24 năm nhìn lại một bài viết

Hà Sĩ Phu

Đúng ngày này 24 năm về trước (2-9-1988) , với chiếc máy chữ cọc cạch tôi đã “xớ rớ” vào một lĩnh vực không chuyên để hoàn thành bài triết luận xã hội đầu tiên ”Dắt tay nhau, đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ, bài viết đã dẫn tôi vào một quãng đời mà tôi không bao giờ ngờ tới, mà hôm nay hồi tưởng tôi cứ buồn cười một mình.

Xuất xứ của bài viết

Số là một hôm ngồi nghe Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo chính trị, chị Đặng Việt Nga, con gái Chủ tịch Trường Chinh bảo tôi: Thỉnh thoảng nghe những ý kiến phân tích của anh về xã hội tôi thấy sáng ra nhiều điều, anh nên nói lại một cách hệ thống cho các bạn bè cùng nghe. Thế là, theo thói quen của một giảng viên về Sinh học, tôi vẽ một sơ đồ ra tờ giấy “croquis” cỡ lớn với các ô vuông và các mũi tên (xem phụ lục), chứng minh rằng nếu xuất phát từ quan điểm giai cấp Mác-xít cực đoan thì không thể đến cái đích Cộng sản mơ ước, mà nửa chừng nhất định sẽ gặp bế tắc, xã hội thoái hóa, bạo lực và dối trá ngự trị, dùng PHƯƠNG TIỆN sai thì không thể đến được MỤC ĐÍCH, phải thay tấm biển chỉ đường duy ý chí của Mác bằng tấm biển chỉ đường của TRÍ TUỆ … (Trong khi theo các nhà Tuyên huấn lúc ấy thì chủ nghĩa Xã hội đang thành công rực rỡ, Liên xô đã xây dựng xong XHCN và bước vào giai đoạn Cộng sản, tiếp theo là Cộng hòa dân chủ Đức và Rumani cũng vậy).

Trao đổi ý kiến về vấn đề điện hạt nhân Ninh Thuận

Vào ngày 08/08/2012 Bauxite Việt Nam đăng bài viết Nhà máy điện nguyên tử thế hệ thứ 3+ có phải tuyệt đối an toàn như PGS TS Trần Thanh Minh đoan quyết?” của các tác giả Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng liên quan đến bài báo “Lợi và hại khi phát triển điện hạt nhâncủa phóng viên Tô Hội đăng trên kienthuc.net.vn ngày 03/08/2012.

Vừa qua, chúng tôi nhận được thư phản hồi của PGS. TS. Trần Thanh Minh – là người được phóng viên Tô Hội dẫn lời trong bài báo, dẫn đến bài phản biện của các tác giả Nguyễn Thế Hùng, Nguyn Xuân Diện, Nguyễn Hùng nói trên. Chúng tôi đã chuyển thư của PGS. TS. Trần Thanh Minh cho các tác giả bài viết đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 08/08/2012 và yêu cầu hồi đáp làm rõ các phản ảnh của PGS. TS. Trần thanh Minh.

Nhận thấy đây là một trao đổi học thuật cần thiết nên xin được đăng nguyên văn cả hai bức thư, nhưng bản thân vấn đề không có gì phức tạp hay thiếu sáng rõ, nên chúng tôi sẽ dừng lại sau loạt bài này.

Bauxite Việt Nam

Chống lại Bắc Kinh

(Một phương án chính sách khác của Mỹ đối với Trung Quốc)

Aaron L. Friedberg, Foreign Affairs, Sept/October 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Khác với chiến lược ngăn chặn của Mỹ trong thời Chiến tranh lạnh, đường lối hiện tại của Washington đối với Trung Quốc (TQ) không phải là sản phẩm của một tiến trình hoạch định có tính toán. Đường lối này không được soạn thành luật lệ (codified) bằng các văn kiện chính thức. Thật vậy, nó không có lấy một cái tên. Tuy vậy, trong phần lớn hai thập kỷ vừa qua, Mỹ đã theo đuổi một chiến lược nói chung là nhất quán, gồm hai mũi: hợp tác và quân bình lực lượng với Trung Quốc (engagement and balancing).

‘Mỹ nên từ bỏ mộng bá chủ châu Á’

Hay đấy. Nghe một con sói đang gào rú nhằm tìm cách xua con sư tử đến gần cản trở mình thò nanh vuốt với đàn hươu nai mà mình đã mất bao nhiêu công rình rập và sắp ngoạm được ít nhất cũng một vài miếng vào cái miệng tanh tưởi, sao mà ngọt nhạt thế nhỉ. Gào rú nhưng xem ra trong lòng thì lo thật sự, bởi vì nếu gã sư tử khổng lồ cứ dấn tới nữa thì nhất định là “xôi hỏng bỏng không”. Ừ thì Hoa Kỳ là chúa sơn lâm sắp hết thời, và chúa sơn lâm này cũng có ra oai vì chỉ lo bảo vệ số phận đám hươu nai trong cánh rừng Đông Nam châu Á kia đâu, trước hết hãy vì oai quyền của chúa sơn lâm cái đã. Nhưng ít nhất thì chúa sơn lâm với tư thế đĩnh đạc của nó, mỗi tiếng gầm làm sói ta hốt hoảng cũng đã giúp hươu nai bớt sợ.

Và cứ thử tưởng tượng chút coi, một khi chúa sơn lâm này bị lão sói quỷ quyệt kia thay thế thì thế giới muôn vật trong rừng rậm sẽ ra sao nào? Tàn bạo, đểu cáng, thâm hiểm và man rợ, đó là bản chất ngàn đời của mi – cái bọn khát máu trong Trung Nam Hải ạ. Miệng lưỡi dẻo quẹo của mi chẳng làm một ai ai mắc lừa đâu nhé. Dân chúng Việt Nam này quyết không chui vào địa ngục của chúng mày, dù cho có những ai đấy trong 85 triệu chúng tao chót ăn phải “cháo lú” mà cứ cung cúc “4 tốt và 16 chữ vàng” do chúng mày phun ra.

Bauxite Việt Nam

Những vấn nạn của một Thủ đô xanh, sạch, đẹp

Nguyễn Huệ Chi

Chưa có một thời nào mà những chuyện nhố nhăng kệch cỡm lại diễn ra trâng tráo như thời buổi hôm nay. Cả một Chùa Trăm Gian nổi tiếng hàng mấy trăm năm bỗng dưng bị quan chức ngành văn hóa đè ra đập phá vô tội vạ nhân danh “tôn tạo”, kỳ thực chỉ là vì khoản tiền hàng mấy chục đến cả trăm tỷ đồng béo bở gói trong cái dự án tôn tạo quái dị này. Những lăng mộ các vua Trần ở Yên Sinh – một thời đại rạng rỡ những chiến công đánh giặc giữ nước, ngay dưới thời Nguyễn còn được các vua Nguyễn cho trùng tu cẩn thận, năm 1971 chúng tôi đi khảo sát còn chụp ảnh lưu niệm, thế mà cả một Nhà nước mải lo “4 tốt 16 chữ vàng” nên quên bẵng, để dân thi nhau sấn vào cướp phá đào xới tanh bành cho đến viên gạch cuối cùng, và chen lấn làm nhà lên đấy, rồi đến nay lại bảo nhau “lập dự án trùng tu”, hỏi có vạn lần vô phúc hay không?

Mà trùng tu như thế nào? Có ai đi trên con đường thiên lý ghé thăm đền thờ An Dương Vương (đền Cuông) ở Diễn Châu thì khắc thấy tất cả những tô đắp thô kệch rẻ tiền của xi măng thay cho các cột kèo điêu khắc tinh xảo bằng gỗ lim xưa kia (dù không phải thật cổ nhưng cũng đã bám đầy lớp patin của nhiều thế kỷ mà người viết bài này còn được thấy năm 1948 khi cùng gia đình đi tản cư ghé thăm nơi đó), cùng với những đôi câu đối xấu xí (cũng trên xi măng) làm cộm con mắt bất kỳ ai có chút kiến văn giờ đây đến thăm lại ngôi đền.

Phiên tòa có tính trình diễn mang tầm thế kỷ của Trung Quốc

Mã Chiến

Phạm Nguyên Trường dịch

LONDON – Phiên tòa, lời buộc tội và bản án tử hình được hoãn thi hành dành cho bà Cốc Khai Lai, vợ của nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa bị thất sủng tên là Bạc Hi Lai, làm người ta nghi ngờ không chỉ hệ thống pháp lý của Trung Quốc mà còn nghi ngờ cả sự thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản nữa.

Xin bắt đầu bằng những vấn đề xuất hiện tại phiên tòa. Bà Cốc tuyên bố rằng bà ta giết doanh nhân người Anh, ông Neil Heywood, là để bảo vệ con mình. Nhưng với quyền lực của Cốc, vợ ông Bạc, thì việc giam giữ hay trục xuất một người như ông Heywood chỉ là một cái búng ngón tay. Không cần tới chất cyanide.

Thấy gì qua những câu trả lời của ông Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân về điện nguyên tử?- Toàn là những lời nghịch lý!

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

Việt Nam thì rất “lạ” với nguyên tử, với điện hạt nhân nhưng lại rất “quen” với anh hùng; hồ hởi vô tư nhào vô làm ĐHN trong khi trong túi thì trống rỗng nợ như chúa chổm...” – Ôi, vô tư đi! Chúng ta đã chả từng “Chân dép lốp bay vào vũ trụ” rồi là gì. Ta chỉ bay làm “ví dụ” thôi, từ đó có ai bay nữa đâu – vẫn tự hào như thường! Giờ ta làm NMĐHN cũng là “làm ví dụ” ý mà – giải ngân xong là ... xong! NMĐHN Ninh Thuận có sự cố gì thì lúc đó ngài Bộ trưởng đã về chầu Hà bá Diêm vương từ lâu lắm rồi và bọc tiền ngài kiếm được từ dự án thừa sức xây lăng tẩm cho ngài thật hoành tráng – biết đâu lăng của ngài lại chả to bằng cái lò phản ứng ý chứ chả chơi.

Bauxite Việt Nam

Xin đừng cai trị dân bằng sự ngu xuẩn!

Hà Văn Thịnh

Công việc nhiều, nhưng chính là… nỗi sợ và sự mệt mỏi không biết nên viết cái gì đã làm cho tôi im lặng hơi lâu lâu. Vừa đọc xong bài Ai có thể lừa được một siêu lừa của Minh Diện, tôi như có thêm can đảm để viết những dòng này.

Trước hết, xin lỗi bạn đọc vì dùng từ quá nặng nề nhưng tôi đã thử tìm các từ thay thế cho chữ ngu xuẩn như “kém cỏi”, “thiếu trách nhiệm”, “khinh dân”…; nhưng đều thấy không ổn! Đành phải nhận chân sự việc bằng một từ hơi ù tai và đau mắt vậy.

Để tang nước

Nguyễn Thị Từ Huy

Một lần nữa trở lại với hai chữ “đất nước”, và hai chữ này sẽ còn được nhiều người Việt Nam nói đến, nó sẽ còn là nỗi ám ảnh của người Việt đương đại, cho đến khi, hoặc họ sẽ để mất cái nội dung được chuyên chở bởi hai chữ đó, hoặc họ chấp nhận mỗi người mất đi một điều gì đó của chính họ để bảo tồn được nó (điều phải mất đi có thể là: tài sản, quyền lực, nỗi sợ hãi, sự hèn hạ, sự hèn nhát, sự mù quáng, lòng tham, sự thiếu trách nhiệm, sự vô cảm,…)

Trong từ ghép “đất nước” , yếu tố “nước” đứng sau “đất”, nhưng không phải nó kém quan trọng hơn “đất”. Bởi vì “đất” tách riêng ra thì không còn hàm nghĩa “đất nước”. Nhưng “nước” đứng riêng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa là lãnh thổ quốc gia. Và trong các văn bản hành chính thì chỉ có từ “nước” được sử dụng: nước Việt Nam, nước Pháp, nước Mỹ,…

KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ CÁO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2012

KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: Chủ tịch Nước, Đại biểu Quốc hội Trương Tấn Sang

Tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, ở tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội, xin gửi tới Ông lời chào trân trọng và kiến nghị với Ông như trình bày sau đây.

Chồng tôi, ông Cù Huy Hà Vũ, thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà

Nội, bị Tòa án nhân dân tối cao kết án 07 (bảy) năm tù giam kể từ ngày bị bắt, 05/11/2010, về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điểm c, khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự - ông Cù Huy Hà Vũ vẫn luôn khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn vô tội - hiện bị giam tại B11 - K3 - Trại giam số 5 Bộ Công an - Bộ Công an (Yên Định, Thanh Hóa), căn cứ vào Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc Hội và Luật Khiếu nại, tố cáo, đã gửi Ông:

Văn hóa chửi

Kính tặng hương hồn cô ruột tôi

Đành rằng có chửi cũng chẳng mấy khi tìm lại được gà, nhưng cái “Chửi” đánh thức lương tâm, đánh thức và nuôi dưỡng công lý. Lương tâm và công lý sẽ lớn lên , chặn tay bọn ăn cắp những CON GÀ VÀNG nặng hàng chục tấn, và trả lại cho đời, cho dân những công bằng lớn lao hơn. Ý nghĩa văn hoá của sự “chửi” chính là ở đó.

Hà Sĩ Phu

Các anh chị trong BVN thân quý,

Tôi được bạn bè “méc” cho biết báo Quân đội nhân dân vừa có bài Vũ khí chửi trong đó copy nhiều ý, nhiều đoạn từ bài Văn hóa chửi (2005) trong Thư viện Hà Sĩ Phu . Lúc đầu tôi không tin, vì về quan điểm thì HSP và cái “lô cốt” cố thủ là báo QĐND là hai thái cực xung đột nhau như mặt trăng mặt trời, làm gì có chuyện “mặt trời” lại copy bài của “mặt trăng”? Có bạn lại bảo: người ta yêu nhau nên mới copy bài của nhau đấy! Thật thú vị. Thôi thì đề nghị trang BVN cứ đăng giùm bài này của HSP để thêm phần hứng khởi, nhất là trong lúc thiên hạ đang phanh trần và nền “văn hóa chửi” của nước nhà đang buổi vô cùng rộn rã.

Kính thư

27-8-2012

HSP

Nhà văn [Phạm Viết Đào] kính mến!

Tôi đăng nhận xét trên Blog của nhà văn không thành nên đành mạn

phép gửi Mail tới nhà văn... Tôi ủng hộ việc tham khảo, vay mượn, sử dụng các bài viết khác của nhiều tác giả theo dụng ý của mình. Không cứ phải người đối lập thì ko được phép dùng, họ đối lập về lập trường chính trị của chế độ hiện thời nhưng cơ bản khi nói về một phương diện cụ thể, họ vẫn có những chính kiến đúng, có cơ sở, phù hợp với quy chuẩn của người Việt Nam. Mượn "lời chửi tiếng rủa" trong dân gian để lên tiếng đòi công lý, bảo vệ kẻ yếu, người nghèo thì đó là cái tốt. Có khi [ông] HSP còn phải cảm ơn TTH và phóng khoáng hơn trong việc "được" mượn một số ý tứ, vì TTH đã đưa ý tứ của "người đối lập nổi tiếng" trở thành hợp pháp và có ích cho nhận thức xã hội, xét trên phương diện báo chí. Tôi nghĩ nên hoan nghênh báo QĐND, đã Quân đội là gắn với chiến đấu, bảo vệ, giữ gìn, đây chẳng phải là hành động cụ thể, trực diện thông qua báo chí của Quân đội hay sao? Một cây bút mới như TTH đã biết khai thác những khía cạnh gai góc, dễ đụng chạm để đưa vào báo "Tính Đảng" cao như báo QĐND thì đó là điều cần khích lệ. Không nên ngọt nhạt, nặng nhẹ, suy diễn quá làm gì. Hãy tiếp nhận giá trị của bài viết về phương diện báo chí, văn hóa và văn nghệ. Cứ nghĩ báo QĐND "vuông như cột điện" nhưng kỳ thực rất cấp tiến, tôi đánh giá cao người biên tập, tổng duyệt và thông qua bài này. Xin nhà văn lên tiếng "khách quan" cho một cây bút, mới tập viết như TTH còn có đất dụng võ vì theo thông tin tôi vừa nhận được, TTH là một cá tính khác người, còn rất trẻ, dám nghĩ, dám làm nhưng vì "viết" chưa có kinh nghiệm "lách" nên đã phạm phải điều không phải lạ này. Rất mong, nhà văn nhìn nhận ở góc độ báo chí, tính khả dụng, hợp pháp của bài viết và tương lai của cây bút TTH. Quả thực, tôi không thích sự đả kích, bêu riếu quá chủ quan từ nhiều phía. Cảm ơn nhà văn vì đã đọc nhận xét của tôi, tôi tin nhà văn sáng suốt trong việc đánh giá cái đơn giản, phức tạp của vấn đề, hà cớ gì mình cứ "ồn ào" quá khi xét cho cùng cái hay vừa lộ diện và được khai thác, phải không ạ?

28-8-2012

HVTAT

Comment trên trang Phạm viết Đào

Vài điều bổ sung cách nhìn Trung Quốc qua lăng kính Hoa Kỳ

Thụy Nguyễn

Trong số tháng 9/10  tạp chí Foreign Affairs có đăng hai bài đối chứng nhau về TQ , dịch giả Trần Ngọc Cư chỉ dịch có một bài đầu "How China Sees America" nói về cái nhìn của Học giả phía TQ về Hoa Kỳ (boxitvn.net), nhưng không dịch bài tiếp sau "Bucking Beijing An Alternative U.S China Policy" nói về quan điểm ngày nay nhìn từ phía Mỹ được viết bởi GS Aaron L. FriedBerg, là Giáo sư Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Trường Văn hoá - Thông tin và Quốc tế Woodrow Wilson thuộc Đại học Princeton. Từ 2003 đến 2005, ông phục vụ như là một Phó trợ lý cho các vấn đề an ninh quốc gia tại Văn phòng Phó Tổng thống.

Trung Quốc lại mời thầu 26 lô dầu khí, đa số tại Biển Đông

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Bản đồ Biển Đông (DR)

 

Âm mưu của Tàu Cộng thì đến đứa trẻ con cũng biết tỏng tòng tong. Cứ nói hàng Trung Quốc là các cháu đã hết hồn bỏ tay ra ngay dù món đồ chơi ấy thu hút mắt cháu ngay khi còn ngồi trên chiếc xe của bố mẹ từ cách xa cửa hiệu những vài ba chục mét. Các cháu bây giờ đã biết “bọn Tàu chỉ muốn dân ta chết lần chết mòn cho chúng đưa người Tàu vào sinh sống trên lãnh thổ mà cha ông ta bao đời gầy dựng”. Nhưng chỉ có một đám “còn đảng còn mình” cứ khư khư quàng lấy cái ách “4 tốt và 16 chữ vàng” là không thèm biết đến liêm sỉ của người Việt Nam có chủ quyền phải biểu thị như thế nào tư thế của CON NGƯỜI VIỆT NAM TỰ CHỦ.

Hãy tỉnh ngộ sớm và kỳ cọ lại bộ mặt cho sạch sẽ bằng những việc làm ích nước lợi dân thật sự. Phải làm sao cho dân yên tâm được rằng những lô dầu mà mình giành được quyền khai thác ở biển Đông là những lô dầu quả đem lại lợi ích cho 85 triệu người Việt Nam chứ không phải những lô dầu đút tiền vào túi một nhóm lợi ích nào. Hãy kiểm soát bộ máy công cụ lâu nay quá lộng hành, bạo ngược làm cho những giọt hy vọng trong dân lần lần cạn hết. Khi người dân còn tin được vào các vị thì mọi trò bịp của giặc Tàu không thể nào lọt qua mắt họ kể cả chuyện chúng giương oai giễu võ ở biển Đông, và họ sẽ tìm ra cách hữu hiệu để đối phó. Còn như bây giờ, các gói thầu đều ưu tiên dồn cho Trung Quốc để chúng làm ra những sản phẩm chỉ có đắp chiếu; rừng đầu nguồn thi nhau bán cho Trung Quốc 50 năm để các quan kiếm chác mà các bậc nhân sĩ có lên tiếng mấy cũng không dám thu hồi; nhiều vùng đất trên ven biên giới và trên các đảo bán cho Trung Quốc 120 năm để cho bọn Tàu ngang nhiên đào hầm thông từ bên nước chúng sang tô giới mà chúng đã mua mà không có biện pháp nào ngăn chặn..., thì nói gì chuyện biển đảo xa xôi làm gì cho nó mệt. Dân chúng chỉ cười mũi thôi chứ chẳng hơi đâu cả nghĩ rằng các vị thật lòng bảo vệ cõi bờ đất nước.

Bauxite Việt Nam

Tại sao chúng tôi xấu hổ vì hộ chiếu Cu Ba?

Yoani Sanchez

Phạm Nguyên Trường dịch

Cuốn sổ hộ chiếu có 32 trang, bìa màu xanh và có dấu quốc huy. Hộ chiếu Cu Ba làm người ta dễ liên tưởng tới cái thẻ ra vào chứ không phải là chứng minh thư. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi rời khỏi hòn đảo, nhưng có nó không có nghĩa là chúng tôi chắc chắn sẽ được ngồi lên máy bay.

Chúng tôi sống trong đất nước duy nhất trên thế giới mà để được nhận cuốn sổ nói trên chúng tôi phải thanh toán không phải bằng loại tiền mà người ta trả cho chúng tôi trong ngày phát lương. Giá của nó là “55 đồng Peso chuyển đổi được”: đối với người công nhân bình thường thì đấy là khoảng ba tháng lương. Mặc dù việc sở hữu cuốn sổ đó là quyền không thể tương nhượng của mỗi người dân sinh ra trên đất nước này, nhưng nó lại là đặc quyền của những người có đồng tiền mạnh. Đồng tiền này phải kiếm bằng cách khác chứ không phải như chính quyền vẫn hứa.

Sự lựa chọn của mùa thu

Nguyễn Khắc Mai

Người xưa bảo “trời đất chẳng vô tình”. Tôi cũng tin như vậy. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi hạ hai câu trong bài thơ Nôm Vịnh cúc:

Người đua nhan sắc thuở xuân dương,

Nghĩ chờ thu cực lạ nhường! (1)

Có nghĩa là mọi loài hoa (người) đua nở từ mùa xuân ấm áp. Còn hoa cúc phải chịu cực chờ cho đến mùa thu.

Thư của nông dân Việt Nam gởi Bà Thủ tướng Thái Lan

Yingluck Shinawatra.

Hoàng Kim

( Kính nhờ Bauxite Việt Nam dịch và gửi giúp)

* “Là người Việt Nam lại yêu mến và kính trọng Bà Thủ tướng Thái Lan, mà không hề kính trọng và yêu mến Thủ tướng nước mình là một điều bất hạnh. Đau xót hơn nữa là bất hạnh này không phải của riêng tôi, mà của tất cả nông dân Việt Nam”.

Hoàng Kim

* Tác giả gửi bức thư này tới trang Bauxite Việt Nam với lời đề nghị dịch sang tiếng Thái Lan hoặc tiếng Anh. Trong khi chưa thể thực hiện việc dịch, chúng tôi xin đăng bản tiếng Việt để mong nhận được sự tri âm của bạn đọc xa gần đối với những lời “nhỏ máu” từ một nông dân chân chất của đồng bằng sông Cửu Long, nơi vựa lúa nuôi sống cả nước ta và làm giàu cho những nhóm lợi ích đang chễm chệ trên lưng họ.

Bauxite Việt Nam

Tàn sát voi rừng Tây Nguyên

Viết Hảo

Voi thì "bất ngờ" bị giết, còn con người thì có ai "bất ngờ" với những hành động phá rừng, phá biển, giết người giết vật trên đất nước này lâu nay nữa đâu. Nhưng hôm nay đọc cái tít "Tàn sát voi rừng Tây Nguyên" trên Dân trí, vẫn thót tim, uất ức. Bạn Nguyễn Khắc Tâm ơi, khéo mai bạn lại gửi cho BVN một thư kêu cứu nữa thay vì "Xin hãy cứu lấy rừng quốc gia Cát Tiên" là lời khẩn cầu "Xin hãy cứu lấy đàn voi Tây Nguyên" . Vâng bạn cứ "xin" hết lần này đến lần khác đi mà xem: thinh không sẽ là tiếng vọng đáp cho bạn! Bởi vì trên đất nước này nhìn vào đâu, nhìn vào chuyện gì cũng đều thấy cần kêu cứu cả, nên còn ai đủ tâm và lực mà “ra tay” cho xuể. Ngay bộ mặt những kẻ mà chúng ta muốn lời kêu cứu vọng đến tai họ thì cũng đã quá... nhếch nhác, đến nỗi cứ nhìn vào đấy đã thấy chính họ cần lên tiếng “kêu cứu” rồi.

Bauxite Việt Nam

Biển Đông và chiến lược hai mặt của Trung Quốc

Ian Storey

Theo Jamestown Foundation

Tiến Tiệp (gt)

clip_image002Chính sách Biển Đông của TQ là tăng cường dần dần các yêu sách và quyền tài phán, song song với các nỗ lực trấn an khu vực về ý định hòa bình. Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy Bắc Kinh sẽ đi theo vế đầu tiên.

Trong hơn hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã theo đuổi một chính sách nhất quán về vấn đề Biển Đông, trong đó bao gồm hai vế chính: tăng cường dần dần các yêu sách về lãnh thổ và quyền tài phán, đồng thời với đó là nỗ lực để trấn an khu vực về các ý định hòa bình của nước này. Các động thái gần đây của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách hàng hải của nước này đã khiến cho vế đầu tiên trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, Trung Quốc lại thiếu những động thái trấn an dành cho phía các quốc gia Đông Nam Á về ý định ôn hòa của nước này. Thật vậy, không những không xoa dịu mối lo ngại từ các quốc gia Đông Nam Á về cách hành xử quyết đoán của mình, Trung Quốc còn kích động các nước này bằng việc khai thác một cách trắng trơn sự chia rẽ trong ASEAN để nhằm tăng thêm các lợi ích quốc gia của riêng họ.

VN không thể thoát gọng kìm TQ?

Thanh Quang, phóng viên RFA

Hiện nay, ngày càng dồn dập những lời báo động rằng lượng hàng TQ “đổ bộ” ào ạt vào VN, tràn ngập đồ “made in China”, “từ hàng cao cấp đến hàng kém chất lượng bán với giá bèo”..., khiến các doanh nghiệp trong nước “đuối sức cạnh tranh…”.

VIETNAM-CHINA-PORCELAIN-VASES

Hàng gốm sứ Trung Quốc tại một cửa hàng tại Hà Nội. AFP photo.

Gia đình 17 thanh niên công giáo bị bắt về Hà Nội đòi tự do cho con em

Tú Anh

Sau một năm khiếu kiện không hiệu quả, 30 thân nhân của 17 thanh niên sinh viên công giáo từ Vinh kéo lên Hà Nội phản đối. Họ đi tuần hành và tập họp trước Văn phòng Chính phủ, đối diện với công viên Mai Xuân Thưởng vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 27/08/2012.

clip_image001

Tuần hành đòi công lý tại Hà Nội ngày 27/08/2012. DR

Nỗi niềm của lá cờ

Andre Menras Hồ Cương Quyết

Ở trường học, khi dùng lăng kính để phân tích ánh sáng trắng của mặt trời, hay khi cho quay đĩa màu trước những con mắt ngạc nhiên của học sinh, các em mới khám phá ra rằng màu trắng của ánh sáng là tập hợp chồng chặp của những màu sắc theo trình tự bất di bất dịch của cầu vồng. Một bên là họ nhà xanh: tím, chàm, xanh, lá mạ. Ở giữa là vàng. Rồi đến họ nhà đỏ: cam, vàng, tím. Hai họ xanh đỏ bao quanh màu vàng, giao phối với nhau mà thành ánh sáng. Kì diệu biết bao!

Trên tấm hình ngả vàng theo thời gian, lá cờ bừng sáng, đẹp như non sông đất nước. Biết bao bàn tay đã nắm chặt lấy nó, nâng niu nó. Giữa rừng núi. Nơi trường đại học. Trong ngục tối. Xanh và đỏ ngang bằng, chính giữa là vàng.

Thư bạn đọc – Xin cứu lấy rừng quốc gia Cát Tiên

Kính thưa toàn thể quý vị kính mến ở trang Boxitvn cũng như tất cả mọi người có lòng yêu nước thương dân trên đất nước Việt Nam và toàn thế giới,

Trong khi nước nhà và nhân dân đang phải chịu đựng nhiều vấn nạn, về đối ngoại thì Trung Quốc đang hung hãn lấn chiếm biển đảo, về đối nội thì kinh tế xuống dốc, lạm phát tăng cao gây cho dân nhiều khốn khổ. Từ vị Chủ tịch nước cho đến người trí thức hay nông dân, những ai có lòng yêu nước đều đang ngày đêm trăn trở cho vận mệnh của quốc gia dân tộc. Thế mà vẫn có một số người Việt Nam đang cố tình nhắm mắt làm ngơ trước những nỗi đau của đất nước, chỉ đang "đau đáu" lo cho lợi ích riêng tư của mình bằng cách ra sức tàn phá môi sinh của chính mảnh đất mà họ sinh sống, mặc cho hành động của họ có ảnh hưởng tai hại như thế nào tới tương lai của dân tộc và các thế hệ sau.

Từ chuyện Trung Quốc gây mất điện ở Ấn Độ nghĩ về tai họa đang lơ lửng trên đầu chúng ta

Lê Anh Hùng

Báo Người Lao Động ngày 23/8 vừa qua đã đăng một bài viết nóng sốt – “Tình báo Trung Quốc ‘làm mất điện diện rộng ở Ấn Độ’”:

Giới truyền thông Ấn Độ hôm 22-8 rộ lên thông tin hai lần mất điện trên diện rộng – một nửa lãnh thổ Ấn Độ – hồi cuối tháng 7 vừa qua là do bàn tay của tình báo Trung Quốc.

Sau khi điều tra, cơ quan tình báo Ấn Độ phát hiện ra các linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc lẫn trong hệ thống điện lưới quốc gia đang "có vấn đề" của Ấn Độ. Hiện tại, các cơ quan chức năng Ấn Độ đang điều tra 2 công ty Ấn Độ đã nhập những linh kiện này từ Trung Quốc.

…Cơ quan tình báo Ấn Độ cáo buộc tình báo Trung Quốc đang lợi dụng các thiết bị phần cứng máy tính và linh kiện bán cho nước này để thu thập các tin tức tình báo, đẩy mạnh các hoạt động tấn công Ấn Độ.

…“Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ trở thành chuyên gia phá hoại bí mật. Việc tình báo Trung Quốc phá hoại hệ thống điện lực của Ấn Độ sẽ làm chậm tốc độ phát triển kinh tế nước này, cản trở triển vọng tăng trưởng của New Delhi”, cơ quan tình báo Ấn Độ nhận định.

Vụ bắt “Bầu Kiên” – người dân nói gì?

Khánh An, phóng viên RFA

Vụ bắt “bầu Kiên”, tức ông Nguyễn Đức Kiên, người được xem là ông trùm đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng, đã gây chấn động dư luận và làm biến động thị trường tài chính Việt Nam trong suốt mấy ngày qua.

clip_image001

Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một sự kiện bóng đá tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2012. AFP photo

SỰ THỐNG NHẤT GIỮA HOÀNG ĐẾ, THI NHÂN VÀ THIỀN GIA TRONG MỘT NHÂN CÁCH – TRẦN NHÂN TÔNG

GS. Nguyễn Huệ Chi PGS. Trần Thị Băng Thanh

Trong những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, một sự kiện văn hoá đặc biệt diễn ra tại Trường đại học Harvard bang Massachusets nước Mỹ: Viện Trần Nhân Tông (Trần Nhân Tông Academy) được chính thức thành lập, với mục tiêu “Tổ chức nghiên cứu sâu sắc về Trần Nhân Tông, có những nghiên cứu đạt chuẩn mực các nghiên cứu quốc tế. Xuất bản các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình. Thúc đẩy toàn xã hội tìm hiểu, học tập, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống, xây dựng một dân tộc Việt Nam nhân ái, trí tuệ và trung thực. Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông ra thế giới”. Chủ tịch Viện Trần Nhân Tông hiện là ông Thomas Pat­ter­son, Giáo sư Chính trị và Báo chí, Trường Chính trị John F. Kennedy, Đại học Harvard, nguyên là một người lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Ngay trong tháng Tư 2012, nhiều vị trí thức - chính khách ở Việt Nam (Chu Hảo, Dương Trung Quốc, Trần Việt Phương, Nguyễn Khắc Mai...) đã rầm rộ hưởng ứng sự kiện này. Gần đây, theo đề nghị của những người trong Ban điều hành Viện Trần Nhân Tông, GS Nguyễn Huệ Chi và PGS Trần Thị Băng Thanh – hai nhà nghiên cứu chuyên sâu về thời đại Lý – Trần – đã gửi đến Viện một công trình nghiên cứu chung về Trần Nhân Tông để công bố trên trang mạng trannhantong.net. Trên trang Chủ nhật hôm nay, chúng tôi xin đăng lại bài viết đó để độc giả xa gần của BVN cùng thưởng lãm.

Bauxite Việt Nam

Nguyễn Triệu Luật – cây bút tiểu thuyết lịch sử xuất sắc của nền tiểu thuyết Việt Nam hiếm có người so sánh

clip_image001

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên khai mạc hội thảo Ảnh: Phan Duy Kha

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Triệu Luật (1903 – 2013), sáng 23-8-2012, tại Thư viện Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức Hội thảo mang tên “Nguyễn Triệu Luật – con người và tác phẩm”. Đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, gia đình và bạn đọc yêu văn chương của Nguyễn Triệu Luật đã tới dự. Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội và ông Nguyễn Triệu Căn, con trai nhà văn Nguyễn Triệu Luật chủ trì hội thảo.

clip_image002 clip_image003

Quang cảnh hội trường (trái) và hai đồng chủ trì hội thảo (phải) Ảnh: Phan Duy Kha

Nhà văn Nguyễn Triệu Luật (1903 - 1946), bút hiệu là Dật Lang, Phất Văn Nữ Sĩ, quê ở Đông Anh, Hà Nội, cháu chắt trực hệ của Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890) và Cử nhân Nguyễn Án (1770 - 1815), thuộc một dòng họ có nhiều người đỗ đạt và nhiều người làm đến Thượng thư, Thị lang trong suốt các triều đại lịch sử. Ông là một nhà viết tiểu thuyết lịch sử thuộc giai đoạn văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Ông còn là một nhà giáo dạy sử, nhà báo, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa. Các tiểu thuyết lịch sử của ông đã được tập hợp in lại trong cuốn Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật (NXB Khoa học Xã hội, 2011), gồm có:

clip_image004

  • Hòm đựng người (1938)

  • Bà chúa Chè (1938)

  • Loạn kiêu binh (1939)

  • Ngược đường Trường Thi (1939)

  • Chúa Trịnh Khải (1940)

  • Rắn báo oán (1941)

  • Thiếp chàng đôi ngả (1941)

  • Bốn con yêu và hai ông đồ (1943)

Ngoài ra, ông còn tác phẩm Chúa cuối mẻ đang in dở dang trên nguyệt san Tiểu thuyết thứ Bảy (từ số 1, tháng 6-1944 đến số 9, tháng 3-1945) và nhiều tiểu luận, tạp luận đây đó trên nhiều báo và tạp chí đương thời, kể từ tờ Nam phong tạp chí (1923), tờ Phụ nữ thời đàm mà ông là Chủ bút kế nghiệp nhà văn Phan Khôi trong 4 số cuối cùng, các tạp chí Tri tân, Tao đàn... cho đến nay vẫn chưa sưu tập được đầy đủ. Đương thời, ông là nhà văn được độc giả yêu thích, với bút pháp mổ xẻ và hư cấu lịch sử táo bạo, trần trụi, và chân thực đến độ người đọc không hề mảy may cảm thấy nhà văn nói thay lịch sử, cũng không phá vỡ khuôn hình lịch sử đi đến bôi bác lịch sử bằng những tưởng tượng lãng mạn nhạt nhẽo. Lịch sử trong tiểu thuyết của ông hàm chứa nhiều dự báo cho hiện tại, song vẫn là một lịch sử vận động tự nó, theo đúng những quy luật như nó đã từng là.

Hội thảo về Nguyễn Triệu Luật gồm hai phần :

Phần thứ nhất: Con người Nguyễn Triệu Luật

Có các tham luận:

Nhà văn hoá Hữu Ngọc (năm nay 94 tuổi), đồng nghiệp vong niên của Nguyễn Triệu Luật ở Trường Lễ Văn (Vinh), kể lại những ấn tượng đặc biệt về nhà giáo mẫu mực và uyên bác Nguyễn Triệu Luật, một trí thức thuộc thế hệ con cái các nhà Nho chuyển sang Tây học, nên ôm ấp trong lòng những đạo lý làm người truyền thống, tư chất khí khái và nỗi ưu tư sừng sững vì đất nước, một con người biết giữ lối sống thanh đạm và biết dấn thân vì lý tưởng của mình. Ông Hữu Ngọc cũng nói đến đặc điểm khác người của cây bút tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, ở chỗ, Nguyễn Triệu Luật mang tư cách một nhà sử để viết tiểu thuyết lịch sử chứ không phải với tư cách một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình, con trai ông Nguyễn Đức Bính, nguyên Hiệu trưởng Trường Lễ Văn, hồi tưởng lại những ký ức đậm nét từ những ngày thơ ấu về hình ảnh độc đáo của nhà giáo Nguyễn Triệu Luật và tấm lòng yêu nước đau đáu của ông, mà ông còn nhớ được thông qua cảm nhận của bản thân cũng như lời kể của thân phụ mình.

Ông Nguyễn Triệu Căn nói về chuỗi ngày gian khổ đi tìm hình bóng của người cha thân yêu, nhằm giải đáp câu hỏi nổi cộm của cả gia đình: vì sao con người ấy bỗng dưng biến mất không để lại một dấu vết? Cho đến khi thông qua bạn bè của cha, các nhà văn nhà giáo đàn anh, và thông qua các bộ sách của cha mình còn lưu lại trong các thư viện, lần hồi một chân dung Nguyễn Triệu Luật bỗng hiện diện, mặt này mặt khác bổ sung cho nhau, ngày càng sáng tỏ, là niềm an ủi đối với ông.

Ông Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, kể về mối quan hệ quen biết thân tình và có những mặt ngẫu nhiên tương đồng giữa hai nhà văn cách nhau gần mười tuổi Nguyễn Triệu Luật và Nguyễn Huy Tưởng, và mang đến tặng gia đình nhà văn Nguyễn Triệu Luật một số cuốn tiểu thuyết Bà chúa Chè (gồm Bà Chúa ChèRắn báo oán) do NXB Kim Đồng vừa in.

Về cái chết của Nguyễn Triệu Luật, cũng như một số nhà văn tiền chiến đồng thời như Lan Khai, Khái Hưng, Nhượng Tống... cho đến nay vẫn nằm trong vòng bí ẩn, một số báo cáo trong Hội thảo đã nêu lên như một dấu hỏi bức xúc “chưa có lời giải” của cả văn giới và tầng lớp trí thức nói chung.

Phần thứ hai: Tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật, có những tham luận của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình sau đây: Lại Nguyên Ân, Phạm Toàn, PGS Phạm Tú Châu (họ hàng với nhà văn Phạm Cao Củng), Nguyễn Xuân Khánh, Lê Văn Ba, PGS Trần Thị Băng Thanh, PGS Chương Thâu, bà Nguyễn Hạc Đạm Thư, cháu nhà văn Nguyễn Triệu Luật, và ông Nguyễn An Kiều, con trai họa sĩ Nam Sơn... Nhiều tham luận khác vì thời gian không cho phép nên chưa kịp đọc.

Có thể nói sự nghiệp và cống hiến của Nguyễn Triệu Luật, đúng như tiêu đề bài viết của Phạm Toàn, kết tinh trong sáu chữ: Tài hoa – Uyên bác – Dấn thân. Các bản tham luận đều đánh giá cao tài năng xuất sắc và cống hiến của ông đối với tiểu thuyết lịch sử và nhiều thể loại văn học khác thời kỳ trước 1945 mà về sau cũng chưa dễ đã có người sánh kịp.

Nguyễn Huệ Chi

Có thể xét nghiệm gen để “nâng giá” cho nền thể thao Việt Nam?

TS. Vũ Thị Nhuận

Viện Y khoa, Đại học Tokyo, Nhật Bản

clip_image002

Thế vận hội Olympic đã kết thúc với sự ra về trắng tay của đoàn thể thao Việt Nam. Thứ hạng cao nhất mà đoàn thể thao VN đạt được là Trần Lê Quốc Toàn, đứng thứ tư trong kết quả cử tạ hạng cân 56 kg Nam mà đáng lẽ chiếc HCĐ phải thuộc về anh. Không ít những lãnh đạo ban ngành, chuyên gia lên tiếng trên báo đài, phân tích mổ xẻ những yếu tố “kém may mắn” trong lần ra quân này.

CẦU HỒN BA

Ngô Minh

Về đi hồn ơi, cháu con đông đủ

Đêm nhang đèn sụp lạy sương rơi

Đêm nguyện cầu hồn ba nhập xác

Rỗng con con gió gọi bời bời

 

57 năm trước, 12 phát súng giặc thất thanh

Ba hồn xiêu phách lạc

Mùng 6 tháng 3 Bính Thân

Sách nhiều trang ghi tên tội ác

Lộc Vàng: 10 năm chăm vợ đau, 100 đêm khóc vợ mất

Hướng Dương

Ảnh: Thu Hiền

(Kienthuc.net.vn) - Một ngày mưa mờ xám, cô độc ngồi một góc nhìn ra hồ Tây, một buổi trưa hầm hập nắng, giữa ngổn ngang bàn ghế, kể cả khi đang cầm micro hát giữa đám đông, cứ nghĩ đến vợ là ông khóc. Người yêu dấu khi xưa đợi ông 8 năm trời ở tù ra để cưới nay đã 10 năm nằm giữa cánh đồng, dưới nắng mưa, dưới nền đất lạnh.

clip_image001

Cứ nghĩ đến vợ là ông khóc, Lộc vàng - 10 năm không khóc cạn được nước mắt.

Vài suy nghĩ

Trịnh Khả Nguyên

1/ Tấm bản đồ để làm gì?

Bản tin của VTV lúc19 giờ ngày 26.7.2012 cho biết một vị Tiến sĩ của Viện Hán Nôm đã tìm ra tấm bản đồ nước Tàu do nhà Thanh vẽ năm 1904. Bản đồ này không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tức Hoàng Sa, Trường Sa không phải là của TQ mà là của Việt Nam.

Thế mà mười mấy cuộc biểu tình vừa qua, cuộc biểu tình nào cũng có một số người tham dự mặc áo “NO U”, mang khẩu hiệu HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM, thì đều bị các nhân viên an ninh giật xé các khẩu hiệu này. Hành động đó chứng tỏ các nhân viên an ninh không nhận HS,TS là của Việt Nam. Thế thì có bản đồ cũng như không!

Lại có những người được cử đi vận động / động viên nhân dân không đi biểu tình chống TQ xâm phạm biển đảo Việt Nam. Một số báo đài viết bài, làm phóng sự tố người đi biểu tình. Thế thì có bản đồ cũng như không!

Đất đai đang là điểm nóng

Đào Văn Tùng

Người dân, đặc biệt là nông dân, cuộc sống của họ luôn gắn liền với ruộng đất.

Người ta trụ được nhờ có đất. Mất đất là mất chỗ trụ để ở, để canh tác mưu sinh khi còn sống, để cất mớ xương tàn khi chết.

Với chủ trương “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đưa ra luật đất đai với nội dung “Công hữu toàn bộ đất”, tạo ra sự bất an thường trực đối với bất cứ người dân nào dù ở nông thôn cũng như thành thị.

An sao được khi đất ở, đất canh tác từ lâu thuộc sở hữu của mỗi hộ, giờ đây luật đất đai tước đi quyền sở hữu tư nhân, chỉ cho họ quyền sử dụng có thời hạn và phải nộp thuế.

Tại Đức trong tháng 9.2012 có 4 nơi tổ chức chiếu phim: HOÀNG SA-VIỆT NAM: NỖI ĐAU MẤT MÁT và trao đổi với tác giả André Menras Hồ Cương Quyết

Ban tổ chức: Phạm Văn Mài, Lâm Đăng Châu, Phạm Quốc Phong, Tường Vi

Email: trungtamvietnam@gmail.com

clip_image002

* LEIPZIG, ngày thứ năm 20.09.2012, 18.00 giờ: Gặp gỡ với André Menras, 20.00 giờ: Chiếu phim, Địa điểm: Zschortauerstr. 16, 04129 Leipzig.

Ủy ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (NRC) ngưng tất cả giấy phép xây cất và hoạt động lò phản ứng hạt nhân trên toàn nước Mỹ

nuclearpowerdaily.com

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch

Bảo quản và tồn trữ những thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng là trách nhiệm của nhà máy điện nguyên tử. Một nhà máy điện hạt nhân thải ra khoản 30 tấn uranium một năm dưới dạng các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Ngay tại Hoa Kỳ, một nước to lớn với nhiều vùng đất sa mạc hoang vu, cho đến hôm nay sau hơn 20 năm tìm kiếm nhưng họ không tìm được một địa điểm nào thích hợp để tồn trữ lâu dài (vài ngàn năm hay lâu hơn) nhiên liệu hạt nhân phế thải từ các nhà máy điện nguyên tử của họ, và kết quả là Toà Kháng án Hoa Kỳ ngày 14/08/2012 đã ra lệnh Ủy ban Pháp quy quốc gia ngưng cấp giấy phép xây cất và tái cấp giấy phép tiếp tục vận hành nhà máy điện hạt nhân trên khắp nước Mỹ vì tình trạng nguy hiểm và không an toàn do việc tồn trữ các thanh nhiên liệu uranium phế thải ngay tại khu vực các lò phản ứng hạt nhân. Thảm họa Fukushima chứng minh cho tình trạng nguy hiểm và rất không an toàn này. Nếu có nhà máy ĐHN tại Việt Nam, nan đề thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải tích lũy hằng năm sẽ được giải quyết cách nào đây? Thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải là những quả bom nguyên tử chờ nổ mà người dân Việt Nam phải gánh chịu muôn đời!

Điện hạt nhân: lợi chỉ một mà hại trăm ngàn lần!

Đề nghị những vị chuyên gia và nhân sĩ trong nước, vì sinh mạng của hằng trăm ngàn người dân, vì an toàn và tồn vong của cả nước trước nạn ô nhiễm phóng xạ và thảm họa nguyên tử, hãy nhanh chóng thay mặt toàn dân có hành động tích cực can thiệp với Quốc hội, lãnh đạo Đảng Cộng sản yêu cầu ngưng hẳn dự án điện hạt nhân trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Cả nước đang mong mỏi vào tấm lòng của quí vị.

Nhóm dịch thuật

 

Thủ tướng Nhật tái khẳng định quyết tâm từ bỏ lệ thuộc điện hạt nhân

Đức Tâm

Hôm qua, 22/08/2012, khi tiếp các đại diện phong trào chống hạt nhân, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nhắc lại quyết tâm đưa đất nước thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân «trong trung và dài hạn».

clip_image001

Nhân viên Tepco: việc tháo gỡ lò phản ứng và trừ khử phóng xạ đòi hỏi nhiều thời gian (Reuters)

Không phải Thủ Tướng nói gì cũng đúng

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Hai ngày sau khi “Bầu Kiên” bị bắt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “biểu dương Bộ Công an đã khởi tố điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng”.

clip_image001

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hôm 22.08.2012 tại Hà Nội. Courtesy chinhphu.vn

'Vỡ quẻ Bầu Kiên' chỉ là cuộc chiến mini

Luật sư Lê Quốc Quân

Gửi cho BBC từ Hà Nội

Bài viết này là một cách nhìn khác về sự kiện nóng bỏng – Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Bauxite Việt Nam vẫn hy vọng tình hình diễn ra khác với dự đoán của tác giả. Nhưng phải thừa nhận rằng quan điểm của tác giả được nhiều người chia sẻ, vì hàng mấy chục năm người dân Việt Nam đã cay đắng thấy nhiều vụ động trời như thế này hay hơn thế này đều chưa bao giờ được xử lý đến nơi đến chốn. Nhưng không lẽ đất nước cứ như thế này mãi sao?! Vật cực tất phản. Đặt lòng tin vào tương lai của đất nước, Bauxite Việt Nam muốn xem bài dưới đây chỉ là một lời cảnh báo nghiêm túc.

Bauxite Việt Nam

Giới nhà báo Miến Điện đấu tranh đòi có Luật bảo đảm tự do báo chí

Đức Tâm

Trong tuần, giới nhà báo Miến Điện đã thoát được gông cùm kiểm duyệt đè nặng lên đầu họ. Thế nhưng, không một nhà báo Miến Điện nào lại coi đây là một thắng lợi hoàn toàn và nhấn mạnh, quyền tự do báo chí chỉ được bảo đảm khi chính quyền cải cách luật pháp và thông qua một đạo luật về báo chí.

clip_image001

Một sạp báo tại Rangoon. Ảnh chụp ngày 03/02/2011. (Reuters)

Thư gửi Allen Ginsberg

(Di dân sang thế giới bên kia đã được 15 năm)

Hoàng Hưng

clip_image002

Thế là đã 16 năm từ ngày tôi in những bản dịch đầu tiên thơ ông trên tạp chí Văn học nước ngoài hồi đó nằm trong tay một anh chàng tử tế là Đoàn Tử Huyến. 15 năm từ ngày tôi viết thư cho ông xin phép xuất bản một tập thơ ông (bản tiếng Việt) ở Việt Nam. 15 năm từ hôm ông reo lên với chàng trợ lý trẻ Peter Hale (mà tôi ngờ cũng là người tình của ông): “Thế là cuối cùng ta đã có người dịch tiếng Việt!” và ông bèn viết lá thư tay chữ loằng ngoằng gửi cho tôi nói đồng ý, lại còn dặn nên dịch phần II bài Wichita Vortex Sutra (Wichita Xoáy lốc Kinh) bình luận về cuộc chiến tranh Việt Nam và hỏi thăm nhà thơ Vũ Hoàng Chương mà ông từng gặp ở Sài Gòn. 15 năm trước khi nhắm mắt ông còn hình dung quyển thơ của mình chữ Việt đặt bên cạnh cuốn thơ chữ Tàu đã có từ lâu. Thế là đã 4 năm từ buổi tôi tìm đến mộ ông, đặt một bông hướng dương, loài hoa ông yêu mến, trên một phiến đá giản dị trong những phiến đá của dòng họ Ginsberg tại một nghĩa trang hẻo lánh ở thành phố Newark, sau khi hoàn thành bản dịch mấy chục bài thơ của ông để sau đó trở lại Việt Nam đăng ký xuất bản cho kịp ra mắt dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông.

Hoa Kỳ dưới lăng kính của Trung Quốc

(Tổng kết những nỗi sợ hãi của Bắc Kinh)

Andrew J. NathanAndrew Scobell

Foreign Affairs, ngày 16-8-2012

Trần Ngọc Cư dịch

Theo cách nói đùa của một nhà ngoại giao Đông Nam Á về quan hệ Mỹ-Trung: khi hai con voi làm tình, những sinh vật bé nhỏ trong khu vực cũng có thể bị tổn thương, huống hồ gì khi hai con voi đánh nhau! Đây là một phát biểu hóm hỉnh khá thú vị về cán cân lực lượng Mỹ-Trung đang triển khai tại Tây Thái Bình Dương, nhưng nó không nhất thiết chứa đựng một chân lý phổ quát cho những quốc gia nhỏ bé biết lợi dụng mâu thuẫn của các nước lớn để duy trì các lợi ích quốc gia của mình. Việc tìm hiểu quan hệ Mỹ-Trung là một nỗ lực có ý nghĩa đối với những người Việt Nam còn thao thức về vận mệnh của một đất nước đang đương đầu cùng một lúc hai thứ giặc, nội xâm và ngoại xâm.

Bauxite Việt Nam

Nền chính trị hại dân của Mao trong thời kỳ Đại nhảy vọt ở Trung Quốc: Lời nói đầu cho cuốn “Bia mộ”

(Tạp chí “Trung Hoa đương đại” (2010), số 19 (66), tháng 9, trang 755-776)

Dương Kế Thằng (楊繼繩/杨继绳)

Bùi Xuân Bách, Phạm Nguyên Trường, Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

Chúng ta đã biết đến nhiều hình thái của chủ nghĩa cộng sản, từ ước mơ đến hiện thực. Tác phẩm Bia mộ của Dương Kế Thằng kể về một chủ nghĩa cộng sản ăn thịt người, trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Mức độ tàn khốc của nó có thể so sánh với chủ nghĩa cộng sản diệt chủng của Khmer Đỏ. Quy mô của nó lớn hơn tất cả những điều mà nhân loại từng biết về tội ác với con người. Tội ác, nhân danh một tiến bộ xã hội.

Đọc cuốn sách 800 trang về 4 năm thảm khốc ở Trung Quốc này (bản dịch tiếng Đức ra mắt cuối tháng Sáu vừa rồi), điều ám ảnh nhất với tôi là gặp Việt Nam trên từng trang sách. Chúng ta có thể nói rằng mình chỉ là cái bóng nhạt nhòa của Trung Quốc, bên đó xương người chất cao ngàn thước thì bên mình cùng lắm chục thước. Song đó không phải là may mắn mà chúng ta xứng đáng được hưởng. Tất cả những tương đồng giữa hai hệ thống, Trung Quốc và Việt Nam, chậm nhất từ đầu những năm 50 thế kỷ trước cho đến tận bây giờ, vẫn còn nguyên đó, thậm chí đã đan quyện vào ngôn ngữ, trở thành tài sản tinh thần của ít nhất ba thế hệ người Việt đang tồn tại và sẽ là di sản tinh thần cho nhiều thế hệ tiếp nối.

“Hệ thống giống như một cái khuôn đúc; kim loại dù có rắn đến mức nào, nhưng một khi đã bị đun chảy và đổ vào khuôn thì sẽ có hình dạng giống như nhau cả.” Tác giả Dương Kế Thằng có gần hết một đời người gắn chặt với hệ thống để nhận định như vậy, nhưng hành trình dựng bia mộ này của ông cũng cho thấy một kim loại bị đun chảy lại có thể vượt khuôn để trở về với tự nhiên của mình như thế nào. Tác phẩm của ông vì vậy cũng là một tư liệu của hy vọng.

Ở Việt Nam, các nạn nhân của Cải cách ruộng đất, của Huế Tết Mậu Thân… đang chờ những bia mộ như thế.

Phạm Thị Hoài

Dương Kế Thằng bắt đầu làm việc cho Tân Hoa xã từ 1968, chuyên viết về các vấn đề kinh tế và xã hội, cho tới khi ông về hưu năm 2001. Năm 1984 ông được tặng danh hiệu “Nhà báo ưu tú”. Từ năm 2000 ông là Phó Tổng biên tập tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” (Yanhuang Chunqiu - 炎黄春秋), đồng thời tham gia Ban biên tập báo “Tham khảo kinh tế” (經濟參考報), trong khi tiếp tục viết bình luận. Tác giả còn được mời tham gia “Đề án nghiên cứu các phương tiện truyền thông Trung Quốc” (中國傳媒研究計劃) của Viện đại học Hương Cảng năm 2007.

Lời giới thiệu ngắn gọn cho bản dịch tiếng Anh của “Lời nói đầu” này do Edward Friedman (GS Khoa học chính trị, Viện đại học Wisconsin, Madison), Quách Kiện* (GS Anh ngữ, VĐH Wisconsin, Whitewater), Stacy Mosher (nhà biên tập và dịch giả độc lập), Bùi Mẫn Hân (裴敏欣- GS Chính trị, Đại học Claremont McKenna và Giám đốc Trung tâm Keck về nghiên cứu chiến lược và quốc tế), viết. Stacy Mosher và Quách Kiện* là người dịch “Lời nói đầu” này sang tiếng Anh.

Các dịch giả

Gây hấn tại Biển Đông, Trung Quốc rơi vào thế kẹt

Trọng Thành

Về những căng thẳng mới đây tại vùng biển Đông Á và Đông Nam Á, hôm nay nhật báo Le Figaro đăng tải các nhận định của bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, phụ trách nghiên cứu thuộc nhóm chuyên gia phân tích chính trị quốc tế International Crisis Group, qua bài viết mang tựa đề «Biển Trung Hoa: căng thẳng trong vùng nước đục».

clip_image001[1]

Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà cả hai phía Trung Quốc và Nhật Bản đều đòi chủ quyền (Reuters)

Khi nông dân đối thoại bằng pháp luật

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA

Bộ Tài nguyên Môi trường hôm thứ Ba, 21 tháng 8 vừa có cuộc đối thoại với nông dân huyện Văn Giang về vụ cưỡng chế cánh đồng 500 ha để xây dựng khu đô thị sinh thái Ecopark.

clip_image001

Quang cảnh buổi họp trong hội trường. Courtesy nguyenxuandien

Đàn áp dân là tự làm yếu mình trước bành trướng, bá quyền Trung Quốc

Nguyễn Trọng Vĩnh

Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ gồm nhiều bộ, trong đó có Bộ Công an và lực lượng công an. Nhiệm vụ chủ yếu của công an là bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự xã hội, trấn áp tội phạm để bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, giúp đỡ dân khi cần thiết. Khi ấy tôi từng được thấy những hành động rất đẹp của người công an: dẫn cụ già qua đường, vào can đám đánh nhau, dỗ dành em bé lạc mẹ và giúp em tìm mẹ, bênh vực một người dân lương thiện bị côn đồ bắt nạt... Thật đúng “công an là bạn dân” như Bác Hồ dạy.

Ngày nay, nhìn đâu tôi cũng thấy nhiều điều ngược lại: công an tùy tiện bắt dân, muốn bắt ai thì bắt dù không có lệnh của Viện Kiểm sát, dù họ không phạm pháp quả tang; hàng nghìn công an viên đánh đập nông dân một cách tàn bạo, cưỡng chế lấy đất của nông dân để làm giàu cho các nhà đầu tư và người có chức quyền; đàn áp những người biểu tình yêu nước, gán ghép cho họ nào là “bị nước ngoài xúi giục”, “bị kẻ xấu kích động”, “gây rối trật trật tự cộng”, v.v.

Thách thức từ Trung Quốc

Robert W. Merry (*)

The National Interest, ngày 21/08/2012

Hoàng Nguyễn dịch

“Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ” và Hoa Kỳ phải làm gì để đối phó với thách thức ấy? Bài của Robert W. Merry - tiếp theo bài nghị luận của TNS James Webb mà Bauxite Việt Nam đã giới thiệu (ở đây) - đề xuất những chính sách ngoại giao mà Hoa Kỳ cần thực hiện trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới trước mối đe dọa từ Trung Quốc. Tuy viết cho độc giả là công chúng Hoa Kỳ, những ý kiến và đề xuất chính sách này một lần nữa khẳng định thực tế: vấn đề Biển Đông không phải, và không thể, là chuyện “song phương” giữa Trung Quốc và các nước láng giềng mà là một vấn đề toàn cầu, một tâm điểm trong mối quan hệ giữa các cường quốc và do đó đòi hỏi một giải pháp đa phương mang tầm quốc tế.

Hoàng Nguyễn

‘Hoàng Sa, nỗi đau mất mát’ sẽ được chiếu ở Quảng Ngãi?

Việt Hà, Phóng viên RFA

Trong vài tuần gần đây, có nhiều thông tin liên quan đến việc bộ phim ‘Hoàng Sa, nỗi đau mất mát’ của ông Andre Hồ Cương Quyết sẽ không được chiếu ở Quảng Ngãi như dự định của địa phương trước đó.

clip_image001

Áp phích phim Hoàng Sa, nỗi đau mất mát. RFA file

Người biểu tình chống hạt nhân đối mặt với Thủ tướng Nhật Bản

Steve Herman

Thủ tướng Nhật Bản, cũng như người tiền nhiệm của ông từng đứng đầu chính phủ trong thời gian xảy ra các vụ tan chảy lò phản ứng hạt nhân, hôm nay gặp các nhà hoạt động đã tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần trước văn phòng Thủ tướng. Cuộc gặp diễn ra giữa lúc có tin chính phủ đang cứu xét việc dần dà loại bỏ các lò phản ứng năng lượng hạt nhân trước năm 2030. Từ Tokyo, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.

clip_image001

Biểu tình chống hạt nhân trước tư gia của Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda tại Tokyo

Hội chứng “sợ truyền thông” ở Trung Quốc

Đông Phương

Nhà báo nước ta còn hạnh phúc chán!

Hãy đọc đoạn tin này: “Vào tháng 5-2012, một phóng viên của nhật báo Nam Phương đã bị đánh đập dã man khi đang làm phóng sự về việc chiếm đất của dân xây biệt thự tại tỉnh Quảng Đông”. Nếu bạn không bị mất trí nhớ, nhất định bạn phải nhớ ngay đến vụ nhà báo của VOV Việt Nam bị đánh ở Văn Giang, sao mà giống nhau như đúc. Các cụ ta vẫn bảo “con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” mà lị !

Chẳng có gì lạ, kẻ gian và phi lý thì sợ ánh sáng tất nhiên bị “hội chứng sợ truyền thông”, kẻ độc tài, muốn áp đặt điều phi lý thì tất nhiên bị “hội chứng ghét luật sư”. Cho nên: Hãy nói xem anh sợ cái gì tôi sẽ cho biết anh là ai! Nếu anh sợ hai giới nhà báo và luật sư thì đích thị anh thuộc dòng dõi họ “Hít” hoặc họ “Xít” - là hai bộ tộc đang trên đường tuyệt chủng!

Tuy vậy ở Việt Nam chưa có nhà báo nào bị cấp ủy đẩy xuống ao cùng với chiếc máy quay trị giá tới 34.600 đô-la. Thế là ở nước mình còn hạnh phúc chán, xin các nhà báo nước ta đừng buồn. Đột nhiên chúng tôi nhớ câu thơ của Dương Hương Ly “và anh nói, thế là…hạnh phúc”, xin đem tặng các bạn.

Bauxite Việt Nam

Ngân hàng Trung ương Úc bị nghi ngờ bao che vụ bê bối Securency

Trọng Thành

Hôm nay, 22/08/2012, theo AFP, báo chí Úc loan tin Ngân hàng Trung ương Úc bị tình nghi đã bao che các vụ hối lộ liên quan đến những hợp đồng in tiền với một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vào trung tuần tháng 8/2012, báo chí Úc phanh phui vụ một viên chức Bộ Thương mại Úc, làm môi giới hối lộ hàng triệu đô la Mỹ để có được hợp đồng in tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

clip_image001

Báo chí Úc tiếp tục phanh phui vụ in tiền polymer cho Việt Nam (Reuters)

Đường vận chuyển bauxite "đắp chiếu" chờ vốn của TKV

Khắc Dũng

Bài viết sau đây bổ sung thêm một thực tế cho thấy chủ trương khai thác bauxite trong điều kiện hiện nay là một sai lầm nghiêm trọng. Những từ “dẫm chân tại chỗ, rách bươm, đắp chiếu” đã mô tả đúng thực trạng của con bệnh bauxite, trước hết là ở Lâm Đồng.

Hãy nhớ lại khi bắt đầu đưa ra Quốc hội thông qua đề án khai thác phiêu lưu này, trang mạng Bauxite Việt Nam đã cùng với nhiều chuyên gia, nhiều trí thức hết lời can ngăn, với bao nhiêu bài viết có cơ sở khoa học, với hàng ngàn chữ ký… nhưng tất cả bị bỏ ngoài tai, chỉ vì “đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước mà Bộ Chính trị đã thông qua”!

Nay là lúc những người chủ trương khai thác bauxite cần dừng lại để đánh giá cho đúng những hiệu quả về kinh tế, văn hóa và quốc phòng để có biện pháp ứng xử thích hợp, chứ đừng như thái độ của Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) khiến tác giả bài báo phải đặt dấu hỏi: “Công trình nâng cấp tỉnh lộ 725 phục vụ cho chính TKV nhưng xem ra lại bị chính TKV... cản trở mới là điều vô cùng... khó hiểu!”.

Mặc dù là những người đã tích cực can gián chương trình bauxite, chúng tôi không hề vui mừng khi việc khai thác bauxite gặp bế tắc để chứng minh là mình đúng, vì tất cả những tổn thất cuối cùng đều chất lên vai nhân dân và đất nước. Vẫn mong TKV và các cấp cao hơn có những bổ cứu kịp thời để giảm bớt hậu quả xấu trước khi sai lầm được sửa chữa một cách căn bản.

Bauxite Việt Nam

Món nợ ân tình cần phải trả

Đỗ Doãn Hoàng

Chậm như… điện

Ở gần trung tâm thuỷ điện lớn nhất nước (gần đến nỗi ra khỏi nhà nếu loạng quạng là rơi tõm xuống hồ Thác Bà) mà mấy chục năm phải chịu cảnh tối thui, phải cầm đóm nứa soi cho nhau ăn cơm, thì đã vô lý, nhưng những người chịu cảnh tối tăm ấy lại chính là những người đã hy sinh tất cả nhà cửa, làng xóm, quê hương để có công trình thuỷ điện này thì điều vô lý lại mang tính chất vô ơn bạc nghĩa đến đau lòng, không được phép kéo dài thêm một ngày nào nữa.

Mãi gần đây một vài nơi trong đó đã được “cho” điện nhưng lại tắc trách như một kiểu “làm phúc” cho xong!

Không phải ở nước mình cái gì cũng chậm, nhiều thứ đã và đang vọt lên với tốc độ “phù đổng”!. Vấn đề là yếu tố gì thôi thúc tốc độ? Câu trả lời thiết nghĩ đã rõ, chỉ xin nhắc một điều: càng đuổi theo tham vọng giàu sang càng nên gắng làm đôi điều phúc đức, mà phúc đức không gì bằng đền đáp một phần xứng đáng cho những ân nhân đã chịu cảnh bần hàn cho mình hưởng lợi, mà mình không bao giờ được quyền phụ bạc.

Những người hữu trách dù bận trăm công nghìn việc không thể quên việc khẩn thiết này!

Hà Sĩ Phu

Có thể nói một câu không sợ hồ đồ rằng: Những thiệt thòi quá lớn và rất khó hình dung của nhiều thế hệ hy sinh vì thủy điện Thác Bà đã lên đến đỉnh điểm. Mấy chục năm qua, người dân, lãnh đạo xã kiến nghị trong bất cứ diễn đàn nào, từ cấp thôn bản đến Chính phủ.

clip_image001

Trường mẫu giáo thôn Ngòi Ngần hiện nay vốn là cái bếp bỏ hoang của bà con

Thế rồi, dự án đem điện cho vùng tối đèn ven nhà máy thủy điện cũng được triển khai. Dù quá chậm chạp, dù nó ra đời khi giọt nước tưởng như đã tràn ly đau đớn, nhưng muộn vẫn còn hơn không.

Suốt những ngày lang thang ở vùng lòng hồ mênh mông Thác Bà, chúng tôi cứ đay đả, hùi hụi buồn cho cái món nợ ân tình mà tất cả chúng ta phải trả cho người dân đã bỏ tất cả để nhường chỗ cho thủy điện đầu tiên của Việt Nam ra đời. Cán bộ địa phương và người dân tận khổ dường như oán thán liên miên. Nhưng, bất ngờ thay, khi làm việc với Sở Công Thương, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái, chúng tôi mới được biết có một dự án hơn 600 tỉ đồng đang xúc tiến triển khai cho 197 thôn bản khó khăn của tỉnh, trong đó có vùng tối cận kề nhà máy thủy điện vĩ đại mà loạt bài này phản ánh. Chao ôi, sự “vênh”, khoảng cách quá lớn giữa tâm trạng của người dân và quyết định của nhà quản lý, trong trường hợp này thật đáng buồn.

Trở lại với bà con mấy chục năm sống phận đèn dầu ở cận kề nhà máy thủy điện kỳ vĩ kia. Ông Lương Hồng Thái - người dân xã Tân Hương, huyện Yên Bình mà chúng tôi đã dẫn trong kỳ 1 - giọng đầy chán nản: “Trước đây, chúng tôi cũng nhiều lần nghe cơ quan cấp trên đề nghị phương án đề nghị thủy điện Thác Bà và cơ quan hưởng lợi từ nhà máy này hãy trích một phần kinh phí ra, bù đắp thiệt thòi cho bà con. Chứ so sánh với bây giờ, người dân di ra khỏi vòng lòng hồ các thủy điện khác, họ được quá đầy đủ, tiền nong, nhà cửa, đất đai, điện đường trường trạm; có khi chỉ chuyển một khối đá di tích thôi, cũng mất vài tỉ đồng của Nhà nước rồi... thì mới càng thấy, bà con chúng tôi hồi đó thiệt thòi quá. Bây giờ vẫn sống cảnh đèn dầu còn thiệt thòi hơn”.

Điện - bài toán của niềm tin và lương tri

Phó Chủ tịch xã Bảo Ái - ông Nguyễn Trung Sơn - cũng não lòng ngồi nghe ông Lương Văn Than... than thở, rồi nói: “Chúng tôi chẳng biết phải làm thế nào để giải thích cho bà con hiểu”.

Năm nay 79 tuổi, mấy chục năm đến nơi ở mới, nơi mà chỉ lo sơ sểnh bước một chân ra khỏi cửa là rơi tõm xuống hồ Thác Bà, ông Lương Văn Than - người Dao, ở Ngòi Ngần - không tài nào hình dung được, đến tận bây giờ, gia đình ông vẫn chưa bao giờ được dùng điện. Ông cùng hơn năm vạn đồng bào đã chôn lấp tất cả ký ức, tài sản, quê hương cho lòng hồ này. Ông cứ hỏi: “Mình ở gần nhà máy đến mức ấy mà sao vẫn không được dùng điện nhỉ?”.

9 người con ông Than cũng thắc mắc như cha mình, nhưng có thêm cái lý: “Chúng tôi ở gần nhà máy thế cơ mà, điện đến chỗ tôi trước chứ, sao tít ngoài phố xá, tít Hà Nội người ta lại có điện mà chúng tôi thì mãi phận đèn dầu quạt mo?”.

Hoàn cảnh của ông Than nó thảm lắm. Nhà cửa hổng hoác, đứng trong nhà mái rách, nhìn thông thống cả bầu trời nắng nỏ. Muốn đến nhà ông Than, người ta phải đi bộ theo lối lăn như quả bóng từ đỉnh núi xuống, nhỡ tay là lăn tuột xuống hồ thủy điện 3,9 tỉ mét khối nước. Nhìn cái cảnh họ cầm đóm nứa soi cho nhau ăn cơm trong bịt bùng trời đêm Ngòi Ngần, đúng là vô lý rớt nước mắt.

clip_image002

Tại kỳ họp Quốc hội năm 2012 vừa rồi, có đại biểu đã tổng kết: Trong nhiều vạn người phải di dân tái định cư vì sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước ta, thì những người di dân tái định cư cho các lòng hồ thủy điện là khổ nhất. Thiếu thốn của họ, việc mất hoàn toàn dấu vết quê hương bản quán của họ là cái gì đó không tiền bạc nào bù đắp được. Huống hồ như người dân ra đi vì lòng hồ thủy điện Thác Bà, họ gồng gánh, tay trắng bỏ quê hương, phá rừng dựng lán vô cùng lao khổ.

Hàng trăm công nhân đã ngã xuống vì máy bay Mỹ oanh tạc trong khi thi công thủy điện (năm 1965), giờ công trình đó lại gieo vào biết bao người dân nỗi oán thán vì không có điện và kéo theo đó biết bao hệ lụy, thì thử hỏi có phải chúng ta đã để thực trạng này như một sự vô ơn với người đã đổ xương máu kia không? Bà Dư, bà Lầm, ông Thái và cả một thế hệ cán bộ nhiệt tình cách mạng năm xưa đã đi vận động, tổ chức di dân, hứa là bà con sẽ là những người đầu tiên được sử dụng điện.

Bây giờ, hầu hết cựu cán bộ đó cảm thấy xấu hổ vì mình đã vô tình nói dối dân, nỗi dày vò đó, ai sẽ gánh? Câu chuyện điện lưới hay chưa điện lưới ở đây, bỗng dưng đã rẽ sang một ngả khác, ấy là niềm tin của bà con vào lời hứa của người cán bộ. Ấy là ý nghĩa nhân văn của một đại công trình đang cổ phần hóa, đang đem lại giàu sang cho nhiều người ở cái ngành “độc quyền” như ngành điện.

Điện sẽ sớm về?

Trước những bức xúc kiến nghị quá quyết liệt của bà con gần nửa thế kỷ, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký văn bản đồng ý cho tỉnh Yên Bái thực hiện dự án hơn 600 tỉ đồng cấp điện cho 197 thôn bản khó khăn, đặc biệt là các xã vùng tái định cư vì thủy điện Thác Bà. Dự án sẽ khởi công trong quý III năm 2012. Điện sắp về với người dân vùng lòng hồ thủy điện Thác Bà... Nhưng tiếc thay, tin vui “sống còn” và vui chưa từng thấy như thế, lại chưa về đến với bà con, với lãnh đạo xã. Chính phủ đồng ý từ tháng 7.2011, nhưng đến tháng 8.2012, chúng tôi đến cơ sở, bà con vẫn tuyệt vọng kiến nghị, khóc lóc... vì chưa biết thông tin (!?).

Ông Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái - trả lời PV Lao Động: “Thấy bà con từng chịu quá nhiều thiệt thòi di dân cho thủy điện Thác Bà nhưng phải sống cảnh đường sá tạm bợ, điện sinh hoạt không có, chúng tôi cũng băn khoăn lắm. Chúng tôi luôn trăn trở, rất mong muốn được sớm cấp điện, xây dựng trường, trạm, cơ sở vật chất cho bà con càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nguồn lực của tỉnh miền núi không có, ngân sách thu không đáng kể. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị các bộ, ngành và Chính phủ sớm quan tâm đến vấn đề này.

Mới đây, Chính phủ đã có quyết định về dự án cấp điện lưới quốc gia cho 197 thôn bản, với khoảng 14.000 hộ dân, chúng tôi rất mừng. Nghe nói, năm nay sẽ có khoảng 20 tỉ để triển khai sớm. Vùng Yên Bình, vùng lòng hồ Thác Bà sẽ nằm trong diện được ưu tiên đặc biệt”. Ông Long nhấn mạnh: “Tỉnh Yên Bái cũng đã có ý kiến đề nghị với Chính phủ cố gắng giải quyết việc cấp điện cho 197 thôn bản kia trong vòng 3-4 năm thôi. Chứ mỗi năm chỉ cấp mấy chục tỉ đồng thôi thì dự án sẽ kéo dài, bà con phải đợi điện rất thiệt thòi. UBND tỉnh cũng đã họp để báo cáo với Chính phủ vấn đề này. Vả lại, dự án này do tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư, nên chắc chắn tiến độ cũng nhanh hơn”.

Vậy là, sau suốt mấy chục năm chờ đợi và xem các đoàn khảo sát kèm theo lời hứa... chờ đợi, hàng ngàn hộ dân lòng hồ thủy điện Thác Bà cũng sắp được có điện. Bà Lương Thị Đánh - người dân thôn Ngòi Ngần, xã Trung Sơn - kỳ vọng: “Lần này, Chính phủ đã ký rồi, hy vọng bà con sẽ không phải thất vọng vì chờ đợi quá lâu, đến mức, rất nhiều người - trong đó có chồng tôi đến chết vẫn thều thào, giá mà quê mình có điện rồi thì tôi chết cũng an lòng...”.

Một số xã đã có điện, nhưng...

Vừa rồi, một số xã từng hy sinh cho việc xây dựng thủy điện Thác Bà đã có điện. Nhưng, ông Lương Hồng Thái thở dài: Chúng tôi chả được gì, thiệt đủ đường. Xã tôi có điện, họ chả ưu tiên gì. Dân không những phải tự mua dây mắc điện về nhà mà còn mua điện với giá quá đắt: 1.900 đồng/ 1 “chữ” điện.

Họ bảo, dân tôi ở xa côngtơ tổng thì phải chịu thiệt thòi thôi, người giàu mới đến, họ ở gần côngtơ, lại được mua... rẻ hơn. Cột điện thì mạnh ai nấy dựng.

Con rể tôi là Trần văn Thanh, hôm rồi có 3-4 con trâu đi qua cột điện đều bị điện giật chết. Nó làm đơn kiến nghị xin hỗ trợ, vì cột điện Nhà nước hở điện làm chết “sức kéo” của dân. Nó ra tận Sở Điện lực, họ bảo, cứ về rồi sẽ tính.

Rồi đến lúc họ trả lời: Trâu bò đi qua cột điện bị giật chết, đó là chuyện của dân với nhau, tự giải quyết với nhau thôi. Cột điện là do dân vùng lòng hồ tự dựng ra để kéo điện mà. “Lạ thế đấy” - ông Thái chán không buồn nói thêm câu nào.

Đ.D.H.

Nguồn: laodong.com.vn

THÔNG BÁO SỐ 2

CỦA TẬP THỂ 42 CÔNG DÂN GỞI VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH ĐẾN THÀNH ỦY ĐẢNG CỘNG SẢN, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN & ỦY BAN TP HỒ CHÍ MINH

---oOo---

Chúng tôi xin thông báo chung diễn tiến tình hình giải quyết văn bản đề nghị biểu tình của lãnh đạo thành phố từ ngày 27/7/2012 đến nay như sau:

Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của chúng tôi ngày 27/7/2012, lãnh đạo thành phố đã triển khai một số biện pháp sau đây :

- Mời một số công dân là Đảng viên đến gặp Bí thư Đảng ủy phường, Bí thư chi bộ khu phố. 

Suy nghĩ cuối hè

TS Phạm Ngọc Cương

clip_image001

“Cuối hè. Không ít gia đình phải nghĩ đến chuyện trường lớp. Học và kiếm tiền là chuyện dài và còn thiết thân với nhiều người. Trong hai chuyện đó cái nào khó? Thực chả có chuyện nào là khó cả nếu đích chỉ là học cho qua quít hay lượm vài đồng bạc lẻ thì ngay con nít ở đâu cũng thường làm được. Mọi cái chỉ khó dần nếu ta muốn tìm cách đi cho bài bản hướng đến đỉnh mà thôi” - Bài viết mới của cây bút quen thuộc: tiến sĩ Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada).

Trương Duy Nhất

Luật sư Lê quốc Quân bị hành hung

Thanh Trúc, Phóng viên RFA, Bangkok

Vào tối Chủ nhật 19 tháng Tám vừa qua, luật sư Lê Quốc Quân bị ba người đàn ông chận đánh trong một vụ tấn công mà ông cho là có tổ chức.

clip_image001

LS Lê Quốc Quân được đưa vào bệnh viện đang nằm chờ công an và bác sĩ hội chẩn bệnh tình. (ngày 19/08/2012). Courtesy nguoibuongio

"Bầu" Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam, bị bắt vì tội "kinh doanh trái phép"

Trọng Thành

Hôm nay, 21/08/2012, báo chí trong nước và truyền thông nước ngoài đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là "bầu" Kiên, một nhân vật nổi danh trong giới tài chính - ngân hàng và thể thao Việt Nam, đã bất ngờ bị bắt vào chiều hôm qua 20/8, để điều tra vì các tội danh kinh tế. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên xảy ra cùng lúc với việc chứng khoán sụt giá và vàng đột ngột tăng giá.

clip_image001

Ông Nguyễn Đức Kiên trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 14/12/2011.

REUTERS/Stringer

Bão nổi trên Biển Đông

TNS James Webb (*)

Wall Street Journal, ngày 19/08/2012

Hoàng Nguyễn dịch

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, bất chấp những vụ bùng nổ tốn kém ở Triều Tiên và Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn chứng tỏ là người bảo vệ chủ yếu cho sự ổn định của vùng Châu Á - Thái Bình Dương, ngay cả khi vòng xoay quyền lực đã chuyển từ Nhật Bản sang Liên Xô và gần đây nhất là sang Trung Quốc. Những lợi ích của sự dấn thân của chúng ta là một trong những câu chuyện thành công lớn trong lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử châu Á, cung cấp cho những quốc gia bị coi là hạng hai trong khu vực cơ hội tăng trưởng về kinh tế và trưởng thành về chính trị.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn