Hoa Kỳ phục kích ở sân sau Trung Quốc như thế nào và điều gì sẽ xảy ra?

Greg Torode/South China Morning Post

image Trong tâm lý của đại đa số người dân Việt Nam, người phụ nữ duyên dáng đại diện cho Hợp chủng quốc hùng mạnh ở Tây bán cầu vừa cho cái kẻ mạnh mồm vừa ăn cướp vừa la làng truyền kiếp của Á Đông một cái tát ra dáng, làm y lúng túng đứng đực ra, và chỉ còn biết chửi với theo khi con người quý phái kia đã khuất bóng - trong khi quan khách 10 nước ASEAN tuy rất tế nhị nhưng cũng không giấu được thái độ hể hả, vui mừng.

Bauxite Việt Nam

Washington cầm đầu việc phục kích Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông ở diễn đàn an ninh hàng đầu trong khu vực hôm thứ Sáu đánh dấu một bước ngoặt thay đổi trong quan hệ Trung-Mỹ và đưa ra các sự thiếu sót chiến lược sâu sắc ở châu Á.

Ngay cả khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton tấn công vào Biển Đông tại Hà Nội, Hoa Kỳ và các tàu hải quân Nam Hàn chuẩn bị cho giai đoạn tập trận với quy mô lớn ở biển Nhật Bản, hay Biển Hoa Đông, gần phía Đông Bắc Trung Quốc – tăng thêm căng thẳng cho bức tranh toàn cảnh.

Những gì đã xảy ra ở Hà Nội thì đặc biệt quan trọng. Khi bà Clinton tuyên bố rằng giải quyết việc đòi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông hiện nay là “lợi ích quốc gia” và là “ưu tiên ngoại giao” của Hoa Kỳ, bà không chỉ phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ về khả năng thống trị hàng hải Trung Quốc. Điều đó cũng cho thấy Washington đã nắm vững một cơ hội lịch sử.

Hàng tháng qua, liên tục có sự gia tăng các mối quan ngại ở Đông Á về sự quyết đoán của Trung Quốc đã được lên tiếng tại Washington, cũng giống như chính quyền non trẻ Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra các cách để trở lại tham gia vào khu vực bị bỏ quên. Hoảng sợ về việc lặp đi lặp lại rằng, Hoa Kỳ là cường quốc suy yếu, các viên chức Mỹ đã nói chuyện riêng về việc cần xác nhận lại tính ưu chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á. 

Sự khẳng định ồn ào ngày càng gia tăng của Trung Quốc về lịch sử của nó, và bây giờ là luật pháp, đòi hầu như toàn bộ vùng biển – ví dụ qua việc giam giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam, việc quấy rối các tàu của Hoa Kỳ và các lực lượng hải quân và việc đe dọa thực hiện đối với các công ty dầu hỏa quốc tế khổng lồ nhằm kết thúc các thỏa thuận khai thác với Hà Nội – cung cấp cơ hội đó.

Hành động của Hoa Kỳ không chỉ làm hài lòng những nước đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, những nước là đối thủ của Trung Quốc như: Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei, mà còn làm yên tâm các nước lớn hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia bằng cách gửi thông điệp ảm đạm tới Trung Quốc.

Trong gần 15 năm qua, Washington đã giữ bên lề các căng thẳng trên Biển Đông, trên đường thủy chiến lược và giàu khoáng sản nối Đông Á với Trung Đông và châu Âu. Đại diện ngoại giao của họ thỉnh thoảng quan tâm về sự cần thiết cho một giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ, nhưng không đứng bên nào trong việc tranh chấp.

Lời bình luận của bà Clinton đã thay đổi tất cả. Họ đã đưa Hoa Kỳ đứng đầu trong vấn đề chủ quyền Trung Quốc, vấn đề mà gần đâyTrung Quốc đã nói là "lợi ích cốt lõi", quy tắc ngoại giao đặt ngang với Đài Loan và Tây Tạng về sự nhạy cảm.

Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Tiến sĩ Robert Gates đã nói tại một diễn đàn an ninh ở Singapore rằng, Washington phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đe dọa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ tham gia các hợp đồng hợp pháp trong khu vực.

Bà Clinton bình luận chính thức ở Diễn đàn Khu vực Asean, trong các cuộc họp song phương và trong các tuyên bố công khai. Trong khi đó, các viên chức của bà thông báo ngắn gọn với nhóm báo chí đi cùng với phái đoàn Washington để họ không bỏ qua điểm chính.

Trong khi bà bị mắc kẹt vào kịch bản cũ về việc không đứng về bên nào, bà đã nói rõ ràng là Washington muốn thúc đẩy các cuộc thảo luận và các giải pháp trong khu vực - một thách thức trực tiếp tới Bắc Kinh, kẻ đã cố gắng, kín đáo nhưng mạnh mẽ, để chặn đứng ASEAN thảo luận vấn đề này và các viên chức ngoại giao Trung Quốc đã nhấn mạnh nó phải được xử lý song phương - nói cách khác, từng nước tranh chấp xếp hàng để giải quyết riêng với Trung Quốc.

Bà Clinton nói: “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”.

Những lời nói của bà là một thắng lợi ngoại giao quan trọng cho Việt Nam, một món quà từ Washington khi hai nước đánh dấu 15 năm kể từ khi chính thức khôi phục các quan hệ ngoại giao sau cuộc chiến Việt Nam và gần 20 năm bị cấm vận kinh tế.

Trong nhiều tháng, Việt Nam đã tìm cách khai thác vai trò Chủ tịch Hiệp hội mười nước Đông Nam Á để giữ vấn đề Biển Đông nóng bỏng [không bị bỏ rơi]. Các nước tranh chấp vùng biển giàu có đã tuyệt vọng để đạt tiến bộ về một ràng buộc pháp lý của Quy tắc ứng xử - một cam kết trong Tuyên bố năm 2002 đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc trên Biển Đông kêu gọi tự kiềm chế. Tuyên bố ban đầu này được coi là một bước tiến quan trọng, nhưng ngày càng hiện ra như một tờ giấy lộn trong việc chống đối các hành động của Trung Quốc.

Bà Clinton nhiều lần nhắc đến các nguyên tắc của Tuyên bố đó, như âm nhạc vang bên tai các quan chức Việt Nam.

Chỉ một năm trước, Trung Quốc đã được nhiều người xem như là đang chia rẽ ASEAN, với mỗi thành viên có quan hệ riêng với Bắc Kinh trước khi ASEAN thống nhất. Có rất ít động lực về vấn đề [Biển Đông] trong các cuộc họp chính thức, và trong bối cảnh, áp lực Trung Quốc là không đổi, theo một số nhà ngoại giao ASEAN. Ngay cả Campuchia, chế độ đã từng là liên minh chặt chẽ với Hà Nội, đang bác bỏ các nỗ lực của Việt Nam, nhân danh Bắc Kinh.

Sự thận trọng đó vẫn còn nhìn thấy vài giờ trước khi bà Clinton đến. Vào một ngày trước khi Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức, các Ngoại trưởng của khối đã có cuộc họp chính thức hàng năm với Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì. Chỉ có Philippines nêu ra vấn đề Biển Đông. Sự dè dặt như thế phản ánh cung cách truyền thống của ASEAN. Các cuộc họp và các tuyên bố chính thức nói chung là nhạt nhẽo nhất.

Ngay cả Việt Nam hiếm khi đổ lỗi cho Trung Quốc trước công chúng, khuynh hướng duy trì vẻ bề ngoài của tình anh em. Hôm qua, tràn ngập một chiến thắng hiếm hoi, báo chí Nhà nước bao giờ cũng thận trọng đã không có tiếng nói chính thức nào về các cuộc họp.

Một quan sát viên ngoại giao cho biết: “Đó là điều đáng chú ý. Không ai muốn dẫn đầu. Tất cả mọi người đều chờ đợi để cùng nhau được an toàn”.

Clinton đến hôm thứ Năm cho thấy sự hỗ trợ đối với [tâm lý] an toàn đó, khi lời lẽ truyền đi về sự cứng rắn mới của bà.

Vào lúc diễn đàn bắt đầu hôm thứ Sáu, 11 thành viên khác đã sẵn sàng với các báo cáo, bao gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam - những nước có phần được hoặc mất nhiều nhất - cũng như Indonesia, EU, Úc và Nhật Bản. Tiếp theo là từng nước thay phiên đọc các báo cáo.

Trong khi ông Dương bày tỏ sự bực tức sau đó, những gì xảy ra không có gì bất ngờ đối với Bắc Kinh. Trong hơn một năm, quân sự, diễn tập chính trị và ngoại giao đã cho thấy các mối quan ngại ngày càng tăng trong khu vực.

Các viên chức quân sự Việt Nam kín đáo đã bay ra tàu sân bay Hoa Kỳ ở Biển Đông và đã được mời lên trên chiếc tàu ngầm của Hoa Kỳ ở Hawaii. Và Việt Nam đã cho phép các tàu chiến Hoa Kỳ sửa chữa tại cảng địa phương.

Hà Nội cũng đã thực hiện một thỏa thuận với Moscow, đồng minh chiến tranh lạnh trước đây để mua sáu tàu ngầm hiện đại loại Kilo.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc và các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày càng nói thẳng lời điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về sự cần thiết để khẳng định quyền hàng hải trong vùng biển quốc tế bất chấp sự quan tâm của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc tuyên bố nhiều [phần] Biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế, Hoa Kỳ và các quốc gia khác nhấn mạnh rằng nó vẫn thuộc vùng biển quốc tế và vì thế các hoạt động quân sự thường xuyên, gồm cả giám sát, đều được phép.

Những căng thẳng này đã hiện ra khi ở Singapore, ông Gates nói với các cử tọa gồm các sĩ quan cao cấp của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.

một viên chức PLA đã nổi giận sau đó: “Chúng tôi không xem nó như là một ‘cái hồ của Trung Quốc’, chúng tôi cho phép [những tàu] vô sự đi qua. Nhưng tôi xin lỗi, sự giám sát của Hoa Kỳ không phải là vô hại. Sự quan tâm của Trung Quốc không phải được đánh giá thấp”.

Có hay không việc Washington đánh giá thấp các mối quan ngại kia vẫn được nhìn thấy. Chắc chắn Bắc Kinh sẽ xem những sự kiện ở Hà Nội như là một khiêu khích đáng kể. Cũng có một cảm giác ngày càng tăng trong khu vực, rằng biển là quan trọng đối với tham vọng của Trung Quốc cho hải quân trên “đại dương” có thể hoạt động xa bờ, vì chỉ có nó cung cấp lối vào vùng nước sâu đến Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Điều rõ ràng là Hoa Kỳ hiện đang chuẩn bị để giải quyết một trong những vấn đề khó khăn nhất trong khu vực - một sự thay đổi chính sách mà sẽ không dễ dàng quay ngược trở lại. Và với Trung Quốc, tuần trăng mật với bất kỳ nước ASEAN nào thì đã đi qua.

Đối với tất cả những rủi ro, Washington nhận biết cơ hội.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://www.viet-studies.info/kinhte/how_the_us_ambushed_china.htm

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn