KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO TẤT CẢ TÙ NHÂN CỰU QUÂN NHÂN VÀ VIÊN CHỨC CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA, LẤY “VIỆT NAM” LÀM QUỐC HIỆU ĐỂ HÒA GIẢI DÂN TỘC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------------------------------
Hà Nội ngày 30/8/2010
KIẾN NGHỊ
TRẢ TỰ DO CHO TẤT CẢ TÙ NHÂN CỰU QUÂN NHÂN
VÀ VIÊN CHỨC CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA,
LẤY “VIỆT NAM” LÀM QUỐC HIỆU ĐỂ HÒA GIẢI DÂN TỘC

Thư bạn đọc: Ngô Bảo Châu, quan trí và dân trí

image Long Nguyen

Hôm qua ngồi xem TV lễ mừng giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields thấy ngồ ngộ làm sao. Người được vinh danh thì thái độ chừng mực, và thậm chí còn không giấu được cử chỉ như là ngáp vì không quen thuộc, trong khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại có cảm xúc bốc lên tận trời, cứ như thể Việt Nam mình giỏi lắm, hoặc thậm chí như ông ấy là người đoạt giải vậy. Tôi rất khâm phục cách cư xử của giáo sư và gia đình. Thật nhẹ nhàng, thật đúng là nhà khoa học. Càng khâm phục hơn khi câu kết thay vì cảm ơn Đảng Nhà nước và Chính phủ thì giáo sư chỉ cảm ơn những bạn trẻ đã quan tâm và cổ vũ cho con đường nghiên cứu khoa học mà giáo sư đã trải qua...

Tôi chợt nghĩ, hình như người ta lấy hình ảnh và giải thưởng của giáo sư để làm cân bằng những thối nát của những người đang làm việc trong chính quyền sở tại, như vụ Chủ tích tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô, vụ công an đánh chết người ở Bắc Giang, và nhất là vụ con tàu đắm Vinashin...

Ôi đúng là chính trị! Nhưng may thay dân trí của chúng ta đã được nâng cao hơn mặt bằng mà các quan chức hàng đầu đất nước suy nghĩ. May thay...

L. N.

Thư độc giả: Sinh viên Bình Dương và việc làm HS - TS - VN

clip_image004Kính gởi các chú, bác trong Ban Biên tập Bauxite Việt Nam

Tụi cháu là vài sinh viên đang theo học ở Đại học Bình Dương. Cách đây không lâu, tụi cháu có gởi một số tấm ảnh nói lên việc làm của tụi cháu về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa cho trang mạng Dân Luận. Trang này đã đăng, và sau đó nhờ truy cập trên google, tụi cháu mới biết là trang Bauxite Việt Nam cũng đã cho đăng lá thư và các tấm ảnh của tụi cháu. Việc này làm cho tụi cháu sung sướng vô cùng. Tụi cháu không ngờ lá thư của tụi cháu đã được lên trang mạng Bauxite Việt Nam.

Mấy hôm nay, trang Dân Luận bị tin tặc tấn công, không còn truy cập được nữa. Do đó, kỳ này tụi cháu xin được gởi đến các bác những tấm ảnh mà tụi cháu đã cố gắng ghi lại việc làm của tụi cháu ở Bình Dương để nói lên tấm lòng yêu nước và rất mong được các bác chiếu cố cho đăng lên.

Dương và các bạn

Tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, vũ khí diệt tàu ngầm, sắp đi vào hoạt động

South China Morning Post

29-08-2010

image Tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, vũ khí đáng sợ trong thời gian dài được biết đến như một thứ vũ khí diệt tàu sân bay, sắp đưa vào hoạt động, theo một viên chức cấp cao quân đội Mỹ.

Chỉ huy Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Willard, đã nhận xét như thế ở Tokyo hồi tuần này. Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ không bị ngăn cản việc triển khai các con tàu trong khu vực vì tên lửa này.

Ông Willard đã nói với các nhà báo Nhật Bản: "Theo như chúng tôi được biết, nó đã trải qua các thử nghiệm lặp đi lặp lại và có thể sắp đi vào hoạt động. Chúng tôi không được phép phát triển khả năng này và các quyền hạn để ngăn cản quyền đi lại trong hải phận quốc tế ở các khu vực xung quanh Trung Quốc, cả các bạn cũng không muốn chúng tôi làm vậy”.

Một vài cảm nghĩ nhân ngày lễ độc lập

Quang Lâm (Ba Lan)

clip_image001

Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba đình lịch sử ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa *, xóa bỏ ách thống trị của thực dân và nền quân chủ chuyên chế, lập nên chế dộ cộng hòa dân chủ – một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam ta.

Mở đầu bản Tuyên ngôn, chủ tịch HCM đã trích dẫn chân lý sáng ngời từ bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Dân quyền 1791 của Pháp như sau:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Nhiều lúc tôi cứ suy nghĩ tại sao chủ tịch HCM, đã từng hoạt động ở Liên Xô trong Quốc tế Cộng sản, lại không viết bản Tuyên ngôn dựa trên các nguyên lý của chính quyền Xô viét để lập ra chế độ XHCN – một chính quyền công nông, chuyên chính vô sản như Liên Xô?

Cuộc sống ở nước nào tốt nhất thế giới? Việt Nam: trong 20 quốc gia cuối bảng!

Lê Diễn Đức
clip_image002
Dưới đây là bảng thứ hạng của các quốc gia được đánh giá tốt nhất thế giới cho cuộc sống của con người.
Nhà tỷ phủ Warren Buffett, người giàu thứ ba thế giới năm 2010 (theo “Forber”) nói rằng, mọi thứ tốt đẹp trong cuộc sống mà ông gặp xuất phát từ thực tế là ông đã được sinh ra ở Hoa Kỳ, tức là sinh ra đúng chỗ và đúng thời.
Đó là sự thật. Có tài bao nhiêu mà “đầu thai nhầm thế kỷ” và “lạc loài dăm bảy đứa” như những người của Phong trào Nhân văn Giai phẩm, thì sống được bình thường đã là may mắn khôn lường rồi. Chỉ vì đòi tự do cho sáng tác văn học, nghệ thuật và bày tỏ tư tưởng mà họ đã bị trấn áp, đày đọa, chôn vùi sự nghiệp suốt cả cuộc đời.

Làm sao thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh: “NẾU CHÍNH PHỦ LÀM HẠI DÂN THÌ DÂN CÓ QUYỀN ĐUỔI CHÍNH PHỦ”?

Tống Văn Công

image Sau bài viết “Vì sao Hồ Chí Minh đặt dân chủ trước giàu mạnh?”, tôi nhận được nhiều ý kiến bạn đọc trong, ngoài nước, hỏi vì sao hiện nay cả nước đang liên tục rầm rộ tổ chức học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng những tư tưởng lớn của người rất cần cho sự nghiệp Đổi mới, cho cuộc sống nhân dân thì lại không được học tập, vận dụng?

Trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến một trong những nội dung cốt lõi về dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một cách mạnh mẽ: "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” (HCM toàn tập, NXB Sự thật, tập 4, trang 283).

Đây là một nội dung có ý nghĩa then chốt ở một thể chế dân chủ, nó như lửa thử vàng để biết vàng thật hay vàng giả, ở đây là dân chủ thật hay dân chủ giả.

Có thể bạn sẽ hỏi liệu Chính phủ của chúng ta đã có những sai lầm gì "làm hại dân"?

Năm qua, Chính phủ có nhiều việc làm bị chỉ trích nặng nề như:

– Dung dưỡng các tập đoàn kinh tế làm ăn tùy tiện gây thất thoát lớn (hiện dư luận đang bức xúc về chỉ thị của Thủ tướng giải cứu sự sụp đổ của Vinashin).

Ý kiến nhỏ nhân ngày lễ lớn (về lý luận và thực tiễn)

Hà Sĩ Phu

1/. Xin nhắc lại mấy nhận thức cơ bản
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Cũng những ngày này 22 năm trước (1988) tôi khởi sự cầm bút viết những suy tư của mình về xã hội. Với thói quen “tư duy trừu tượng”, một cách lô gích và hệ thống, của khoa học tự nhiên, tôi tìm đến cội nguồn của mọi vấn nạn xã hội Việt nam (để tự giải đáp cho mình) không mấy khó khăn, mà tôi biết chắc rằng mình chẳng tài cán gì, bất cứ ai trung thành với tư duy khoa học cũng đều đi đến kết luận tương tự.
Kết luận ấy là Việt Nam đã du nhập vào đất nước mình cái gọi là “chủ nghĩa Xã hội khoa học” nhưng thực chất vẫn chưa ra khỏi quỹ đạo của những “chủ nghĩa Xã hội không tưởng” phản khoa học, tuy phản khoa học nhưng lại đáp ứng trúng những nhu cầu trước mắt và tâm lý của đám đông. Vì thế chủ nghĩa ấy đã thu hút được số đông, khơi dậy được tiềm năng ái quốc của dân tộc để đạt mục đích giành chính quyền.
Nhưng khi Đảng Cộng sản đã thành đảng cầm quyền duy nhất điều hành xã hội thì những nguyên lý phản khoa học, cực đoan và phản dân chủ của lý thuyết không tưởng mới bắt đầu phát huy tác dụng vừa kìm hãm vừa tàn phá của nó đối với con người và xã hội. Giai đoạn hào quang của ảo tưởng không thể kéo dài mà mau chóng chuyển sang thoái trào rồi khủng hoảng, đến mức Đảng phải hô hào “đổi mới hay là chết”. Bản chất của vấn đề là ta đã dùng một phương tiện chống lại mục đích, muốn vượt lên phía trước thật nhanh nhưng không ngờ ngày càng tiến về phía sau, nghĩa là đi ngược chiều tiến hóa, ngược chiều so với nhân loại tự nhiên. Đã đi ngược chiều thì,về lý thuyết, muốn đổi mới cũng rất đơn giản, chỉ “đằng sau quay” là xong, là hòa nhập vào dòng chảy tự nhiên của nhân loại. Một đảng có tuệ tâm-tuệ nhãn và dũng khí vượt qua thường tình, tự lột xác mình như vậy chẳng những sẽ tiếp tục dẫn đường mà còn là của báu muôn đời cho dân tộc.

Vài nhận định về biển Đông

Đoàn Hưng Quốc

image Kể từ ngày Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ mối quan tâm của Hoa Kỳ về biển Đông, nhiều người đã bàn đến một sự hợp tác mới giữa Mỹ – Việt để cân bằng với áp lực từ Trung Quốc, đồng thời có đôi chút hy vọng khi nhà cầm quyền Hà Nội tỏ thái độ bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh hải.

Người viết chia sẻ mong mỏi này, nhưng đồng thời xin trình bày quan điểm khác biệt với nhiều ý kiến trên báo chí và các đài truyền thanh trong những ngày gần đây.

***

Nếu tiền đề để Hoa Kỳ trở lại Biển Đông chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của họ thì liệu người Mỹ có thể xem nhà cầm quyền Hà Nội như một đồng minh đáng tin cẩn hay không? Câu trả lời rất đơn giản là không. Ngay cả nếu đã bỏ qua bài học chua cay trong thời gian chiến tranh, đến giờ này chính dân chúng trong nước cũng không tin lãnh đạo sẽ chịu hy sinh quyền lợi cá nhân và đảng phái để thực tâm bảo vệ đất nước, thì làm sao nước bạn có thể trông cậy được?

Báo chí ta đưa tin Gương “người tốt, việc tốt”

Hà Đình Sơn

Sáng thứ Bảy 28/8/2010, các báo mạng nhà nước như Dân Trí, Báo Gia đình & Xã hội, Vnexpress, Vietnam.net… đồng loạt đưa tin trên trang nhất, gương ‘người tốt, việc tốt’. Nguồn tin được lấy từ Báo Gia đình & Xã hội online, của Tổng biên tập Lê Cảnh Nhạc.

Tin thứ nhất:

Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về Việt Nam

Chiếc máy bay và miệng giếng

Một tản mạn về ảo, thực và những suy tư về đất nước

Người yêu nước

image Các bạn thân mến,

Hôm nay, tôi xin tản mạn về câu chuyện một thời khá “hot” ở nước ta.

Cách đây vài năm, Việt Nam lên cơn sốt về một đại gia sắm máy bay riêng. Sốt quá đi chứ. Ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người một năm xấp xỉ 2900 Mĩ kim theo thông số năm 2009 của CIA, Mĩ, mà có người cách đây mấy năm sở hữu một phương tiện di chuyển trị giá hàng triệu Mĩ kim như thế, sao mà không sốt được. Chuyện động trời đến mức một số người đi hơi quá. Tôi xin kể cho các bạn nghe, có lần tôi vào một trang web chia sẻ video và theo dõi một clip về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong phần bình luận ngay phía dưới video clip đó, có một bạn nói rằng, và tôi xin cố gắng thuật lại chính xác nhất: “ở Việt Nam có bầu Đ. có máy bay riêng đó, bên Mĩ được bao nhiêu người như vậy?”

Tôi sẽ phân tích câu nói trên dựa trên 2 yếu tố: giá trị ảo và giá trị thực tiễn.

Trung Quốc tập trận trên Hoàng Hải để phô trương, nhưng tránh trực diện với Mỹ

Trọng Nghĩa

clip_image001

Một chiếc tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc tại một cảng mới ở vùng biển sát Hoàng Hải ngày 18/8/2010. Reuters.

Tờ Công an nhân dân vừa có bài Đừng nhắm mắt nói bừa! của Lưu Nguyễn phê phán Lý Hồng Mai mà tác giả gọi là “giống cái”, là người đã viết bài trên tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc “khuyên” Việt Nam “đừng đùa với lửa”. Vậy đấy, Quốc phòng Thứ trưởng Vịnh Trung tướng đã thề chết thề sống rằng, với chính sách “ba không”, Việt Nam tuyệt nhiên không gây một chút cản trở nào đối với sức mạnh quân sự đang ngày càng “phì đại” của Trung Quốc, và tình nguyện đời đời làm người “em” hữu hảo với ông anh láng giềng, hộ vệ ông anh làm bất kỳ việc gì, ấy thế mà có được đâu, dập đầu xuống mà thề như cái thói quen nhún nhường của người Việt – hay là của ông Vịnh nhỉ? Hình như 38 nhà cách mạng lão thành có đủ chứng cớ nói rằng đây là phẩm tính của riêng ông Vịnh thì phải, chứ người Việt không có thế đâu – cũng chẳng ăn thua. Kẻ quen lấn lướt, rồi lại gặp được người “tri kỷ” để cho họ lấn lướt, thì thề như thế chứ thề nữa, thậm chí ông Vịnh trong cuộc gặp ông Lương Quang Liệt có làm đến chuyện của Câu Tiễn ngày xưa thì cũng vậy thôi. Họ đã răn đe mà mình lùi nữa là họ làm tới đấy. Chi bằng nhân nhượng cứ nhân nhượng nhưng không tuyên bố “ba không” tước mất quyền tự vệ chính đáng của mình đối với Biển Đông là nơi mình hoàn toàn có chủ quyền, có phải hơn không? Vậy biết ai là dại biết ai khôn đây thưa Trung tướng? Khôn nghề lẻo mép là khôn dại đấy. Đến cái tuổi vắt tay lên trán mà ngẫm nghĩ chắc Trung tướng sẽ thấm thía cái vỗ vai của các bậc lão thành chí sĩ.

Bauxite Việt Nam

Obama và châu Á, với những trần tình

Joshua Kurlanzick/ Council on Foreign Relations

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

clip_image001[4]Những vấn đề "cốt lõi" của Hoa Kỳ được đặt ra với chính quyền của TT Obama, sau khi những lời tuyên bố hồ hởi của bà Ngoại trưởng H. Clinton   về sự  "quay lại" ASEAN của Hoa Kỳ tại Hà Nội vào tháng 7 đã trở thành bớt "hot"!

Có lẽ những quan điểm như thế này không làm vừa lòng nhiều trang Web và vô số Blogger đang phấn khởi thăng hoa và hy vọng nhiều vào siêu cường có tượng Nữ Thần Tự Do canh cửa?

Nhưng chính trị siêu cường là sự cân bằng giữa quyền lực bá chủ và quyền lợi kiểm soát kinh tế tại các khu vực địa-chính trị trên thế giới, như được trình bày trong bài viết mà chúng tôi đề nghị BVN đăng dưới đây!

Phải chăng ở Đông Nam Á, về mặt thị trường và tiềm năng kinh tế lớn, Hoa Kỳ trông cậy ở các con rồng con như Singapore, Malaysia rồi đến Indonesia, Thái Lan... còn CHXHCN Việt Nam sẽ chỉ là con chủ bài về mặt quân sự?

Nếu thế thì màn xiếc "đi trên dây" của ĐCSVN sẽ chấm dứt  khi hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc phân chia xong quyền lợi của họ về Biển Đông chăng?

GSTS Nguyễn Thu

Tướng Giáp trong dư luận Pháp

Đặng Tiến

Viết cho BBC từ Orleans, Pháp

clip_image001

Tướng Giáp và chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị chiến dịch 1950. Ảnh: AFP/Getty

Hình ảnh tướng Giáp xuất hiện lần đầu trên sách báo phương Tây có lẽ là tấm ảnh chụp chung với tướng Leclerc, khi hai vị lãnh đạo quân đội cùng đi duyệt binh tại Hà Nội ngày 22 tháng 3-1946, trước những đơn vị Pháp vừa mới trở lại, và Việt Nam vừa mới thành lập.

Võ Nguyên Giáp thời ấy chưa có quân hàm, mặc thường phục, đội mũ phớt cố hữu, và Leclerc chào quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lá cờ cũng mới được chính thức công bố trước đó.

Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ, có mặt hàng đầu bức hình, kể lại: “Cuộc duyệt binh có sự tham dự" của tiểu đoàn Việt Nam đầu tiên, gồm hầu hết là cựu binh sĩ khố đỏ, hàng ngũ chỉnh tề. Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng quốc phòng, đi cạnh Leclerc […]; quốc thiều Việt Pháp đã trổi lên và quan khách đứng nghiêm trước đài tử sĩ Việt Pháp. Giáp nghiêm nghị và tươi cười, mũ phớt chụp xuống tận tai, chào với nắm tay. 

Cuốn Lịch sử một hòa đàm dang dở của tác giả Jean Sainteny, xuất bản năm 1953, tóm tắt một bi kịch lịch sử kéo dài 30 năm. Cuối sách có phụ lục tiểu sử tướng Giáp (đến năm 1948) “người nhỏ thó nhưng rắn rỏi, Võ Nguyên Giáp kết hợp óc thông minh xuất chúng với ý chí sắt đá và cá tính can trường”.

Sainteny là chính khách uy tín, đã trở lại Hà Nội làm Tổng đại diện cho Pháp, 1954-1958, và sau đó tới năm 1966 là Đặc phái viên của Tổng thống De Gaulle tại Miền Bắc.

Những bài thơ, nhạc cho Hoàng Sa Trường Sa

Mặc Lâm, Phóng viên RFA

clip_image001

Các bạn trẻ với áo, mũ “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội hôm 14/3/2010. Ảnh do thính giả gửi RFA

Mấy lúc gần đây mặc cho chính quyền có thái độ nhũn nhặn đối với vấn đề Hoàng Sa Trường Sa, người trẻ trong và ngoài nước đã chọn internet làm vũ khí truyền thông để chuyển tải tiếng nói của họ.

Những bài viết tuy dài ngắn khác nhau, nhưng chủ đề chính là đòi chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.

Bên cạnh những bài viết có tính chính luận, có không ít bài thơ được gửi đi khắp thế giới trong chủ đề này. Hôm nay chúng tôi mời quý vị thưởng thức vài bài thơ hoặc nhạc phổ từ thơ rất độc đáo của những ngòi bút nổi tiếng hay chưa nổi tiếng, nhưng nét chung của các tác giả lại rất giống nhau: xót xa trước những mất mát không thể bù đắp, và đau đớn trên từng giọt máu đã đổ ra để bảo vệ tổ quốc.

Ngược thời gian trở về với năm 1974, toàn dân miền Nam lúc ấy đang sống trong chiến tranh với miền Bắc nhưng khi nghe tin Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm thì hầu như cả miền Nam rực lửa. Quân đội vừa phải đối diện với các lực lượng lớn đang ùa vào từ miền Bắc lại phải đối mặt với kẻ thù bên ngoài là Trung Quốc, thế gọng kềm đã làm suy kiệt sức chiến đấu của đội binh tinh nhuệ của miền Nam lúc bấy giờ.

Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ Nguyễn Du

Nguyễn Huệ Chi
Ngày hôm qua, 28-8, tại Resort Phương Nam (Bình Dương) đã diễn ra Hội thảo khoa học Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, do Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học
clip_image002
TP HCM và Học viện Phật giáo Viện Nam tại TP HCM đồng tổ chức. Hơn 70 báo cáo của 76 tác giả được chọn in thành một tập kỷ yếu dày dặn gần 850 trang. Báo cáo sau đây của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là một trong hai bài nghiên cứu được chọn đọc trong phiên toàn thể.
clip_image004
Bauxite Việt Nam xin hoan nghênh Ban Tổ chức đã chọn tháng 7 Âm lịch để tiến hành Hội thảo, đúng với thời điểm dời đô cách đây 1.000 năm, như đã được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận. Và như thế, thì không hiểu vì lý do gì mà Đại lễ 1000 năm Thăng Long lại được các cơ quan có trách nhiệm ấn định từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 10? Vì ngày 10 tháng 10 là ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954) chăng? Nếu thế thì làm sao có thể nói là 1000 năm Thăng Long? Hơn nữa, lẽ ra, trong bối cảnh Trung Quốc đang bắt bớ đánh đập ngư dân ta, đang chiếm đóng biển đảo ta, trong bối cảnh gần 300 ngàn ha rừng bị đem cho Trung Quốc “thuê” dài hạn 50 năm, những ai có chút nhạy cảm chính trị hẳn không quyết định thời điểm Đại lễ như thế, nếu nhớ rằng ngày 1 tháng 10 là Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa!
Bauxite Việt Nam

Kỷ niệm lần thứ 65 CMT8 và Quốc khánh 2-9: CHỈ CÓ MỘT THỨ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN

Tống Văn Công

image Đọc bài "Phát triển nhanh và bền vững" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi vô cùng ngạc nhiên khi ông 15 lần nhắc "thực hiện dân chủ", "mở rộng dân chủ", 3 lần nhắc thực hiện "quyền làm chủ"! Thử giở gần chục quyển Nghị quyết Trung ương do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành thì thấy Nghị quyết nào cũng nhiều lần nhắc đến "thực hiện dân chủ". Ngay Nghị quyết về công tác tư tưởng và báo chí cũng: "Phải phát huy dân chủ khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Đảng, toàn xã hội tạo bước phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và báo chí." (trang 19).

Nếu so sánh với nguyên thủ các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Singapore... thì sẽ thấy trong diễn văn nhận chức, thông điệp đầu năm và cả trong đề cương tranh cử, họ đều chỉ nói những chủ trương, công việc cần phải làm, không hề nói tới việc "thực hành dân chủ", "mở rộng dân chủ". Đã vậy, nhiều phát ngôn của các nước nói trên lại thường chỉ trích Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền! Chống chế lại, nhà nước Việt Nam cho rằng có hai thứ dân chủ và nhân quyền, của phương Tây và của Việt Nam. Nặng nề hơn, nhiều nhà lãnh đạo và nhà lý luận Việt Nam cho rằng "các thế lực thù địch" đã không ngừng lợi dụng dân chủ và nhân quyền của phương tây để công kích, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Học gì từ Nguyễn Trường Tộ?

Giáp Văn Dương

image Bài học lớn nhất mà chúng ta học được từ Nguyễn Trường Tộ chính là sự thất bại của ông trong việc kiến nghị những giải pháp canh tân đất nước với tư cách một trí thức. Từ đó thấy rằng, chỉ khi nào người trí thức tự giác tránh con đường cụt mang tên “trí thức cận thần” để đi trên con đường mới – con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân – thì đất nước mới có thể tránh được nguy cơ trở thành “đất nước cận thần” và giữ được nền độc lập đúng nghĩa.

Mỗi khi nói về sự canh tân của nước Nhật, ta không khỏi nghĩ đến Fukuzawa Yukichi.

Mỗi khi nghĩ đến Fukuzawa Yukichi, ta không khỏi nghĩ đến Nguyễn Trường Tộ.

Cả Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ đều là là những nhà tư tưởng về cải cách, sống cùng giai đoạn lịch sử. Nhưng một người thành công, một người thất bại.

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Fukuzawa Yukichi thành công, còn Nguyễn Trường Tộ thì thất bại?

Một phần của câu trả lời đến từ sự khác nhau trong cách tiếp cận của hai người.

Trí thức độc lập

Vụ án Vedan: ô nhiễm trong guồng máy lãnh đạo

Lê Quốc Trinh, Canada

image Theo lẽ thường tình, một chính phủ do dân lựa chọn và bầu lên công khai, là một tập thể những người có khả năng điều hành và chịu trách nhiệm trước toàn dân về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ, an ninh, an toàn của người dân. Thế mà vụ án Vedan kéo dài suốt 10 năm trời đằng đẵng, bây giờ mới đi đến bồi thường thiệt hại chứng tỏ rằng công ty này có một cái ô dù rất chắc che chở trên đầu, đến nay vì lẽ gì đó chiếc dù bị lủng mà bị mất bảo kê, thế thôi. Đại hội ĐCS sắp diễn ra trong một bối cảnh căng thẳng từ trong ra đến ngoài, ai cũng thấy dư luận phản hồi càng ngày càng bực bội, gay gắt hơn, nhiều tiếng nói phê bình thẳng từ trong hàng ngũ đảng viên, cho đến những bác nông dân bị oan khiên, bị đàn áp, trù dập trong bóng tối, những nhà trí thức đấu tranh dân chủ liên tục bị bắt bớ giam cầm, là một trong những yếu tố cho thấy dân tộc Việt Nam muốn đứng lên giành lại quyền sống.

Một câu hỏi quan trọng cần phải đặt ra: "Nhà Nước VN có thật sự làm việc với công ty Vedan để bảo đảm rằng cơ sở sản xuất bột ngọt đã giải quyết dứt điểm vấn đề xử lý chất thải cực độc (có chứa hoá chất cyanure), từ nay dứt khoát không còn gây tác hại ô nhiễm trong môi trường sống xung quanh (đất, nước, không khí)?". Đây là vấn đề mấu chốt của hiện tại và tương lai, bảo đảm cho đời sống dân cư xung quanh nhà máy. Thế nhưng chưa hề nghe ông Bộ Trưởng Phạm Khôi Nguyên lên tiếng xác nhận điều này trên báo chí truyền thông.

Vụ Nhân văn – Giai phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành (kỳ 2)

Lê Hoài Nguyên
image III- Diễn biến vụ NVGP
1- Biên niên sự kiện
Năm 1953:

· Luật Cải cách ruộng đất được ban hành

· Stalin qua đời.

· Ngày 17-6 biểu tình tại Cộng hòa dân chủ Đức. B. Brecht và J. R Becher phê phán chính sách văn nghệ chuyên chính của Đảng và nhà nước.

· Trần Dần bị phê bình giảng sai chính sách văn nghệ của Đảng trong khóa đào tạo cán bộ văn công do ông phụ trách.

Tàu ngầm cắm cờ dưới đáy đại dương

South China Morning Post

image Tàu nghiên cứu khoa học Trung Quốc củng cố tuyên bố chủ quyền trong thời gian lặn thử nghiệm ở biển Đông

Stephen Chen

27-08-2010

Hôm qua người thiết kế con tàu cho biết tàu ngầm Trung Quốc cắm một lá cờ quốc gia sâu dưới đáy biển Đông trong thời gian lặn thử nghiệm hồi tháng trước để củng cố tuyên bố lãnh thổ Trung Quốc.

Bộ Khoa học Công nghệ và Cơ quan Quản lý đại dương Nhà nước Trung Quốc cùng tuyên bố hôm qua rằng, một tàu ngầm nghiên cứu khoa học Trung Quốc với thủy thủ đoàn gồm ba thành viên dân sự đã khám phá địa hình không rõ ở vị trí nào, ở độ sâu hơn 3.700 mét tại trung tâm biển Đông. Trước khi nổi lên trên mặt nước, họ đã cắm một lá cờ Trung Quốc dưới đáy đại dương.

Nhìn từ Nhật Bản : Phải buộc Trung Quốc đàm phán đa phương về Biển Đông

Trọng Nghĩa

clip_image001

Khu trục hạm Nhật Bản JS Atago trên đường về cảng Pearl Harbor (Hawaii) ngày 30/07/2010 sau cuộc tập trận RIMPAC 2010 với Hoa Kỳ và nhiều nước khác. US NAVY/N. Brett Morton

Các hành động của Trung Quốc phô trương sức mạnh để khẳng định chủ quyền tại Biển Đông đã làm tình hình căng thằng và gây lo ngại nơi các láng giềng, trong đó có Nhật Bản.Trong bài xã luận ngày 18/08/2010 tựa đề “Hợp tác quốc tế quan trọng ở biển Nam Trung Hoa - Biển Đông)" (Intl cooperation vital in South China Sea), tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun, đã kêu gọi các nước có quan ngại hợp tác với nhau để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn hội nghị đa phương nhằm giảm căng thẳng tại Biển Đông.

Yomiuri Shimbun là tờ báo lớn nhất tại Nhật Bản, rất có uy tín, với lượng phát hành hơn 10 triệu bản mỗi ngày, cho nên ý kiến được nêu lên rất đáng quan tâm. Sau đây là nguyên văn bài xã luận.

Trung Quốc đang sử dụng lực lượng hải quân hùng mạnh của mình để hung hăng tiến vào Biển Đông, đầu mối quan trọng của các tuyến đường biển quốc tế. Hoa Kỳ và các nước châu Á ngày càng cảnh giác trước động thái của Trung Quốc.

Thứ Hai 16/08/2010, trong báo cáo hàng năm cho Quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng "xu hướng hiện nay trong khả năng quân sự của Trung Quốc là một nhân tố chủ yếu làm thay đổi cán cân quân sự trong vùng Đông Á", đề cập đến các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nói chỗ mô cũng đúng

Nguyễn Thế  Thịnh

Hôm qua đi tiếp bạn, không ngờ lại được gặp một thằng em từ thưở hàn vi, bây giờ đã là Phó Tổng một ngân hàng (công) lớn của nước ta. Gặp nó, mừng quá, ôn nghèo kể khổ, lại nhớ đến hai chuyện.

Chuyện thứ nhất, hồi đó có lần, nó bảo em có chai rượu Ba Đồn, mấy anh em ra nhà nhậu cho vui. Tôi, Minh Toản, Tùng Lâm, Hữu Thái và nó làm được ba vòng thì hết chai rượu. Nó ngồi bần thần nói, em có chai rượu ngâm mật gấu (hồi đó là quý lắm) để khi bà đau chân tay thì xoa bóp, nhưng thôi, phá lệ, làm người một ly. Vừa nói nó vừa bắc ghế, với tay lên bàn thờ lấy cái khóa, mở tủ ra, rót cho người một ly mắt trâu, xong thì khóa lại, bỏ chìa khóa lên bàn thờ. Uống xong ngồi một lúc, nó lại bắc ghế, với tay lấy chìa khóa, mở tủ, bảo phá lệ lần nữa anh hè. Rót thêm mỗi người một ly mắt trâu, khóa tủ lại, bỏ chìa khóa lên bàn thờ... Phá lệ vài lần thì chai rượu mật gấu sạch tưng. Nó ngồi rơm rớm nước mắt, bảo mai mạ em đau lấy chi mà bóp...

Hứa suông và tính nhẩm, đoán mò

Nguyễn Quang Lập

clip_image001

Ảnh minh họa - Nguồn: internet

PN - Bây giờ chẳng ai lạ gì những lời hứa suông vẫn được các vị quan chức đầu ngành, những người có trách nhiệm cao trong các lĩnh vực văn hóa - kinh tế - xã hội nước nhà vẫn dùng như một thứ võ để xoa dịu dư luận.

Năm 2010 đã được quá nửa, nếu có một thống kê mà các vị quan đầu ngành đã hứa đến năm 2010 họ sẽ làm được những gì, người ta sẽ giật mình thấy hầu hết là những lời hứa suông.

Năm 2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra lời hứa hẹn là trong vòng ba năm ông sẽ chấm dứt tình trạng hai, ba bệnh nhân (BN) phải nằm chung một giường, cũng là chấm dứt tình trạng bệnh viện (BV) quá tải. Đến nay, tình trạng quá tải các BV vẫn y nguyên, thậm chí còn trầm trọng hơn.

Cách đây bốn năm, vào ngày 17/11/2006, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã nói: “Bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình”. Bây giờ thử hỏi các giáo viên (GV) ai sống được bằng lương của mình giơ tay lên, chắc chắn Bộ trưởng sẽ không thấy một cánh tay nào.

Tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” là yêu cầu của lịch sử

image Ngày 25/8, nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào tuổi Một trăm, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã có văn bản gửi Quốc hội Kiến nghị tấn phong Tướng Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam”. Đây là kiến nghị tiếp bước các kiến nghị cùng nội dung của nhiều vị lão thành cách mạng đã lần lượt gửi lên các cấp lãnh đạo cao nhất từ nhiều tháng trước, nhưng là kiến nghị đầu tiên được công bố công khai trên mạng internet. BVN có cuộc phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ về Kiến nghị này.

BVN: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông có thể cho biết do đâu ông có ý tưởng làm Kiến nghị tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” mà ông vừa gửi Quốc hội và BVN cũng đã công bố ngay sau khi ông gửi?

TS Cù Huy Hà Vũ: Ngay từ thuở nhỏ, bên cạnh những bài học lịch sử ở nhà trường và các sách truyện về lịch sử Việt Nam, đối với tôi, cha tôi, nhà thơ Huy Cận là “đường dẫn – link” tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thư bạn đọc: Lạm bàn về việc đề nghị vinh phong hàm nguyên soái cho Võ Đại tướng

Lê Tử

image_thumb108[1] Trên BVN đưa thông tin về việc có một số đề nghị Nhà nước tấn phong hàm Nguyên soái cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lê Tử tôi rất xúc động về tấm tình của muôn vạn đồng bào chiến sĩ đối với bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng” Võ Nguyên Giáp. Thấy còn có nhiều ý kiến khác nhau, kẻ “con dân” này xin lạm bàn như sau:

Đại tướng là một danh từ chung chỉ một cấp của quân hàm. Nó được sử dụng cho trường hợp phong quân hàm cho các sĩ quan cao cấp theo các tiêu chuẩn luật định của từng quốc gia.

Xem lịch sử thế giới và Việt Nam từ xưa tới nay, riêng trường hợp Võ Nguyên Giáp không nằm trong số đó. Đây là trường hợp đặc biệt với những tiêu chí đặc biệt không luật nào có được và không ai có thể đáp ứng được ngoài Võ Nguyên Giáp, do một nhân vật lịch sử đặc biệt là Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt là kháng chiến chống Pháp đặt ra và tấn phong. Vì thế không thể và không được đánh giá hàm ĐẠI TƯỚNG của Võ Nguyên Giáp như hàm đại tướng của các vị đại tướng khác.

Cơ sở pháp lý nào cho lực lượng dân phòng tại các đô thị hiện nay?

Hà Đình Sơn

image Những năm gần đây, tại các đô thị, thành phố của Việt Nam, xuất hiện thêm một lực lượng có trang bị đồng phục với đủ các màu sắc xanh, vàng, kiểu dáng mũ, hiệu, hàm, sao, vạch, được trang bị gậy gộc, dùi cui thậm chí cả chích điện… khác nhau tùy thuộc từng phường, từng địa phương – đó chính là lực lượng được gọi tên là Dân phòng.

Theo dõi trên báo chí, truyền hình luôn thấy xuất hiện lực lượng này trong các sự kiện liên quan đến giải phóng mặt bằng, phá dỡ nhà dân, tham gia cùng lực lượng công an chặn bắt người tham gia giao thông, dẹp vỉ hè, đuổi bắt người bán hàng rong, ngăn chặn người dân đi khiếu kiện, tham gia vào tổ chức ‘quần chúng tự phát’… Các hình ảnh của Dân phòng, tạo cho mọi người liên tưởng đến ‘hình bóng’ của lực lượng Hồng vệ binh bên Trung Quốc ngày trước. Nói chung, lực lượng Dân phòng là người ‘tiền phong’, là ‘công cụ’ cho UBND và Công an phường trong các hoạt động cưỡng chế của nhà nước đối với dân tại các đô thị, thành phố hiện nay.

Lực lượng này là ai? Do ai tổ chức, thành lập và ai chỉ huy? Hoạt động trên cơ sở pháp lý và nguồn tài chính ở đâu?

Như thế nào mới là “có cái gì mới”, thưa ông Chủ tịch Quốc hội?

Đinh Kim Phúc

image Trong vở kịch nổi tiếng Mẹ Can đảm và bầy con, Bertolt Brecht miêu tả một mụ đàn bà vì muốn kiếm chác mà rốt cuộc cơ nghiệp tan tành, ba đứa con lần lượt bị giết. Chỉ còn trơ trọi một mình già yếu, nhưng bất chấp, mụ vẫn kiên trì bám víu vào ảo tưởng, vẫn kéo chiếc xe ọp ẹp đi theo đoàn quân để mong bán được hàng. Người đọc càng lúc càng bị dồn nén, đến mức muốn thét lên: “Dừng lại thôi! Sao lại mù quáng thế!”.

Những tưởng đấy chỉ là chuyện trong thế giới hư cấu của nhà văn, ai ngờ trong thế giới thực, có người còn kiên trì hơn Mẹ Can đảm. Quốc phòng Bộ trưởng Phùng tuyên bố: “Trên biển Đông là yên tĩnh, tôi chỉ huy quân đội hằng ngày, hằng giờ, tôi nắm tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường. Vẫn làm, vẫn hoạt động kinh tế bình thường, hàng hải bình thường, du lịch bình thường, làm ăn bình thường và không có vấn đề gì trở ngại cả.” Quốc phòng Thứ trưởng Nguyễn Trung tướng thì tỏ ý tin tưởng: “Trung Quốc không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới”. Bây giờ đế lượt Quốc hội Chủ tịch Nguyễn đại nhân bác bỏ đề nghị Chính phủ có báo cáo về tình hình biển Đông viện lý do một năm nay tình hình biển Đông không có gì mới.

Người dân Việt Nam có cần thét lên hay không?

Bauxite Việt Nam

Đằng sau bài nói chuyện của ông Lưu Á Châu

Mặc Lâm, Phóng viên RFA

clip_image002BVN xin nói đôi lời trước khi đăng lại bài này của RFA. Số là phần dịch bổ sung những phát biểu của tướng Lưu Á Châu về quan điểm của ông ta trong việc TQ xâm lược Việt Nam năm 1979 cũng như trong việc đàn áp vụ Thiên An Môn năm 1989 là do nhà nghiên cứu Dương Danh Dy dịch đăng trên BVN mà ông đã thống nhất với chúng tôi rằng việc dịch này chỉ nhằm bổ sung cho bài dịch của ông Nguyễn Hải Hoành trên VietNamNet, giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về con người mang nhiều bộ mặt Lưu Á Châu, nếu không sẽ có thể vì một bài viết hấp dẫn khiến gây nên sự ngộ nhận – về bất kỳ tướng tá hay nhân vật lãnh đạo nào của nước láng giềng hảo hảo – thì hậu quả chưa biết đâu mà lường.

Khi chính phủ “đi buôn”

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

image Mua và bán là hai nghiệp vụ chính của mọi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế tập trung trước đây, ở Liên Xô, Đông Âu hay Việt Nam, hai nghiệp vụ đó cùng mọi nghiệp vụ hỗ trợ khác, từ tiền lương, đến tiền thưởng, lao động, giá cả, tiền vốn, lợi nhuận...  đều được doanh nghiệp lập kế hoạch hàng năm đưa lên cơ quan chủ quản tổng hợp theo chiều ngang lẫn chiều dọc, rồi đưa trở lại doanh nghiệp coi như pháp lệnh, doanh nghiệp phải hoàn thành. Chính phủ, các Bộ trở thành nơi quyết định cuối cùng trực tiếp đối với doanh nghiệp nhà nước cấp 1, và gián tiếp đối với các doanh nghiệp khác, trên cơ sở cân đối toàn nền kinh tế quốc dân và nhu cầu xã hội, cả về số lượng lẫn trị giá, đến từng sản phẩm. Còn doanh nghiệp chỉ là nơi thi hành, coi như một bộ phận được phân công, phân cấp trong nền kinh tế. Nghiệp vụ mua bán, vì vậy, thực chất chỉ là nhập và xuất sản phẩm, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, hoàn toàn không phải nghiệp vụ kinh doanh như trong nền kinh tế thị trường vốn luôn gắn liền với mục đích lợi nhuận, mặc dù trên giấy tờ khi đó vẫn được gọi là nghiệp vụ kinh doanh. Ngược lại, các hộ buôn bán nhỏ kinh doanh tự mua tự bán hồi đó, không liên quan gì đến kế hoạch nhà nước, thì được gọi dân dã là đi buôn, hàm nghĩa vì động cơ lợi nhuận, để phân biệt với khái niệm nghiệp vụ kinh doanh sử dụng cho doanh nghiệp nhà nước không vì mục đích đó.

Phát ngôn - Hành động: Chữ T gây sốc và "quả bóng"... nhân dân

Kỳ Duyên

Chữ "tâm" gây sốc và chữ "tiền" cũng gây sốc; "quả bóng" mang tên... nhân dân vẫn lăn lóc tại các cơ quan công quyền vì nhiều lẽ. Những thông điệp của Phát ngôn - Hành động tuần này có thể gợi cho bạn đọc những suy cảm sâu sắc.

Chữ "tâm" gây... sốc

Không biết có phải vì quá lo cho sức khỏe nhân dân không mà các ngành ở ta đua nhau dùng "liệu pháp" gây... sốc. Sốc học phí, sốc viện phí, và gần đây nhất là sốc...điện. "Liệu pháp" sốc điện lần này không phải do Tập đoàn điện lực VN (EVN), mà lại do Hiệp hội năng lượng VN (VEA), nhưng cũng là anh em cùng hội cùng thuyền, con chú con bác với nhau.

VINASHIN – CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ Bài 6: Con ngựa hoang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

Lê Trung Thành

image Cuối năm 2005, tin tức về những cuộc đánh bạc cỡ triệu đô của ông Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án 18, làm xôn xao dư luận xã hội. Khi ông ta bị bắt giam thì những người am tường chuyện hậu trường đã nói tới “cái sảy, nảy cái ung” và một “cơn động đất” sẽ xảy ra làm “sụp đổ” căn biệt thự đẹp nhất cơ quan Bộ GTVT ở số 80 phố Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Đó là nơi ông Bộ trưởng Đào Đình Bình và Thứ trưởng thường trực Nguyễn Việt Tiến ngồi làm việc. Diễn biến của trận động đất không phải xảy ra mấy giây mà dồn dập vào những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4.2006.

Ngày 29.3:

Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 481/QĐ-TT tạm đình chỉ chức vụ Thứ trưởng GTVT Nguyễn Việt Tiến để kiểm điểm.

Thư bạn đọc: Băn khoăn phong Nguyên soái cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Kính thưa các vị đang đề nghị phong hàm Nguyên soái cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi xin đồng ý về thiện nguyện, nhưng có băn khoăn: Việc phong này có mở ra tiền lệ phong hàm nguyên soái ở nước ta hay không? Nếu có thì rồi đây nước ta với thói quen tự phong cho nhau, biết đâu sẽ đầy nguyên soái như đầy đại tướng thì dân mệt mỏi lắm. Nhớ lại, 30 năm chiến tranh chống ngoại xâm, thống nhất đất nước, Việt Nam chỉ có hai đại tướng là Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh. Nhưng 30 hòa bình, nước ta lập tức có thêm 11 đại tướng khác, mà nhiều vị trong đó dù đã chết hay còn sống, dù đương chức hay đã nghỉ hưu, không phải ai cũng nhớ tên. Bản thân tôi, chẳng nhớ tên mấy người.

Nên tôi kính đề nghị, nếu có quy định chỉ phong hàm Nguyên soái cho ông Võ Nguyên Giáp thôi, thì tôi xin được ủng hộ. Nếu không có cơ chế đó, hoặc có cơ chế đó mà thấy khó giữ được, thì thôi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng do Bác Hồ phong và trực tiếp trao quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã sống trong lòng dân. Như thế là bền vững.

Sáu Nghệ

Không thể thấy rõ, thấy hết… Trung Quốc ngay từ đầu

Dương Danh Dy

image Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 năm bình thường quan hệ Việt-Mỹ, đầu tháng 7 năm 2010 vừa qua, nhiều cuộc hội thảo khoa học, trao đổi ý kiến… giữa một số chính khách, cựu chính khách, học giả, sinh viên… hai nước Việt, Mỹ đã được tiến hành tại Hà Nội (có cuộc đông tới hơn 150 người). Tôi là người may mắn được tham dự 3 cuộc và đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc trực tiếp với năm ba học giả, người phụ trách một lĩnh vực nào đó của phía Mỹ nhưng là người Mỹ gốc Việt, liên tiếp trong một số ngày. Các anh, các cháu ấy đều nói thành thạo tiếng Việt, với tôi điều này quả thật là một hạnh phúc. Trong câu chuyện riêng tư, một anh (tôi xin phép không nêu tên) đã hỏi tôi: Bác nhận ra bộ mặt “bá quyền bành trướng” của những nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lúc nào?

Tôi đã không ngần ngại nói với anh mấy điều dưới đây:

Chính sách ‘ba không’ của quốc phòng Việt Nam là phục vụ lợi ích Trung Quốc

Hà Đình Sơn

Vnexpress ngày 26/8/2010:

clip_image002

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. (Ảnh: THX/TTXVN)

“Phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định chính sách "ba không" của Việt Nam, và nhấn mạnh rằng mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước láng giềng là "tốt đẹp".  
Chính sách "ba không" mà Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhắc đến, bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.”

Nếu tuyên bố của ông Vịnh là ý chí của ban lãnh đạo nhà nước Việt Nam, thì quá nhu nhược, không dám bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuyên bố đó, có thể hiểu là trong bất cứ tình huống nào Việt Nam cũng không chống lại Trung Quốc,  dù chủ quyền quốc gia của Việt Nam có bị Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm. Hoặc Trung Quốc có xâm phạm, chiếm đoạt lãnh thổ Việt Nam, thì chính sách quốc phòng của chúng tôi là thà chịu chết chứ không chống lại. Đây đúng là một thông điệp bật đèn xanh, tiếp tay cho hành vi ăn cướp của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ các nước trong vùng Đông Nam Á.

Đây là một thông điệp tai hại liên quan đến vận mệnh của tổ quốc Việt Nam, gửi tới quốc tế rằng Việt Nam từ chối liên minh quân sự với bất cứ nước nào khác để chống Trung Quốc trong mọi trường hợp. Một hành vi tự ‘khóa cửa’ nhà mình, nếu có gặp hỏa hoạn cũng không nhờ ai đến cứu.

Biển Đông căng thẳng do đâu?

BBC

clip_image001

Đô đốc Robert Willard nói Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện tại Biển Đông

Gần đây, việc Hoa Kỳ ngỏ ý quan tâm giải quyết tranh chấp Biển Đông đã làm dư luận chú ý. Có ý kiến cho rằng sự tham gia này có thể giúp khai thông quá trình, nhưng cũng lại có quan điểm cho rằng tình hình có thể còn phức tạp hơn.

BBC đã nói chuyện với Tiến sỹ Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Chiến lược Stimson của Hoa Kỳ về chủ đề Biển Đông.

BBC: Thưa ông, câu hỏi đầu tiên là theo ông nguyên nhân nào gây căng thẳng Biển Đông hiện nay?

TS Richard Cronin: Tôi cho rằng động lực của tranh chấp tại Biển Đông không phải là kỳ vọng vào nguồn lợi thiên nhiên tại nơi đây, mà là các yếu tố khác như chủ quyền, tham vọng, lòng tự hào dân tộc, v.v. Bên cạnh đó, là yếu tố vô cùng quan trọng về an ninh nữa.

Tàu ngầm TQ cắm cờ ở đáy Biển Đông

clip_image002

Trung Quốc có vẻ thị uy bằng quân sự để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông

Còn nhớ cách đây hai tháng Quốc phòng Bộ trưởng Phùng ại tướng vừa tuyên bố Việt Nam – Trung Quốc “thân tình, hữu nghị, đúng là tinh thần láng giềng, đồng chí, anh em và là những người bạn tốt của nhau” (http://www.laodong.com.vn/Home/Khong-nen-lam-nong-tinh-hinh-bien-Dong/20106/187474.laodong) thì ngay sau đó, tàu ngư dân ta đánh cá ở khu vực Hoàng Sa liên tiếp bị “tàu lạ” đâm chìm. Nay, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc từ ngày 22 đến ngày 25/8, Quốc phòng Thứ trưởng, Nguyễn Trung tướng vừa tuyên bố chính sách “ba không” của Quốc phòng Việt Nam và tỏ ý tin tưởng “Trung Quốc không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới” (http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/08/3BA1FB29/), thì ngay sau đó Trung Quốc công bố tàu ngầm của họ cắm thành công quốc kỳ ở đáy Biển Đông.

Ông anh 16 chữ vàng đã hào phóng ban nhiều cú vỗ mặt như thế, nhưng chắc chắn không thể lay chuyển niềm tin sắt đá của Phùng Đại tướng và Nguyễn Trung tướng vào thiện ý của người láng giềng vĩ đại. Mừng thay!

Bauxite Việt Nam

Bộ Xây dựng thuê PPJ hay PPJ thuê Bộ Xây dựng?

Phan Lợi

go2.wordpress[1] Hôm qua, lại một lần nữa lãnh đạo Bộ Xây dựng gặp mặt báo giới để lên tiếng phê phán UBND TP Hà Nội về chuyện cơ quan này có văn bản góp ý cho đồ án quy hoạch Hà Nội.

Còn nhớ trung tuần tháng 10-2009, Thủ tướng ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định đồ án này với Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.

Chính vì thế mới thắc mắc, tại sao Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng lại có thể có quan điểm đối chọi, mâu thuẫn nhau về một vấn đề? Cần nhìn nhận thế nào về hai thái độ này?

Ngay sau khi văn bản góp ý của UBND TP Hà Nội được công khai, khá nhiều ý kiến tỏ ý đồng thuận, bởi đó là quan điểm chung của nhiều Đại biểu Quốc hội cũng như dư luận xã hội. Có ý kiến đề nghị TP Hà Nội cần tiếp tục thể hiện trách nhiệm như vậy trước nhân dân.

Nhà máy vàng Bồng Miêu bị đập phá

clip_image002

Nhà máy vàng Bồng Miêu đang được công an bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh: Tấn Vũ

TTO -  Lúc 16g30 ngày 25-8, sau khi chính quyền huyện Phú Ninh, công an tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo công ty TNHH vàng Bồng Miêu thương lượng với người dân xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh), gần 1.000 người dân nơi đây đã giải tán.

Trước đó, nhiều người dân cho rằng vì bức xúc vụ thanh niên tên Dương Văn Yên (19 tuổi) đi mót vàng đã bị công an huyện gí roi điện làm bất tỉnh phải đi cấp cứu nên  nhiều người dân địa phương đã đập phá nhà máy vàng Bồng Miêu.

Đập phá nhà máy

Sáng 25-8, hơn 50 bảo vệ của công ty TNHH vàng Bồng Miêu, hàng chục cảnh sát cơ động công an tỉnh Quảng Nam đã tiếp tục được tăng cường và bảo vệ nghiêm ngặt nhà máy chiết xuất vàng của Công ty TNHH vàng Bồng Miêu.

Về kiến nghị phong hàm Nguyên soái cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

imageSau khi bản Kiến nghị của TS Cù Huy Hà vũ đăng lên, BVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi, hầu hết đồng tình với lời đề nghị hợp tình hợp lý của ông Cù Huy Hà Vũ và trước đó là của các vị lão thành cách mạng trong Nam ngoài Bắc. Nhưng tựu trung, có hai ý kiến  có hơi khác đôi chút.

Ý kiến thứ nhất của bạn trẻ Tuấn Anh. Bạn Tuấn Anh cho biết, phong hàm Nguyên soái cho một người tài đức vẹn toàn như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là yêu cầu chính đáng và đã quá bức thiết khỏi cần phải bàn cãi. Nhưng trong thời điểm hiện nay, khi Đại tướng đang bước vào tuổi 100 và trở thành một biểu tượng tinh thần của dân tộc về nhiều phương diện thì có thể làm hơn thế.

Thư ngỏ của TS Vũ Triệu Minh gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Kính gửi Thủ tướng nước CHXHCNVN

(Kính nhờ trang mạng Bauxite Việt Nam đăng tải)

Thưa ông Thủ tướng,

Trong khi không thấy cập nhật tin tức gì về sự tàn phá của cơn bão số 3, sáng nay ngày 25/8/2010 hầu hết các tờ nhật báo ở Việt Nam đều đăng một bài viết của Thủ tướng dài kín đặc 2 trang giấy. Báo nào báo nấy đều đăng y hệt nhau không sai đến một dấu phẩy. Tôi không hiểu có được bao nhiêu người đọc hết bài báo này. Tôi cũng xem lướt thôi và thấy trọng tâm của bài báo là ca ngợi những thành quả của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm qua (2001-2010). Xin trích nguyên văn một đoạn:

Đi đúng lề bên phải!

Nguyễn Thế Thịnh

image Sáng nay mở báo ra, thấy tất cả các tờ, từ nhỏ đến to, từ "báo chính thống" (theo cách gọi của các đồng chí quản lý) đến báo khác (không gọi là chính thống cũng không gọi là không chính thống) đồng loạt đăng hai trang đầy chữ bài viết của Thủ tướng về an sinh xã hội – vấn đề rất hay.

Tuy nhiên, nếu là bài của tôi thì tôi nhất định bị đuổi việc, bị các báo khác cấm cửa, từ nay không cho cộng tác, vì một bài gửi cho nhiều báo, phạm điều cấm kỵ nhất của báo chí.

Báo khác với công báo. Cái này ai cũng hiểu. Và luật thì bất cứ ai cũng phải tuân theo. Vẫn biết đây là "nhiệm vụ chính trị", nhưng đã là báo chí thì phải là... báo chí, tức là, mỗi báo có thể chuyển tải thông tin Thủ tướng phát ra theo cách của mình, phù hợp với bạn đọc của mình, để bạn đọc tiếp thu một cách tốt nhất, [nhưng] không thể đăng nguyên y hệt nhau. Việc này lâu nay ta vẫn làm, nhưng theo tôi, đã đến lúc, cả lãnh đạo cấp cao và các nhà làm công tác tư tưởng, các nhà quản lý... cũng nên xem xét để có cách làm khác, không thì chướng. Tuyên truyền cũng phải có cách. Cách làm cho bạn đọc khó chịu thì phải sửa.

Đề xuất một cách phân chia mới về giai tầng xã hội Việt Nam đương thời

Châu Tuấn

image Có lẽ không một người Việt Nam nào, kể cả những người ít học nhất cho đến những người mù chữ đều biết hay nghe đến chán tai những từ như: công nhân, tư  sản, nông dân, trí thức… Đó chính là những giai cấp, tầng lớp được phân chia về mặt cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn vào sự phân chia ấy, ta nhận ra một sự bất hợp lý đến cùng cực. Một thao tác cơ bản của khoa học trong phân chia một đối tượng thành các loại khác nhau là nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc THỐNG NHẤT VỀ TIÊU CHÍ. Đây là bài học vỡ lòng với bất kỳ ai muốn làm khoa học. Nhưng kết quả về sự phân chia xã hôi – giai cấp ở trên đã vi phạm nghiêm trọng tiêu chí này. Chúng ta không thể nói, người Việt Nam bao gồm ba loại: đàn ông, đàn bà và những người thần kinh. Chúng ta cũng không thể nói: Người Việt Nam có bốn loại người nông dân, người thị dân, người trí thức và người khuyết tật. Một sự phân chia như thế chỉ có trong những chuyện hài!

Quay lại với kết quả “mà chúng” ta đã chấp nhận như một tiên đề hiển nhiên đúng, không cần phải chứng minh hay giải thích gì trên kia, không khó khăn gì để nhận ra sự “khập khiễng” về mặt tiêu chí.

Không có chức mà vẫn có quyền

Trần Trọng Thức

clip_image001Một nhà đầu tư nước ngoài sau nhiều năm lăn lộn làm ăn ở nước ta đã nhận xét: "bên cạnh một Chính phủ đang điều hành đất nước bằng công cụ luật pháp, còn có một thành phần vô chính phủ hoạt động song hành tuy không có chức mà vẫn có quyền, nhờ có mối quan hệ gắn bó với nhiều nhân vật có thế lực". Mời đọc bài viết của nhà báo Trần Trọng Thức bàn về vấn nạn này.

Xin được bắt đầu bài viết ngắn này với hai mẩu chuyện nhỏ nhặt thường ngày. Ai đã từng có nhu cầu sửa chữa căn nhà đang ở hẳn đều thấm thía nỗi khổ về thủ tục. Có thể nói những quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng nhà ở riêng lẻ hiện nay khá chặt chẽ, đặc biệt là các biện pháp chế tài, xử phạt vi phạm rất nghiêm khắc.

Đi lượm quặng bị dí roi điện ngất xỉu

Thành Nhân

Lạm dụng bạo lực đối với dân nhằm bảo vệ tài sản của các ông chủ, đó là dấu hiệu báo trước điều gì? Cứ mở các tài liệu của chính Đảng Cộng sản ra thì có thể tìm thấy lời giải đáp ngay. Nhưng lạm phát công cụ bạo lực cũng lại là một dấu hiệu chứng tỏ người làm chủ đất nước (chủ thực chứ không phải thứ chủ quyền rơm vạ đá như lâu nay) đã đánh hơi thấy sự bất ổn đang gần đạt đến một giới hạn khó còn ăn ngon ngủ yên trong cái tư thế chính danh mình khoác cho mình lâu nay. Rất mong các nhà xã hội học sớm vào cuộc để có những điều tra xã hội học có độ tin cậy cao nhằm rút ra những kết luận khoa học xác đáng.

Bauxite Việt Nam

Tiếng thở dài từ bản Bẻ

Thái Sinh

clip_image002

Bản Bẻ sau trận sạt lở đất giờ chỉ còn là hố đất khổng lồ.

Vụ sập đất công trình xây dựng thủy điện Nậm Tộc rạng sáng 23/1/2010 đã chôn vùi 4 ngôi nhà và 4 ngôi nhà khác buộc phải di chuyển. Đã 7 tháng nay người dân vẫn ngóng đợi sự trả lời từ phía các cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân vụ sập đất. Hỏi chính quyền thì được đáp: Đang xin ý kiến tỉnh… Người dân chả biết kêu ai, chỉ biết ngửa cổ lên trời hỏi: Trời hỡi, sao trời lại cao thế kia?

Bản Bẻ nằm trên ngọn nguồn dòng suối Nậm Tộc. Người dân Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn gọi Nậm Tộc là dòng suối nước mắt, dòng suối đau thương. Từ năm 1964 một số hộ nghèo người dân tộc Thái sống trên cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn, Yên Bái) di chuyển lên ngọn nguồn dòng Nậm Tộc khai hoang mở ruộng lập lên bản làng. Nơi đây, trước kia chỉ là bãi chăn thả dê nằm chênh vênh bên bờ suối, bản Bẻ - tiếng Thái nghĩa là bản con dê, từ đó mà thành tên. Đã ngót 50 năm rồi người dân bản Bẻ sống thanh bình bên dòng suối dẫu chẳng giàu sang nhưng không còn đói khổ như xưa, nhiều người đã làm được ngôi nhà sàn 4-5 gian rộng rãi, có chiếc xe máy Tàu và vài ba con trâu buộc dưới gầm sàn, cuộc sống của người dân vùng cao chẳng mong gì hơn thế.

Cái giả thứ ba

Nguyễn Hưng Quốc

clip_image001

Hình: photos.com

Cách đây mấy tháng, báo chí trong nước phát hiện và làm ầm ĩ vụ hai cán bộ cấp tỉnh lấy tiền của Chính phủ để mua bằng dỏm ở ngoại quốc: ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Phú Thọ và ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trong bài “Lại chuyện bằng giả và bằng dỏm” đăng trên blog này ngày 2 tháng 8, sau khi nêu lên kinh nghiệm ở Mỹ và Pakistan, tôi đặt vấn đề: không biết bao giờ Chính phủ Việt Nam mới công khai mở cuộc điều tra về tệ nạn mua hoặc làm bằng giả và bằng dỏm trong hàng ngũ cán bộ để thứ nhất, loại trừ những kẻ gian dối trong guồng máy lãnh đạo và thứ hai, lấy lại niềm tin của dân chúng?

Thì bây giờ đọc báo đã thấy chính quyền Việt Nam ra tay. Tiếc, họ chỉ ra tay với tầng lớp cán bộ thấp nhất trong guồng máy hành chính và chính trị trong nước: cán bộ cấp xã và phần nào, cấp huyện. Nói “phần nào” vì báo chí nhấn mạnh: đó chỉ là một số cán bộ thuộc “phòng ban của huyện”. Tức là không phải các cán bộ lãnh đạo.

Theo tờ báo mạng Dân trí ngày 17 tháng 8, Huyện ủy Bố Trạch tỉnh Quảng Bình đã quyết định cách chức Bí thư Đảng ủy xã Hưng Trạch đối với ông Lê Anh Đáng vì tội sửa bằng Trung cấp chuyên nghiệp từ ngành “Quản lý kinh tế” thành “Quản lý kinh tế và kế toán” và sửa hạng tốt nghiệp từ “Trung bình” thành “Khá”.

Hà Nội giữ quan điểm “bác” trục Hồ Tây - Ba Vì

Cấn Cường

image Tôi ấn tượng về bài trả lời của Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, tôi ủng hộ quan điểm của Hà Nội và bác bỏ dự án của Bộ Xây dựng. Dự án trục Thăng Long hay gọi là Hồ Tây - Ba Vì hiện tại chỉ phục vụ cho lợi ích của một nhóm trước mắt có bất động sản ở đó. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo là người luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân. Còn Bộ Xây dựng rõ ràng đã bảo thủ. Nếu 20 năm nữa Hà Nội phát triển và cần tới trục đường này, chúng ta đề cập lại dự án này cũng chưa muộn. Dẫu sao cũng không cần phải vào thời điểm này. Tiền có thể để dùng vào những việc quan trọng khác thực tế hơn, ví dụ như xây thêm trường học phổ thông các cấp cho Hà Nội, nâng cấp các tuyến đường cũ hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng...

Lê Thu Hà

Tôi thấy quan điểm của Hà Nội là đúng. Đã có Láng - Hòa Lạc rồi, cần gì thêm một trục mới, tốn tiền dân. Vấn đề là cần tổ chức giao thông và giáo dục ý thức người dân thực hiện đúng luật. Cơ quan hành chính cần giảm tối thiểu không nên quá cồng kềnh, sao chỉ vì mấy cơ quan hành chính mà phải thêm trục đường đó. Mà nếu chưa thống nhất được thì không nhất thiết phải duyệt quy hoạch vào ngày 10/10 này...

Tô Văn Dực

Quan chức quốc phòng Việt Nam: VN hoan nghênh sự phát triển quân sự của Trung Quốc

image

BẮC KINH, ngày 25 tháng 8 (Tân Hoa xã) - Một quan chức quốc phòng cấp cao Việt Nam nói tại đây hôm thứ Tư rằng Việt Nam hoan nghênh sự phát triển quân sự của Trung Quốc và sự có mặt của họ tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN sắp tới.

"Là hai nước láng giềng thân thiện, Việt Nam vui mừng về sự phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là phát triển quân sự của họ, không đặt ra một mối đe dọa cho các nước khác cũng không gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực", ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nói.

Quân đội Trung Quốc có thể đóng góp vào nỗ lực cứu trợ thiên tai trong khu vực, ông nói với các phóng viên.

Trung Quốc : Tư thế cường quốc kinh tế thứ hai thế giới còn "thiếu phẩm chất"

Mai Vân

clip_image001

Một xưởng may mặc tại tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Reuters/Stringer

Nếu căn cứ vào số liệu GDP trong quý 2 năm 2010, Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên các nhà quan sát đều nhất trí là số liệu GDP to lớn đã che khuất một thực tế: chất lượng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc còn rất kém.

Ngày 16/08/2010, Nhật Bản công bố số liệu về Tổng sản phẩm Quốc nội GDP trong quý 2 năm 2010 của mình, đạt 1.288 tỷ đôla. So với GDP của Trung Quốc loan báo trước đó là 1.337 tỉ đôla thì rõ ràng là ngôi vị cường quốc kinh tế thế giới thứ hai của Nhật Bản đã bị Trung Quốc soán đoạt.

Đối với Trung Quốc, thực tế đã rõ: họ đã vươn lên hạng thứ hai thế giới về phương diện kinh tế, chỉ còn thua Mỹ mà thôi. Vào hạ tuần tháng 07/2010, ngay từ trước khi Tokyo loan báo số liệu GDP của mình, ông Dịch Cương, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tuyên bố hùng hồn là: "Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới".

Tuy nhiên Tokyo đã cố gắng bám lấy vị trí thứ hai khi xác định rằng tính cả hai quý 1 và 2 trong năm nay, thì GDP của Nhật Bản vẫn cao hơn Trung Quốc. Thật vậy, nếu xét theo cả 6 tháng đầu năm, thì GDP Nhật Bản đạt 2.587 tỷ đô la, cao hơn một chút so với mức của Trung Quốc là 2.532 tỉ đô la.

Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng quân sự ở nước ngoài

Christian Gomez

23-08-2010

Cộng sản Trung Quốc vẫn còn thụ động trong việc chỉ thẳng vào Bắc Hàn về việc đánh chìm tàu Cheonan của Hải quân Nam Hàn, dường như để Bắc Hàn được lợi trong việc nghi ngờ. Nếu một cuộc chiến bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, liệu Trung Quốc sẽ can thiệp quân sự đại diện cho Bắc Hàn, như họ đã từng làm trong Chiến tranh Triều Tiên?

Mặc dù không có câu trả lời cho câu hỏi đó, rõ ràng là Trung Quốc sở hữu ảnh hưởng quân sự đáng kể và xem Hoa Kỳ như là một cường quốc thù địch. Cũng quá rõ là một cuộc chiến tranh mới ở Triều Tiên nhất thiết sẽ gồm các binh sĩ Hoa Kỳ, bất kể Quốc hội Hoa Kỳ hay dân Mỹ muốn tham gia hoặc muốn tránh một cuộc xung đột, kể từ khi Hoa Kỳ duy trì hàng chục ngàn binh sĩ ở Nam Hàn hơn nửa thế kỷ sau chiến tranh Triều Tiên.

Mừng thọ Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP - cây thông trăm tuổi đứng vững giữa tuyết sương giông bão

Bauxite Việt Nam

BVN xin dâng lên Đại tướng tấm lòng kính yêu của đông đảo trí thức Việt Nam trong ngoài nước nhân tròn 100 năm sinh của Ông. Chúc Đại tướng sống lâu như tùng bách, làm chỗ tựa vững chắc cho niềm tin của cả dân tộc trước thời cơ, vận hội cũng như hiểm họa khôn lường cùng đang đặt ra cho đất nước, giữa tình thế muôn phần phức tạp cả nội tình lẫn ngoại cảnh hiện nay. Xin chuyển đến Đại tướng cũng như bạn đọc một vài tấm ảnh quý giá đánh dấu những thời khắc có một không hai mà Đại tướng là người trong cuộc, đã góp phần “làm nên lịch sử”.

Về việc kiến nghị tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm Nguyên soái

image Theo BVN được biết, một kiến nghị cùng nội dung như thế này đã được khởi thảo từ cách đây khoảng 4 tháng, có nhiều vị lão thành cách mạng cũng ký tên, trong đó có Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã gửi lên Bộ chính trị Trung ương Đảng CSVN, Quốc hội và CP nước CHXHCNVN. Cũng thời gian đó, hoặc muộn hơn một ít, ở trong Nam một Kiến nghị tương tự do Đại tá Hoàng Minh Phương và nhiều người khác ký, cũng gửi về các địa chỉ như trên. Nay TS Cù Huy Hà Vũ từ góc nhìn đặc thù của một người xem xét vấn đề dưới khía cạnh luật pháp, lại góp thêm một tiếng nói vào những lời đề nghị khẩn thiết và chính đáng ở trên.

Đăng bản Kiến nghị này, thâm tâm chúng tôi muốn coi đây cũng là nguyện vọng chung của toàn thể những người khởi xướng, điều hành, biên tập cũng như đông đảo độc giả trang mạng Bauxite Việt Nam đặt vấn đề với Quốc hội và Nhà nước Việt Nam nhằm vinh danh cho vị Đại tướng không chỉ tên tuổi làm rạng rỡ non sông nước Việt trong thế kỷ XX, mà còn là vị Tổng tư lệnh trên mặt trận chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên đã từ hai năm nay. Tính từ đầu năm 2009 đến ngày đầu tiên QH họp vào tháng 5-2009, ông đã đưa ra ba bản kiến nghị liên tiếp làm nức lòng mọi người, nhờ đó khơi dậy được cả một phong trào rộng lớn mà tiêu biểu là bản Kiến nghị ngày 12-4-2009, cho đến trước khi tạm ngừng lấy chữ ký vào cuối tháng 9-2009 đã có 3000 người ký tên. Phong trào chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên xoay quanh bản Kiến nghị ngày 12-4-2009 chính là tiền thân của trang mạng Bauxite Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn