Hoàng Sa: trong tim hay sau lưng bạn

André Menras - Hồ Cương Quyết

Hoàng Hưng dịch

imageTrong cái thế giới tư bản do các nhà băng thống trị này, trong nền kinh tế thị trường mà tất cả biến thành hàng hóa, tất cả chỉ còn là giá trị tính được bằng tiền do những kẻ mạnh đương thời định đoạt, những ông vua kiểu mới kết bè với những vua cũ để giữ đám thần dân dưới ách bọn cảnh sát và quân đội, ta thấy khắp mọi nơi xuất hiện những cuộc kháng chiến để ra khỏi thời trung cổ này, để có một thế giới công chính hơn, sạch hơn, xứng đáng hơn, tôn trọng con người và các dân tộc hơn. Trong đó một số cuộc chiến đấu bùng nổ trước mắt mọi người như ở Tunisie, Ai Cập, Algerie, Lybie, Iran… Những cuộc khác còn ủ như than hồng trên các lục địa khác, chuẩn bị cho những vụ nổ không tránh khỏi sắp tới, cho một sự sở hữu thực sự các quyền của cá nhân và nhân dân cũng như sự sở hữu thực sự di sản quốc gia.

Câu chuyện này, thật nghịch lý và cảm động, là câu chuyện của một ông Tây thực dân “tốt”, vào đầu thế kỷ 20, những năm từ 1924 đến 1934, là năm ông qua đời, đã lâm chiến, hệt như chàng Don Quichotte chống bầy cối xay gió, với chính quyền Đông Dương và Nhà nước thực dân Pháp, nhũng kẻ giả điếc không chịu thừa nhận rõ ràng Hoàng Sa là sở hữu nằm trong toàn thể xứ An Nam đang được nước Pháp “bảo hộ”. Con người ấy tên là Henri Cucherousset. Ông là chủ nhiệm kiêm chủ bút một tờ tuần báo nhỏ ở Hà Nội: “L’Eveil Economique de l’Indochine” (Sự thức tỉnh về kinh tế của Đông Dương), sau đó thành “L’Eveil de l’Indochine” (Sự thức tỉnh của Đông Dương).

Lạng Sơn, những ngày tháng hai

Nguyên Phong

Ý kiến của blogger Mr. Do về tấm hình thứ hai trong bài báo này:

Từ "Trung Quốc" đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ "xâm lược" cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời.

(Ở TP.HCM, tôi thấy những tấm bia ghi chiến tích đánh Mỹ đặt trước Lãnh sứ quán Mỹ, khách sạn Park Hyatt vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt).

Mr. Do

Nguồn: blogmrdo.blogspot.com

Từ chuyện cứu cụ rùa

Nguyễn Quang Lập

clip_image001Cho đến tuần này mới thấy Hà Nội thực sự ra tay cứu rùa. Đã có phương án dẫn cụ rùa đến khu vực chân Tháp Rùa, lưu giữ trong bể bơi thông minh để chữa trị, chăm sóc; đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước Hồ Gươm, bao gồm xử lý rùa tai đỏ, vớt rác, thu dọn chướng ngại vật và nạo vét bùn lòng hồ. Nhìn thấy rất rõ sự sáng sủa và tính hiệu quả của phương án này, ấy là muốn cứu cụ rùa trước hết phải cứu lấy Hồ Gươm.

Vấn đề là tại sao đến bây giờ mới có phương án này. Nó quá khó không ai nghĩ ra hay nó đã có cách đây 15 năm, kể từ năm 1996 lần đâu tiên phát hiện cụ rùa bị thương và nước Hồ Gươm nhiễm bẩn, mà không ai dám dùng? Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã nói: “Nước Hồ Gươm có dấu hiệu ô nhiễm dã lâu, nhưng có nạo vét hồ Gươm hay không, qua nhiều năm thảo luận, nâng lên đặt xuống, cuối cùng vẫn tồn tại hai ý kiến: nạo vét và không nạo vét.” Theo ông Nghị: “Sở dĩ như vậy vì Hồ Gươm được nhìn nhận không chỉ là cảnh quan du lịch, sinh thái bình thường mà là hồ gắn liền với truyền thuyết, lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh, với tình cảm nên làm hay không làm đều nhiều ý kiến và đều hết sức đắn đo.”

Tư bản có định hướng

Nguyễn Thế Thịnh

imageĐồng nghiệp Tiền Phong mấy hôm nay viết bài về sự thật của một cô gái Huế từng lên chương trình Người xây tổ ấm của VTV. Cô này tự "sáng tác ra cuộc đời mình" cho nhà đài và khán giả một phen rơi lệ, qua đó đóng góp tiền giúp cô và "bà mẹ nhặt được cô" (chính là bà dì ruột). Bọ đọc mà đau, đau cho các cô gái Huế vốn nổi tiếng hiền thục đoan trang giờ đã xuất hiện người nói láo như thật; đau vì đồng nghiệp VTV bị một vố lừa to như cái nông phơi lúa.

Hồi trước, nhớ mà vẫn còn anh ách, phải tống tháo ra, ông Khải Hưng tổ chức một cuộc chia tay "hoành tráng và xúc động" với TL sau sự cố bị tung clip lên mạng. Bây giờ, sau "tai nạn nghề nghiệp" này, không biết nhà đài có tổ chức một cuộc chia tay với cô gái tự sáng tác ra cuộc đời mình để xin lỗi khán giả không, hay là lơ xẹc. Chờ để biết văn hóa nhà đài quốc gia đến đâu?

Cái gì gây ra lạm phát ở Việt Nam?

Ngô Nhân Dụng

clip_image001

Tình trạng kinh tế ở Việt Nam được diễn tả trong một bài ca dao đang phổ biến như sau:

Đau đầu vì điện
Điên đầu vì đô (đô la)
Ngây ngô vì vàng
Ngỡ ngàng vì đất

Điện không biết lúc nào bị cúp; ngay một khách sạn quốc tế ở giữa thủ đô cái máy pha cà phê cũng ngưng chạy vì cúp điện. Giá đô la Mỹ trên thị trường chợ đen lúc nào cũng chạy vọt lên nhanh hơn giá do nhà nước chính thức quy định. Nhà nước vừa mới phá giá đồng tiền Việt Nam xuống thêm hơn 8%, phá giá lần thứ ba trong vòng 12 tháng. Đây là lần phá giá tiền thứ sáu kể từ hai năm rưỡi nay; nhưng vẫn như các lần trước, giá chính thức vừa được công bố thì giá mua đô la trong các cửa hàng vàng Hà Nội đã vươn lên qua mặt nữa rồi.

Giai đoạn “đồng thuận” trong đảng Cộng sản Trung Quốc đã chấm dứt

Trọng Thành

clip_image001  

Xe cảnh sát trước Đại sảnh đường Nhân dân (Bắc Kinh), nơi diễn ra cuộc họp Quốc hội Trung Quốc. REUTERS/David Gray

 

Theo nhà chính trị học Pháp Matthieu Timmerman, thì giai đoạn đồng thuận trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc nay đã chấm dứt. Giai đoạn đồng thuận, từ năm 1989, có nghĩa là sau cuộc đàn áp Thiên An Môn cho đến thời gian gần đây, dựa trên một chủ trương rất rõ ràng của Đặng Tiểu Bình: cải cách kinh tế, nhưng giữ nguyên hệ thống chính trị.

Dưới tựa đề “Tại Bắc Kinh, một đại lễ chính trị diễn ra trong không khí cực kỳ căng thẳng, Les Echos hôm nay hướng đến sự kiện chính trị thường niên tại Trung Quốc, kỳ họp đầu năm của Quốc hội, tức “Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc”, khai mạc vào ngày 04/03/2011. Les Echos ghi nhận, thay vì khẩu hiệu “hài hòa”, được tuyên truyền lâu nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đang chuẩn bị một khẩu hiệu mới: xây dựng xã hội “hạnh phúc”. Hai sự kiện được quan tâm đặc biệt là diễn văn của ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc, với việc thông báo những chủ trương lớn của chính quyền Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và, sự kiện thứ hai là, một chiến dịch chưa từng có mà Bắc Kinh đang tiến hành, để ngăn chặn những ảnh hưởng của Cách mạng Hoa Nhài.

Trung Quốc: Động lực chia rẽ ASEAN?

Trọng Nghĩa

clip_image002  

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN -Trung Quốc ngày 29/10/2010. Ảnh tư liệu

REUTERS/Na Son Nguyen/Pool

 

Dù phương châm của mình là "Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng", nhưng do ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng mạnh tại Đông Nam Á, ASEAN hoàn toàn có thể bị phân đôi thành hai khối “lục địa” và “hải đảo”. Đây chính là phân tích của sử gia Geoff Wade trong bài “ASEAN có thể phân đôi hay không ?” (Could ASEAN Drift Apart ?) đăng trên trang mạng YaleGlobal của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa của Đại học Yale (Hoa Kỳ) ngày 25/02/2011.

Năm ngoái (2010), Hiệp hội các nước Đông Nam Á tổ chức kỷ niệm 43 năm ngày thành lập một cách hoành tráng, nhưng lại để lộ nhiều vết nứt. Do sự phát triển thiếu cân xứng của Tiểu vùng sông Mêkông, được Trung Quốc thúc đẩy với sự giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khu vực dọc theo biên giới với Trung Quốc đã biến thành một vùng riêng biệt - một xu hướng có thể vĩnh viễn chia cắt ASEAN.

Chạy chức chạy quyền

Một nhóm lợi ích bị phanh phui bằng giấy trắng mực đen liên quan đến hai công chức cấp cao được nêu đích danh và được đăng tải công khai trên trang web của Văn phòng Luật sư Vì dân (http://luatvidan.vn). Đó là Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Người ta còn nhớ khi bị Quốc hội chất vấn về nạn chạy chức chạy quyền, chính ông Trần Văn Tuấn đã phát biểu rất lạc quan: “Theo tôi, chạy chức, chạy quyền không đến mức thành phổ biến như nhận định của dư luận hiện nay.” Nay, vợ ông được nhận vào biên chế, được hưởng tiền bảo hiểm, được đi công tác nước ngoài bằng tiền nhà nước, mà vẫn không cần đi làm ngày nào; con ông đang du học, được nhà nước thanh toán tiền điện thoại chỉ tính trong một tháng đã lên đến gần 40 triệu đồng. Không lẽ ông hoàn toàn không hay biết chuyện đó? Và không lẽ bỗng dưng bà Đặng Thị Bích Hoà, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện mở rộng hầu bao (nhà nước) để giúp đỡ vợ con ông? Ông ngây thơ nghĩ rằng đó không phải là một biểu hiện của quốc nạn ô nhục chạy chức chạy quyền hay sao?

Ông từng cho rằng: "Khó chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền vì người chạy có báo đâu mà biết" (Vietnamnet.vn). Vâng! Cứ nhìn vào trường hợp ông thì thấy ngay câu nói của ông chí lý đến nhường nào! Chuyện vỡ lở ra là ngoài ý muốn của ông đó chứ!

Hai năm trước Bộ trưởng Trần Văn Tuấn đã từng nói rất hùng hồn giải pháp "Dựa trên kinh nghiệm các nước cộng với ý chí cách mạng tiến công” để chống lại chuyện chạy chức chạy quyền (Vietnamnet.vn). Cái “ý chí cách mạng tiến công” ấy có đủ cho ông tự xấu hổ mà từ chức, hay có đủ cho cấp trên của ông cách chức ông hay không?

Luật sư Trần Đình Triển đưa ra một loạt trường hợp bê bối: vụ nhiều cán bộ mua dâm ở Hà Giang, vụ ông Vũ Văn Hiến - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, vụ ông Nguyễn Công Ngọ - Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh. Tất cả những vụ nhơ nhuốc ấy đến nay đều chưa được giải quyết rốt ráo.

Chống chạy chức chạy quyền, chống tham nhũng trong điều kiện Đảng cầm quyền, là làm công việc tự mổ xẻ, tự chặt tay chặt chân mình. Đau và sợ chứ, thưa công dân, luật sư Trần Đình Triển!

Bauxite Việt Nam

Kê khai tài sản: Trung thực thì hãy ứng cử

Lời bàn vui Chủ Nhật:

Lạ thật! Chỉ thấy nổi bật thông tin về những điều kiện “ắt có và phải đầy đủ” đối với người ứng cử thôi!

Người không cần ứng cử, tức người được “cơ cấu”, người được đề cử và gửi về các khu vực bầu cử để cho người dân (cử tri) cứ thế tự động bỏ phiếu tán thành, những bác đó có phải kê khai tài sản không nhỉ? Bản kê khai của các bác này có công bố cho dân biết dân bàn dân kiểm tra không nhỉ?

Lại nói đến Dân!

Đó là nói đến những ĐIỀU KIỆN của một cuộc sống có đầy đủ THÔNG TIN để người DÂN có được cái không khí dân chủ (chứ không phải các “quyền” dân chủ mơ hồ và quay quắt), cái sinh hoạt dân chủ của cuộc bầu cử không mang tính hình thức.

Làm cách gì bây giờ, thưa ông Lê Tiến Hảo?

Bauxite Việt Nam

Trên bàn nhậu tuần qua

Nguyễn Quang Lập

Lời bàn vui chủ nhật:

Quê choa bờ-lốc mở mục “Trên bàn nhậu …” nghe có vẻ bỡn cợt, kỳ tình là một bản tin vắn tắt những “Tin quan trọng” rất chi là nghiêm túc. Các tin này quan trọng ở chỗ nào? Nó đưa ra những hành vi, những cư xử mang tính điển hình của một giai đoạn khó có thể coi là có trình độ văn hóa lúc nào cũng tự xưng là “cao, rất cao, cao lắm các đồng chí ạ”.

Bình luận viên chân đất

Thiếu công bằng trong tăng giá điện

Vũ Thành Tự Anh (*)clip_image001

(TBKTSG) - Kể từ ngày 1-3-2011, giá điện bình quân được tăng thêm 15,3%. Đây là một chính sách cần thiết để giảm bớt tình trạng giá điện bị bóp méo trong nhiều năm, nhờ đó giảm trợ cấp cho các hoạt động sử dụng điện không hiệu quả, đồng thời khuyến khích đầu tư cho sản xuất điện.

Tòa khước từ LS Triển bào chữa vụ Hiệu trưởng mua dâm

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

clip_image001  

Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng (áo cam) sinh năm 1991 và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy sinh năm 1992 (áo đỏ, sau), trên đường đến tòa dự phiên xử vụ án vị Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh tại Hà Giang sáng 27/01/2010. Photo courtesy of bee.net.vn

 

Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang vào ngày 10 tháng 3 sẽ mở phiên xử kín vụ Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm 2 nữ sinh vị thành niên là Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng.

Trong phiên xử kín này không có người bảo hộ của hai nữ sinh cũng như luật sư biện hộ cho hai em. Tòa án không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Trần Đình Triển, với lý do bị can từ chối luật sư biện hộ.

Mong muốn được bào chữa

Mặc Lâm tìm hiều thêm vấn đề qua bài phỏng vấn LS Trần Đình Triển sau đây, trước tiên LS Triển cho biết:

LS Trần Đình Triển: “Sau khi nộp hồ sơ từ đầu thì tôi đã được cấp chứng nhận bào chữa và tôi đã vào trại tạm giam cùng với điều tra viên để gặp cháu Thúy và cháu Hạnh. Trước mặt ông Phó thủ trưởng cơ quan điều tra thì các cháu vẫn mong muốn được tôi bào chữa và lúc ấy cháu Thúy kêu lên là lâu nay cháu bị bệnh phụ nữ rất nặng nhưng không được điều trị.

Đứa con 'Tây học' của đại tá Gadhafi

Đình Nguyễn

Lời bàn vui Chủ Nhật:

Cái nhà bác đại tá Ga-đa-phi này dại! Dại ở hai điều: chiều con quá đáng, và không biết cách dùng luật pháp có lợi cho con cái và gia đình, phe nhóm.

Trước khi cho con đi học nước ngoài, lý ra bác đại tá phải tìm cách sửa luật trong nước cái đã. Sửa luật báo chí để con cái hư hỏng tới đâu cũng vẫn im như re. Sửa luật đối ngoại để thằng con sang Thụy Sĩ ăn chơi mất dạy, bị người ta không cấp visa nữa, đành bênh con phá luật, gây xì-căng-đan ngoại giao. Sửa luật đầu tư để của cải tuồn ra tuồn vào không bị tắc nghẽn.

Và nhất là phải sửa bộ luật có nội dung “luật truyền thống” (tương tự như luật “gia truyền” trong ngành kinh doanh phở). Chẳng hạn quy định nguyên tắc gốc: cứ mấy năm hành nghề thì được coi là “gia truyền”? Nếu không đủ điều kiện, “gia truyền” phải đổi thành “di truyền” chẳng hạn.

Tương ứng, đại tá như bác Ga-đa-phi mà ngốc nghếch vậy, thì đánh tụt hạng xuống… y tá! Hè hè hè, xin lỗi các bác ngành Y… giỡn chơi chủ nhật cho đỡ buồn thời tăng giá… Chả là vì vừa mới được gợi ý từ Ngày truyền thống người thầy thuốc mà!

Bauxite Việt Nam

Tàu Philippines đụng độ tàu Trung Quốc

Trần Phương – Mỹ Loan

* Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2011 tăng 12,7%

clip_image001

 

Tàu Trung Quốc cập cảng Nam của Manila (Philippines) trong chuyến thăm nước này tháng 4-2010 - Ảnh: Xinhua

 

TT - Philippines hôm 4-3 tiếp tục phản ứng mạnh sau khi một tàu của họ chạm trán và bị một số tàu của Trung Quốc quấy nhiễu tại khu vực Reed Bank (tức bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng hiện bị Philippines chiếm giữ).

“Chúng tôi đang yêu cầu Trung Quốc giải thích về điều gì đã xảy ra” - Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Del Rosario tuyên bố khi trả lời phỏng vấn ở Malacañang.

Ông Del Rosario nhấn mạnh việc Philippines đòi Bắc Kinh giải thích về hành động quấy nhiễu ở khu vực Reed Bank không có liên quan gì với việc công dân Philippines chịu án tử hình về tội mua bán ma túy ở Trung Quốc, mặc dù như ông nhấn mạnh phía Philippines “sẽ tiếp tục tìm kiếm sự khoan hồng cho những người chịu án đến phút cuối cùng”.

Trung Quốc liên tục va chạm trên biển với các nước

clip_image002

Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên biển Đông, tháng 7.2010. Ảnh: Xinhua

 

SGTT.VN - Liên tục trong những ngày qua, giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực xảy ra các vụ va chạm trên biển. Sau sự kiện máy bay Trung Quốc lảng vảng gần quần đảo Senkaku- tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày 2.3, thì tiếp đó ngày 3.3, một tàu cá của Trung Quốc đụng độ tàu tuần duyên của Hàn Quốc khiến một sĩ quan Hàn Quốc bị thương, một ngư dân Trung Quốc bị bắn và tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ.

Sự việc xảy ra lúc 15g chiều 3.3 (giờ địa phương) tại khu vực trên biển Hoàng Hải, cách thành phố Taean 100km về phía tây nam. Phía Hàn Quốc cho rằng chiếc tàu cá trọng tải 30 tấn của Trung Quốc đã xâm phạm sâu vào khu vực đặc quyền kinh tế trên biển của Hàn Quốc đến 11km. Khi sĩ quan Hàn Quốc lên tàu cá, các ngư dân Trung Quốc đã tấn công và làm người này bị thương. Binh lính Hàn Quốc đã nổ súng bắn trọng thương một ngư dân Trung Quốc, sau đó bắt giữ chiếc tàu lẫn thuỷ thủ (10 người). Dự kiến tàu sẽ bị phạt 30 triệu won (26.870 USD) và các thuỷ thủ Trung Quốc phải bồi thường vì gây thương tích cho sĩ quan Hàn Quốc (bị đánh bằng búa, gậy, theo AFP).

Tuyên bố chính sách Internet của Mỹ gây bực bội cho Trung Quốc

Peter Lee, Asia Times Online, ngày 19-2-2011

Trần Ngọc Cư phỏng dịch

Peter Lee được biết đến như một cây bút thường có những lập luận thân Trung Quốc trong nhiều bài viết của ông trên Asia Times về quan hệ đối ngoại với Mỹ và của Mỹ trong vùng Đông và Nam Á. Bài sau đây không phải hoàn toàn là một ngoại lệ, nhưng chứa đựng một vài luận điểm đáng suy nghĩ về ảnh hưởng khá phức tạp của Internet và mạng xã hội trong tiến trình thúc đẩy dân chủ tại các quốc gia độc tài. Vì mục đích chuyển tải các thông tin đa chiều, BVN xin giới thiệu bài viết sau đây như một phản biện đối với tuyên bố quyền tự do nối kết mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đưa ra hôm 15-2-2011, và bản dịch của nó cũng đã được đăng trên BVN (http://boxitvn.blogspot.com).

Bauxite Việt Nam

Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông

Trường Minh - Lan Anh

clip_image002

 

Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa. Ảnh tư liệu

 

Theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên, bộc phát mà được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí, có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.

Từng làm công tác đàm phán biên giới nhiều năm và tham gia các hội thảo quốc tế về Biển Đông thời gian qua, ông Trần Công Trục cũng khuyến nghị đối sách cho Việt Nam, bên tham gia tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này.

Một loạt những hành động có tính toán

Mới đây mạng thông tin Trung Quốc có nói về sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và nói rằng đây là phản ứng tự vệ của quân dân Trung Quốc đối với vùng đất có chủ quyền của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?

Nga chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc

Thomas Grove (Reuters, 01/03/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch từ Analysis: Russia turns military gaze east to counter China

Moskva - Nga đang thể hiện cơ bắp của mình bằng cách đưa đến vùng Viễn Đông tàu chiến và tên lửa trong nỗ lực nhằm bảo vệ vị trí cường quốc châu Á của mình nhằm đối đầu với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc.

Sự ngóc đầu dậy của Trung Quốc đã buộc các nhà lãnh đạo Nga phải hướng mắt về phương Đông và đánh giá lại các kế hoạch quân sự thời Xô Viết, chủ yếu nhắm vào cuộc chiến trên bộ ở châu Âu hoặc là cơn ác mộng chiến tranh nguyên tử với Mĩ.

Mới nhìn thì Nga, nước sản xuất nhiên liệu lớn nhất thế giới, còn Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, dường như là một cặp đôi lí tưởng. Nhưng tốc độ phát triển quân sự của Trung Quốc buộc người ta phải đặt câu hỏi: Làm sao Moskva có thể vừa cung cấp cho con rồng Trung Hoa dầu và khí đốt trong khi vẫn cạnh tranh với lực lượng quân sự đang gia tăng của nó?

Phê phán cách đối xử nhà báo ở Trung Quốc

clip_image001  

Phát ngôn viên Khương Du đã yêu cầu các nhà báo nước ngoài "tuân thủ quy định của cảnh sát Trung Quốc"

 

Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) gọi lệnh của chính phủ Trung Quốc bắt các phóng viên nước ngoài phải nghe lời là "một sự đe dọa" và đòi Bắc Kinh xin lỗi các nhà báo bị hành hung.

Tổ chức hỗ trợ các phóng viên quốc tế này bày tỏ thái độ sau khi chính quyền Trung Quốc cảnh cáo các nhà báo nước ngoài "vi phạm quy định của công an" vì đã đưa tin về cuộc phản đối ở Bắc Kinh và Thượng Hải các ngày 20 và 27/2.

Hôm 1/3, bà Khương Du, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu các nhà báo nước ngoài "hợp tác" với cảnh sát sau vụ một vài phóng viên bị đánh vì ra phố làm tin về lời kêu gọi biểu tình chống chính phủ.

Người dân châu Phi phản đối đập do Trung Quốc đầu tư

imageThienNhien.Net – Dù là một nhà đầu tư lớn ở châu Phi, các dự án phát triển do Trung Quốc đầu tư không phải lúc nào cũng được chào đón tại đây. Các cuộc biểu tình chống các dự án thủy điện mà Trung Quốc đầu tư tại châu Phi chỉ là một ví dụ điển hình.

Ngày Công lý Xã Hội Thế giới vừa qua (20/02) tổ chức Friends of Lake Turkana, một tổ chức xã hội dân sự của Kenya, đã tổ chức biểu tình chống lại dự án đập Gibe III đang được triển khai trên sông Omo ở Ethiopia. Con đập này ước tính sẽ tác động tới 500.000 người bản địa và các hệ sinh thái mỏng manh của Thung lũng Omo và khu vực hồ Turkana của Kenya.

Được biết, dự án được triển khai với một khoản đầu tư trang thiết bị lên tới 500 triệu USD từ ngân hàng lớn nhất Trung Quốc - ICBC.

Trung Quốc bị tố cáo đàn áp nhân quyền và kiểm duyệt Internet

Thụy My

clip_image001  

Tường lửa đối với thông tin về các cuộc cách mạng Ả Rập

 

Trung tâm Thông tin Nhân quyền và Dân chủ (CHRD) tố cáo Trung Quốc đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền và kiểm duyệt internet. Công an cảnh cáo nhiều nhà báo nước ngoài.

Theo tố cáo của một tổ chức phi chính phủ, thì các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc bị đàn áp nặng nề, và internet vốn là phương tiện để họ đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, đang bị kiểm duyệt gắt gao. Còn AFP cho biết hôm qua công an đã triệu tập nhiều phóng viên nước ngoài để nhắc nhở về các quy định mới.

Trong báo cáo thường niên được công bố hôm nay, Trung tâm Thông tin Nhân quyền và Dân chủ (CHRD) có trụ sở tại Hongkong đã thống kê được 3.500 trường hợp bị bắt giam tùy tiện trong năm 2010. Tổ chức này một lần nữa đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù, trong đó có giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba.

Giải phẫu một cuộc Cách mạng

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

EGYPT-POLITICS-UNREST  

Quân đội Ai Cập đứng nhìn dân chúng biểu tình hôm 02/02/2011. AFP Photo

 

Ba tuần sau khi Tổng thống Mubarak từ chức, thứ Ba vừa qua, thị trường chứng khoán Ai Cập vẫn chưa mở cửa như được thông báo.

Không mấy ai ngạc nhiên về chuyện đó. Việc tu chính Hiến pháp làm cơ sở của cuộc bầu cử sắp tới cũng bị khựng vì cả chục điều khoản gây tranh cãi. Việc này cũng chẳng là bất ngờ. Nhưng, cuối tuần trước, khi chính quyền lâm thời trong tay Thượng hội đồng Quân lực của quân đội lại đưa quân cảnh ra dẹp dân biểu tình và dùng truyền thông quốc doanh để tác động vào quần chúng thì nhiều người nêu câu hỏi: "liệu Quân đội Ai Cập có thực hiện cách mạng dân chủ như quần chúng mơ ước không?". Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu những yếu tố kinh tế trong biến động mà người ta gọi là "cách mạng" này qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa. Xin quý vị nghe Vũ Hoàng nêu vấn đề...

Hai bài viết về việc xử viên Thiếu úy công an đánh chết người

Một công an đánh chết người – và đánh chết người một cách thú tính, trong khi lẽ ra phải bảo vệ tính mạng của người dân bằng cách nhắc nhở họ dội mũ bảo hiểm trong trường hợp vì xốc nổi, coi thường tính mạng mà họ trót quên – thì anh ta chỉ chịu 7 năm tù. Nhưng rồi đây, 10 người dân trong số hàng ngàn người phẫn uất vì hành vi côn đồ ấy kéo lên trụ sở UBND Bắc Giang phản đối sẽ chịu tổng cộng bao nhiêu năm tù?

Cũng như loại quan tỉnh dâm dật kiểu Nguyễn Trường Tô được Tòa án chúng ta nhân đạo buông thả, nhưng việc buông thả con người mà chất “con” át hẳn chất “người” ấy khiến dư luận hết sức băn khoăn: Liệu điều đó có để một tấm gương cực xấu cho mọi quan chức khác trong toàn đất nước? Liệu việc giam giữ viên Thiếu úy giết người kia chỉ vỏn vẹn 7 năm (mà đoan chắc không đến 7 năm đâu) rồi sau đó vài năm lại cho y đảm nhiệm trở lại chức vụ cũ, cái chất thú trong người y có giảm hay không hay sẽ càng ăn sâu vào máu tủy, và sẽ là một mối lo khủng khiếp đối với dân lành?

Bauxite Việt Nam

Hy vọng ông Cù Huy Hà Vũ được tại ngoại

Việt Hà, phóng viên RFA

Bà Cù Thị Xuân Bích, em gái tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vừa gửi đơn đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xin bảo lĩnh cho ông Cù Huy Hà Vũ được tại ngoại.

clip_image001

Hình do LS Vũ gởi RFA

LS Cù Huy Hà Vũ tại văn phòng của mình, ảnh chụp trước lúc Ông bị bắt giữ.

Nản... khi Sầm Đức Xương được xử kín

Hồ Thuần Mẫn

Rồi bà con coi: trong vụ xử kín Sầm Đức Xương kỳ này, căn cứ theo lời khai của vợ y và của bản thân y, rằng y đã bị liệt dương, các luật sư cực kỳ dẻo mỏ sẽ có lập luận khác, chứng tỏ Sầm Đức Xương oan.

Chứ lại không oan à? Đã liệt dương thì còn có gì mà đi mua dâm? Và từ lập luận đó, hắn sẽ được thả.

Còn hai cô bé học trò tội nghiệp sẽ vẫn ngồi tù.

Nhưng đây là lập luận phản bác:

1./ Chứng cứ Sầm Đức Xương liệt dương cho thấy chính hắn là kẻ tổ chức và môi giới mãi dâm.

2./ Khách mua dâm nằm trong danh sách đen trong tay luật sư bảo vệ các cháu gái. Đầu bảng danh sách đen đó là 2 ông quan hành pháp tỉnh Hà Giang.

3./ Do học hành chẳng tới nơi (nền Giáo dục hiện thời đào tạo chỉ có thế), và cũng do non nớt về hiểu biết bằng kinh nghiệm, nên các cháu bé ngỡ rằng mình đã "bán dâm" cho Xương, là kẻ chỉ có khả năng lạm dụng kiểu Sở Khanh hoặc Mã Giám Sinh với các nàng Kiều "khi vào qua quít", "khi ra vội vàng".

Phân tích như trên chỉ nhằm cứu hai cháu bé học sinh thôi. Cần đánh động để Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên, các Hội Tuyên Văn Giáo Huấn (trong đớ có Hội Nhà báo)... hãy vớt vát chút danh dự để "giữa đường thấy việc bất bằng..."

Còn việc lọt lưới của những phần tử gian manh nhưng được cho là trong sáng, xin hãy coi là chuyện thường tình. Đến như đồng chí Mubarak và đồng chí Ben Ali còn được tung hô anh hùng hảo hớn suốt gần nửa thế kỷ nữa là!

Đạo đức thì muôn năm!

Công bằng thì muôn năm!

Muôn năm thì muôn năm!

Lời bình của Luật gia vỉa hè

 

Hiến pháp Việt Nam cần được sửa đổi một cách căn bản

Phỏng vấn ông Mai Thái Lĩnh về vấn đề sửa đổi hiến pháp và trưng cầu dân ý

Duy Ái - VOA  Thứ Ba, 01 tháng 3 2011

image  

Ảnh: H.Q.O.

Ông Mai Thái Lĩnh, cựu Phó chủ tịch

Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt

(1989-1994)

 

Trước và sau Đại hội XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam có hai sự kiện đáng chú ý. Một mặt, ông Đinh Thế Huynh, người đã từng là Tổng biên tập báo Nhân Dân, nay là ủy viên Bộ chính trị phụ trách mảng tư tưởng - văn hóa, đã thay mặt giới lãnh đạo đương quyền tuyên bố rằng "Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng". Mặt khác, báo chí trong nước đã đăng tải nhiều bài viết nói về vấn đề sửa đổi hiến pháp. Trong các bài viết này có hai bài được nhiều người chú ý bàn luận là bài trả lời phỏng vấn của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về việc sửa hiến pháp và bài "Từ phúc quyết Hiến pháp đến trưng cầu chính sách” của Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương. Gần đây nhất, ngày 10-2-2011, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tuyên bố: “Đây là thời điểm chín muồi để sửa đổi Hiến pháp 1992.”

Các nhà quan sát cho rằng việc bàn luận rộng rãi và cởi mở về việc nên sửa đổi hiến pháp như thế nào để người dân có thể thật sự là người làm chủ đất nước là một diễn tiến tích cực cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về việc này, đài VOA đã tiếp xúc với ông Mai Thái Lĩnh, cựu Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt (1989-1994), và được ông cho biết một số ý kiến như sau.

VOA: Xin ông cho biết sơ qua về những hoạt động của nhà chức trách VN liên quan tới vấn đề sửa đổi bản hiến pháp 1992, và theo ông, đâu là nguyên do làm cho việc này trở thành một việc bức thiết?

Mai Thái Lĩnh: Trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, ông Nguyễn Văn An, người đã từng là ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN hai khóa (8 và 9), và là cựu Chủ tịch Quốc hội (2001-2006), đã phát biểu như sau: “Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác.” Ông nhận xét: “… tôi cho rằng các lần sửa đổi Hiến pháp sau này có một vài vấn đề cốt lõi lại xa rời hoặc lại không rõ ràng bằng Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.” (Tuanvietnam.vietnamnet.vn)

Bùng nổ đường sắt cao tốc: Không chỉ dừng ở tham nhũng

clip_image001

 

Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc quy mô lớn.

 

Cuộc điều tra về tham nhũng đối với cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân đang gây xôn xao dư luận nước này và làm dấy lên những câu hỏi về động cơ của việc đẩy nhanh xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc quy mô lớn, tốn kém nhiều tỉ dollar tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Trung Quốc đang có hệ thống đường sắt chở khách dài nhất thế giới, tổng cộng 91.000km. Các quan chức nước này cho biết, sẽ chi 700 tỉ NDT (106 tỉ USD) trong năm nay để tiếp tục phát triển các dự án đường sắt, với mục tiêu xây dựng 13.000km đường sắt cao tốc có khả năng đưa vào sử dụng cuối năm.

Các nhà chỉ trích cho rằng, việc mở rộng hệ thống đường sắt cao tốc là không thực tế, bởi giá vé quá đắt và dịch vụ không đáp ứng nhu cầu đi lại bình thường của người dân. Nhiều ý kiến phản biện đã bị bỏ qua cho đến khi xảy ra cuộc điều tra tham nhũng đối với cựu Bộ trưởng Lưu Chí Quân mới thổi bùng lại những quan ngại về việc phát triển nóng ngành đường sắt ở Trung Quốc.

Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc

Jennifer Richmond (Stratfor, Mĩ, 28/02/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch từ Dispatch: China's 'Jasmine' Rallies

imageĐợt hai của đợt biểu tình “Hoa Nhài” đã được tổ chức trên nhiều thành phố Trung Quốc trong ngày 27 tháng 2. Đợt hai diễn ra một tuần sau đợt một (20 tháng 2), sau khi một bức thư nổi tiếng được công bố trên trang Boxun.com kêu gọi người Trung Quốc mít tinh một cách hòa bình nhằm phản đối Đảng cộng sản Trung Quốc và ủng hộ cải cách chính trị. Sự kiện này diễn ra khi các cuộc cách mạng và phản đối đang làm rúng động Trung Đông, nhưng ở Trung Quốc phản ứng dây chuyền đã không xảy ra. Đồng thời, tâm trạng bất mãn đối với Đảng cộng sản Trung Quốc về những vấn đề như lạm phát cũng đang gia tăng. Đây có vẻ như là lúc người dân có thể cố gắng mở rộng không gian chính trị cho mình.

Cảnh báo từ bài học đập Mun trên sông Mekong

Nguyễn Thắng

(Tamnhin.net) - Hôm nay 3/3, Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF) cảnh báo các nhà đầu tư vào dự án đập trên sông Mekong cần nghiên cứu bài học từ đập sông Mun, một thất bại về kinh tế điển hình gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và bất ổn xã hội.

clip_image001

Đập Xayabury trên dòng sông Mekong ảnh: Google

Chính phủ Thái Lan đang nghiên cứu phương án mở vĩnh viễn các cửa trên đập sông Mun với hi vọng khôi phục hệ sinh thái khu vực sông và khôi phục đời sống người dân trên một nhánh sông Mekong. Công trình đập sông Mun được xây dựng vào những năm 1990, vượt quá ngân sách và làm giảm lượng thuỷ sản ở đây, khiến cộng đồng phải di cư và thất bại trong việc mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Nghiên cứu động cơ để hiểu bản chất hành động, bản chất con người

Mạc Văn Trang

PGS TS Tâm lý học

(Bài viết này tôi gửi đến một Hội thảo khoa học quốc gia nhưng bị Ban biên tập Kỷ yếu hội thảo “thiến” hết các ví dụ, các câu chữ “nhạy cảm”, chỉ còn lại hơn… 02 trang lý luận chung chung, mù mờ! Vậy xin nhờ Bauxite VN đăng toàn văn. Xin cám ơn.)

1. Vấn đề cấp thiết

imageLâu nay nghiên cứu động cơ trong Tâm lý học ở nước ta chủ yếu trên bình diện lý thuyết; những nghiên cứu thực tiễn còn rất ít và thường bó hẹp vào một vài đề tài về động cơ học tập, chọn nghề của học sinh, sinh viên. Trong khi cuộc sống hiện nay đặt ra rất nhiều vấn đề đòì hỏi cần nghiên cứu, lý giải nhiều loại hành động bất thường tăng nhanh trong đời sống xã hội: bỏ học, bỏ việc, bỏ nhà, ly hôn, bạo hành, tự tử, cưỡng dâm, giết người, tham nhũng (1)… và rất nhiều tấm gương thành đạt trên mọi lĩnh vực hoạt động. Trên bình diện tâm lý xã hội hay tâm lý cá nhân, nguyên nhân dẫn đến những hành động bất thường, những thành công đó, hẳn là một quá trình diễn biến phức tạp, có nguyên nhân tâm lý sâu xa từ động cơ. Hơn 2500 năm trước Khổng Tử, nhà tư tưởng lớn phương Đông từng viết: “Này, Dịch là cái thánh nhân dùng để đến chỗ cùng sâu mà nghiên cứu động cơ vậy. Chỉ có sâu mới thông được cái chí của thiên hạ; duy có động cơ mới làm nên việc lớn trong thiên hạ”. Ông cho rằng: “Tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân một sớm một chiều…” Trong đó động cơ là cái quyết định: “Động cơ là chỗ vi diệu nhất của mọi hành động, là sự hiện ra trước của mọi điềm lành dữ vậy(2) (Có lẽ người Trung Hoa đã luôn quán triệt điều đó và không ngừng nuôi dưỡng từ bao đời cái động cơ bá chủ thiên hạ…). Động cơ là cái “cùng sâu” và “vi diệu” vô cùng phức tạp, có thể nguỵ trang, biến đổi trường diễn, cách tiếp cận và kỹ thuật trắc nghiệm khó khăn, tác động cải biến càng khó khăn hơn, nên những đề tài ngắn hạn ít dám nghiên cứu. Nhưng không lẽ một vấn đề cơ bản, quan trọng và cấp thiết lại bị né tránh? Chắc rằng một khi quyết đi sâu nghiên cứu thì sẽ tìm ra những phương pháp, kỹ thuật phù hợp, có thể tin cậy.

Xin một lần nữa cảnh giác với Trung Cộng: Không thừa!

Nhiều website loan tin về việc Trung Cộng có “sáng kiến” yêu cầu Việt Nam “gom đất” để xây dựng các khu mậu dịch tự do xuyên biên giới.

Theo các nguồn tin này, thì mỗi bên góp 8,5 kilomet vuông cho mỗi khu mậu dịch tự do.

Chúng ta hãy nối kết những việc mà Trung Cộng đã làm sau đây: Đã trấn giữ yên vị vùng chốt Tây Nguyên; đã lạc nghiệp trên một giải đất mênh mông với hơn 300.000 hecta rừng sâu trong nội địa; phát triển vết dầu loang dưới hình thức các khu mậu dịch tự do ở các vùng biên giới với Việt Nam; xây đường cao tốc nối các vùng “mậu dịch tự do” này với Hà Nội; bành trướng tối đa Biển Đông. Trên bản đồ Google chúng ta thấy tất cả các cửa sông Việt Nam đều đổ ra cái vùng biển có tên là “Biển Nam Hải của Trung Cộng”.

Liệu các khu gọi là “Mậu dịch tự do” này sẽ biến thành những vùng tô giới mới của Trung Cộng? Và trong bao nhiêu lâu nữa thì chúng ta lại phải lập một đoàn cán bộ chuyên trách để cùng với đoàn chuyên trách của “nước bạn” phân định cắm mốc lại biên giới?

Xin các nhà lãnh đạo cảnh giác với mưu ma chước quỷ vô cùng hiểm độc này của người anh em đồng chí cộng sản cùng giai cấp “Mười sáu chữ vàng”. Đây là mánh lới truyền kiếp mà họ đã thực hiện hiệu quả ở tất cả các vùng biên giới với các nước láng giềng từ xưa đến nay mà vừa mới đây, nhà nghiên cứu sử học Hồ Bạch Thảo đã phân tích cặn kẽ trong cái gọi là chiến thuật “phản khách vi chủ” được binh thư Trung Quốc liệt vào kế sách quan trọng thứ 30 trong 36 kế thôn tính đất đai nước khác (xin xem boxitvn.blogspot.com).

Vũ Cao Đàm

Nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo: Sự bài bản của Trung Quốc

Hoàng Thư

clip_image001

Ông Phạm Thoại Tuyền ở huyện đảo Lý Sơn,

tỉnh Quảng Ngãi đang giới thiệu những

thư tịch cổ về Hoàng Sa và Trường Sa .

Vào những ngày cuối năm âm lịch vừa qua (26-27/1/2011), các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Đông sâu thẳm” (South China Sea-Deep). Mục đích của dự án là thăm dò, khám phá Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa.

Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai?

Hoàng Vân

Bài 1: Sở hữu toàn dân quá mù mờ

Ngoài quyền sử dụng ghi trên giấy đỏ, Nhà nước đã trao hầu hết các quyền định đoạt tài sản cho người sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp, góp vốn. Như vậy, có đến 80% nội dung đã là sở hữu tư nhân rồi.

LTS: Tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 ở Đà Nẵng vào cuối năm 2010, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nêu quan điểm cá nhân: “Tốt nhất là cho sở hữu tư nhân đất ở vì thực chất đã sở hữu tư nhân rồi mà ta cứ nói là sở hữu toàn dân, thành ra bao nhiêu chính sách ra không rõ!”.

Thuế ăn vào bữa cơm

Ánh Hồng – Hải Đăng

clip_image001

Giá nhiều mặt hàng tăng khiến đời sống của nhiều người dân gặp khó khăn - Ảnh: M.Đức

TT - Không chỉ người thu nhập thấp, hiện nhiều người có thu nhập khá cũng phải vật lộn vì khoản lương hằng tháng đang “teo” lại trước tốc độ tăng giá của nhiều mặt hàng, dịch vụ hằng ngày.

Trong khi đó mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các khoản giảm trừ vẫn giữ nguyên khiến người nộp thuế cảm thấy việc đóng thuế thu nhập đang trở thành áp lực.

Trung Quốc "ngập" trong nợ vì đường sắt cao tốc

Trà My (tổng hợp)

clip_image004Tờ Thượng báo của Trung Quốc đã chỉ ra món nợ lên tới hàng nghìn tỷ Nhân dân tệ từ hệ thống đường sắt cao tốc ở nước này.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm tra các khoản vay nước ngoài, từ năm 2009 đến nay, tổng mức nợ của Bộ Đường sắt Trung Quốc đã lên tới hơn 1.303 tỷ NDT. Từ năm 2006 đến nay, Bộ Đường sắt đã phát hành các loại trái phiếu đường sắt với tổng giá trị lên tới 562,7 tỷ NDT.

Trong khi đó, Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc cho biết quy mô các khoản nợ đang tăng nhanh khiến tỷ lệ nợ của ngành đường sắt tăng theo từng năm, tính đến năm 2009, tỷ lệ nợ là trên 55%, và dự kiến đến năm 2012 sẽ vượt 70%.

Đập Tam Hiệp - thảm họa môi trường

Xuân Thủy tổng hợp

clip_image001

Đập Tam Hiệp .

TP - Trong khi các nước Đông Nam Á tranh cãi có nên xây đập thủy điện Xayabury trên dòng chính sông Mekong (đoạn qua Lào), thì Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả của việc xây đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử – đập thủy điện lớn nhất thế giới – sau hơn bốn năm vận hành.

Nhiều loài sinh vật sẽ tuyệt chủng

Theo các chuyên gia, ảnh hưởng về môi trường từ các đập thủy điện lớn là rất lớn. Đập Tam Hiệp, dài khoảng 2km, không phải là ngoại lệ. Sự hình thành con đập cùng hồ chứa khổng lồ đã tác động ghê gớm tới môi trường thượng và hạ nguồn sông Dương Tử.

Nhiều loài sinh vật trong vùng đều bị ảnh hưởng, một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chất lượng nước biến đổi rõ rệt. Cư dân trong vùng phải đối mặt nguy cơ động đất và sạt lở đất.

Trung Quốc đổ lỗi cho truyền thông nước ngoài gây ra những cuộc biểu tình

Peter Simpson

Trung Quốc đổ lỗi cho những phóng viên nước ngoài gây nên những cuộc xung đột giữa cảnh sát mặc sắc phục và thường phục và người biểu tình tiếp theo những lời kêu gọi biểu tình đòi dân chủ ôn hòa trên mạng tại hai thành phố lớn của nước này hôm Chủ Nhật. Một số nhà báo hành nghề tại Trung Quốc lo ngại có một cuộc đàn áp giới truyền thông.

clip_image001

Cảnh sát Trung Quốc yêu cầu một phóng viên của AP rời khỏi 1 khu vực gần khu mua sắm Wangfujing ở Bắc Kinh, Chủ Nhật 27/2/2011. Hình: AP

Thư của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ gửi Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9

BVN nhận được lá thư ngỏ sau đây của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, đề nghị đăng lên trang mạng chúng tôi, nhằm thông qua phương tiện truyền thông internet đề đạt một số ý kiến khẩn cấp của ông đến các vị lãnh đạo cũng như toàn thể Quốc hội khóa XII, nhân kỳ họp thứ 9 sắp diễn ra, đồng thời cũng chuyển tải đến bạn đọc trong ngoài nước để rộng đường dư luận. Xin trân trọng công bố toàn văn lá thư của nhà cách mạng lão thành.

Bauxite Việt Nam

Về vấn đề bảo lĩnh cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được tại ngoại

Kính gửi: BBT Bauxite Việt Nam

Tôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái TS Cù Huy Hà Vũ, sau nhiều lần cùng gia đình có đơn yêu cầu được bảo lĩnh, thăm, gặp TS Cù Huy Hà Vũ tới các cơ quan hiện đang tạm giam TS Vũ đều không được giải quyết, thậm chí không được hồi âm. Hôm nay, một lần nữa, tôi đã có đơn gửi tới Chánh án Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội - Nguyễn Sơn, Chánh tòa hình sự - thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, yêu cầu cho tôi và vợ TS Vũ là chị Nguyễn Thị Dương Hà được bảo lĩnh anh Vũ được tại ngoại để chữa bệnh hoặc vì lý do gì không cho chúng tôi bảo lĩnh, gặp mặt, gửi thuốc (chúng tôi không được gửi thuốc trợ tim cho TS Vũ) thì cũng phải trả lời cho chúng tôi theo quy định của pháp luật, kính nhờ Quý báo cho đăng Đơn yêu cầu bảo lĩnh - thăm nuôi của tôi để những ai quan tâm tới "Vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" được biết.

Trân trọng cảm ơn Bauxite Việt Nam

Cù Thị Xuân Bích

Âm mưu chiếm đất của Trung Quốc qua kế sách “Phản khách vi chủ ”

Hồ Bạch Thảo

Qua sử sách, đối với các nước nhỏ lân bang, chính sách Nhu viễn thường được các triều đại quân chủ Trung Quốc rêu rao. Nhu viễn hàm nghĩa mềm dẻo, dễ dãi đối với các nước xa xôi. Nhưng thực sự cái gọi là mềm dẻo chẳng tốt lành gì, nó nằm trong âm mưu thôn tính thời bình, qua kế sách thâm hiểm được ghi trong binh thư Trung Quốc với danh xưng Phản khách vi chủ.

Phản khách vi chủ là kế sách thứ 30 trong 36 kế; lẽ dĩ nhiên ngoài mặt người Trung Quốc chưa bao giờ nhận rằng họ đã áp dụng kế sách này trong việc bang giao với nước ta. Bởi vậy muốn thấy rõ mưu ngầm, người viết xin trình bày theo trình tự sau đây:

– Dịch nguyên văn tư liệu, nhắm hiểu rõ từng bước một của kế sách Phản khách vi chủ.

– Liên hệ với lịch sử hai nước, để thấy được Trung Quốc đã áp dụng kế sách này tại Việt Nam như thế nào

Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa: Hoan nghênh bản đồ trực tuyến!

clip_image003

TS Nguyễn Nhã đã hơn 50 năm nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa.

“Tôi rất hoan nghênh việc công bố website chính thức về bản đồ trực tuyến Việt Nam. Tôi sẵn sàng chia sẻ không điều kiện tất cả tài liệu tôi đã nghiên cứu, đồng ý cho dịch chúng ra các thứ tiếng để quảng bá rộng rãi về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trong nước và ngoài nước”.

“Cũng vào khoảng thời gian này năm ngoái, Hội Địa lý Quốc gia Mỹ đã công bố những bản đồ chưa đúng sự thật về chủ quyền Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị ghi chú trong ngoặc China.

Sự kiện xảy ra trên tưởng như không tốt cho Việt Nam, song thật sự đã đem lại nhiều ích lợi vì dường như từ những bài học như thế, Việt Nam biết rút kinh nghiệm”.

TS Nguyễn Nhã, tác giả luận án “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” đã có cuộc trao đổi với PV Bee sau khi biết tin Việt Nam sẽ sớm có trang web chính thống quảng bá thông tin bản đồ.

Thuyết âm mưu và Facebook

Nguyễn Vạn Phú

imageThuyết âm mưu (conspiracy theories) là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Ví dụ, giới theo thuyết âm mưu cho rằng Tổng thống Kennedy bị ám sát là do có bàn tay của CIA hay Mafia Mỹ đứng đằng sau. Danh sách những thuyết âm mưu hấp dẫn rất dài, như phi thuyền Apollo không hề đáp cánh trên Mặt trăng, căn bệnh AIDS là do con người chế tạo ra, người ngoài hành tinh từng đến thăm Trái đất nhưng Chính phủ Mỹ dấu biệt…

Thuyết âm mưu nghe qua rất hấp dẫn, ly kỳ nên được nhiều người tin theo, bàn tán, thêm mắm thêm muối. Đáp ứng nhu cầu tò mò, phức tạp hóa vấn đề của người dân, báo chí lá cải thường xuyên đăng các câu chuyện do giới theo thuyết âm mưu kể hay phân tích. Còn giới nghiên cứu học thuật nghiêm túc thì tránh xa, ít ai muốn dây vào vì rất khó cãi lý lẽ với những người theo thuyết âm mưu.

Việt Nam đầu tư chệch hướng?

Nam Nguyên, phóng viên RFA

VIETNAM-ECONOMY-POLITICS  

Một công nhân đang kéo xe vật liệu xây dựng gần khu công nghiệp ở Hà Nội. RFA photo

 

Việt Nam lãng phí quá nhiều vốn vào các ngành công nghiệp không thực sự hiệu quả như đóng tàu, lắp ráp ô tô thay vì đầu tư vào lãnh vực thế mạnh quốc gia như nông nghiệp.

Đầu tư vào công nghiệp ...

Sau hơn hai thập niên đổi mới và trở thành nước có thu nhập trung bình ở mức thấp, các nhà kinh tế nhận thức rằng Nhà nước Việt Nam đã chú tâm phát triển những ngành không dựa vào thế mạnh quốc gia, thí dụ như công nghiệp tàu thủy, sản xuất ô tô. Sự chệch hướng này lãng phí hàng chục tỷ USD, trong khi nông nghiệp được đầu tư rất ít nếu không muốn nói là bị lãng quên.

Thật là nghịch lý nếu nhìn vào thành quả, nông thủy sản xuất khẩu đã chống đỡ cho nền kinh tế trong những giai đoạn ngặt nghèo nhất của cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu.

Bệnh tình Cụ Rùa Hồ Gươm và Môi trường xã hội của con người

Phạm Đình Trọng

imageCả xã hội đồng lòng gọi rùa Hồ Gươm là Cụ không phải chỉ vì rùa Hồ Gươm tuổi cao đáng bậc Cụ. Nếu chỉ nhiều tuổi, người ta có thể gọi rùa già Hồ Gươm là đã thỏa đáng. Đồng lòng gọi Cụ Rùa là cả xã hội đã không coi rùa Hồ Gươm thuộc thế giới động vật nữa mà đã coi rùa Hồ Gươm thuộc thế giới thần linh, là hiện thân của thế giới thần linh. Chính vì thế việc cứu chữa cho Cụ Rùa Hồ Gươm đang bị đau yếu mới trở thành sự kiện lớn của quốc dân, của tâm linh, của lòng người và của cả chính trị nữa.

Chỉ là động vật thì rùa này chết đi sẽ thả rùa khác vào thay. Như ông giám đốc, công chủ tịch, ông bí thư này nghỉ sẽ có ngay ông khác thay, có gì quan trọng đâu! Có khi chưa có cớ gì phải nghỉ, nhiệm kì còn dài, sức khỏe còn dai, công việc đang ngon trớn, nhưng đã có nhiều ông khác lăm le muốn thay rồi! Với thế giới trần tục đó, rùa già Hồ Gươm đang bệnh tật có mệnh hệ gì, cũng chẳng cần thả rùa khác vào thay vì trong hồ đã có sẵn hàng ngàn rùa tai đỏ nhập khẩu từ nước ngoài về sẽ thay thế rùa bản địa già yếu!

Việt Nam và Ủy hội Sông Mêkông “dạy” Trung Quốc một bài học quản lý

Trọng Nghĩa

clip_image001

Vị trí dự định xây đập Xayaburi

INTERNATIONAL RIVERS

Lào mong muốn thúc đẩy đề án thủy điện Xayabury ngay trên dòng chính sông Mêkông. Khi được tham vấn, ba nước đồng minh của Lào trong Ủy hội Sông Mêkông (MRC) là Việt Nam, Thái Lan và Cam Bốt đều yêu cầu tạm dừng việc xây con đập. Dù Lào chưa có quyết định dứt khoát, nhưng tiến trình tham khảo ý kiến lẫn nhau giữa các nước hạ nguồn sông Mêkông trong hồ sơ này được cho là bài học cho Trung Quốc.

Trong cuộc họp tham vấn ngày 22/02/2011tại Thành phố Hạ Long về đề án thủy điện Xayabury của Lào, Ủy ban Sông Mêkông Việt Nam đã nhất trí khuyến cáo Vientiane đình hoãn việc xây con đập này trên sông Mêkông. Đối với đại diện chính phủ Việt Nam cũng như các chuyên gia, đập Xayabury trên dòng chính của sông Mêkông, sẽ tác hại rất lớn đến môi trường cũng như đến đời sống cư dân sinh sống phia dưới con đập, cụ thể là ở Cam Bốt và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thư của Trung tâm Luật Bảo vệ môi trường về vụ bắt giam Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Bauxite Việt Nam nhận được hai bức thư dưới đây của Trung tâm Luật Bảo vệ môi trường. Bức thư thứ nhất, gửi Bauxite Việt Nam, viết bằng tiếng Anh; bản tiếng Việt là của chúng tôi. Bức thư thứ hai, gửi chị Nguyễn Thị Dương Hà và chị Cù Thị Xuân Bích, viết bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Bauxite Việt Nam

"Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi"

Tương Lai

Tùy thuộc vào lúc cơ chế "cởi ra" hay là lúc cơ chế "buộc vào" nương theo tư duy của bộ phận lãnh đạo cao nhất mà hoạt động mặt trận đi vào thực chất hay chỉ đóng vai trò là "cây kiểng".

LTS: Tại Hội nghị lần thứ ba Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam (khóa VII) khai mạc sáng 27/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Một trong những hình thức phát huy dân chủ vừa qua là đóng góp ý kiến phản biện để xây dựng đất nước". Ngay sau bài phát biểu "vo" gây chú ý của Tổng Bí thư, GS Tương Lai đã đăng đàn tại Hội nghị, đóng góp ý kiến làm thế nào để mặt trận phát huy chức năng phản biện.

Tuần Việt Nam giới thiệu bài phát biểu của GS Tương Lai như một góc nhìn riêng để tham khảo.

Trấn an dân và bịt thông tin: Hai biện pháp của Trung Quốc ngăn chặn Cách mạng Hoa Nhài

Trọng Nghĩa

Chưa cháy đến nhà mà đã ra mặt chuột, bộ mặt Đại Hán trên tất cả mọi phương diện đều là thứ mặt chuột này, kể cả ông Ôn Gia Bảo ngỡ như là một tiếng nói cải cách cấp tiến lắm, được đồn là niềm hy vọng của các nước độc tài châu Á kia đấy. Từ xưa. nhân dân đã gọi lũ ăn trên ngồi trốc này là “thạc thử” (chuột xù) “Chuột xù chuột xù / Chớ ăn lúa tao” (Kinh thi). Nhưng dù sao thì đây là loại chuột “thiên triều” từng bá chủ có nòi, nên cũng vẫn là một lũ đàng hoàng, còn loại chuột đàn em khố rách áo ôm ở các vùng lân cận, nay phất lên, học mót thủ đoạn của thứ chuột sang quý này thì mới ma mãnh hôi thối đến phát tởm; con nào con ấy vừa cắn nhau chí chóe lại vừa là đồng chí đồng bọn chuyên rủ nhau đi sục sạo, suốt ngày cho bầu đoàn thê tử chui trong bồ thóc của dân để chén một cách trắng trợn, cắn nát hết mọi đất đai tài sản béo bở ở làng này xã nọ mà chúng tự coi là sở hữu công cộng, tha về những cái tổ kếch xù của chúng. Vậy mà có ai làm gì được chúng đâu. Những con mèo săn chuột thì từ lâu đã bị bọn chúng vô hiệu hóa bằng chút thịt mỡ thừa chúng ăn cắp được thí cho nên chỉ chuyên nằm bếp, hoặc còn ra sức bảo vệ chúng vòng trong vòng ngoài nữa kia.

Với lũ này thì đừng có mà dại dột tự thiêu như cái anh Kỹ sư gì đó mà uổng cả sinh mạng nhé. Tự thiêu là rơi vão bẫy của chúng đấy. Chúng cho người ôm bình chữa lửa đến nhưng chỉ đứng nhìn anh cháy bùng bùng chứ đâu có chịu xịt cho tắt lửa, trong khi dân chúng cũng chỉ biết đứng nhìn mà thôi. Vì sao thế? Đừng trách dân khi họ bị liệt kháng cả rồi. Còn bọn chúng ư? Đã là chuột thì có trái tim người sao được! Anh có cháy thành than sớm thì chúng mới dễ dàng kéo đến cầu L... ép gia đình anh giải tỏa ngôi nhà khang trang ngay để phân lô đất ấy cho người khác, đẩy tuốt gia đình anh ra ngoài đường được. Anh còn sống thì với học thức của anh, chúng chỉ là tiếng nói của một đám ác bá vô học, biết đối đáp làm sao! Tiền bán đất chúng đã nhận từ đời kiếp nào rồi, chỉ còn đợi anh thí mạng nữa là ổn.

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn