Thư ngỏ của nông dân Huỳnh Kim Hải gởi Quốc hội

Kính gởi: - Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Ủy Ban Pháp luật của Quốc hội

- Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

- Trang tin Điện tử Quốc hội Việt Nam: nhờ chuyển

- Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân: nhờ chuyển

Tôi tên: Huỳnh Kim Hải, một nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, có viết một số bài báo về tình cảnh nông dân với bút danh Hoàng Kim (Đồng Tháp).

Không sửa lỗi hệ thống không “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” được

PGS Đào Công Tiến

(Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, TP HCM)

clip_image002

Là người Việt Nam có trách nhiệm với tiền đồ của dân tộc, tất phải quan tâm đến việc “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” vì dù muốn hay không muốn, một điều hiển nhiên hầu như ai cũng biết, là Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình vận động khách quan của lịch sử, đã và đang đứng ở vị trí lãnh đạo đất nước. Do đó, không “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” một cách đúng hướng thì không chỉ hại cho Đảng, mà lớn hơn nữa còn là hại cho đất nước, dân tộc.

Hy sinh lợi ích truyền thống của dân tộc thì không còn là chính nghĩa

Hà Đình Sơn

Theo Từ điển mở Wiktionary, thì dân tộc là:

Cộng đồng người hình thành trong lịch sửchung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hoátính cách.

Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoátruyền thống đấu tranh chung.”

Như vậy, có thể hiểu các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam hợp thành dân tộc Việt Nam có những lợi ích chung cơ bản là lợi ích về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa. Lợi ích truyền thống của dân tộc là các lợi ích về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa của dân tộc được bảo vệ, duy trì từ lịch sử đến hiện tại và truyền tiếp đến tương lai. Lợi ích truyền thống của dân tộc mang tính phổ biến (hay tính nhân dân) và tính vĩnh cửu.

Sửa Hiến pháp – trí thức phải lên tiếng

Lê Anh Hùng

Thời gian gần đây, khi đất nước chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng về cả chính trị, kinh tế và xã hội, khi tình hình trong khu vực và trên thế giới đang biến chuyển nhanh chóng và khó lường, người ta lại bàn luận nhiều về trí thức cũng như vai trò của trí thức trong xã hội.

Các thế hệ trí thức hiện đại ở Việt Nam là những người kế tục các bậc tiền bối của mình – tầng lớp nho sĩ trong xã hội phong kiến. Bất kể “nho sĩ quan lại” (thiểu số nho sĩ đỗ đạt và được bổ làm quan) hay “nho sĩ bình dân”[1] (đa số nho sĩ không đỗ đạt qua các kỳ thi cùng những người đỗ đạt nhưng không ra làm quan hoặc làm quan chiếu lệ một thời gian rồi về), nhìn chung các nhà nho Việt Nam vẫn luôn mang trong mình những truyền thống quý báu như “ưu thời mẫn thế” và “yêu nước thương nòi”.

Đôi lời nhắn nhủ với trí thức hải ngoại yêu nước

(trao đổi với GSTS Vĩnh Sính)

Lê Quốc Trinh

Tôi là Lê Quốc Trinh, 65 tuổi, kỹ sư cơ khí làm việc lâu năm tại Canada, xin nhờ trang Bauxite Việt Nam chuyển lá thư này đến quý bạn thân hữu trí thức hải ngoại từng hoạt động trong phong trào "Việt kiều yêu nước" trong những năm dầu sôi lửa bỏng, trước 1975.

Lá thư này bắt nguồn từ bài viết "Đôi lời nhắn nhủ với anh Vĩnh Sính" đăng trên Trang Mạng Dân Luận hồi tháng 01/2012, tạo nhiều tranh cãi (nghe nói cũng xuất hiện trên blog AnhBaSam). Lý do tôi điều chỉnh lại bài viết này và gửi cho Bauxite Việt Nam vì tôi tình cờ đọc được bài "Fukushima lắng nghe và suy ngẫm" của GS Tô Văn Trường trên Mạng AnhBaSam. Những gì tôi lo ngại cho an toàn sinh mạng người dân Việt đã từ từ trở thành hiện thực và tôi không thể nào ngậm miệng mãi được khi nhìn thấy các vị trí thức có tâm có tầm như GS Nguyễn Khắc Nhẫn (Pháp) hay GS Phạm Duy Hiển (Việt Nam) cứ phải kêu gọi lạc lõng một mình trên sa mạc.

Sau đây là bài viết chỉnh sửa lần thứ hai để tâm tình với các bạn "cựu trí thức yêu nước xưa kia":

27 000 USD và văn hóa từ chức tại Na Uy

Nguyễn Quang Minh

clip_image002  

Audun Lysbakken (SV), Nguồn Foto: Scanpix.

 

Chiều hôm nay 05.03.2012, Bộ trưởng Audun Lysbakken (đảng khuynh tả, SV) thông báo từ chức. Ông là Bộ trưởng Bộ Thiếu nhi, Bình quyền và Hội nhập.

Audun Lysbakken là Bộ trưởng trẻ nhất nội các Thủ tướng Jens Stoltenberg (Đảng Lao động, AP) vào năm 2010. Năm nay ông 35 tuổi. Audun Lysbakken được bầu vào Quốc hội khi mới có 24 tuổi (2001).

154 000 kroner và số phận chính trị

Bộ đã duyệt tài trợ 154 000 kroner (tương đương 27 000 USD) cho một kế hoạch nhằm giúp phụ nữ học cách tự phòng vệ vì thời gian gần đây nạn hãm hiếp phụ nữ gia tăng, đặc biệt tại thủ đô Oslo.

Chuyện đáng nói, là khi duyệt chi lại không qua một số thủ tục hành chánh cần thiết để các tổ chức khác có thể xin tài trợ. Tức thiếu tính công khai. Tổ chức xin tài trợ được sự bảo trợ của Đoàn Thanh niên đảng khuynh tả SV. Tức thiếu tính vô tư.

Những trái bom nổ chậm trong lục địa của Trung Quốc

Hà Long

clip_image002Sáng thứ hai, 05/3/2012 có khoảng 3.000 Đại biểu Quốc hội của chính quyền Cộng sản Trung Quốc từ khắp miền đất nước trẩy hội về Bắc Kinh. Truyền hình nhà nước đưa tin và kèm hình ảnh ấn tượng muôn màu sắc tươi tắn của các đại biểu và của các sắc dân như Mông Cổ, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ… Tất cả có 56 sắc dân đang sống tại lục địa Trung Quốc, nhà nước cộng sản thích cho đăng các hình ảnh này nhằm đánh bóng về sự hợp nhất hòa bình giữa các sắc dân và cũng là sức mạnh của Trung Quốc hiện tại.

Nếu biết cặn kẽ những chia rẽ sâu sắc trong đời sống của dân Trung Quốc thì họ chưa có hòa bình thực sự. Tại tỉnh Tứ Xuyên từ tháng 3 năm 2011 các vị tăng ni Phật Giáo người Tây Tạng thường xuyên tự thiêu chống đối. Cho đến nay đã có 20 vụ tự thiêu. Lực lượng an ninh tuần tra lúc nào cũng có sẵn các dụng cụ chữa cháy bên mình và họ đang kiểm soát gắt gao các tu viện của người Tây Tạng.

Bắc Kinh đòi Mỹ tôn trọng lợi ích của Trung Quốc tại Châu Á

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (Reuters /Jason Lee)

 

Bên lề khóa họp của Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh, vào hôm nay 06/03/2012, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã lên tiếng đòi hỏi Washington “tôn trọng các lợi ích cốt lõi cũng như các mối quan ngại” của nước ông.

Yêu cầu này được nhắc lại vào lúc Hoa Kỳ đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực, và thắt chặt thêm quan hệ với các láng giềng của Trung Quốc đang ngày càng lo ngại trước các đòi chủ quyền của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông.

Phát biểu nhân một cuộc họp báo, ông Dương Khiết Trì xác định là Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực, sao cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương được ổn định và phát triển nhiều hơn. Đối với ông Dương Khiết Trì, bang giao Trung - Mỹ đã có nhiều tiến bộ, và Bắc Kinh hoan nghênh “một vai trò xây dựng của Hoa Kỳ trong khu vực”.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc đã nói thêm: “Chúng tôi đồng thời hy vọng là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng các lợi ích cốt lõi và mối quan tâm của Trung Quốc”. Vấn đề Biển Đông đã được ông Dương Khiết Trì nêu bật khi ông cho rằng tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cần phải được “giải quyết đúng cách thông qua thương lượng”.

Tây Tạng: ba vụ tự thiêu trong ba ngày liên tiếp

Tú Anh

clip_image001  

Trung Quốc tăng ngân sách cho bộ máy an ninh để duy trì ổn định ở Tứ Xuyên (Reuters)

 

Hôm qua 05/03/2012, một thanh niên Tây tạng 18 tuổi đã châm lửa tự thiêu trước cơ quan chính quyền huyện A Bá, Tứ Xuyên. Đây là vụ tự thiêu thứ ba trong ba ngày liên tục và là vụ thứ 26 ở Tứ Xuyên trong gần 12 tháng qua. Phong trào phản kháng không suy giảm mặc dù Bắc Kinh gia tăng phương tiện trấn áp.

Theo tổ chức phi chính phủ Tây Tạng Tự do (Free Tibet) và Phong trào Quốc tế vì Tây Tạng (International Campaign for Tibet) thì vụ tự thiêu xảy ra vào ngày thứ hai 05/03/2012 trước cơ quan chính quyền huyện A Bá tỉnh Tứ Xuyên. Một thanh niên Tây Tạng 18 tuổi tên Dorjee đã hô khẩu hiệu chống chế độ Trung Quốc trước khi châm lửa biến thành đuốc. Dorjee chết tại chỗ và thi thể đã bị công an Trung Quốc mang đi nơi khác.

A Bá là nơi có đông đảo dân cư là người Tây Tạng và cũng là trung tâm “địa chấn” của phong trào phản đối chính sách trấn áp của Bắc Kinh. Hãng tin AFP đặt câu hỏi kiểm chứng nhưng chính quyền địa phương từ chối trả lời.

Hai con số

Phạm Thị Hoài

Nhà văn Phạm Thị Hoài là người đã sống trong nước nhiều năm, điều ấy loại trừ khả năng chị không am hiểu chút gì về thực trạng đời sống tinh thần mà 85 triệu dân Việt bao nhiêu năm nay đã sống và đang sống (nếu tính ở miền Bắc là hơn 60 năm kể từ 1950, năm bắt đầu mở cửa tiếp nhận tư tưởng Mao, và nếu tính thêm miền Nam nữa thì cũng đã ngót nghét 40 năm). Vậy sao Hoài lại không hiểu được những thắt buộc ngặt nghèo nó khiến người ta tự biến mình thành con-người-không-tư-tưởng, để đầu óc cho người khác chiếm lĩnh, còn mình thì yên phận làm một thứ năng lượng chờ được kích hoạt và điều khiển mà thôi. Thử nghĩ, 60 năm và 40 năm, mấy thế hệ người Việt đã trưởng thành trong thói quen bất thường đó và cái bất thường dần trở thành bình thường như một căn tính nào có lạ gì?

Chỉ nhìn sang một nước như Bắc Triều Tiên, ta có thể tưởng tượng nổi hay không, cả một đất nước với 25 triệu dân không chỉ bị cùm kẹp về tinh thần đến tức thở mà còn phải chịu đựng những trận đói kinh niên làm con người sống dở chết dở hết đời ông đến đời cháu. Thế nhưng khi người thống trị 25 triệu dân là ông Kim Chính Nhật chết, chính những con người vật vờ đói lả và bị bưng tai bịt mắt như câm như điếc kia đã nhào đến quảng trường khóc ông ta như mưa như gió, đúng như câu thơ Tố Hữu “Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình thương một thương ông thương mười”, thậm chí họ còn tin vào cả những thứ huyền thoại “thiên nhân cảm ứng” chẳng hạn trời đất đổ sa mù, các con mãnh thú cũng mò ra giữa đường gào khóc... – những huyễn tưởng chỉ có cách đây vài ba nghìn năm về trước – đó là vì sao?

Cùng là cộng sản với nhau, có ai nghĩ rằng người dân nước mình giờ đây đã không cam phận làm người dân Triều Tiên nữa? Nhưng đúng là vậy đấy Hoài ạ. Tôi dám đoan chắc với Hoài nếu không phải 99% thì cũng đã 89% người Việt ra khỏi sự ngu muội lương thiện đó. Không phải cộng sản cũng có đẳng cấp thứ hạng khác nhau đâu. Nói như nhà văn Pearl Buck “Chỉ có sự thật mới có sức kích thích làm cho người ta thức tỉnh. Hãy nói lên sự thật vì không có nó cuộc sống trở nên tối mịt”.

Những bản kiến nghị của trí thức trong nước phải đánh đổi bằng tù đày, thẩm vấn, sách nhiễu, mất việc làm... chính là kết tinh của sự thật đanh thép nhất chứ là gì nữa hở Hoài? Dù bản kiến nghị nào cũng chỉ mới có 2.000 người ký trở lại, nhưng trọng lượng của chúng không tính bằng số đếm như thế được, tôi nghĩ vậy đấy. Và tác dụng của những loại kiến nghị đó, như tôi đã nói ở đâu đấy, cũng đâu phải chí nhắm vào một mục tiêu duy nhất là đối tượng được gửi. Mục tiêu lớn hơn rất nhiều phải là sự đánh động lương tri, làm cho cả một cộng đồng tỉnh dậy. Và cũng chớ có nóng ruột nghĩ rằng một khi được đăng lên là ai cũng đọc được hết, và một khi đọc được là ai cũng tỉnh dậy được ngay. Trong môi trường một xã hội có đến 60 năm bị “điều kiện hoá” như xã hội chúng ta, trong một xã hội 85 triệu dân mà mới chỉ có khoảng vài ba triệu người dùng interrnet, và trong vài ba triệu ấy thì ít nhất cũng một nửa số đó không vượt được sự khống chế của bọn dựng tường lửa, đành cam phận giải trí bằng những tin giật gân trên các trang mạng chính thống, e rằng mơ ước như nói ở trên chỉ có trong phim ảnh, và cũng là trong phim ảnh của nước ta là cùng.

Dầu sao, đã là sự thật thì trước sau gì sức mạnh của nó cũng sẽ đâm chồi bén rễ, cho dầu ai đó có muốn đào sâu chôn chặt chúng đi! Tôi dám tin như thế đấy. Hoài hãy đối chiếu những bản kiến nghị về bauxite Tây Nguyên hồi tháng 5 năm 2009 với hiện tình tình khai thác bauxite trong thực tế mà xem, chẳng phải sự thật ấp ủ trong các bản kiến nghị đó đang được chứng minh một cách sống động dần dần, ngày một thêm rõ nét đó sao? Lại nữa, kể từ những bản kiến nghị thuở ấy, đến nay, chẳng phải người ta đã quen với việc có mặt các bản kiến nghị trong đời sống, như một nhu cầu tất yếu và bức thiết, không có không được nữa rồi đó sao? Đó chẳng phải là từng bước của sự thức tỉnh là gì! Nếu chỉ nhắm đến tác dụng tức thời của nó là muốn người cầm cân nẩy mực phải trả lời, còn không đạt được thì dẹp, không kiến nghị làm gì nữa cho mất công mất sức, thì hãy cân nhắc xem cái nhìn của mình có ngắn hạn quá chăng?

Nguyễn Huệ Chi

Dân kiểm soát quan

Nguyên Lâm

Dân kiểm soát được quan thì… tốt quá!

Vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng - Hải Phòng đang đặt ra một câu hỏi nhức nhối: Làm thế nào để chống nạn “cướp ngày” đang lan tràn khắp nơi, làm thế nào đảm bảo được quyền lợi của dân trong khi thủ phạm lại là các cấp Chính quyền tức những người có bổn phận phải bảo vệ dân? Những người hiểu biết nhất trong lĩnh vực chuyên môn như GS TS Đặng Hùng Võ, lăn lộn với thực tế nhiều năm như bà Lê Hiển Đức… cũng đang thấy bế tắc. Đích thân người đứng đầu cơ quan hành pháp là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thân chinh về tận nơi giải quyết xem chừng cũng không xong… Vấn đề là phải truy tìm tận gốc, mà sửa gốc thì… nan giải lắm.

Trong tình trạng đang bế tắc ấy, báo Tuổi trẻ cung cấp một liều thuốc để chữa trị! Ấy là biện pháp Dân kiểm soát quan!

Ý kiến của tác giả thật chân thành và cũng có lý, nhưng… (xin dùng mấy chữ của nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương khi nói về giải pháp Phê và Tự phê của TBT Nguyễn Phú Trọng): Nếu được thế thì tốt quá!

Vâng, nếu giải quyết được những quốc nạn bằng Phê và Tự phê… thì tốt quá!

Cũng như nếu giải quyết được những quốc nạn bằng khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”… thì tốt quá!

Dân kiểm soát được quan… thì tốt quá!

Bỗng dưng ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine: Nếu loài Chuột đeo được một cái chuông bự vào cổ các con Mèo… thì tốt quá!

Sáng kiến rất hay, nhưng làm sao để thực hiện? Giữ gốc, sửa ngọn thì khác gì đánh đố?

Chẳng hạn tác giả hy vọng: “Hiến pháp phải là một thực thể sống, và sức sống đó được “trui rèn” qua những lần sửa đổi”. Khốn thay, từ 1946 đến 1992 Hiến pháp mấy lần sửa đổi nhưng càng “trui rèn” sao lại càng kém đi?  

Hà Sĩ Phu

DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam: Đồng sàng dị mộng

Viết Lê Quân

clip_image001(Tamnhin.net) - Tương tự như khả năng có thể xảy đến với Trung Quốc, các nhóm lợi ích ở Việt Nam sẽ bỏ mặc nền kinh tế phải vật lộn với cơn bão khủng hoảng. Và khối ngân hàng - nhóm lợi ích tiêu biểu nhất của năm 2011 và cho ít ra vài ba năm tới đây, sẽ tiếp tục biến nền kinh tế thành “con tin” của nó, tiếp tục vắt kiệt huyết mạch của nền kinh tế vào “đêm trước khủng hoảng”.

Ai “đang bán rẻ đất nước mình”?

Dù được ưu đãi cực lớn, nhưng các tập đoàn nhà nước (SOE) của Trung Quốc lại hoạt động kém hiệu quả. Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Viện Kinh tế học Unirule tại Bắc Kinh cho biết lợi nhuận trung bình tính trên giá trị vốn sở hữu của các SOE chỉ khoảng 8,2%, thấp hơn mức 12,9% của khối doanh nghiệp tư nhân. Giới chuyên gia kinh tế còn khẳng định nếu tính tới các yếu tố thuận lợi như chi phí tín dụng thấp, dễ tiếp cận nguồn đất đai với giá thấp hơn thị trường, lợi nhuận trung bình của các SOE chỉ nhỉnh hơn 6%.

“Để công an Hải Phòng điều tra vụ ông Vươn là không đúng”

Hà Anh

clip_image001

 

Luật sư Nguyễn Việt Hùng. Ảnh: Hà Anh.

 
   
Theo luật sư Nguyễn Việt Hùng, theo quy định, vụ án ông Đoàn Văn Vươn phải thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra quân sự, thay vì cơ quan điều tra công an Hải Phòng.

Ngày 5/3, luật sư Nguyễn Việt Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kinh Đô (Đoàn luật sư Hà Nội) cho VnExpress.net biết vừa gửi văn bản kiến nghị đến nhiều cơ quan chức năng của Trung ương và TP Hải Phòng về một số việc có liên quan đến vụ án cưỡng chế xảy ra ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).

Theo luật sư Hùng (người bào chữa cho gia đình bị can Vươn), trong vụ cưỡng chế ngày 5/1 có sự tham gia của công an, bộ đội biên phòng và Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng. Trong số 6 người bị thương có 2 quân nhân.

Vị luật sư cho rằng, theo Điều 5 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự và điểm 4 mục I thông tư hướng dẫn thì trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì Tòa quân sự xét xử toàn bộ vụ án, trừ trường hợp có thể tách được.

Chiến tranh cục bộ: Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi tăng sức mạnh quân sự để giành chiến thắng

Đức Tâm

Hôm nay, 05/03/2012, phát biểu trong phiên họp đầu tiên kỳ họp thường niên của Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố cần phải tăng cường khả năng của quân đội giành chiến thắng trong các cuộc “chiến tranh cục bộ” trong thời đại công nghệ thông tin.

clip_image001

Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu trước Quốc hội (Reuters/ Jason Lee)

Nga: tiến lên quá khứ (phần cuối)

Walter Mayr, Christian Neef, Matthias Schepp

Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 09/2012

NOVOSIBIRSK, TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG CHÚNG

Đấy là ngày thứ sáu, 9 giờ 35. Trong studio của đài truyền hình và phát thanh Novosibirsk, phát ngôn viên đọc tin tức trong ngày: quân đội tháo ngòi nổ đạn dược cũ ở ngoại ô thành phố, có diễn tập quân sự trong vùng, tất cả các vật thể văn hóa trong Novosibirsk được đăng ký mới. Tiếp theo sau đó là một đoạn phim ngắn về việc xây dựng nhà máy xử lý rác thứ hai,

Có một cánh cửa sổ trong kênh thứ nhất của truyền hình nhà nước mở ra cho đài truyền hình này chín lần trong một ngày, tin tức địa phương cho một triệu rưỡi dân cư của Novosibirsk có chín lần. Vào ngày thứ sáu đó, người ta hoàn toàn không nói gì về lần bầu cử sắp tới.

Thư gửi Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam

Kính gửi: Bauxite Việt Nam

Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức – người đang bị cầm tù tại Việt Nam vì đấu tranh cho tự do, nhân phẩm và quyền con người.

Hôm nay sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch đến Việt Nam. Nhân dịp này tôi gửi đến ông Mogens Lykketoft – Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Đan Mạch; và ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam bức thư dưới đây, nhằm kêu gọi sự quan tâm của nước đang giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu để giúp cải thiện quyền con người cho Việt Nam.

Đề nghị Bauxite Việt Nam giúp phổ biến bức thư này để nó có thể đánh động được dư luận tại Việt Nam, tại Đan Mạch và cả quốc tế để hỗ trợ cho mục đích nói trên.

Xin cảm ơn Bauxite Việt Nam và kính chào.

Trần Văn Huỳnh

“Sở hữu toàn dân” làm khổ toàn dân

Thanh Quang, phóng viên RFA

“Biến cố Đoàn Văn Vươn” ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nói riêng và vô số vụ tranh chấp đất đai trầm trọng và triền miên nói chung trên khắp mọi miền đất nước hiện giờ khiến người ta lại càng quy trách cho một trong những “thủ phạm” là khái niệm “sở hữu toàn dân” trong Luật Đất đai ở VN.

VIETNAM-LAND-PROTEST

Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012. AFP photo

Cường hào siêu hạng

Thứ bảy, ngày 03 tháng ba năm 2012

Nguyễn Thông

image Coi tấm ảnh chụp cái cậu Sân phó chánh văn phòng ủy ban “nhân dân” huyện Tiên Lãng trừng mắt, há mồm, vung tay chỉ mặt đe dọa anh nhà báo, tôi nghĩ ngay đến thế hệ cường hào ác bá mới.

Hồi xa xưa, bọn trẻ con nông thôn như tôi đã được bộ máy tuyên truyền của nhà nước (trong đó có văn chương) trang bị cho nhiều từ ngữ “đầy tính giai cấp” để xác định đúng, để căm ghét, xa lánh… kẻ thù. Cụm từ hay được dùng nhất là “cường hào ác bá”.

Lật giở cuốn từ điển tiếng Việt khá bề thế của Viện Ngôn ngữ học (2003, giáo sư Hoàng Phê chủ biên) thấy ghi như sau: “Cường hào: Kẻ có quyền thế ở làng xã, chuyên áp bức nông dân”, “Ác bá: Địa chủ hoặc cường hào có nhiều tội ác với nông dân”.

Theo cách hiểu thông thường, dưới chế độ cũ, cường hào là những kẻ nằm trong bộ máy cai trị của nhà nước ở nông thôn, chẳng hạn tiên chỉ, chánh tổng, lý trưởng, phó lý, trương tuần…, bao gồm cả chức dịch và kỳ mục. Số này đại diện cho chính quyền chứ không đại diện dân, không do dân bầu.

Ninh Thuận nên dừng lại nếu vẫn còn kịp

Cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC ông tin rằng Việt Nam "nên dừng lại" dự án xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận "nếu vẫn còn kịp", đồng thời gợi ý vẫn có thể "xin lại ý kiến" của Quốc hội của Đảng kể cả khi đã có các nghị quyết được "thông qua" trước đây.

clip_image001

GS Thuyết nói nên xem xét lại các nghị quyết của đảng, quốc hội và làm trưng cầu dân ý về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Nói một đàng làm một nẻo!

Hữu Nguyên

Từ nhiều năm nay, các tàu ngư chính, kể cả tàu chiến của Trung Quốc hàng năm vẫn thường quấy nhiễu, sử dụng vũ lực bắt bớ, đánh đập gây thương tích, tịch thu phương tiện và tài sản của nhiều ngư dân Việt Nam đang đánh cá hợp pháp trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 22-2-2012, tàu cá QNg-90281TS của ông Đặng Tằm ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào tránh bão trong khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu chiến Trung Quốc bắn đuổi và sau đó bắt giữ, đánh đập, phá hủy ngư cụ, tài sản.

clip_image001

Cửa kính tàu của ông Tằm bị bắn vỡ

Nga: tiến lên quá khứ (phần 3)

Walter Mayr, Christian Neef, Matthias Schepp

Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 09/2012

VLADIVOSTOK, THÀNH TRÌ CỦA KINH TẾ ĐEN

clip_image002

 

Larissa Belobrova, 46 tuổi, phu nhân thị trưởng Vladivostok. Ành: Der Spiegel

 

Thành phố cảng cạnh Thái Bình Dương, tiền đồn ở Viễn Đông của Moscow, cách 9289 kilômét đường sắt, có những vịnh đẹp và đường đi ngắn – đến Tokio, Bắc Kinh hay Pyongyang. Nhưng ngược lại, nó quay lưng lại với nước Nga khổng lồ. Những gì gây xáo động trong miền Tây của đất nước thì trong Vladivostok lại nghe giống như một tiếng vang từ nơi xa xôi.

Những lời phỉ báng chống Putin, phản đối gian lận trong bầu cử? Trong những cuộc biểu tình ở Moscow người ta đã "nhìn thấy nhiều áo khoác bằng lông thú", ít nhất thì điều đấy cũng đã đồn đại cho đến tận Vladivostok, Larissa Belobrova, 46 tuổi, chế nhạo: "Những người đấy nên ra khỏi Moscow một lần và giúp quét đường phố hay giúp đỡ người già – thay vì đi nghỉ đông ở Courchevel." Phu nhân thị trưởng và là nữ diễn viên Belobrova không mang áo khoác bằng lông thú. Chỉ một chiếc nhẫn đính kim cương là hé lộ rằng bà đã đi qua kỷ nguyên của Putin một cách không đến nỗi tệ cho lắm. Thu nhập của bà năm 2010 là vào khoảng 27 triệu euro – gấp đôi những gì mà diễn viên Hollywood nổi tiếng Angelina Jolie kiếm được, giới báo chí khổ nhỏ đã tính như thế.

Có bớt sự dối trá được không?

Hồ Bất Khuất

Hiện nay đại bộ phận chúng ta không đói, không khát nhưng luôn cảm thấy ngột ngạt, ấm ức, tức tối, vô vọng… Sở dĩ chúng ta có cảm giác này vì sự dối trá đang tràn lan trong cuộc sống.

Hầu như ngày nào chúng ta cũng “chạm trán” với sự giả dối, nhưng chúng ta lại cố tình lờ đi vì đấu tranh với sự giả dối không đơn giản chút nào. Có những sự giả dối vô hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ, nhưng đại đa số giả dối có hại – cái hại đó lớn tới mức làm băng hoại đạo đức xã hội, suy tàn quốc gia.

Ai cũng ghét sự giả dối nhưng hầu như ai cũng mắc phải

Trong những người trưởng thành, không ai dám chắc mình trung thực tuyệt đối suốt đời, vì cuộc sống phong phú, đa dạng phức tạp tới mức nhiều khi con người không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Rất nhiều người tự răn mình là không được dối trá. Họ đã cố gắng làm như vậy cho đến lúc hoàn cảnh bắt buộc họ phải nói dối. Lúc đó họ tự an ủi mình là sự nói dối của mình vô hại, thậm chí là có lợi nho nhỏ. Điển hình cho hoàn cảnh này là nhân vật bà xơ trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của V. Hugo. Bà xơ này chưa một lần nói dối nhưng để cứu Jean Valjean (người mà bà rất kính trọng) bà đã nói dối cảnh sát.

Nhân ngày 8-3 suy nghĩ về một câu ca dao

Nguyễn Thị Khánh Trâm

image Cái câu ca dao đó là: “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”.

Không biết câu ca dao này được ra đời khi nào, do ai sáng tác, chỉ biết rằng nó được lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay. Ngày còn bé mình đã được nghe và rất thích thú vì đàn bà được “khen” mà. Còn nhớ, có một lần mẹ ngồi bắt chấy cho mình, mình hỏi mẹ: “Mẹ ơi, đàn bà sâu sắc hơn đàn ông hả mẹ?” Mẹ mình chỉ ậm ừ rồi bảo: “Khi nào lớn con sẽ hiểu”.

Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 2, chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 ghi dấu sự kiện ngày phụ nữ vùng lên giành quyền sống, quyền bình đẳng. Ở Việt Nam, ngày này chị em vui lắm và có nhiều câu vè hay hay chẳng hạn như: “Hôm nay ngày 8-3 / Chị em phấn khởi đi ra đi vào”; “Hôm nay ngày 8-3 / Tôi giặt giùm bà cái áo của tôi”…

Thư giãn Chủ Nhật: Mùi Tàu

Nguyễn Quang Lập

clip_image001Hề chèo đời mới

Chuyện xảy ra tại sân nhà quan.

Quan: (Ra)  Sáng chủ nhật vừa bảnh mắt không biết nó chạy đâu? (Gọi) Hề đâu?

Hề mặc áo pull Quốc kỳ, tay cầm biểu ngữ chống Tàu, ra.

Hề: Dạ dạ dạ… có con có con.

Quan trợn mắt há mồm nhìn Hề

Quan: Mày tính đi đâu hả?

Hề: Dạ con đi biểu tình

Quan: Chết chết chết… Mày biết biểu tình là gì không?

Nga: tiến lên quá khứ (phần 2)

Walter Mayr, Christian Neef, Matthias Schepp

Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 09/2012

NGÔI LÀNG SENNOI BÉ NHỎ, SÂN KHẤU CỦA HẦU TƯỚC POTJOMKIN

Putin thích xuất hiện như thế nào nhất, điều đấy thì người dân Sennoi có thể thuật lại được. Sennoi nằm ở vịnh Tamansk mà Anatolij Dominski đang đứng ở cạnh bờ của nó. Trước ông là Biển Đen, sau ông là ngôi nhà bằng tôn của một xưởng cá. "Ông ấy đã diễn show của ông ấy ở bãi biển bên kia", ông nói.

clip_image002

Anatolij Dominski, 60 tuổi, cựu thủy thủ ở Sennoi cạnh Biển Đen: "Ông ấy đã diễn show của ông ấy ở bãi biển bên kia." Ảnh: Der Spiegel

Trí thức và Dân chủ

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

Báo Công an Nhân dân mới đăng bài mang tựa đề “Có phát huy dân chủ thì đất nước mới có được các trí thức lớn”. Đỗ Hiếu ghi nhận ý kiến đóng góp từ một số trí thức trong nước về đề tài này.

nguyenxuandien's blog

Các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A sát cánh cùng nhau khi cờ và biểu ngữ giương lên hôm 17/7/2011

Các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A sát cánh cùng nhau khi cờ và biểu ngữ giương lên hôm 17/7/2011. nguyenxuandien's blog

Người M'Nông 'quyết trụ lại thủ đô'

Một nhóm người M'Nông từ Đắk Nông đã kiên quyết không rời Hà Nội sau hơn một tháng lên khiếu kiện mặc dù Thanh tra Chính phủ đã tiếp họ trong ngày 1/3/2012.

clip_image001

Người dân Đắk Nông và các địa phương khác đã về Hà Nội khiếu kiện trong mấy tuần qua

Philippines đối đầu Trung Quốc

Việt-Long, RFA

Trong khi thế giới chú ý đến cuộc xung đột đẫm máu tại Syria và việc Bắc Hàn hoà hoãn trở lại, thì người châu Á không thể không quan tâm đến những sự kiện mới xảy ra ở quần đảo Trường Sa.

clip_image001

Dàn khoan của Philippines trên lãnh hải Bãi Cỏ Rong. RFA screen shot

Phản hồi của Tổng vụ Đối ngoại Châu Âu về cải thiện nhân quyền cho Việt Nam

Ngày 2 tháng 3 năm 2012

Kính gửi: Bauxite Việt Nam

Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.

Tôi vừa nhận được thư trả lời của Tổng vụ Đối ngoại Châu Âu (EEAS, giống như một bộ ngoại giao) về bức thư tôi đã gửi đến cơ quan này cùng với các lãnh đạo và tổ chức khác của Liên minh Châu Âu (EU) hôm 5/2/2012 nhằm cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Tổng vụ trưởng của EEAS vừa có chuyến làm việc tại Hà Nội ngày 29 tháng 2 với Bộ Ngoại giao và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Tôi đã dịch toàn văn bức thư phúc đáp nói trên ra tiếng Việt. Xin chuyển đến Bauxite Việt Nam tin vui này và đề nghị Bauxite Việt Nam giúp phổ biến để khích lệ tinh thần cho mọi người.

Trước đó, hôm 15/2/2012 tôi cũng đã nhận được thư thông báo từ bà Thủ tướng Đan Mạch – nước đang giữ vai trò chủ tịch EU – rằng bức thư đề nghị EU hỗ trợ cải thiện nhân quyền mà tôi gửi đến bà (vào ngày 5/2/2012 như nói trên) đã được chuyển cho Bộ Ngoại giao Đan Mạch xem xét. Có thể xem nguyên văn bức thư này và bức thư phúc đáp nói trên của EEAS bằng tiếng Anh tại đây. Ngày 4 đến 7 tháng 3 tới, Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch sẽ thăm chính thức Việt Nam. Tôi tin rằng họ sẽ đề cập đến nguyện vọng của chúng ta về cải thiện nhân quyền cho Việt Nam.

Tôi xin thành thật cảm ơn Bauxite Việt Nam đã ủng hộ cho công cuộc đấu tranh vì một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng. Nhờ sự ủng hộ này mà chúng ta đã có được kết quả khích lệ ban đầu này.

Kính chào Bauxite Việt Nam.

Trần Văn Huỳnh

Cách mạng tư hữu

Thuỳ Linh

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, chính K. Marx đã viết “Người cộng sản có thể thâu tóm lý thuyết của mình qua một câu duy nhất : Bãi bỏ quyền tư hữu” (K. Marx – Manifeste du Parti communiste – trang 43 – Edition www. Librio.net – 2005). Như vậy, chủ trương Bãi bỏ quyền Tư hữu chính là xương sống của chủ nghĩa Marx.

Nhưng cả về lý thuyết cũng như trên thực tế đều chứng minh QUYỀN TƯ HỮU là yếu tố nằm trong bản thể con người và xã hội loài người và xa hơn, là cả ở động vật bậc cao. Cho nên, chống lại bản thể đó khác nào húc đầu vào núi Thái Sơn và chắc chắn thất bại. Bản thể thì không thể tiêu diệt, mà chỉ có thể làm sao để cho bản thể được đáp ứng một cách văn minh. Đói thì ăn, nhưng ăn sao cho ra người, chứ không phải theo kiểu luật rừng kiểu thú vật, mạnh được yếu thua. Một vấn đề căn bản như vậy tất nhiên phải được các nhà khoa học khắp năm châu cày xới rất kỹ, đến nay vấn đề đã trở nên rất dễ hiểu, chẳng tin mời các bạn đọc bài “Cách mạng tư hữu” sau đây của Thuỳ Linh, rất thuyết phục mà chẳng cần viện dẫn sách vở cao siêu gì.

Cũng như Thuỳ Linh, 5 năm trước đây một tác giả khác đã viết trên trang Talawas ‘Người cộng sản có thể thâu tóm lý thuyết của mình trong một câu duy nhất: Bãi bỏ quyền tư hữu!’. Nhưng bỏ tư hữu thì làm gì có Kinh tế thị trường? Nay chấp nhận Kinh tế thị trường thì phải chấp nhận tư hữu, vậy đối chiếu với câu duy nhất nói trên thì hết chủ nghĩa Mác rồi còn gì?”.

Dù tiếp cận từ vấn đề nông dân hay từ kinh tế thị trường, đều thấy chủ trương Bãi bỏ quyền tư hữu quả thực không còn chỗ đứng!. Thế là một câu hỏi khác phải đặt ra: Chân lý đã hiển nhiên, sao chính quyền tiếp tục chống tư hữu, điều này là “vì dân” hay “vì quan”?

Nay nước CHXHCNVN chúng ta tiếp tục chủ trương công hữu hoá đất đai do nhà nước thống nhất quản lý chính là thực hiện cái điều căn bản nhất của chủ nghĩa Marx là “Bãi bỏ Tư hữu”, vậy chẳng hiểu sao lại có ý kiến bảo chính sách của Việt Nam hiện nay “không liên quan gì” đến chủ nghĩa Marx, cứ làm như Đảng ta không chịu đọc và làm theo hòn đá tảng của Marx, thật vô lý.

Trong đoạn kết tác giả Thuỳ Linh lại trở về với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nhưng cập nhật với vụ Đoàn Văn Vươn để chứng minh rằng “Những người vô sản như anh em anh Đoàn Văn Vươn thực chất làm đúng như lời tuyên ngôn (Cộng sản) này.” Như vậy Đoàn Văn Vươn đang lặp lại động tác của những người vô sản cách mạng hồi còn mồ ma cụ Marx, anh chính là đệ tử chân truyền của Marx hoặc học trò xuất sắc của Marx, chẳng lẽ lại bị những người “Mác-xít” (cũng xuất sắc) bỏ tù? Lại cũng vô lý!

Hay là, chẳng phải lỗi của anh Vươn, cũng chẳng phải lỗi của nhà nước mà do con đường “Cách mạng” của ta có lỗi thiết kế nên con tàu cứ chạy vòng tròn, đi chán lại về chốn cũ? Cứ cho là như thế, thì “sai đâu sửa đó” , sai hệ thống thì sửa hệ thống, lo gì?

Hà Sĩ Phu

Thuốc đắng dã tật

Tương Lai

Ai cũng biết vậy. Và để khắc phục chuyện sợ đắng, người ta tìm cách bọc đường viên thuốc. Thành ra, người sợ đắng chỉ nhấm nháp chất ngọt và nhè chất đắng ra. Vì thế mới có chuyện: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư. Thực ra, thực trạng này Đảng đã thường xuyên ngăn chặn nhưng làm không đến nơi đến chốn khiến căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng”* như một vị nguyên Tổng Bí thư của Đảng vừa chỉ ra. Ung thư mà đã di căn thì thật nan giải!

Hai thế kỷ trước đây, Nguyễn Lộ Trạch, trong Thời vụ sách đã day dứt cảnh báo: “Hiện nay thời thế như cục ung thư lớn. Trị thì không có phương thuật. Không trị chăng? Thì không thể cam ngồi mà ngó”! “Dường như” lịch sử lặp lại, nhưng trên một vòng xoáy trôn ốc. Mà vì vậy, “phương thuật” cũng phải có một tầm vóc mới mang tính thời đại. Đó là thời đại của cách mạng thông tin với nền kinh tế tri thức và những biến động khó lường rất khó tiên liệu. Câu hỏi đặt ra là “phương thuật” hiệu nghiệm vào lúc này là gì đây?

Kiến nghị với Đảng “rơi vào im lặng”

Nhân dịp đại hội chỉnh đốn Đảng Cộng sản được tổ chức và tuyên truyền rầm rộ tuần này, có ý kiến kêu gọi nên công khai việc chất vấn trong Đảng.

clip_image001

Trung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói cần công khai nguồn gốc tài sản của ủy viên Bộ Chính trị

Nga: tiến lên quá khứ (phần 1)

Walter Mayr, Christian Neef, Matthias Schepp

Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 09/2012

Ứng cử viên tổng thống Vladimir Putin không học gì từ phong trào chống đối cả, ông ấy sống trong một thế giới khác, không có một viễn cảnh nào cho đất nước của mình. Vị thủ tướng có thể sẽ thắng cuộc bầu cử vào ngày Chủ Nhật tới đây – nhưng ông ấy sẽ trở thành một nguyên thủ quốc gia tạm thời.

Người đàn ông mà Vladimir Putin muốn cho về hưu rất thích đóng vai kẻ khác. Lần thì ông ấy là Boris Akunin, nhà văn hình sự người Nga được đọc nhiều nhất. Lần thì ông ấy tự xưng là Anna Borrissova, rồi ông ấy viết từ cách nhìn của một người phụ nữ. Hay ông ấy nấp sau người theo Chủ nghĩa Dân tộc Anatolij Brusnikin.

Hãy thay đổi cơ chế mua lúa tạm trữ bất lương!

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải lo những công việc thuộc về sản xuất lúa, việc mua bán lúa gạo là của Bộ Công thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), vậy mà, mới chỉ vào ngày 14/12, còn 2 tháng nữa nông dân mới thu hoạch vụ đông xuân, ông Diệp Kỉnh Tần Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại làm một việc trái chức vụ và vượt quyền hạn, khi để nghị Chính phủ mua tạm trữ lúa đông xuân năm 2012 của nông dân:

“Bộ NN&PTNT sẽ báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến sẽ thu mua tạm trữ gạo để giữ giá cho dân trong đợt thu hoạch vụ Đông Xuân tới đây. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn ưu đãi để thu mua lúa gạo tạm trữ”. Ông Tần khẳng định trên báo Điện tử Bộ Công Thương”. (1)

Ngẫm chuyện một tổ chức và một con đao

Hà Đình Sơn

Là một tổ chức ắt có việc phân công, mỗi bộ phận là một chức năng, mỗi người là một việc. Bộ phận ở trên, cá nhân ở trên là bộ phận lãnh đạo, cá nhân lãnh đạo; bộ phận ở dưới, cá nhân ở dưới là bộ phận thừa hành, cá nhân thừa hành. Hành vi tốt, hành vi xấu của bộ phận thừa hành, cá nhân thừa hành là kết quả mà nguyên nhân là ở bộ phận lãnh đạo, cá nhân lãnh đạo. Kết cục hành vi của một tổ chức là tiến bộ hay phản động lại là kết quả mà nguyên nhân là ở tôn chỉ, tư tưởng của tổ chức ấy. Việc chỉnh đốn, sửa chữa lại tổ chức là thể hiện cái quyết tâm đi đến cùng, đi nhanh hơn để sớm đạt được cái mục tiêu như lý tưởng mà nó đã chọn. Việc chỉnh đốn, sửa chữa khác về bản chất với việc đổi mới tư duy, nhận thức lại thực tiễn. Nói ngắn gọn chỉnh đốn, sửa chữa là không thay đổi, là bảo thủ, là trung thành, tiếp tục với hệ tư tưởng đã khai sinh ra tổ chức đó.

Tại sao từ chức lại khó?

Hiệu Minh

clip_image001

Đơn từ chức

Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng (Hải phòng) có những sai sót động trời mà không ai từ chức, đâu có phải là chuyện lạ trên thế giới. Giả sử bạn ở địa vị ông Nguyễn Văn Thành, liệu bạn có từ chức hay không? Nói dễ làm khó là ở chỗ này.

Từ xa xưa đến bây giờ và cho đến 1000 năm sau, là một người bình thường, đang giữ ghế quyền lực, chẳng ai bỗng nhiên…từ chức.

Tại sao có người ôm ghế đến cùng?

Trong lịch sử, rất nhiều người ngồi vào ghế lãnh đạo với ý định rất tốt từ ban đầu, nhưng với thời gian, bị quyền lực tha hóa, họ tham nhũng, được hối lộ và tội lỗi từ đó mà ra.

Với chiếc ghế, họ làm giàu cho bản thân, gia đình và bạn bè một cách hết sức nhanh chóng. Chỉ cần cái gật đầu, hàng trăm hecta đất của chung biến thành của riêng. Hàng chục triệu đô la chảy vào tài khoản ngân hàng bên Thụy Sỹ do một chữ ký hợp đồng in ấn.

Tiên Lãng, niềm tin cho những người mất đất

Gia Minh, biên tập viên RFA

OLYMPUS DIGITAL CAMERA          

Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012. Nguồn Phapluat.vn

 

Sau khi có kết luận của thủ tướng chính phủ về vụ cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng; nhiều người dân bị thu hồi đất một cách trái luật lâu nay tỏ ra phấn chấn, kiên trì hơn trong khiếu kiện dai dẳng lâu nay của họ.

Vô vàn vụ Đoàn Văn Vươn

Chính nhiều người đang hoạt động trong hệ thống công quyền tại Việt Nam, hay đại diện cho người dân… đều thừa nhận tình hình cưỡng chế, thu hồi đất một cách tùy tiện, trái luật tại nhiều địa phương của Việt Nam đã diễn ra lâu nay và trở thành vấn nạn không dễ gì giải quyết.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc từng phát biểu vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.

Sau khi xảy ra vụ việc gia đình họ Đoàn nổ súng hoa cải và mìn tự tạo để chống lại lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng, nhiều người dân bị mất đất lâu nay cho rằng vụ việc của bản thân họ và gia đình cũng chẳng khác gì vụ cưỡng chế đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn; có khác chăng chỉ là họ đã không nổ súng và mìn như gia đình họ Đoàn mà thôi.

Trung Quốc tiếp tục phủ nhận vụ bắn vào ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa

Trọng Nghĩa

Đúng một tuần lễ sau khi xảy ra vụ một chiếc tàu đánh cá thuộc tỉnh Quảng Ngãi bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn đuổi và cướp phá, chính quyền Việt Nam, vào hôm qua, 29/02/2012, đã chính thức lên tiếng phản đối và yêu cầu Bắc Kinh phải bồi thường thiệt hại. Ngay lập tức, Trung Quốc đã phản ứng, lên tiếng phủ nhận các cáo buộc từ phía Hà Nội.

clip_image001

Một tàu đánh cá Việt Nam ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, phía sau là khu trục hạm USS Chung Hoon của Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam ngày 15/7/11. Reuters

Chính phủ Thái Lan chọn Xayaburi, bỏ Mê Kông

Tường Khang

clip_image001

Sông Mê Kông (Ảnh: ThienNhien.Net)

ThienNhien.Net – Thời gian này, trong khi chính phủ các nước khu vực Mê Kông đang thận trọng cân nhắc về con đập Xayaburi được đề xuất xây dựng tại Lào thì Chính phủ Thái Lan lại có động thái ngược lại: không tuân thủ tiến trình ra quyết định cấp khu vực, đồng thời tiếp tục thúc đẩy việc thực thi dự án.

Sau Lào, đến lượt Thái Lan

Những phiên điều trần gần đây của Thượng viện Thái Lan và Ủy ban Nhân quyền Quốc gia (NHRC) cho biết, cùng với Lào, chính phủ nước này đã lên tiếng khẳng định tiến trình khu vực đã hoàn tất, theo đó Tập đoàn Ch. Karnchang – chủ đầu tư dự án đập – sẽ được phép tiến hành thi công.

Điều đó chẳng khác nào “Chính phủ Thái Lan chấp nhận phớt lờ các thỏa hiệp được đưa ra hồi cuối năm ngoái giữa chính phủ 4 nước hạ lưu Mê Kông và gạt bỏ mọi quan ngại từ phía Campuchia và Việt Nam. Dù rằng có tới trên 8 tỉnh Thái Lan dễ gặp rủi ro trước những tác động xuyên biên giới của đập thủy điện Xayaburi thì Thái Lan vẫn cứ “bình chân như vại”, coi nhẹ trách nhiệm bảo vệ người dân khỏi mối nguy này. Càng vô trách nhiệm hơn khi chính quyền Thái vẫn vỗ tay ủng hộ việc xây đập trong thời điểm các tác động của dự án đối với Thái Lan chưa hề được nghiên cứu đầy đủ” – Pianporn Deetes, đại diện Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế (IR) tại Thái Lan, bình luận.

THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

29 tháng 2 năm 2012

Kính gửi: Bauxite Việt Nam

Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức – người đã tranh đấu vì quyền con người cho Việt Nam để đất nước có thể trở nên dân chủ và thịnh vượng.

Hôm 26 tháng 2 vừa rồi tôi đã gửi đến bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ và một số quan chức lập pháp và hành pháp của nước này nhằm kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết cho việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam.

Tôi xin được chuyển bức thư này đến Bauxite Việt Nam, đề nghị Bauxite Việt Nam giúp phổ biến để nó có thể nhanh chóng đến được với những người quan tâm vì đất nước với hy vọng mong ước trên của chúng ta sớm thành hiện thực.

Xin cảm ơn Bauxite Việt Nam và kính chào.

Trần Văn Huỳnh

Để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 phải làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU LÀ DÂN CHỦ”!

Tống Văn Công

I- LẤY ĐÁ GHÈ CHÂN AI ?

Năm 1996, Nghị quyết Đại hội VIII nhận định: “Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp đe dọa đến sự sống còn của hệ thống chính trị”. Năm 2012, Nghị quyết Trung. ương 4 nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu đầy tâm huyết đã đặt câu hỏi: “Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả không đạt yêu cầu? Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí có chiều hướng nghiêm trọng hơn làm xói mòn niềm tin đối với Đảng?”.

Sở hữu toàn dân và vấn đề ủy quyền, phân quyền

T.S Phạm Gia Minh

Trong lịch sử nhân loại không có điều gì lại gắn bó máu thịt với con người bằng khái niệm sở hữu và do vậy cái quyền thiết thân và thiêng liêng này phải được thể hiện trong cuộc sống một cách cụ thể, không chút mơ hồ.

Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã tập hợp hàng triệu nông dân đi theo Cách mạng tháng 8 /1945 để xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến. Một lời kêu gọi đáp ứng được tâm nguyện ngàn đời của người dân đã thực sự khơi dậy nguồn động lực mạnh như vũ bão. Và cũng chính nguồn động lực đó đã lụi tàn, héo hắt khi ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác bị đưa vào quản lý theo lối “cha chung không ai khóc” của mô hình kinh tế kế hoạch hóa thời bao cấp.

Tiên Lãng và Nguyễn Mạnh Tường

Phạm Hồng Sơn

Muốn chữa bệnh phải tìm được “bệnh căn”. Trong vụ án Đoàn Văn Vươn, điều đáng mừng là dư luận đã không nhìn đây như một vụ việc đơn độc mà gắn nó vào một tình trạng phổ biến, có thể gọi không ngoa là một quốc nạn, và tìm thấy gốc là ở Luật đất đai và Hiến pháp, và đề cập đến biện pháp mạnh là phải huỷ bỏ chế độ “sở hữu toàn dân… trá hình”!

Song như vậy đã phải là truy tìm được tới nguồn gốc chưa? Tác giả Phạm Hồng Sơn đã viện dẫn khá chi tiết bài diễn văn lịch sử của nhà Luật học yêu nước kiệt xuất Nguyễn Mạnh Tường cách đây 55 năm, nhân vụ sửa sai nửa vời về Cải cách ruộng đất, để giúp ta khẳng định câu trả lời: Chưa, Luật đất đai vẫn chưa phải nguồn gốc của quốc nạn mà cả nước hiện nay đang đề cập!

Gốc ở đâu? Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã tìm thấy sự tương đồng của quốc nạn về đất đai hiện nay, mà nông dân là nạn nhân chính, với quốc nạn cũng về nông dân trong quá khứ là Cải cách ruộng đất, cả hai đều có cùng nguồn gốc. Tư duy Pháp trị của Nguyễn Mạnh Tường dẫn ta đến kết luận không thể khác: “cả hai đều cùng chung một cái nền sinh ra chất độc. Lớp trên của cái nền đó là chính sách (luật) về đất đai, còn lớp dưới cùng là HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PHI DÂN CHỦ […] (PHS)

Kết luận sáng tỏ ấy cũng chẳng phải điều gì ghê gớm đối với tư duy khoa học, nhưng phần đông chúng ta thấy sợ nên cứ tự kiểm duyệt mình thôi. Nhưng cách đây nửa thế kỷ, người Trí thức ưu tú Nguyễn Mạnh Tường, giữa lúc đang được trọng dụng đã dám dấn thân cất lên tiếng nói của Trí tuệ và của lòng yêu nước để cam chịu làm kẻ bị rút phép thông công (Excommunicated) đến tận cuối đời, hẳn ông đặt hy vọng vào lớp hậu bối như chúng ta, ngày nay hoàn cảnh thế giới đã vượt lên rất xa, há ta lại đem sự hèn của mình để cam tâm phụ lòng người đi trước?

Ngoài thu hoạch để tìm ra căn nguyên một vấn nạn xã hội, thiết tưởng tấm gương Nguyễn Mạnh Tường chính là ví dụ thật bổ ích cho cuộc luận bàn về Trí thức hôm nay.

Bauxite Việt Nam

'Dùng thông tin để điều chỉnh Đảng'

Một nhà văn đảng viên cộng sản đề nghị Đảng trở lại tên Lao Động như một cách thuyết phục người dân về cố gắng chỉnh đốn nội bộ.

clip_image001

Ông Phạm Viết Đào cho rằng dân chủ hóa về thông tin là bước đi khả dĩ hiện nay

Tầm nhìn của con ngựa kéo xe

Trần Kinh Nghị

clip_image002

Hồi cuối những năm 1970s tôi may mắn được trong số ít ỏi lưu học sinh của nước Việt Nam XHCN sang du học tại Anh quốc TBCN. Đó cũng là thời kỳ khó khăn nhất của Việt Nam cả trên hai mặt trận đối nội và đối ngoại. Về đối nội, lúc đó chưa có đổi mới, vẫn còn nguyên chế độ bao cấp thiếu đủ thứ từ cây kim sợi chỉ cho đến gạo, đường, mắm muối… Về đối ngoại Việt Nam bị cả phương Tây và ông bạn láng giềng phương Bắc gây sức ép ghê gớm vì sự kiện Campuchia.

Thời kỳ đó, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh tương đối thân thiện. Tuy nhiên phía Anh chưa công nhận chế độ bằng cấp của Việt Nam và cũng dè dặt trong quan hệ chính trị, do đó chỉ cấp một số ít học bổng hạn chế trong lĩnh vực đào tạo giáo viên Anh văn, và chỉ cấp chứng chỉ (certificate), không cấp bằng master cho ai cả. Một số cán bộ trẻ được Bộ Ngoại giao được cử đi học phải đóng vai "giáo viên" của Đại học Sư phạm Hà Nội, và may mắn cũng vượt qua vòng thi tuyển. Sau khi hoàn tất thủ tục, đoàn du học sinh gồm 20 người chúng tôi lên đường trước Tết âm lịch năm 1978 bằng đường không qua Hồng Công để đến London. Đó là đoàn thứ 2 trong số 3 đoàn được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai nước trước khi chương trình bị gián đoạn do tình hình quan hệ xấu đi trước bối cảnh vấn đề Campuchia và chiến tranh biên giới Trung -Việt…

Philippines kiên quyết mở rộng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (Reuters)

 

Hôm nay 29/02/2012, chính quyền Manila tuyên bố kiên quyết mở rộng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông và phớt lờ lời cảnh cáo đến từ Trung Quốc. Philippines cho biết nước này có toàn quyền mời công ty nước ngoài đến thăm dò dầu khí trong vùng biển nằm giữa bờ biển phía tây của mình và Biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã xác định như trên vào hôm nay, 29/02/2012, trong một tuyên bố ngắn gọn nhằm bác bỏ lời cáo buộc vừa được Bắc Kinh lập lại, theo đó Manila đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc với kế hoạch cho đấu thầu 15 lô thăm dò dầu khí ngoài khơi Philippines.

Theo Ngoại trưởng Philippines, vùng biển được nước này mở ra cho các nhà đầu tư ngoại quốc hoàn toàn nằm trong khu vực «thuộc chủ quyền» của Manila, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Nông dân mất đất xin cứu đói

Hơn 100 nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã kéo đến trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để khiếu kiện hôm thứ Ba ngày 28/2.

clip_image001

Nông dân Dương Nội đã đi khiếu kiện hơn bốn năm nhưng không được kết quả gì

Theo chân bà Aung San Suu Kyi trên đường vận động tranh cử

Danielle Bernstein | Rangoon

Vào lúc cuộc vận động tranh cử đang trở nên sôi nổi hơn, đảng của khôi nguyên giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi là khuôn mặt nổi bật của phe đối lập chính trị. Từ Rangoon, thông tín viên VOA Danielle Bernstein ghi nhận về sự phấn khởi và căng thẳng đối với cuộc vận động tranh cử của chính trị gia nổi tiếng nhất Miến Điện.

clip_image001

Các ủng hộ viên mang hoa tặng lãnh tụ dân chủ Miến Ðiện Aung San Suu Kyi trên đường đi vận động tranh cử tại thị trấn Thone-Gwa ở Yangon, ngày 26/2/2012. Hình: AP

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn