khánh An: Thưa Giáo sư, đối với vấn đề người dân gửi ý kiến, thỉnh nguyện của mình lên cho các cơ quan nhà nước thì từ trước tới giờ, kết quả vẫn là con số 0. Điều này có vô hình chung tạo thành một tiền lệ xấu, một hình ảnh xấu đối với một nhà nước không?

Video: InnovGreen đang làm gì trên biên giới VN?

Duy Tuấn - Xuân Quý - Anh Đức - Hoàng Sang

Những thông tin về việc thuê đất trồng rừng của Cty InnovGreen càng ngày càng khiến chúng tôi giật mình. Một đỉnh núi cao khoảng 700m cạnh QL 4A, rồi khu vực phòng thủ then chốt của huyện Tràng Định, Lạng Sơn cũng nằm trong dự án của công ty này.

Đây là đỉnh núi Khau Tét nằm ở bản Tét, xã HùngViệt, huyện Tràng Định. Cách TP. Lạng Sơn 53km, cách thị trấn Tràng Định khoảng7km.

Vậy mà 2 năm nay, khi đi qua đây thì người ta dễ dàng thấy trên đỉnh núi xuất hiện những con đường đất màu đỏ quạch bao quanh đỉnh núi.

Đi trên QL 4A theo hướng Lạng Sơn – Tràng Định hay ngược lại, khi đi qua địa bàn xã Hùng Việt, nếu trời quang mây tạnh chúng ta dễ dàng nhìn thấy đỉnh núi Khau Tét bởi độ cao của nó. Theo người dân ở đây cho biết thì đỉnh núi này cao khoảng 600-700m, nên mặc dù nằm cách QL 4A khoảng 4km theo đường chim bay nhưng vẫn có thể chiêm ngường độ cao hùng vỹ của nó.

Từ thủy điện nghĩ về bauxite

Trần Bá Thoại

1. Mùa lũ năm ngoái, thủy điện Bình Điền, A Vương, Sông Ba Hạ, v.v. xả lũ gây ngập lụt vùng hạ lưu. Lúc đó, đã có rất nhiều nhà chuyên môn đầu ngành, những trí thức tâm huyết trong ngành thuỷ lợi lên tiếng, phản biện. Tiếc thay vào thời điểm đó từ chính quyền cho đến nhà đầu tư đều “to mồm” đổ tội: xả lũ đúng quy trình,  thiên tai, thời tiết chuyển đổi bất thường, người dân chủ quan không chịu nghe hướng dẫn… nghĩa là người dân “ráng chịu” vì lỗi “khách quan”, v.v.

Năm nay “ván bài đã lật ngửa”, tình hình có vẻ “dân chủ” hơn; đã có khá nhiều địa phương chiếu theo luật, theo quy định có văn bản để khởi kiện, đòi thuỷ điện phải bồi thường thiệt hại do xả lũ cho người dân. Đa Nhim, Hố Hô, Sông Ba Hạ, Hương Điền… theo nhau bị lôi “ra vành móng ngựa”. Sẽ còn nhiều tranh cãi, nhưng bước đầu như thế cũng đáng mừng, dù sao “chức sắc” cũng đã đúng luật chơi, không còn cả vú lấp miệng em như trước.

2. Hiện nay, Chính phủ và TKV đang cổ suý làm nhanh, làm cho bằng được các dự án bauxite trên Tây Nguyên, trong lúc sự đồng thuận xã hội còn chưa cao, sự phân hoá đã rõ nét, thì những vị có quyền, “nhóm lợi ích”, lại cũng “già mồm” tung hê, ca tụng... việc “đào bới” để bán thô khoáng sản quốc gia .

Nhiều dân biểu quốc hội, chuyên gia, trí thức… đã mạnh dạn yêu cầu “cam kết chứ không hứa” như trước đây. Sự cố tràn bùn đỏ ở Hung, vỡ đập ngăn “bùn đỏ” ở Cao Bằng âu cũng là hồi chuông cảnh tỉnh, một cảnh báo cho những ai “biết ít nói nhiều”, hàm hồ, ẩu tả, làm lấy được.

Từ bài học về thủy điện, năm ngoái còn nói rất hay năm nay lại nói dở, mong sao những phản biện khoa học chuẩn xác và tâm huyết được lắng nghe, thấu hiểu để đất nước khỏi lâm vào cảnh “chuyện đã rồi” trong dự án bauxite quá nhiều tranh luận hiện nay !!!

T. B. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Hoàng Sa 1956, khi “đường luỡi bò” chưa ra đời!

Thiên Triều

clip_image001  

(Chú thích ảnh: Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tập đổ bộ lên đảo
Chigua Skerry trong dải Trường Sa ngày 24.4.2010)

 

Việc Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc khơi khơi dựng bản đồ trực tuyến Map World thể hiện “đường luỡi bò” bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam, trong một góc nhìn nào đó, chẳng qua là “thuyền lên, nước lên” khi nay đã mạnh vì gạo, bạo vì tiền… Chứ nếu giở lại chuyện cũ năm 1956, khi các tác giả của “đường luỡi bò” còn chưa hoặc mới ra đời, sẽ thấy thế hệ cha chú họ lúc đó còn lén lút mò lên… khu vực Hoàng Sa như những đạo chích.

Cầu cứu từ đảo Pattle

03 giờ 15 phút chiều chủ nhật 10/6/1956, giờ Wagshinton D.C., trợ lý phụ tá ngoại trưởng đặc trách Viễn Đông - Howard P.Jones - đang nghỉ ngơi với gia đình, một cú điện thoại của trực ban Bộ Ngoại giao báo tin có một bức điện khẩn cấp từ tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Bức điện số 4798 đó báo cáo việc Bộ Ngoại giao Sài Gòn mới chuyển qua một bức điện của trạm khí tượng của họ đặt trên đảo Pattle (tên tiếng Việt là đảo Hoàng Sa) trong quần đảo Paracels (Hoàng Sa). Bức điện vỏn vẹn mấy chữ: “Quân Trung Cộng đổ bộ lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật). Sinh mạng tất cả chúng tôi bị đe dọa. Xin được di tản ngay”.

Trợ lý phụ tá ngoại trưởng Jones vô ngay văn phòng, liên lạc với phụ tá ngoại trưởng Hoover, và được lênh đến ngay nhà ông này. Một cuộc họp cấp tốc diễn ra với Paul Kattenburg của Vụ Đông Nam Á và McAuliffe, trực ban của Bộ, xoay quanh các chi tiết và bối cảnh tình hình. Phụ tá ngoại trưởng Hoover cho biết rằng đô đốc Burke, tư lệnh hành quân của Hải quân vừa mới ra lệnh cho máy bay của hạm đội 7 bay thám thính khu vực nói trên. Sau cuộc họp bỏ túi này, tất cả cùng đến nhà Ngoại trưởng Dulles họp. Cố vấn pháp lý Phleger và cố vấn chính trị MacArthur được triệu tập. Mac Arthur qua năm sau sẽ sang Nhật làm đại sứ. Thành phần tham dự cuộc họp đủ cao cấp để tin rằng những ý kiến nêu ra hay đề xuất trong cuộc họp này là rất nghiêm túc. Ngoại trưởng Dulles cho rằng đây là một sự kiện tối quan trọng buộc Hoa Kỳ phải hành động ngay và hiệu quả. Theo ông, “đây là một chiến dịch thăm dò của Trung Cộng, có quan hệ sinh tử với vấn đề các đảo Kim Môn và Mã Tổ, mà Hoa Kỳ có lợi ích gắn chặt”. Ông chỉ thị cho các cộng sự viên cao cấp tiếp xúc thêm với các lãnh tụ Quốc hội (1).

Dmitry Medvedev Nền dân chủ của chúng ta chưa hòan thiện, chúng ta hiểu rất rõ điều đó. Nhưng chúng ta đang tiến lên phía trước

Phạm Nguyên Trường dịch

clip_image001

Lời ban biên tập Tạp chí Nga (russ.ru). Gần một năm trước, tổng thống Dmitry Medvedev công bố bài báo mang tính cương lĩnh: Nước Nga tiến lên!, trong đó ông trình bày quan điểm của mình về tương lai của đất nước chúng ta. Ông không chỉ nói mà cón kêu gọi nhân dân Nga, kêu gọi những người công dân tích cực, những người quan tâm đến số phận của nước Nga, tiến lên. Hôm qua, ngày 23 tháng 11, qua videoblog Tổng thống lại đưa ra một thông điệp chính trị mới. Ông nói về tình hình dân chủ ở nước Nga, về những vấn đề cấp bách cũng như những việc đã làm được kể từ khi khởi động công cuộc cải cách chính trị. Tạp chí Nga xin đăng lại bản ghi lời phát biểu này.

* * *

Các bạn thân mến!

Trong hai năm vừa qua chúng ta đã lần lượt thực hiện cương lĩnh cải tạo hệ thống chính trị của nước Nga. Mục tiêu là rõ ràng. Tôi đã nói nhiều lần rồi

Phiên chất vấn kịch tính và trách nhiệm phải nói

Lê Nhung

 

clip_image003

Ảnh Lê Anh Dũng.

"Xin nói thành thật là chúng tôi nói ra những điều này rất đau lòng. Chúng tôi không thích gì làm mất lòng ai, nhưng trách nhiệm phải nói. Nhân dân giao cho Quốc hội, giao cho Chính phủ tài sản như thế, bây giờ xảy ra chuyện như vậy mà từ sáng tới giờ không ai chịu trách nhiệm cả, tôi không hiểu ra làm sao, hay cuối cùng trách nhiệm ở 500 đại biểu Quốc hội?", ĐB Nguyễn Minh Thuyết đứng lên giãi bày ngay sau câu trả lời của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng về sai phạm ở Vinashin.

Thủ tướng nhận trách nhiệm cá nhân về Vinashin

clip_image002

 

ĐB Phạm Thi Loan mở đầu phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng. Ảnh LAD

 

Trả lời chất vấn trực tiếp của ĐB sáng 24/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần nhận trách nhiệm cá nhân với sự đổ vỡ của Vinashin và hứa nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân các thành viên CP, không làm xuê xoa.

Sau một tiếng báo cáo giải trình, từ 9h sáng, Thủ tướng bắt đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Vinashin tự vay tự trả thế nào?

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội): Những ngày gần đây nhân dân chăm chú theo dõi nỗ lực Chính phủ đang tái cơ cấu Vinashin, Tập đoàn cũng tuyên bố nỗ lực làm ăn tự vay, tự trả, tái cơ cấu. Làm được như vậy dân mừng.

Nhưng với số nợ trên 86 ngàn tỷ đồng, thì Tập đoàn sẽ tự vay tự trả lãi thế nào? Vì mỗi năm sẽ phải trả tiền nợ lãi cho ngân hàng 15 ngàn tỷ Và chỉ sau 5 năm, số tiền nợ 86 ngàn tỷ đồng sẽ tăng gấp đôi 160 ngàn - 170 ngàn tỷ đồng.

Trong khi đó, kinh doanh với doanh thu năm 2010 chỉ là 13,5 ngàn tỷ đồng. Và số lỗ hoạt động kinh doanh là 1.100 tỷ đồng.

Theo tính toán của chúng tôi, kể cả sau tái cơ cấu, Vinashin không thể tự trả được nợ nếu không được bơm vốn từ bên ngoài và bán bất động sản. Xin hỏi Thủ tướng có cách nào để tự vay tự trả món nợ này? Nếu không trả được món nợ trên thì Thủ tướng sẽ làm thế nào?

Nếu Chính phủ khoanh nợ mà không tính lãi thì ai chịu trách nhiệm về việc ngân hàng thua thiệt số tiền 15 ngàn tỷ đồng, số tiền đóng băng ảnh hưởng đến hệ thống tài chính cả nước?

Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc: Vụ Vinashin, chúng tôi không có trách nhiệm!

clip_image002

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc. Ảnh: Ngọc Thắng

 
* Luật lập sai, đại biểu Quốc hội cũng phải có trách nhiệm

SGTT.VN - Là bộ trưởng đầu tiên trong buổi chiều 23.11 trả lời các đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của các bộ trong vụ Vinashin, bộ trưởng Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc làm các đại biểu bất ngờ khi tuyên bố “không có trách nhiệm”!

Cầm cuốn Luật Doanh nghiệp trên tay, ông Phúc xin được đọc những quy định nói về trách nhiệm của các bộ, của hội đồng quản trị tập đoàn. Theo ông Phúc, lúc đầu bộ ông được giao lập quy hoạch phát triển và giám sát Vinashin, nhưng sau sửa đổi thì chỉ còn nhiệm vụ tham mưu chiến lược phát triển và bộ “đã làm tròn nhiệm vụ”.

Thừa nhận có phát hiện sai phạm, vướng mắc nhưng ông Phúc cho rằng luật đã quy định quyền hạn của hội đồng quản trị, của tổng giám đốc quá lớn đến mức bộ trưởng chỉ như “đười ươi giữ ống” nên bộ có ý kiến là “trái luật” và “không thể kiên trì”. “Luật lập sai, thẩm định phê duyệt cũng sai nên đại biểu Quốc hội cũng phải có trách nhiệm”, ông Phúc nói.

Trước ý kiến của ông Phúc, đại biểu (kiêm chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội) Nguyễn Văn Thuận phản pháo: "Tập đoàn nhà nước khác doanh nghiệp mà luật Doanh nghiệp quy định. Quốc hội đồng tình cho thí điểm tập đoàn thì bộ phải tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nghị quyết hay sửa luật Doanh nghiệp, vì ta có thể dùng một luật sửa nhiều luật". Ông Thuận đặt câu hỏi: “Vì sao bộ Kế hoạch đầu tư không báo cáo để sửa? Bộ không thể vô can được” và nhắc bộ trưởng Phúc “hết sức bình tĩnh” khi nói về vấn đề thẩm định, ban hành luật.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn