THƯ NGỎ GỬI LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2011

Đọc báo Hà Nội mới và báo Tiền phong thấy đưa tin một siêu dự án bất động sản chiếm tới trên 200 hecta đất phía Tấy Hồ Tây do tập đoàn DAEWOO thâu tóm, tôi và rất rất nhiều công dân Hà Nội đặc biệt lo lắng cho tương lai của Thủ đô.

“Tấc đất là tấc vàng” là nói chung, còn riêng với Hà Nội thì “Tấc đất phải là tấc kim cương”. Không xa nữa dân số Hà Nội sẽ lên 10-12 triệu người, hơn nữa ta đã xây dựng khá nhiều khu đô thị mới, có nơi không cần thiết, đã mất quá nhiều ruộng đất rồi, nếu hiện tại các nhà lãnh đạo thành phố không chắt chiu từng mét vuông đất thì liệu rồi đây cháu chắt chúng ta sẽ ở vào đâu? Lấy đâu đất để sản xuất trồng trọt?

Luật gia Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ): Nếu không cương quyết, Trung Quốc sẽ leo thang

clip_image001

Tàu hải quân Việt Nam (phải) truy đuổi hai tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép thềm lục địa phía Nam ngày 27-6-2009 - Ảnh: Lê Đức Dục

TT - Chúng ta có thể khẳng định vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc đến cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thậm chí xét về khoảng cách so với đường cơ sở theo Công ước Luật biển 1982 thì còn dưới 200 hải lý.

Mềm nắn, rắn buông

Danh Đức

clip_image001

 

Nhà giàn DK1 và tàu hải quân Việt Nam là chỗ dựa của ngư dân hoạt động ở thềm lục địa phía Nam - Ảnh: Bùi Thanh

 

TT - Những gì xảy ra trong những ngày qua trên biển Đông không lạ lùng gì và không khó hiểu. Cơ bản đó là những chiêu thức tự bày ra nhằm biến những biên cương mới tự vẽ ra trên giấy trong cái gọi là “đường lưỡi bò” để độc chiếm 80% diện tích 3.500.000km2 của cả một vùng biển mà Việt Nam gọi là biển Đông.

Từ tấm bản đồ tự vẽ và chẳng được ai công nhận đó, người ta đã bài binh bố trận và hành xử cứ như thể những biên cương trên biển đó đã được chuẩn y từ thời nào trong lịch sử trong những hiệp ước Mãn Thanh - Pháp nào đó hay bởi hội nghị San Francisco năm 1951.

Trong vai “chủ nhân” tự phong đó, hằng năm lại giở trò ra lệnh “cấm đánh cá”, tập trận trên những vùng biển tự cho là của mình, bất chấp thực tế sờ sờ là những nước khác đã trổ ra vùng biển này từ đời thuở nào (Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore và Việt Nam).

Chính do có sự tranh chấp mà các nước ASEAN mới bắt tay nhau đưa một Tuyên bố chung về ứng xử sao cho thể hiện nhân tính, văn minh, hòa hiếu với nhau trong khi chờ đợi tiến đến một giải pháp khả dĩ được các bên có thềm lục địa chồng lấn một cách tự nhiên bao đời qua đồng thuận.

Ngọn sóng biển Đông trong lòng người Việt!

Lê Đức Dục

imageTT - Sáng qua 28-5, câu chuyện nóng bỏng bên ly cà phê buổi sáng ở nhiều nơi trên đất nước này với nhiều người không phải là trận chung kết Cúp Champions League “siêu kinh điển” giữa hai đội Barca-Manchester United diễn ra rạng sáng nay dù bóng đá có là niềm đam mê kỳ diệu với người Việt và gần như ai cũng là tín đồ của “tôn giáo bóng đá”.

Không gì nóng bằng những thông tin trên hàng trăm trang báo mạng và báo in về sự kiện ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã táo tợn xâm nhập lãnh hải, vi phạm chủ quyền đất nước, phá hoại tài sản của con tàu thăm dò địa chấn Bình Minh  02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Câu chuyện mỗi ngày trên Biển Đông vẫn luôn nóng bỏng ngay cả giữa những ngày thời tiết biển đang bão bùng mưa rét.

Phản ứng trong nước trước hành động gây hấn của Trung Quốc

Đỗ Hiếu, Phóng viên RFA

Sau khi xảy ra vụ 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam hôm 26 tháng 5 vừa qua, [3 tàu này] đã tiến sâu vào phạm vi thềm lục địa ở miền Trung Việt Nam, cắt dây cáp thăm dò dầu khí tàu Bình Minh 2, dư luận trong và ngoài nước có phản ứng mạnh mẽ về sự kiện này.

clip_image002

Tàu 84 và 17, trong số 3 tàu hải giám của Trung Quốc, đã tiến sâu vào phạm vi thềm lục địa ở miền Trung Việt Nam và cắt dây cáp thăm dò dầu khí tàu Bình Minh hôm 26.05.2011. Nguồn diễn đàn HDVietnam

Bám biển giữ ngư trường

 

Cá ngừ đại dương về bến cá P.6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên - Ảnh: Duy Thanh

 

TT - Ngư dân miền Trung vừa trở về trong những chuyến đi biển đều cho biết thời gian gần đây xuất hiện nhiều tàu cá Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam và "tàu cá Trung Quốc rất hung hãn".

Dù vậy, ngư dân thuyền trưởng Lê Xuân Dũng (Đà Nẵng) vẫn khẳng định: “Biển của mình thì mình phải ra đó để đánh bắt. Mình chùn tay, tức là bỏ biển cho tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm”.

Tàu cá Trung Quốc rất hung hãn

Trưa 29-5, vừa cập cảng Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) sau chuyến ra khơi dài ngày, ngư dân Võ Thành Vương kể: “Bây giờ hễ ra cách đất liền khoảng 60-70 hải lý là gặp vô số tàu cá Trung Quốc. Dù đang xâm phạm vùng biển Việt Nam nhưng họ rất hung hăng. Họ đi thành đoàn, một đoàn độ 30 chiếc, dàn hàng ngang và vô tư đánh bắt. Nhiều lúc mình không để ý đi vào vùng họ đang đánh cá là có thể xảy ra đụng độ. Tàu họ công suất lớn sẵn sàng lao đến húc tàu mình”.

Bản chất ‘bá quyền’ của Trung Quốc

Gia Minh, Biên tập viên RFA

clip_image002

Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của họ. Photo: RFA

Việt Nam hôm 29 tháng 5 lặp lại cáo giác Trung Quốc vi phạm lãnh hải, gây căng thẳng tại Biển Đông.

Gia Minh phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1989 về tình hình liên quan. Trước hết Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có ý kiến:

Hải giám Trung Quốc: Công cụ quấy nhiễu tàu nước ngoài?

Thái An (Theo strategypage, thejakartaglobe)

clip_image001

 

Một tàu hải giám Trung Quốc. Ảnh: ChinaFotoPress Photo

 

Hải giám - một trong năm tổ chức thực thi pháp luật biển của Trung Quốc - đang được gia tăng không ngừng cả quy mô lẫn kích cỡ.

Strategy Pages, một trang tin chuyên về quân sự của Mỹ đã đăng tải bài viết về sự phát triển của cơ quan Hải giám Trung Quốc.

Những cơ quan khác gồm: Tuần duyên, một lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban An toàn hàng hải phụ trách công tác tìm kiếm và cứu hộ ven biển; Cảnh sát ngư chính giám sát hoạt động đánh bắt cá; Cảnh sát hải quan ngăn chặn buôn lậu.

Thường xuyên hơn, quả quyết hơn

Hải giám Trung Quốc là một trong những cơ quan mới nhất trong số này, được thành lập năm 1998. Nó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát các khu vực không thuộc lãnh hải Trung Quốc nhưng là những nơi nước này tuyên bố có quyền kiểm soát kinh tế (vùng đặc quyền kinh tế - EEZ), đây cũng là cơ quan thực thi pháp luật môi trường ở vùng duyên hải Trung Quốc. Chương trình phát triển Hải giám mới được công bố cho thấy, sẽ mở rộng lực lượng này từ 9.000 lên 10.000 người và mua thêm 36 tàu tuần tra mới.

Vì sao tượng Khổng tử biến mất khỏi quảng trường Thiên An Môn?

Trọng Thành

clip_image001

 

Tượng Khổng Tử trên quảng trường Thiên An Môn (AFP)

 

Tượng Khổng Tử lặng lẽ biến mất khỏi quảng trường Thiên An Môn vào ngày 21/04/2011. Cách đó hơn ba tháng, chính bức tượng này đã được dựng lên trước cửa Viện bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, cách lăng Mao Trạch Đông không xa.

Tại nơi tập trung quyền lực chính trị, cũng như quyền lực tinh thần của chế độ hiện hành tại Trung Quốc, sự xuất hiện cũng như ra đi lặng lẽ của bức tượng một bậc thầy tinh thần của nền văn hóa Trung Hoa đã để lại nhiều câu hỏi và suy đoán.

Như nhiều người biết, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời, Mao Trạch Đông, người đứng đầu chế độ thời kỳ đó, đã ra lệnh triệt hạ các di sản của Khổng Tử, được coi như nhà tư tưởng chủ yếu của chế độ phong kiến. Trong Cách mạng Văn hóa, Khổng giáo đã bị cấm tại Trung Quốc.

Tượng Khổng Tử đi đâu? Theo một số mô tả, bức tượng bằng đồng cao 9,5 mét, nặng 17 tấn đã lặng lẽ được bứng khỏi vị trí trước Viện bảo tàng, trong đêm thứ Năm 21/4 để rời vào phía bên trong Viện Bảo tàng, và được đặt tại một vị trí kín đáo.

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 36

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

19-09-1970

Mô tả: Chu Ân Lai yêu cầu Phạm Văn Đồng ngưng việc gửi sinh viên sang châu Âu, thay vào đó, chọn các giáo viên Trung Quốc đến dạy ở Việt Nam, ông ta cũng ca ngợi chính sách ngoại giao của Việt Nam thời gian gần đây.

Chu Ân Lai: Chúng tôi nghĩ, đào tạo sinh viên của các ông ở Việt Nam thì tốt hơn là gửi họ qua châu Âu vì lối sống khác nhau. Những thanh niên trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng khác, sẽ gây khó khăn cho chúng ta khi họ trở về. Vì vậy, các ông không nên gửi họ ra nước ngoài. Chúng tôi có thể gửi giáo viên của chúng tôi đến Việt Nam để dạy cho họ.

Trung Quốc quở mắng Việt Nam trong thăm dò dầu khí ngoài khơi

"Reprimand" = Quở mắng! Ối giời ơi! Trong lịch sử nhân loại, từ thời hồng thủy đến nay, chưa có nước nào dám nói với nước khác như vậy! (Có thể chữ này là do Reuters đặt, không phải của Tàu, nhưng tại sao Reuters dám xài chữ này?)

Trần Hữu Dũng

 
clip_image001  

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố ‘Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận' -Reuters

 

BẮC KINH 28 tháng 5 (Reuters)

Trung Quốc chỉ trích Việt Nam vào thứ bảy về việc thăm dò dầu và khí đốt ngoài khơi trong vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông sau khi Hà Nội than phiền rằng ba tàu tuần tra Trung Quốc đã ngăn cản một tàu thăm dò của Việt Nam.

TTXVN cơ quan ngôn luận chính thức của truyền thông Việt Nam đưa tin ra đa tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 của Việt Nam đã phát hiện các tàu tuần tra của Trung Quốc xuất hiện vào khoảng 5 giờ sáng ngày thứ năm (2200 GMT vào thứ tư).

Khoảng một giờ sau đó, ba tàu Trung Quốc cố tình chạy qua khu vực, nơi tàu thăm dò của Việt Nam đang hoạt động, cắt đứt cáp của tàu này, sau đó còn bao vây phong toả hiện trường suốt ba giờ, bản tin cho biết như thế.

Trung Quốc nói về cáo buộc của Việt Nam

clip_image001

Bắc Kinh lên tiếng về cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/05, nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.

Thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/05 dẫn lời người phát ngôn Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trước đó, PetroVietnam nói ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này.

Biển Đông nổi sóng lừng

Nguyễn Hoàng Hà

clip_image001

Ảnh: chinadaily

Mấy năm qua liên tục báo chí trong và ngoài nước đều nêu ra những hoạt động quân sự của Trung Quốc nhằm thôn tính đảo biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng mức độ mới chỉ là “Biển Đông nổi sóng”. Nhưng nay phải nói thế này mới đúng: “Biển Đông nổi sóng lừng”. Lý do là trong mấy tháng nay Trung Quốc tăng cường tuần tra biển, bỏ ra số tiền cực lớn đrr xây mới và củng cố các đảo đã chiếm được của Việt Nam tại Trường Sa và Hoàng Sa. Mới đây nhất Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này đã đưa ra 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông. Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông. Năm ngoái, CNOOC đã đưa ra một đề xuất tương tự với 13 lô hợp tác khai thác ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cắt cáp dầu khí của Việt Nam, Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật Biển

Nguyễn Hoa Chương

clip_image002

 

Vị trí tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam thể hiện rõ Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với thềm lục địa của mình.

 

Hồi 5g58 sáng ngày 26-5-2011, tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong khi đang thăm dò địa chấn tại lô 148 trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam bị 3 tàu hải giám của Trung Quốc lao vào cắt cáp (7km cáp bị cắt), làm hỏng một số thiết bị của tàu, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến kế hoạch công tác của Tập Đoàn dầu khí Việt Nam tại khu vực này.

Lô 148 hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý, tức là còn 80 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý. Khác với tình hình trong Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, ở khu vực miền Trung vào phía Nam, trong đó có lô 148, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn không chồng lấn với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Xin lưu ý là địa điểm tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp ngày 26-5-2011 cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 340 hải lý.

Do đó, việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam vào sáng ngày 26-5-2011 đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình. Là một thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982 nhưng hành động này của Trung Quốc lại hoàn toàn trái với nghĩa vụ của mình theo Công ước này.

Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc đã quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo Điều 76 của Công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1852m). Chiều rộng này được bảo đảm tuyệt đối kể cả khi ở trên thực tế rìa ngoài của thềm lục địa của quốc gia ven biển hẹp hơn 200 hải lý. Còn nếu rìa ngoài của thềm lục địa thực tế của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia đó có quyền mở rộng phạm vi thềm lục địa đến 350 hải lý theo đúng các quy định của Công ước (cụ thể là các quốc gia liên quan phải gửi Báo cáo quốc gia đến Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc để Ủy ban này xem xét và ra khuyến nghị).

Cùng đọc lại một bản tuyên cáo đanh thép

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA

(NGÀY 19.1.1974)

imageNguyên văn:

Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng-Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang-Hòa và Duy-Mộng.

Lực lượng Hải-quân Trung-Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam.

"Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm"

Thủy Chung

clip_image002

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga: Mong Trung Quốc là một nước lớn thì sẽ thể hiện vai trò của mình một cách có trách nhiệm. Ảnh: Long Anh

 

Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói tại cuộc họp báo chiều 29/5.

Tại cuộc họp báo chiều nay (29/5), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam.

"Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời răn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước", bà Nga nói.

Lạm phát thử thách quyết tâm cải cách

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

clip_image002  

Giá thực phẩm tươi sống tăng cao do lạm phát làm ảnh hưởng đời sống người dân, ảnh chụp tháng 2/2011 tại quận Gò Vấp, TP HCM. RFA PHOTO

 

Quyết tâm của chính phủ Việt Nam đang bị thử thách trong việc thực hiện Nghị quyết 11 ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội.

Một cuộc chiến giả tạo

Tình trạng lạm phát tháng 5 lên tới gần 20% so với một năm trước, cho thấy rất ít kết quả đạt được sau ba tháng, từ khi chính phủ loan báo cương quyết thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm đầu tư công 97.000 tỉ đồng. Nhiều người đã đặt dấu hỏi về chuyện chính quyền các cấp có thực sự triển khai và áp dụng các biện pháp mạnh mẽ của gói giải pháp trong Nghị quyết 11 hay không.

Báo chí Việt Nam có thể do định hướng nên đã đặt tựa những bài viết theo lối làm người đọc dễ hiểu lầm rằng, Nghị quyết 11 đang mang lại kết quả khả quan. Chỉ khi nào độc giả đọc hết cả bài báo, thì mới thấy những ẩn dấu bộc lộ, về tình trạng hiểm nguy của lạm phát phi mã chưa ghìm được cương. Trong khi đó trên tờ thời báotài chính Financial Times ấn hành ở Anh Quốc, nhà báo Ben Bland ghi nhận là nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về sự thay đổi trong chính sách, được gọi là Nghị quyết 11. Từ chỗ tán dương lúc ban đầu nay họ coi đó là một thứ “phoney war” - một cuộc chiến giả tạo. 

Một chỉ dấu cho sự minh bạch?

Đào Tuấn

imageHồi Kiểm toán nhà nước công bố kết quả kiểm toán tài chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Tổng kiểm toán Vương Đình Huệ đã nói một câu nổi tiếng về kết quả hoạt động của các “quả đấm thép”, rằng: “Không đến nỗi như đồn thổi”. Ông Huệ nêu 3 ví dụ: Tập đoàn Dệt may tổng tài sản chưa tới 1 tỷ USD nhưng đã tạo ra 140 ngàn việc làm, Tập đoàn Bưu chính viễn thông dù tài sản chỉ 6 tỷ USD nhưng đã đạt doanh thu 100.000 tỷ VNĐ, hay Tập đoàn  Dầu khí có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, doanh thu đều trên 20%. Nhưng câu này còn quan trọng hơn: “Dù là tập đoàn nhà nước nhưng họ đã cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước”.

Đáng tiếc, những ví dụ như vậy là quá ít và sự so sánh như vậy có vẻ khập khiễng. Theo số liệu của Bộ Tài chính, 8 tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty nhà nước hiện đang sở hữu gần 400.000 tỷ VNĐ, nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia và khoảng 60% tổng tín dụng trong nước và vốn vay nước ngoài. Có ai lại đi so sánh về hiệu quả hoạt động của các ông lớn với những lợi thế không thể tranh cãi về độc quyền đối với tài nguyên, nguồn lợi cực lớn về đất đai, quyền “hữu hạn trách nhiệm” đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh và đặc biệt là những ưu tiên tiếp cận nguồn vốn, với “phần còn lại”.

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 35

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng

07-03-1971

Mô tả: Vai trò của Trung Quốc và Việt Nam ở Đông Á và thế giới.

Chu Ân Lai: Đồng chí Mao Trạch Đông đã nói với đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng rằng, các đồng chí Việt Nam biết chiến đấu và đàm phán như thế nào. Tôi cũng nói với các đồng chí Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình, rằng các cuộc đàm phán khá tốt. Tôi có được một số kinh nghiệm trong các cuộc đàm phán trước đây, nhưng bây giờ tôi phải học hỏi từ các đồng chí.

Tàu Trung Quốc táo tợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam

TT - Ngày 27-5, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết sáng 26-5, một tốp tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, xâm nhập, cản trở và gây thiệt hại đối với tàu Bình Minh 02 của PVN đang hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực thềm lục địa Việt Nam.

clip_image002

1/ Tàu hải giám số 84 của Trung Quốc -Ảnh: TTXVN

Biển Đông: Trung Quốc leo thang gây hấn với Việt Nam

Thanh Phương

clip_image002  

Dây cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 bị tàu Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải Việt Nam ngang nhiên cắt đứt. DR

 

Hôm qua 27/5, một quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết là đại diện của Bộ này đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để trao công hàm phản đối hành động của tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của một tàu Việt Nam trên Biển Đông.

Vụ việc xảy ra vào sáng sớm ngày 26/5 ở một nơi nằm cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý, mà theo Hà Nội, hoàn toàn nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chiếc tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khi đang khảo sát địa chấn tại lô 148 đã bị ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động và cắt đứt cáp thăm dò.

Trong bản công hàm trao cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc, Việt Nam cho rằng hành động nói trên của Trung Quốc “Vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)”. Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh “Không để tái diễn những hành động tương tự và bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.

Tàu hải giám Trung Quốc đang chơi với lửa

Cu Làng Cát

          Tin tàu hải giám Trung Quốc cắt đứt cáp của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 tôi nhận được khi còn ở trên núi. Một cựu chiến binh, từng một thời du học Trung Quốc thông báo, ông suốt một đời bảo vệ tình hữu hảo mỗi lần trò chuyện về người láng giềng phương Bắc này.

          Nhưng hôm 27.5 ông gọi điện sau khi VTV1 đưa tin tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam với sự ngang ngược cắt đứt cáp thăm dò đã làm cho ông bừng tỉnh, cái máu trong người ông nóng lên, nói rất to trong điện thoại. Và câu cuối cùng hình như ông khóc.

          Mở tất cả các báo mạng quan trọng đều dẫn tin từ TTXVN, cộng đồng mạng nóng ran bởi tin trên. Không ai có thể tin được rằng, đất nước ấy, từng thêu ra 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt nhưng lại cắt vào lòng tự ái dân tộc Việt Nam ngay trên đất nước Việt Nam. Hành động ấy chấn động mạnh vào tâm can hàng triệu trái tim nước Việt. Không ai có thể tin rằng tinh thần núi liền núi, sông liền sông đã choáng váng bởi hành vi cắt đứt “mạch” rất “ngang ngược” mà Phó tổng giám đốc của PVN đã lên tiếng.

Chính phủ Việt Nam cần dựa vào dân để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông

Thụy My

clip_image001

Một trong ba chiếc tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam ngày 26/5 và uy hiếp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02. DR

Người Việt trong và ngoài nước lâu nay vẫn rất bất bình trước việc Trung Quốc thường xuyên bức hiếp ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên lãnh hải Việt Nam. Trước sự kiện mới nhất ngày 26/5, ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải Việt Nam, ngang nhiên cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, dư luận lại càng thêm công phẫn.

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TPHCM đã cho biết ý kiến về vấn đề này.

Nguồn: Viet.rfi.fr

Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông

Thái An (Theo platts, THX)

clip_image001

Ảnh: chinadaily

Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này đã đưa ra 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông.

Thông tin này được cung cấp trên trang web của CNOOC. Theo đó, tập đoàn đề xuất 12 lô khai thác ở khu vực đông Biển Đông, 7 lô ở phía tây Biển Đông.

Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông. Năm ngoái, CNOOC đã đưa ra một đề xuất tương tự với 13 lô hợp tác khai thác ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.

Việt Nam không đủ sức bảo vệ ngư dân trên vùng biển chủ quyền

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

clip_image002  

Nhiều ngư dân neo thuyền không dám ra biển sợ bị cướp, sợ bị bắt. RFA

 

Câu chuyện về người ngư dân Việt Nam liên tiếp bị cấm đánh bắt cá, tàu nghề bị Trung Quốc tịch thu đòi tiền chuộc, cướp biển tấn công và thậm chí bị bắt một cách vô lý bởi các nước trong khu vực như Brunei hay Indonesia.

Cuộc sống của những con người khốn khổ lặn lội giữa sóng gió để kiếm miếng ăn này gần như đơn độc giữa biển khơi đang là một vấn nạn chung cho đất nước vốn được tiếng là rừng vàng biển bạc. Mặc Lâm có bài viết về vần đề này sau đây.

Ngư dân việt nam còn bị ức hiếp đến bao giờ

Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên mỗi lần xảy ra một vụ thì khả năng gây nhức nhối cho người trong cuộc vẫn tươi chong như lần đầu tiên xảy ra.

Lý do dễ hiểu là tiền bạc công sức của ngư dân gắn liền với con tàu đã trôi theo dòng nước, không phải do thiên tai mà do con người cướp đi. Hay chính xác hơn do chính quyền Trung Quốc dung dưỡng, bảo vệ và khuyến khích cho dân chúng hay nhân viên nhà nước dưới quyền thi hành theo một chính sách rất cụ thể: tước đoạt mọi phương tiện đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam nhằm củng cố lập luận vùng biển đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu của họ.

Trung Quốc sử dụng Việt Nam để vượt hàng rào thuế quan Mỹ

Nguyễn Xuân Nghĩa / Trọng Nghĩa

clip_image001  

Tọa đàm “Nhập khẩu gỗ vào EU, Hoa Kỳ” (25/6/2010) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức phối hợp với Hãng luật Miller & Chevalliers Chartered. Ảnh của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam Mutrap III

 

Vì bị hàng hóa cực rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc làm cho điêu đứng, giới sản xuất đồ gỗ – đặc biệt là đồ dùng trong phòng ngủ – của Mỹ đã phản công, vận động được giới chức có thẩm quyền trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc về tội cạnh tranh bất chính vì bán phá giá. Tuy nhiên, The Washington Post đã có bài viết vạch trần thủ đoạn của các doanh nghiệp Trung Quốc vượt hàng rào quan thuế của Hoa Kỳ, với các sản phẩm mà họ chế tạo tại Việt Nam.

Từ đầu năm 2005, Mỹ áp đặt thuế biểu nhập nội rất nặng trên một số doanh nghiệp. Cuối năm ngoái, biện pháp này lại được tái tục, nhưng vẫn chẳng giúp gì cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ vì đồ gỗ của Trung Quốc vẫn đổ vào Mỹ, chỉ có điều là với nhãn hiệu “Made in Việt Nam”.

Nhật báo The Washington Post tại thủ đô Hoa Kỳ ngày 23/05/2011, đã có một bài viết vạch trần thủ đoạn của các doanh nghiệp Trung Quốc vượt hàng rào quan thuế của Hoa Kỳ để bán vào Mỹ đồ gỗ trong phòng ngủ, nhưng là sản phẩm mà họ chế tạo tại Việt Nam. Từ California, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa đã cho biết rõ hơn về bối cảnh và nguyên do của vấn đề.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi có đọc bản tin đó theo dõi vấn đề này nên thấy rằng chúng ta có một truyện ngụ ngôn với khá nhiều kết luận ly kỳ!

Từ góc độ văn học, gợi ý mấy đặc điểm bút pháp - bút lực Phan Thúc Trực

Nguyễn Huệ Chi

Ngày 15 tháng 5 năm 2011, tại thành phố Vinh, Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An đã phối hợp với Hội đồng gia tộc họ Phan ở xã Xuân Tụ, huyện Yên Thành tổ chức Hội thảo khoa học về Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực (1808-1852), nhà thơ và sử gia nửa đầu thế kỷ XIX, có tác phẩm Quốc sử di biên được học giả Nhật Bản đánh giá là cuốn sử tư nhân quan trọng nhất dưới triều nhà Nguyễn. Bản tham luận của GS Nguyễn Huệ Chi đã làm sôi nổi không khí hội trường. Trân trọng giới thiệu toàn văn bản tham luận dưới đây để bạn đọc xa gần tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Ai là Vietnamese-American? Thẩm định cộng đồng qua các tác phẩm Anh ngữ

Nguyễn-Khoa Thái Anh

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời

Ái ân lạt lẽo xứ Cờ Huê

Rồi từng thu chết, từng thu chết

Vẫn giữ trong tim một lá cờ.

(Ý thơ có phản ảnh tâm bệnh chiến tranh của nhiều nạn nhân Việt Mỹ?)

 

Thế đứng của tuổi trẻ hải ngoại và Việt Nam

"Anh cứ nói là nhà nước không chịu hoà giải hòa hợp với Việt kiều, không có một cuộc đối thoại thẳng thắn , không có giao lưu văn hóa giữa trong và ngoài nước… Không đối thoại có phải vì lòng căm thù, chống Cộng quá khích của các anh ghê gớm quá nên không thể có được một cuộc đối thoại?" Ông cán bộ ngừng, hớp một ngụm VSOP rồi nói tiếp: "Như vụ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vừa rồi, có phải các anh vừa hô hào nhân quyền vừa bỏ tiền chạy án, bênh vực cho người không biết tôn trọng nhân quyền?"

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 34

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

17-09-1970

Mô tả: Phạm Văn Đồng phác thảo hai cuộc tấn công ngoại giao mới của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang tiến hành chống Mỹ. Chu Ân Lai đề nghị gửi những người đại diện Trung Quốc ra mặt trận để quan sát tình hình tại miền Nam Việt Nam.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng đấu tranh chính trị và quân sự có tầm quan trọng quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đấu tranh ngoại giao có hiệu quả và đã chứng minh có hiệu quả trong nhiều năm qua. Tôi muốn nêu vấn đề về cách thức đấu tranh ngoại giao có hiệu quả tại thời điểm Nixon đang thực hiện "Việt Nam hóa" chiến tranh. Chúng tôi cho rằng Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon vẫn nhắm vào mục đích giành chiến thắng quân sự tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, không có nghĩa là Nixon không nghĩ đến ngoại giao. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng khi họ nói về ngoại giao, hòa bình, họ đang cố lừa dối thế giới, và họ không có bất kỳ ảo tưởng nào về ngoại giao.

Trung Quốc ngang nhiên cho tàu vào sâu trong lãnh hải Việt Nam để phá hoại

imageĐây là một tin không vui. Đúng như Cụ Hồ từng nói trong Lời kêu gọi kháng chiến toàn quốc sáng ngày 20-12-1046: “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng giặc... [Tàu] càng lấn tới”. Nhiều năm nay, trước mọi hoạt động khiêu khích và lấn chiếm của bọn giặc hung hãn, dân chúng tuy công phẫn đến cực điểm vẫn phải cố cắn răng mà chịu, vì bọn giặc này chỉ mới nhè thuyền cá của dân giết chóc, cướp phá, mà dân thì hình như chẳng phải là đối tượng quan tâm của mấy ông CP từ lâu nay, nên muốn làm gì để đối phó cũng thật khó khăn; muốn há miệng thì mắc quai (cái quai “4 tốt” và “16 chữ” do ông cựu Tổng mang từ bên Tàu về “quai” vào miệng dân), nên đành cứ phải chờ chiếc loa của bà Phương Nga phát lên hộ mình, đúng giờ giấc và đúng bài bản.

Nhưng nay thì không phải như vậy nữa. Giặc đã hung hăng đến quấy phá chiếc tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 của một Tập đoàn kinh tế nhà nước vào lại lớn nhất nhì của CP, nghĩa là đã ra oai với CP Việt Nam. Chúng đã chuyển sang giai đoạn thứ hai, thị uy ông TT và cả cái bộ sậu vốn ăn to nói lớn của ông rồi. Chắc chắn chúng không dừng ở đấy. Anh Ba Sàm nghĩ rằng hẳn từ nay không còn vị nào trên cấp cao quyền lực đưa 4 tốt và 16 chữ ra che mắt dân hay là nhử dân được nữa. Chúng tôi tán thành nên trả mấy thứ của nợ ấy cho ông Tổng Mạnh đem về treo ở nhà ông thôi.

Nhưng quan trọng hơn, đất nước đang lâm nguy, phải làm gì đây? Bình thường thì những ai có nhiều đặc quyền đặc lợi trong các hoạt động khoan dầu trước đến nay phải nên ngẫm nghĩ và hành động, chứ dân đen đang lâm vòng lạm phát kinh khủng, lời lãi gì của PVN nào có đếm xỉa đến họ đâu. Song nói thế cũng không được. Đất nước là của chung, và xâm phạm vào đất nước thì “sất phu hữu trách”, ai cũng có trách nhiệm trong mối đe dọa mất còn này. Chúng tôi chợt nhớ đến những lời tuyên bố rắn chắc của ông Nguyễn Chí Vịnh. Hai lần ông tuyên bố đều gây ấn tượng cho rất nhiều người, và những lời của ông, rạch ròi, khúc chiết, khác hẳn với những kẻ bụng phệ “ăn thì nên đọi nhưng nói không nên lời” mà ta thấy nhan nhản trên các diễn đàn, hội nghị quan trọng này khác. Chúng tôi nhớ đinh ninh những gì ông nói trước khi dự Hội nghị ASEAN rất gần đây: “Việt Nam không chấp nhận một nền hòa bình lệ thuộc”; “"Phải làm thất bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền"; “Giữ vững độc lập tự chủ là nguyên tắc cơ bản, bất di, bất dịch và cần được quán triệt trong mọi kế hoạch, biện pháp công tác đối ngoại quốc phòng, là cơ sở để nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trong quan hệ quốc tế, là điều kiện để hội nhập thành công”; “Việt Nam tôn trọng bạn bè quốc tế, mong muốn hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, nhưng không bao giờ quên rằng, việc đất nước mình thì mình phải tự lo”, và việc tôn trọng lợi ích của nước khác “không được xâm phạm những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về độc lập tự chủ, và chủ quyền lãnh thổ, chế độ chính trị...” của nước ta.

Chúng tôi đã hồ hởi nghe ông nói và bây giờ là lúc đang chờ lời nói biến thành việc làm. Có thể quan niệm được rằng việc Trung Quốc cho 3 tàu hải giám đến phá hoạt thiết bị của chiếc tàu thăm dò Bình Minh 02 của PVN vẫn chỉ nằm trong phạm vi quan hệ bình thường giữa hai nước, chưa có gì đáng để có hành động “đáp trả” được hay không? Lại có thể nghĩ nếu dùng lực lượng quốc phòng đối phó với những hoạt động khiêu khích hèn hạ của tên giặc không lồ thì sẽ sinh to chuyện bất lợi cho việc giữ gìn hòa bình ở Biển Đông hay không? Quân đội Malaysia, Philippines trong vài năm lại đây đều đã biểu thị tinh thần độc lập và sự giữ vững chủ quyền bất khả xâm phạm của nước họ bằng những hành động thiết thực mà ông đã biết, và những hoạt động đó đều có kết quả xua đuổi cho tên cướp bỏ chạy mà vẫn không dẫn đến làm căng thẳng giữa nước lớn đối với nước nhỏ. Chúng tôi cho rằng trong chiến lược, giữ vững hòa bình là yêu cầu thượng sách, nhưng trong chiến thuật, cứ cúi đầu mãi thì lại là là đánh mất uy tín của một nước độc lập trên trường quốc tế. Uy tín ấy hoàn toàn không được bảo đảm bằng những lời hùng hồn chỉ trên báo chí. Đó là bảo đảm bằng lưỡi chứ không bảo đảm bằng vàng.

Chúng tôi đã mất hy vọng ở Bộ Ngoại giao vì nghe quá nhiều những lời lặp đi lặp lại không thay đổi đến nhàm tai, trong khi các Sứ quán của họ ở khắp nơi thì rất năng động và thông minh trong việc thúc giục con dân xuất ngoại kiếm sống ở nước người phải thực hiện “nghĩa vụ” với họ. Bởi vậy giờ đây, chúng tôi chờ đợi Bộ Quốc phòng sẽ có những hoạt động chững chạc, đáp ứng lòng dân mong mỏi.

Bauxite Việt Nam

Nguy cơ xung đột vũ trang gia tăng ở Biển Đông

Thanh Phương

clip_image001

Petro Việt Nam khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam (DR)

Cũng như Philippines, Việt Nam đang đẩy mạnh thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Điều đó có thể dẫn đến nguy cơ xung đột với Trung Quốc ở khu vực này. Theo Bloomberg News hôm qua, công ty Talisman Ernergy của Canada, tức là đối tác của tập đoàn dầu khí Petro Vietnam, dự tính vào năm tới sẽ tiến hành khoan thăm dò tại một lô mà Trung Quốc đã ký hợp đồng với một công ty Mỹ và đang được bảo vệ bằng tàu võ trang.

Nhập siêu với Trung Quốc ngày càng lớn

Ngọc Lan

(TBKTSG) - Con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã lên đến 4 tỉ đô la Mỹ trong bốn tháng đầu năm nay. Thế yếu trong thương mại song phương của Việt Nam không được cải thiện trong khi đối tác Trung Quốc tiếp tục gia tăng kim ngạch, tận dụng lợi thế.

Ngày càng khó giảm nhập?

Hàng hóa nào được nhập nhiều nhất từ Trung Quốc trong bốn tháng qua? Theo số liệu của Tổng cục Thống kê: “Nhóm hàng liên quan đến nguyên liệu gia công, lắp ráp như bông, sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử máy tính”.

Tổng cục Thống kê lý giải, nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chưa giảm do thuộc nhóm các mặt hàng cần thiết phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất, chưa bị ảnh hưởng bởi chính sách cắt giảm đầu tư của Chính phủ. Hơn nữa, đơn giá nhập khẩu lại tăng mạnh khiến cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao: bông tăng 99%, sợi tăng gần 40%, xăng dầu tăng 39%, lúa mì tăng 39%...

Báo Việt Nam ca ngợi Ngô Bảo Châu

 

clip_image002

Báo Tiền Phong vừa có bài vinh danh nhà toán học Ngô Bảo Châu, người bị báo ngành công an gọi là "ngộ nhận".

Một tuần sau khi kênh VTV4 chiếu lại một phỏng vấn cũ ca ngợi Giáo sư Châu, tờ báo của Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh đăng ngay trang nhất bài 'Ngô Bảo Châu được phong danh hiệu giáo sư xuất sắc'.

Chết bởi cái thói vô trách nhiệm

Nhà báo Mạnh Quân

imageĐầu năm đến nay, có bao nhiêu cái chết đau đớn bởi cái thói vô trách nhiệm. Có những cái chết tức tưởi bởi thói vô trách nhiệm của người có chức quyền, có những cái chết khốn khổ bởi chính sự vô tâm, thiếu trách nhiệm của chính người gặp nạn.

Vụ chìm tàu ở vịnh Hạ Long làm chết 12 người, trong đó có chục chú Tây ba lô mấy tháng trước, có cả sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chức trách về quản lý tàu thuyền ở vịnh Hạ Long, của cơ quan quản lý du lịch: sao để cho một công ty du lịch (AZ Queen) kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép? Hướng dẫn viên thì không có thẻ, tàu ra khơi thì không có cái áo phao nào, chủ tàu thì vô trách nhiệm đến tệ hại khi không đóng van để nước chảy vào trong thuyền, bỏ trực… Sau vụ đắm làm chết bao người như thế, người ta mới đi kiểm tra mà phát hiện ra còn gần 40 tàu du lịch khác lúc nào cũng có khả năng đắm vì những lỗi đại loại như: các vách chắn thủy chưa kín, hệ thống bơm cứu đắm, cứu hỏa không đạt yêu cầu... Thế thì nếu không có vụ đắm trên, một lúc nào đó một vụ đắm tương tự, có thể gây chết người nhiều hơn, hoặc ít hơn hoàn toàn có thể xảy ra. Thế mà đến giờ, cũng không có chắc là tình trạng trên đã được chấn chỉnh.

Làm thế nào để diệt trừ tham nhũng?

Fareed Zakaria

clip_image001

Đây là chỉ số tham nhũng, do Tổ chức Minh bạch Quốc tế nghiên cứu. Các màu đỏ: càng đỏ ở một quốc gia, nói đó càng có nhiều quan chức tham nhũng của mình. Các chỗ màu vàng, lại ít tham nhũng hơn.

Một trong số bốn người trên hành tinh này phải trả một khoản tiền hối lộ trong năm ngoái. Người ta ước tính: thế giới đã phải chi tới 1 ngàn tỷ Mỹ kim/năm, cho tệ nạn hối lộ/tham nhũng. Riêng Afghanistan, Liên Hiệp Quốc nói rằng hối lộ chiếm một phần tư GDP hàng năm của nước này.

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 33

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa của Mao Trạch Đông và Kaysone Phomvihane

07-07-1970

Mô tả: Mao Trạch Đông gặp các thành viên của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và ủng hộ họ.

Kaysone Phomvihane (Cay-xỏn Phôm-vi-hản): Trong chuyến thăm của đoàn đại biểu chúng tôi đến Trung Quốc, chúng tôi đã báo cáo tình hình ở Lào cho Đảng [CS] Trung Quốc. Theo tình hình mới ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch cho cuộc đấu tranh trong ba năm tới. Mục đích của kế hoạch này là thúc đẩy hơn nữa cuộc đấu tranh của chúng ta chống Mỹ cứu nước, để theo đuổi chiến thắng vĩ đại hơn.

Tâm sự gửi đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang

Hà Sĩ Phu

Thưa ông Trương Tấn Sang, Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử

clip_image002

Hà Sĩ Phu

Chưa cần đọc danh sách những đại biểu Quốc hội mới, tôi cứ mặc nhiên xác quyết ông là “Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử” mà không sợ sai, vì tôi biết chắc điều ấy ngay từ trước khi bầu (ở Việt Nam mình có cái lợi ấy). Điều xác quyết này tuy đúng với tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta, song đối với riêng ông, niềm tin ông sẽ trúng cử có một nguyên nhân khác, và đây chính là điều khiến tôi muốn viết bức thư này.

Tất cả những người Việt Nam còn quan tâm đến tình hình nước mình chắc không ai quên lời phát biểu của ông cách đây mấy hôm:

“Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ"! Không nhẽ cứ để mãi như vậy mai kia, người “ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết! Thế đâu “có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi! Một bầy sâu là chết cái đất nước này!...”

Một vị lãnh đạo Đảng hiện nay mà dám nói một câu như thế nhất định người dân chúng tôi phải bầu, kể cả những cử tri đã quen nghĩ “Quốc hội là của Đảng” (còn nói “của dân” thì chỉ là nói xã giao), kể cả những cử tri định bụng sẽ “gạch tuốt”.

Nếu chỉ công nhận trong Đảng có “một số những kẻ thoái hóa biến chất, không làm theo lời dạy của Bác Hồ” thì dân nghe đã quen tai. Nhưng gọi hẳn chúng là “SÂU”, mà CẢ MỘT BẦY SÂU, thì rất khác trước (mặc dù còn phải chờ xem rồi đây có vạch mặt chỉ tên được “đồng chí Sâu” nào không).

Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Chị Dương Hà kính mến,image

HRW đã công bố báo cáo về TS. Vũ. Sau đây là các đường dẫn.

Báo cáo bằng tiếng Anh: hrw.org

Bản dịch tiếng Việt: hrw.org

Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Anh: hrw.org

Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Việt: hrw.org

Chùm ảnh về vụ án Ts. Vũ: hrw.org

Ngoài ra, thông cáo báo chí của chúng tôi cũng đang được dịch sang tiếng Hoa phổ thông và tiếng Nhật (và có thể sẽ được dịch sang cả tiếng Pháp) và sẽ được gửi tới những cơ quan truyền thông và những tổ chức/cá nhân quan tâm đến vấn đề nhân quyền bằng hai thứ tiếng này.

Nếu không mở được các đường dẫn, chị vui lòng cho tôi biết ngay.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục vận động (cả công khai lẫn hậu trường) vì sự tự do của Ts. Vũ.

Chúc chị cùng gia đình mạnh khoẻ.

Tôi cũng sẽ cầu nguyện cho anh Vũ.

Trân trọng,

Mary

Đừng nghĩ những ý kiến trái chiều của trí thức là chống đối!

Đoàn Quý

clip_image002

Phải có quyết tâm, cơ chế phù hợp thì mới tập hợp được đội ngũ trí thức. Ảnh: Đoàn Quý

 

SGTT.VN – Cần có cơ chế cho các nhà trí thức, khoa học được tham gia đóng góp, phản biện ngay từ đầu đối với những chính sách của Thành phố. Thậm chí cho phép nhà khoa học cùng làm việc với bộ máy quản lý nhà nước của Thành phố. Từ đó mới ra được sản phẩm có giá trị thương phẩm của nhà khoa học và có lợi ích cho sự nghiệp chung.

Đó là ý kiến của các nhà trí thức, khoa học, các chuyên gia tại TP. HCM tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố với giới trí thức ngày 25.5.

Thể chế hóa cơ chế phản biện

Theo TS Trần Công Hoàng Quốc Trang, Phó Ban công tác phía Nam Liên hiệp Hội [Khoa học Kỹ thuật] Việt Nam, quy chế này phải phản ánh cho được vai trò của trí thức là tư vấn, phản biện và giám định xã hội, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, phát triển công nghệ mới... Trong đó, trí thức phải được tôn vinh thông qua những đóng góp cụ thể của mình.

“Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Liên hiệp Hội Việt Nam, Chính phủ mở ra cơ chế vĩ mô, trong đó có quy chế làm việc cho các nhà khoa học đóng góp với đất nước, thì tại sao TP. HCM lại không có? TP. HCM phải thực hiện cụ thể hơn, thiết thực hơn, bởi vì Thành phố có “tài nguyên con người”. Tôi quan tâm “hậu” cuộc gặp gỡ này là gì? Phải có chương trình hành động của trí thức theo đơn đặt hàng của lãnh đạo thành phố, phải có cơ chế, quy chế phối hợp về lâu về dài thì mới gọi là phát triển bền vững”, ông Trang nhấn mạnh.

GS.TS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, uỷ viên, thư ký khoa học Hội đồng lý luận trung ương

Tập đoàn nhà nước phải được vận hành theo đúng quy luật kinh tế

clip_image002

SGTT.VN - “Tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) và các vấn đề liên quan tới sở hữu, chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu, thực chất đó là các quan hệ lợi ích”, GS.TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh. Đây chính là một trong những mệnh đề quan trọng của đề tài “Mô hình TĐKTNN” mà giáo sư làm chủ nhiệm.

Thưa giáo sư, đề cập tới các vấn đề của TĐKTNN hiện nay, là những vấn đề rất dễ “đụng chạm”, để tổng kết bước đầu thực trạng hoạt động của mô hình này, việc nghiên cứu có được “khoanh vùng” không?

Thời điểm hiện tại, nước ta có khoảng 12 TĐKTNN, vốn là những tổng công ty và công ty lớn (còn gọi là tổng công ty 90, 91), khoảng năm – sáu năm nay được phép thí điểm xây dựng theo mô hình tập đoàn. Đó là những tập đoàn nằm trong diện được Nhà nước đầu tư lớn, với nhiều ưu đãi, có hệ thống tổ chức công ty mẹ – công ty con… trong khi thực tế còn có nhiều công ty mạnh, hoạt động như tập đoàn nhưng chưa mang danh tập đoàn mà tới đây thiết nghĩ các cơ quan chức năng cũng cần phải có sự đánh giá, tổng kết.

Đề cao nông nghiệp đừng quên nông dân

Nam Nguyên, Phóng viên RFA

clip_image001  

Người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. RFA

 

Việt Nam được đề cao giữ vững an ninh lương thực, xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng người nông dân lại chịu quá nhiều khó khăn trong sản xuất. Nam Nguyên trình bày vấn đề này:

Bao giờ nông dân mới hết lo

Nông sản là ngành hàng duy nhất không nhập siêu, nhưng để có hơn 7 triệu tấn gạo xuất khẩu trị giá hơn 3 tỷ USD dự kiến cho năm nay, cũng như những kim ngạch lớn của mặt hàng cà phê hay hồ tiêu, người nông dân hầu như tự bươn chải lo đồng vốn đầu vào. Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, tuy có mức lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng lại hạn chế số tiền cho nông dân vay nên đa số nông dân phải chạy vạy các ngân hàng khác.

Đủ kiểu tham nhũng khoáng sản

Phùng Kha

clip_image001  

Cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản thu hút nhiều đại biểu trong và ngoài nước. Ảnh: THẾ DŨNG

 

Chính sách quản lý Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản đã bộc lộ yếu kém, bất cập và ẩn chứa nhiều nguy cơ phát sinh tham nhũng, lãng phí.

Ngày 25-5, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản. Đối thoại về phòng chống tham nhũng là sự kiện định kỳ được tổ chức trước hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Hoạt động này do Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức.

Cảnh báo một nghịch lý

Chính sách quản lý Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản đã bộc lộ yếu kém, bất cập và ẩn chứa nhiều nguy cơ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Đó là nhận định của ông Nguyễn Đình Phách, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tại buổi đối thoại. ông Phách cũng cho rằng những bất cập trong quản lý, khai thác khoáng sản chưa đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả và tính bền vững, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và đời sống của dân cư địa phương.

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 32

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Nguyễn Thị Bình

17-06-1970

Mô tả: Chu Ân Lai bảo đảm với Nguyễn Thị Bình rằng chiến thắng ở Việt Nam là có thể, mặc dù [chiến tranh] mở rộng.

Chu Ân Lai: Chúng tôi đã chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên suốt thời [Tổng thống Mỹ] Truman. Hoa Kỳ đã cố gắng lợi dụng [thực tế] Trung Quốc vừa mới được giải phóng để bắt đầu một cuộc chiến tranh xâm lược. Mao Chủ tịch nói rằng, khi các ông tiến tới Sông Yalu, chúng tôi không thể không can thiệp. Nếu chúng tôi thất bại trong việc hỗ trợ Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên sẽ bị thua, rơi vào tay Hoa Kỳ. Lúc đó, thực sự chúng tôi không chắc chắn kết quả [sự can thiệp của chúng tôi]. Tuy nhiên, Mao Chủ tịch nói, người dân Trung Quốc có quyền hỗ trợ Triều Tiên.

Thư bạn đọc: Thế thì hà cớ gì mình phải sợ?

Bạn XXX thân mến!

imageHôm nay mình đọc thư của bạn trên trang mạng boxitvn mình thấy tuy có một chút thông cảm với bạn nhưng lại thật sự buồn.

Mình cũng đã rơi vào tường hợp của bạn nên chuyện này không khó hiểu đối với mình.

Khi biết chuyện mình ký tên vào trang boxitvn và bị nhà trường gọi lên làm việc, bạn mình nói: “Tớ nói với cậu rồi đừng dây vào chuyện chính trị. Bây giờ cậu bị công an để ý theo dõi rồi đấy!”. Mình đã trả lời thẳng với người bạn mình là:  “Ở đây không chỉ là chuyện chính trị mà là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Và cậu khỏi lo cho tớ, vì tớ đã xác định ngay từ đầu là đã ký thì không sợ mà đã sợ thì không ký. Tớ biết cậu e ngại chuyện liên quan đến chính trị, nên có dám rủ cậu ký đâu!”. Mình nói thế bạn mình chỉ còn biết im lặng.

Chính khách gốc Việt khởi đầu “thời đại Obama” ở Đức?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

image“Tự hào về đưá con bị bỏ rơi”. Đó là tít một bài báo Đức tường thuật báo chí Việt Nam đón mừng thành công của Philipp Rösler vốn là một trẻ Việt bị bỏ rơi, như lịch sử thành công của đất nước mình, sau khi ông được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do FDP, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Kinh tế tại Đại hội Đảng trung tuần tháng 5, ở tuổi 38: có báo chạy tít “Vị Phó Thủ tướng chính cống người Việt của Đức”, có báo với đầu đề “Tương lai mới cho người Việt ở Đức” rồi kết luận, “thành tích của Rösler chứng tỏ cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã hoà nhập thành công”, có báo mạng đi xa hơn “Việt Nam là một đất nước đầy nhân tài, Philipp Rösler là một minh chứng”. Thực ra lý lịch Rösler được cha mẹ nuôi người Đức đón từ trại trẻ mồ côi lúc 9 tháng tuổi, chỉ ghi đơn giản sinh ngày 24.2.1973, tại Khánh Hưng, Việt Nam.

Rừng và sông đầu nguồn tan nát

Đức Tuyên

clip_image001

 

Rừng nguyên sinh ở đông Trường Sơn đang bị “chảy máu”  - Ảnh: TRẦN THẢO NHI

 

TT - "Có một thực tế là hiện nay ở một số vùng, người dân không phá rừng thì không có tiền để tồn tại được. Do đó chúng ta cần quyết liệt triển khai các dự án để nâng cao đời sống cho người dân sống trong và gần các khu rừng”.

Ngày 23 và 24-5, tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) đã tổ chức hội thảo về quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông.

TS Vũ Ngọc Long, phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới, cho rằng rừng và sông suối đầu nguồn suy thoái không chỉ tác động bất lợi đến đa dạng sinh học, các chức năng sinh thái, điều kiện tự nhiên khác mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt với cộng đồng đang sống ở những lưu vực sông và các khu rừng.

Trọc lóc rừng đầu nguồn

Rừng quốc gia Cát Tiên và Cát Lộc ôm trọn sông Đồng Nai. Chính hai cánh rừng này cung cấp một lượng nước rất lớn cho người dân vùng hạ lưu. Thế nhưng qua 15 năm nghiên cứu và theo dõi, TS Vũ Ngọc Long chua chát: “Hiện trạng trên những quả đồi rừng Cát Lộc đều bị bào trọc bởi người dân phá rừng khai thác gỗ, lấy đất trồng những loại cây công nghiệp”.

Ý chí thua thị trường!

Blogger Bút Lông

imageSố liệu CPI tháng 5 do Tổng cục Thống kê vừa công bố tiếp tục tăng tới 2,21% so với tháng trước, đạt mốc 12,07% so với tháng 12-2010.

Còn nhớ, hơn một tháng trước có vị nắm trách nhiệm khăng khăng nói: “CPI năm nay (2011) phải giữ ở mức 12%”. Còn trước đó hai tháng, khi CPI tháng 3 sát mốc 7% Quốc hội đề ra, các quan chức Chính phủ vẫn “kiên quyết” không xin điều chỉnh chỉ số này (dù thừa nhận rằng lạm phát có thể gần 2 con số)!

Điều đó vừa cho thấy việc dự báo tốc độ tăng giá là vấn đề phức tạp, vừa thể hiện rằng năng lực dự báo của cơ quan nhà nước liên quan “có vấn đề”. Và với công bố của Tổng cục Thống kê, xem như “quota” 12% kia đã hết sạch!

Trung Quốc định đưa giàn khoan 'khủng' ra Biển Đông

Thái An (Theo THX, peopledaily)

clip_image001

Ảnh minh họa: yozonia

Tân Hoa xã hôm qua (24/5) đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này.

Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng từ đại dương của Trung Quốc. Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoan CNOOC 981 vào khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (923 triệu USD). Nhà thầu là Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã mất hơn 3 năm để hoàn thành.

Giàn khoan dầu khổng lồ này dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn. Với kích cỡ mặt sàn bằng sân bóng đá chuẩn, giàn khoan này có khả năng hoạt động ngoài khơi ở độ sâu tối đa 3.000m và khoan khoảng 12.000m chiều dài, theo số liệu của CSSC.

Phương Tây lưỡng lự trước việc Trung Quốc thẳng tay trấn áp giới ly khai

Đức Tâm

clip_image001  

Biểu tình tại Hồng Kông ngày 10/4 đòi trả tự do cho nghệ sĩ Ngải Vị Vị. EUTERS/Bobby Yip

 

Ngày 28/05/2011, Amnesty International kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, trong bối cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói phê phán thái độ im lặng của phương Tây trước làn sóng trấn áp giới ly khai tại Trung Quốc.

Từ tháng Hai đến nay, phương Tây có nhiều cơ hội để bày tỏ sự lo ngại với Trung Quốc về tình trạng nhân quyền ở nước này, như đối thoại Mỹ-Trung tại Washington, các phái đoàn cao cấp của Trung Quốc công du Liên Hiệp Châu Âu, Brazil, Tây Ban Nha, Úc, Áo, Pháp… Thế nhưng, tất cả đều “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, phương Tây không muốn làm cho cường quốc kinh tế thứ hai thế giới phật lòng.

Chỉ có Hoa Kỳ là tỏ thái độ mạnh mẽ nhất. Trong vòng đối thoại Mỹ-Trung vừa qua, tổng thống Barack Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton, hay đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Jon Huntsman, đã có những tuyên bố cứng rắn, cho rằng tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc là thụt lùi, đáng chê trách và tố cáo Bắc Kinh trấn áp các nhà đối lập một cách vô cớ.

Báo Philippines: Trung Quốc xây dựng nhiều tiền đồn ở Trường Sa

Thụy Phương (Theo Philstar, Inquirer)

clip_image001

 

Chuẩn bị vào đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Chu Thanh Vân

 

Tờ Philstar hôm qua (24/5) đưa tin, Trung Quốc đã thiết lập các đơn vị đồn trú và tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông.

Các tài liệu và hình ảnh mà News5 có được cho thấy, các đơn vị đồn trú và tiền đồn quân sự đã được thiết lập ở sáu bãi đá ngầm trong Nhóm đảo Kalayaan. Chính quyền của Tổng thống Aquino đã và đang thúc đẩy các giải pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Philippines đang tuyên bố chủ quyền với Nhóm đảo Kalayaan (một phần của quần đảo Trường Sa).

Các tài liệu và hình ảnh cho thấy, các đơn vị đồn trú và tiền đồn quân sự mà Trung Quốc xây dựng thuộc về các bãi đá ngầm gồm: Kagitingan, Calderon, Gaven, Zamora, Chigua và Panganiban.

Tại bãi đá ngầm Kagitingan, Trung Quốc đã xây dựng trạm thông tin liên lạc thường xuyên và đài quan sát hàng hải có thể chứa 200 quân. Họ còn xây dựng một bãi đáp cho trực thăng, một doanh trại hai tầng và cầu tàu dài 300 mét cho phép các tàu hậu cần và tàu tuần tra cập bến. Trung Quốc coi Bãi đá ngầm Kagitingan như khu vực chỉ huy chính với hệ thống rađa, các súng hải quân hỏa lực mạnh…

Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 31

CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)

Ngọc Thu dịch

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn

11-05-1970 (*)

Tóm tắt: Mao Trạch Đông khuyên Lê Duẩn không nên sợ Hoa Kỳ.

Mao Trạch Đông: Tôi gặp ông lần cuối khi nào?

Lê Duẩn: Năm 1964. Chúng tôi thấy Mao Chủ tịch rất khỏe và tất cả chúng tôi rất vui. Lần này Mao Chủ tịch tranh thủ thời gian để gặp chúng tôi, chúng tôi rất mừng. Hiện nay, tình hình ở Việt Nam và Đông Dương phức tạp và còn tồn tại một số khó khăn.

Những trăn trở của một sinh viên

Nông Hùng Anh

imageSáng hôm nay - ngày 22/5/2011, tôi dậy thật sớm, tâm trạng phấn chấn, hồ hởi cầm trên tay Thẻ cử tri. Buổi tối trước hôm bầu cử tôi đã đi ngủ thật sớm, hy vọng sáng hôm sau dậy sớm, có một tinh thần thật sáng suốt để có thể lựa chọn người đại biểu trọn đức trọn tài vào cơ quan quyền lực nhất nhà nước. Nhưng không ngờ hôm nay lại không phải là một ngày vui, không phải là một kỷ niệm đẹp đáng nhớ đối với một người dân đang vui mừng thực hiện nghĩa vụ công dân như tôi. Hôm nay là một ngày mang lại cho tôi những tâm trạng buồn chán, những cảm xúc khó hiểu và những bức xúc.

Đúng 8 giờ sáng, giống như các bạn trong khu ký túc xá, tôi đến hội trường Đại học Hà Nội. Đây là điểm bầu cử Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Lần đầu tiên đi bầu cử, lại là tại thủ đô ngàn năm văn hiến, đó là một vinh dự lớn vô cùng cho một người dân tộc thiểu số, một sinh viên miền núi như tôi. Vì nghĩ đây là dịp đáng nhớ trong cuộc đời mình nên tôi mang theo máy ảnh để ghi lại những hình ảnh không khí bầu cử tại nơi tôi thực hiện quyền công dân. Tôi mong muốn chụp được vài bức ảnh đẹp, những cử chỉ phục vụ tận tình nhân dân của Ban bầu cử.

Giá mà các vị lãnh đạo nước ta... !

Lục Dân

Thưa anh Lục Dân,

Ao ước của anh thật đẹp đẽ, tiếc rằng hình như anh đã gửi trái tim nhầm chỗ mất rồi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì từ năm 1925, một nhà văn Xô-viết – Bulgakov – đã viết một tác phẩm sau này được coi là kinh điển: Trái tim chó. Anh thấy đấy, từ rất sớm, các nhà nhân văn thiên tài đã chỉ ra đúng bản chất một loại người mà điều kiện lịch sử thế kỷ XX đã giúp họ mọc lên trên trái đất này và cũng do điều kiện đặc thù của lịch sử họ được nhân loại ngộ nhận đó là “cứu tinh của loài người” trong khoảng già nửa thế kỷ. Ở đây tôi hoàn toàn không có ý bài bác lý thuyết cao cả – nhưng cũng có phần không tưởng – của hai nhà tư tưởng Marx và Engels. Tôi chỉ nói đến cái thứ sản phẩm sinh ra từ hệ quả méo mó của lý thuyết ấy mà chắc hai vị triết gia thiết tha yêu nhân loại ở thế kỷ XIX kia có sống lại cũng không thể tin đó là “con đẻ” của chính mình.

Loại người được sản sinh và quy định bởi những chủ thuyết cắt đầu xén đuôi thêm thắt chỗ này chỗ nọ do bàn tay hai nhà chính trị Nga đầu thế kỷ XX nhân danh đệ tử hai ông trên, nóng vội muốn lật đổ Nga hoàng thực hiện – loại người đó sau khi đã sinh ra rồi thì cứ thế sinh nở không ngừng như nấm trên trái đất. Nhưng điều này mới là quan trọng: anh Lục Dân hãy thử nghiệm xem một chuỗi diễn biến kéo dài kế tiếp sau đấy: nào là những cuộc thanh trừng hàng loạt ở Liên-xô, nào là quần đảo Gulag, là Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc, là các đội tra tấn và hành quyết nhân danh Ăngka của chính quyền Khơ-me Đỏ ở Campuchia, là vụ Thiên An Môn năm 1989, là bộ mặt “xã hội đen” mà ta chỉ nhìn thấy thấp thoáng sau bức màn sắt ở Bắc Triều Tiên suốt từ 1953 đến giờ... Những con người thực hiện vô số kịch bản kinh hoàng nói trên thử hỏi có cùng chung một loại hình như nhà tiên tri Bulgakov khẳng định từ cách đây gần một thế kỷ hay không? Thế thì anh trách ai đấy phi nhân không phải là trách nhầm chỗ thì còn gì nữa! Thấp cao gì họ cũng đều nằm trong một loại hình ấy cả.

May mà sau khi phải trả những cái giá quá đắt, loài người đã thức tỉnh. Lịch sử đã chuyển sang một trang mới và sản phẩm của một thời chắc chắn cũng phải biến đi. Song chúng chưa thể biến ngay một lúc. Chúng biến dần dần. Khác với những điều các nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan nói về sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến xưa kia, những gì anh nhận xét hôm nay, theo tôi chỉ còn là cái rơi rớt lại trên thế giới, chúng mang tính hài nhiều hơn bi, và ta nên cười vui để tiễn chúng.

Anh Lục Dân còn ao ước cũng tức là anh còn rất nhiều niềm tin. Tôi, trong thân phận một con người bé nhỏ, tôi chỉ mong có được một phần niềm tin chất chứa nơi anh.

Nguyễn Huệ Chi

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn