THÔNG BÁO NGHỈ TẾT ÂM LỊCH

Kính thưa bạn đọc,

Trang Bauxite Việt Nam xin nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày, tính từ 29/1/2014 đến hết 7/2/2014.

Kính chúc Bạn đọc trong và ngoài nước đón một cái Tết cổ truyền với niềm vui gia đình ấm áp, gạt mọi ưu tư về những vấn đề xã hội, kinh tế, dân tộc, đất nước trong năm 2013 trĩu nặng sang một bên.

Bước sang năm mới Giáp Ngọ, Bauxite Việt Nam sẽ phấn đấu cùng bà con đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa trên ba mục tiêu: dân chủ hóa đất nước, chống tham nhũng và tích cực lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vạch trần âm mưu nham hiểm của Bắc Kinh cùng bọn tay sai núp dưới những khẩu hiệu trống rỗng "16 chữ và 4 tốt" để dấn thêm những bước phiêu lưu mới, đưa Tổ quốc Việt Nam đến sát những hiểm họa khôn lường.

Bauxite Việt Nam

 

Đi rải tro hài cốt Lê Hiếu Đằng xuống sông Sài Gòn

Lê Phú Khải

Ra tới giữa dòng rồi, mới thấy sông Sài Gòn khá rộng, không hẹp như tôi vẫn tưởng. Chị Giang Thị Hồng – vợ anh Hiếu Đằng – và người con rể vẫn rải đều tay tro hài cốt của anh Đằng xuống mặt sông Sài Gòn êm ả. Hôm nay là 26 tết rồi, dậy từ 4 giờ sáng đi dự lễ truy điệu anh ở chùa Xá Lợi. Chiều nay trời se lạnh và nắng dìu dịu. Lúc còn sống, anh Đằng là một con người quyết liệt mà hiền hòa. Có lẽ vì thế mà lúc tiễn anh về cõi vĩnh hằng, đất trời cũng hiền hòa lắng dịu.

Hạt phù sa Lê Hiếu Đằng

Phạm Đình Trọng

22.1.2014 Lê Hiếu Đằng giã từ cuộc sống

26.1.2014 Lê Hiếu Đằng trở về với Đất Mẹ, với Trời xanh

Tinh anh Lê Hiếu Đằng hòa vào khí thiêng sông núi

Thân xác Lê Hiếu Đằng thành hạt phù sa của sông Sài Gòn.

Khí thiêng sông núi tạo nên khí phách Việt Nam, tinh thần Việt Nam

Hạt phù sa của sông Sài Gòn

Mừng Xuân Giáp Ngọ

Bài 1: Con ngựa với Con người

Hà Sĩ Phu

clip_image002Trong 12 con giáp có đến bốn con tiêu biểu cho sức mạnh, song Hổ thì mạnh nhưng ác, Trâu thì to xác nhưng chậm mà đần, Rồng thì mạnh nhưng chỉ trong tưởng tượng, chỉ để mà thờ (như kiểu chủ nghĩa Xã hội), chỉ có Ngựa là mạnh và nhanh thật sự, lại hữu dụng với con người. Cho nên, đối với con người, Ngựa là biểu trưng thực tế và hoàn hảo của sức mạnh, của tốc độ, của thành công và kinh doanh phát đạt. Đó cũng là cái nền để con người “bổ sung” thêm cho ngựa những uy lực lý tưởng bằng cách thần thoại hóa như chắp thêm cho ngựa nhiều đầu, chắp cánh để bay…

Thật vậy, ngựa sống mạnh và sống đẹp! Mạnh thì quá rõ, nhưng mấy ai biết ngựa rất đẹp về thể xác và cả… “tấm lòng”. Ngựa phi rất đẹp, đi thong dong hay gặm cỏ cũng đẹp, ngay cả khi phải đánh nhau vì “ghen” cũng đẹp mới là chuyện lạ. Không thể tưởng tượng những thân hình ngựa chiến xăn chắc nặng ngót nửa tấn lại có thể mềm mại như những vũ công.

Năm mới chúc Trung Quốc thế nào?

Trần Minh Thảo

Côn đồ hay lưu manh?

Bằng mọi cách (bất chấp tốt xấu, đúng sai) làm cho thế giới phải biết, phải thường xuyên nhắc đến tên mình thì không nước nào giỏi bằng Trung Quốc. Bằng nhiều cách làm cho loài người ghê sợ, khinh bỉ cũng không ai giỏi hơn Trung Quốc.

Chỉ kể một số vụ gần đây thôi đã thấy được điều đó:

Gắn phù hiệu “made in China” cho chim trời trên không phận tranh chấp với Hàn Quốc và Nhật Bản – người viết học lỏm cách dùng chữ tinh quái của báo The Economist, phiên bản châu Á (China creates an ADIZ for fish – vùng nhận diện phòng không cho cá) khi viết về lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc (xem bản đồ bên dưới) mà nhà nghiên cứu người Úc Carl Thayer phải nói Trung Quốc là cướp biển; tập trận bắn đạn thật trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; đưa tàu tuần tra vào vùng biển chủ quyền của quốc gia khác, v.v.

Nguyên nhân “bịnh thành tích”

Thiện Tùng

Trong đời mình chưa bao giờ tôi thấy xã hội ăn gian nói dối như ngày nay. Người ta đặt cho sự gian dối ấy với cái tên ngộ nghĩnh “bịnh thành tích”. Nói chứng bịnh đã có nhiều người, nhưng chưa thấy ai nói rõ xem nó xuất phát từ đâu. Theo tôi nguyên nhân chính từ “thi đua khen thưởng”.

Sau 1975, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, cả nước quản lý xã hội theo kiểu tập trung bao cấp. Tâm lý “Mài sừng cho lắm cũng là trâu”, bịnh lười biếng… xuất hiện ngày càng sâu rộng. Có lẽ từ đó, Trung ương chủ trương các cấp thành lập Ban Thi đua Khen thưởng nhằm kích thích lao động, ổn định kinh tế, xã hội.

Về tâm lý, là con người ai không ham danh lợi – khen là được vinh danh, thưởng là được hưởng lợi. Thế là chủ trương thi đua khen thưởng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi người, ai cũng lao vào, khiến cho thi đua trở thành ganh đua.

Một tấm hình

Phan Nhật Quang

Vừa qua chúng tôi tự tổ chức bạn bè cùng nhau quyên góp để mua quà tặng các trẻ em cơ nhỡ đường phố, người già neo đơn hay những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đêm phát quà ngày 23 tháng chạp có một hình ảnh của ba cha con người ăn xin dưới đây làm chúng tôi ray rứt mãi.

clip_image002

Tấm hình này chụp vào lúc 21g30 ngày 23 tháng chạp tại đường Lũy Bán Bích, TP HCM.

'Một đám tang tụ hợp cả hai phía'

clip_image001

Bí thư thành ủy TP.HCM ông Lê Thanh Hải (trái) tại đám tang của ông Lê Hiếu Đằng.

Đám tang của ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TPHCM, đã tập hợp được cả hai lực lượng là các quan chức của chính quyền và giới bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho cải tổ và dân chủ, theo một blogger từ Sài Gòn.

Hôm 26/01/2014, ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký Tòa soạn Báo Thanh Niên nói với BBC đám tang của vị cố luật gia đã diễn ra trong vòng 'trang nghiêm' nhưng 'xúc động' và đặc biệt đã 'kết hợp được cả hai phía'.

Ông nói: "Một đám tang rất là cảm động, rất là trang nghiêm và có rất nhiều nước mắt, nhiều tiếng khóc...

"Một cái đám tang kết hợp được cả hai phía, tạm gọi như vậy, kể cả bên chính quyền. Chính quyền thì kể cả những người cao nhất, lẫn những người đương chức đang còn làm việc trong bộ máy chính quyền ở cấp thấp hơn, là bạn bè của anh Đằng thăm dự,

"Và đồng thời cũng có sự tham dự của các anh em khác, mà có thể nói là lề trái, đó là những anh em bloggers, những anh em ở trong nhóm 'No-U', những anh em của một số phong trào dân sự, hay là có các trang (mạng) mà được đánh giá v.v..."

Niềm tin

Nguyễn Minh Thành

Đọc bài: “Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn” của tiến sĩ Giáp Văn Dương, tôi thấy hứng thú viết bài này, với ý muốn nương theo và bàn sâu hơn vào đề tài niềm tin mà tiến sĩ nói đến. Hi vọng cùng nhau góp phần giúp khơi dậy một chút niềm tin trong chúng ta hôm nay.

Thực tế đúng là xã hội Việt Nam đang mất niềm tin trầm trọng.

Vậy: Niềm tin là gì?

Thực ra hầu như ai cũng biết niềm tin là gì, nhưng động tác đặt ra câu hỏi làm cho ta có thêm không gian cho một vấn đề, mà cuộc sống vốn vội vã của chúng ta đều thiếu chỗ cho hầu hết mọi điều.

“Niềm tin” là từ mà loài người chúng ta dùng cho nhau, nhưng nếu quan sát các vật vô tri trong qui luật vật lí, các vật có thể ở bên nhau khá lâu, hay có khả năng gắn kết với nhau đều phải đạt một số điều kiện tương đồng nào đó, thì đó cũng là niềm tin của chúng. Ví dụ các viên gạch đều có những mặt phẳng là điều kiện để dễ bề xây nên bức tường, hay hai cái móc đều cong quặp tương ứng, để móc vào nhau cho việc lôi kéo hay níu giữ. Một cái cây đứng vững chãi trên mặt đất, là vì bộ rễ mềm mại của nó vươn sâu vào lòng đất, cùng lòng đất có thể mềm đủ, để cho phép nó chui sâu, và rễ cây ôm lòng đất hay lòng đất ôm rễ cây cũng là một dạng tin cậy vậy.

Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!

Điếu văn của bạn hữu do BS Huỳnh Tấn Mẫm đọc tại Lễ Truy Điệu luật gia Lê Hiếu Đằng sáng ngày 26.01.2014

Thưa quý vị, thưa quý bằng hữu,

Thay mặt Ban tang lễ và gia đình Anh Lê Hiếu Đằng, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã đến đây viếng Anh lần cuối mà cũng để từ biệt Anh lần cuối. Chúng ta đã chứng kiến những ngày tháng sau cùng khi Anh vừa chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, vừa đau đáu một lòng đối với vận mệnh đầy cam go hiện nay của đất nước. Và hôm nay, chúng ta đau buồn biết rằng sẽ không bao giờ còn có thể gặp lại Anh trên thế gian này một lần nào nữa. Anh đã vĩnh viễn từ giã chúng ta để đi về Miền Tĩnh Lặng của riêng Anh và cũng là Miền Anh Linh của những tinh hoa dân tộc.

Giang sơn khấp huyết Hiếu Đằng

(Viết ngày động quan LHĐ)*

Lê Phú Khải

Kịp rời đảng…

Anh trở về với nhân dân

Trước lúc ra đi về cõi vĩnh hằng

Vẫn Đằng Đằng dũng khí

Thông điệp viết trên giường bệnh

Như nghìn lớp sóng xô

Cố lên! Để thành người tử tế

Võ Văn Tạo

clip_image001

 

Hãy nhận diện 3 "côn đồ" giật băng rôn tại tang lễ Lê Hiếu Đằng

 
   
Trong dòng người đến viếng cố luật gia – ngọn cờ đầu tranh đấu nóng bỏng lòng yêu nước thương dân Lê Hiếu Đằng, có mấy nhân vật đặc biệt: nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Đua.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, theo chỗ cảm nhận của tôi, cơ bản là một người tử tế, qua một số việc làm cụ thể: ký quyết định trao Giải thưởng Nhà nước (2007) về văn học nghệ thuật cho 4 văn nghệ sĩ tài danh từng gặp đại nạn suốt nửa thế kỷ sau vụ án (văn nghệ bị chính trị hóa) oan khốc Nhân văn – Giai phẩm, gồm: Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm; viết thư khen công dân Thiên chúa giáo ở Nha Trang Tống Phước Phúc (nuôi dưỡng hàng trăm trẻ sơ sinh có hoàn cảnh éo le và chôn cất tử tế hàng nghìn hài nhi xấu số, nhưng bị an ninh và nhiều cơ quan chức năng địa phương nghi kị, cản phá), làm nhà chức trách địa phương phải thay đổi cách đối xử ngu xuẩn và tệ bạc… và một số việc làm tử tế khác của ông Triết, không tiện kể thêm.

Tôi không quen biết phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhưng qua chỗ bạn thân thiết, được biết bà cũng là một người tử tế, qua thái độ thiện cảm với những người biểu tình chống Trung Quốc tham tàn, bành trướng.

Nghịch tử

Đức Thành

Trong một gia đình chúng ta có những thành viên ngã xuống để bảo vệ tài sản hoặc ngăn chặn những kẻ cướp đến cướp bóc hay gây hấn, lấn chiếm đất đai hoặc giết người, cướp của nhà mình, đến ngày kỵ (giỗ) hàng năm của họ mà mọi thành viên trong gia đình không có động thái nào để tưởng nhớ thì liệu chúng ta có xứng đáng còn là con người nữa hay không?

Nghiêm trọng hơn, vì lý do “đại cục” mà người đang được coi là có vai trò chủ đạo trong gia đình ấy kiên quyết không cho các thành viên trong gia đình của mình tưởng nhớ đến những thành viên đã ngã xuống để bảo vệ tài sản, công sức, hạnh phúc cho gia đình. Người tự coi là chủ gia đình ấy đã chỉ đạo tuyệt đối cấm, không được nhắc nhở, tưởng nhớ đến cái ngày mà kẻ lân bang láng giềng ấy ỷ thế lấy thịt đè người thực hiện hành vi cướp bóc, giết người chiếm đất nhà mình chỉ vì đã chót công nhận thằng láng giềng đểu cáng ấy là “bạn vàng”, “đồng chí tốt”.

Chuyện đám tang anh Lê Hiếu Đằng: hai ngày đầu tiên

Hoàng Dũng

clip_image010Tối hôm qua 23/1, có một người mặc thường phục ngang nhiên yêu cầu gỡ bỏ hai dải băng trên hai vòng hoa tang, một ghi “Bauxite Việt Nam kính viếng” và một ghi “Diễn đàn Xã hội Dân sự kính viếng”. Tất nhiên tang quyến không đồng ý và người ấy phải bỏ về. Xử sự như thế là họ vẫn còn lịch sự chán. Nhưng sáng hôm sau, chúng tôi mới hiểu vì sao họ dễ dàng rút lui: lợi dụng đêm khuya, mọi người mệt mỏi, một kẻ nào đó đã lẻn vào nhà tang lễ lấy trộm mất hai dải băng.

Mất thì thôi, chúng tôi đặt làm thêm hẳn bốn dải băng. Mất dải này ta sẽ bày ngay dải khác! Một giờ trưa nay 24/1, cửa hàng bán hoa cho người đưa dải băng đến. Đang ngồi tiếp khách, tôi nghe tiếng người gằn giọng: “Cái này là cái gì? Đưa xem!”. Tôi xoay người về phía tiếng nói. Chàng thanh niên của cửa hàng hoa thấy tôi mừng rỡ: “Chú này đặt làm, tôi phải đưa cho chú ấy”, và không chịu buông dải băng cho kẻ mặt thường phục đứng bên cạnh. Tôi phản ứng rất nhanh, vươn tay nắm chặt một đầu dải băng, trầm giọng: “Tôi là người đặt làm và là người trả tiền. Tại sao anh cướp dải băng của tôi?”. Anh ta lúng túng, trả lời: “Thì tôi trả tiền?”. Tôi quát: “Anh là ai? Nếu là nhân viên an ninh thì cũng phải xử sự đàng hoàng, chứ sao lại thế này!”. Những người xung quanh đứng bật cả dậy, khiến cho anh ta hơi hoảng, lỏng tay, nhờ thế tôi giật được dải băng. Đến đây thì anh ta thối lui và đi ra khỏi cổng chùa.

TIỄN BẠN LÊN ĐƯỜNG

Hồ Ngọc Nhuận

Anh Đằng ơi,

50 năm trước, ở lứa tuổi 20, anh đã lên đường tiếp bước các bậc đàn anh, theo tiếng gọi của trái tim yêu nước, vì lý tưởng một Tổ Quốc độc lập thống nhất, một dân tộc tự do dân chủ hạnh phúc.

Anh đã cùng tuổi trẻ cả nước cất cao tiếng hát lên đường. Một bài hát hơn nửa thế kỷ trước từ thành thị đến thôn quê đâu đâu cũng hát, và hơn nửa thế kỷ sau, ở lứa tuổi anh, người người đều thuộc.

Tuổi trẻ thời nào cũng vậy, sẵn sàng lên đường dâng hết đời mình cho niềm tin, cho lý tưởng, cho các thế hệ mai sau.

Câu đối vĩnh biệt nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng

Nằm bịnh

vẫn suy tư

Việc đảng

dẫu vào ra,

thương mẹ Việt Nam:

Son sắt

không phai

lòng

HIẾU tử!

Biểu tình

cùng kháng nghị

Lòng dân

dù sau trước,

ghét quân Đại Hán:

Oai hùng

cho xứng

trận

ĐẰNG giang!


Đà Lạt ngày 23-1-2014

Nhóm Thân hữu Đà Lạt

đồng kính viếng

Thông báo

Ban Tổ chức lễ tang ông Lê Hiếu Đằng đã quyết định lễ di quan được tổ chức lúc 6 giờ ngày 26/01/2014, thay vì ngày 25/01/2014.

clip_image002

Trung Quốc gần như 'nắm' toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam

clip_image001

 

Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. Cuối năm ngoái, hàng chục người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn vây cổng công ty để đòi số nợ dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)

 
   
HÀ NỘI 23-1 (NV) .- Người Trung Quốc đang đứng phía sau, điều hành gần như toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Riêng miền Bắc, ít nhất cũng có 60% mỏ mang “dấu vết” của doanh nghiệp Trung Quốc.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại cuộc gặp đại diện những doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản ở miền Nam.

Ông Thuấn khẳng định, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc và thừa nhận, trước đây, việc khai thác khoáng sản “nở rộ như hoa”. Theo một thống kê vào năm 2010, nhà cầm quyền các cấp đã cấp khoảng 5,000 giấy phép khai khoáng cho hơn 2,000 doanh nghiệp và “rất nhiều doanh nghiệp đã bán lại giấy phép”

Viên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản nói rằng, tiếp tục đào bới như thế sẽ là thảm họa cho quốc gia. Nhà cầm quyền sẽ xiết chặt việc khai thác khoáng sản.

Thư gửi Thanh niên - Học sinh - Sinh viên của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng viết trên giường bệnh

Lê Hiếu Đằng

Bức thư dưới đây là những lời tâm huyết sau cùng của nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng gửi tới thế hệ trẻ, đã được Bauxite Việt Nam công bố ngày 16 tháng 12 năm 2013. Theo đề nghị của nhiều người, trong đó có thân hữu anh Lê Hiếu Đằng, Bauxite Việt Nam xin đăng lại bức thư này.

Bauxite Việt Nam

Câu đối viếng anh Lê Hiếu Đằng

Kính gửi BBT Bauxite Việt Nam,

Tôi chưa từng gặp mặt anh Lê Hiếu Đằng, nhưng đã được đọc các bài viết tâm huyết của anh. Nay nghe tin anh mất, tôi có câu đối viếng anh như sau:

Hiếu đễ trung trinh: Với ai? Cuối đời còn dằn vặt!

Đằng giang tự cổ: Vì đâu? Về cõi vẫn khôn nguôi!

                                       Giáp Văn Dương kính viếng

Xin nhờ BBT chuyển đến gia đình anh Lê Hiếu Đằng và đăng lên trang nhà.

Trân trọng,

Giáp Văn Dương

Vĩnh biệt anh Đằng – người đồng chí thân thương!

Đào Văn Tùng (Thiện Tùng)

Tôi biết sẽ có ngày này, chỉ bất ngờ sao nó đến hơi sớm. “Sống ở thác về , trần gian là cõi tạm”. Về đâu chắc không ai biết? Hơn nửa thế kỷ ở cõi tạm là quá đủ, khi có “trát” đòi sẵn sàng lên đường về cõi chính. Thôi thì Anh đi trước, sớm muộn gì tôi… cũng nối bước theo Anh. Anh cứ thư thả ra đi như người nông dân cày xong thửa ruộng, còn việc cày bừa, gieo cấy giao lại cho chúng tôi và thế hệ kế tiếp lo toan.

Không khách xáo đâu, tôi gọi Anh là người đồng chí thân thương nằm trong nghĩa: Tôi và Anh trụ lại Miền Nam (B trụ), cùng tham gia làm cuộc “Cách mạng Dân tộc Dân chủ”. Tôi hoạt động ở Trung đô (Mỹ Tho) còn anh hoạt động ở Đông đô (Sài Gòn). Sau chiến tranh tôi và anh… đều chống độc tài đòi dân chủ. Năm 1980 tôi từ bỏ Đảng thì năm 2013 Anh cũng ly khai Đảng – giống nhau in khuôn, là đồng chí đúng nghĩa.

HOÃN XÂY ĐIỆN HẠT NHÂN VIỆT NAM: HUYỀN THOẠI VỀ AN TOÀN VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN QUÊN LÃNG

Phùng Liên Đoàn*

(Để không cần biên tập mất thì giờ, tác giả đã dùng qui tắc chấm phẩy các con số theo kiểu Anh Mỹ: phẩy là hàng ngàn, chấm là hàng đơn vị.)

Trong buổi lễ tổng kết cho năm 2013 của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) ngày 15 tháng 1 năm 2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:

“Theo IAEA, VN làm điện nguyên tử cần phải chặt chẽ, hiệu quả… Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất thì có thể thời gian khởi công điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ lùi lại 2020. Lúc đó luật lệ đầy đủ… Vì chúng ta làm phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt cái đó chúng ta không làm.”(Tuổi Trẻ Online, 16/1/2014)

Nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng đã qua đời

lhd Lê Hiếu Đằng sinh ngày 6 tháng 1 năm 1944, trút hơi thở cuối cùng vào 10g tối ngày 22 tháng 1 năm 2014, tại bệnh viện 115 (Sài Gòn). Lễ nhập quan sẽ được tiến hành vào lúc 9 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 2014 tại Trung tâm Pháp y TP HCM, 336 Trần Phú, quận 5. Linh cữu được quàn tại chùa Xá Lợi, 89b Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Lễ di quan sẽ bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2014 và sẽ hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Tro cốt của ông sẽ được gia đình và bằng hữu rải trên sông Sài Gòn.

Ông Lê Hiếu Đằng nguyên quán Thừa Thiên – Huế, từng học Trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, học Đại học Luật Khoa, Sài Gòn, cũng có một năm học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn (1964). Ông là một trong các “lãnh tụ” sinh viên đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban Chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, từng bị Tòa án Vùng 3 Chiến thuật thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây kết án tử hình vắng mặt. Ông nguyên là Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968-1977), nguyên Tổng Thư kí Uỷ ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định (1969-1975), nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở TP HCM (1989-2009), Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố khóa 4, khóa 5. Từ 1975 đến 1983 ông là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Tính tới 2013, ông có 45 năm là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là luật gia, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thế là xong! Chào anh Đằng.

Hạ Đình Nguyên

Thế là xong!

Anh đã từ biệt!

Anh thực sự đã yên nghỉ, đã khép lại một chu kỳ hoàn hảo: “Trăm năm trong cõi người ta”.

Lúc này, chúng ta lại nhớ lời nói đầy ý nghĩa của con người nổi tiếng Mandela, đúng với trường hợp của anh: “Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc mình, với đất nước mình, người ấy có thể yên nghỉ.

Câu đối vĩnh biệt nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng

***

- Nằm bịnh vẫn suy tư,

việc đảng vào ra, thương mẹ Việt Nam,

son sắt không phai lòng HIẾU tử!

- Biểu tình cùng kháng nghị,

lòng dân sau trước, ghét quân Đại Hán,

oai hùng cho xứng trận ĐẰNG giang!

Hà Sĩ Phu

cùng các thân hữu Đà Lạt

Đoàn Nhật Hồng - Diệp Đình Huyên - Bùi Minh Quốc

Trần Minh Thảo - Tiêu Dao Bảo Cự - Mai Thái Lĩnh

Huỳnh Nhật Hải - Huỳnh Nhật Tấn - Nguyễn Quang Nhàn …

đồng kính viếng

Bạo bệnh chẳng sờn lòng, ghét cay đắng độc tài, vì

trọn HIẾU tự do hướng về dân chủ

Án tử hình không sợ, yêu nồng nàn tổ quốc, nên

đi ĐẰNG nào cũng gặp lại nhân dân.

Lê Phú Khải kính viếng

 

Thư gởi Thủ tướng về vụ bắt giữ trái phép 6 công dân lương thiện!

Đức, ngày 22.1.2014

Kính gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ngày hôm qua, 21.1.2014, tại „Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Văn phòng Chính phủ“ (VPCP) chính Ông đã yêu cầu, VPCP phải cung cấp cho Thủ tướng những „ thông tin về những vấn đề mới nổi lên, những vấn đề được báo chí, nhân dân phản ánh, quan tâm… phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác.“ Và ông cũng cho biết, sau khi nhận được các thông tin thì „các thành viên Chính phủ, trong đó có Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ và cả Thủ tướng Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình, giải đáp về chính sách hoặc những vấn đề người dân nêu lên.“. (Cổng Thông tin điện tử Chính phủ 21.1.14)

Tâm thư gửi ông Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa

Kính gửi: Ông Đặng Công Ngữ

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng.

Trước hết xin được giới thiệu với ông, tôi là công dân Đà Nẵng – “thành phố đáng sống” theo cách nói của Chính quyền thành phố – ở tại con hẻm nhỏ đường Thái Phiên, gần trụ sở UBND huyện Hoàng Sa.

Phải nói rằng trong năm 2013, tôi cũng như nhiều người ở Đà Nẵng rất quý trọng những công việc của UBND huyện Hoàng Sa cũng như những lời phát biểu của ông trên các phương tiện thông tin, nhất là trên đài DRT (Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng) về chủ quyền không thể chối cãi tại quần đảo Hoàng Sa mà ông được Nhà nước giao trọng trách là người đứng đầu.

Họa Nguyễn Thân

Nguyễn Văn Thạnh

Trong các loại tai họa, không có tai họa nào lớn bằng tai họa mất nước. Chống giặc khó một thì chống phản quốc, tay sai khó 10.

Giặc gây tội ác 1, tay sai gây 10.

Trong một stt trước tôi có nhắc đến một viên tay sai khét tiếng là Nguyễn Thân, tội ác hắn gây ra cho dân tộc thì không bút nào tả xiết.

Phương pháp gây tội ác của hắn là làm theo ý giặc, khủng bố nghĩa sĩ.

THÔNG BÁO CỦA DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ VỀ LOGO CỦA DIỄN ĐÀN

clip_image002Sau một tháng chuẩn bị, với sự đóng góp nhiệt tình, thảo luận công khai và dân chủ của các thành viên Diễn đàn, logo của DĐXHDS đã được đa số thành viên Diễn đàn chấp nhận.

Logo được chọn trong số hàng chục mẫu do 5 hoạ sĩ thân hữu của Diễn đàn phác hoạ. Logo này sẽ được sử dụng cho các ấn phẩm: NXB Dân Khí, tạp chí Dân Trí, nhật báo Dân Quyền, làm huy hiệu cho những người ủng hộ Diễn đàn XHDS đeo và trong những hoạt động khác của DĐXHDS.

Mô tả logo: Chữ D gồm: Đường thẳng bên trái tạo bởi 4 sọc màu đỏ cam, vàng, xanh lục đậm, trắng – Đường cong bên phải màu nâu đậm.

Ý nghĩa:

- Chữ D tượng trưng cho DÂN CHỦ (tiếng Pháp DÉMOCRATIE, và tiếng Anh DEMOCRACY); cũng là chữ đầu của từ Diễn đàn, Dân quyền, Dân trí, Dân khí và Dân sinh.

- Màu nâu đậm của đường cong là màu đặc trưng của trang phục hàng ngày truyền thống của nông dân Việt Nam, thành phần đông đảo nhất của nhân dân Việt Nam.

THÔNG BÁO SỐ 6 CỦA BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (HHDOVN)

Hà Nội, ngày 22/01/2014

  1. Sáng ngày 22/01/2014, bà Lê Hiền Đức cùng 20 dân oan đã đến trụ sở Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam để tìm hiểu ý kiến của Mặt trận về ý định thành lập HHDOVN. Đoàn đã được 1 chuyên viên ban Dân chủ và Pháp luật của Mặt trận tiếp. Bà Lê Hiền Đức thông báo đã có thư gửi chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân, nhưng chưa thấy ông Nhân trả lời. Bà Lê Hiền Đức yêu cầu lãnh đạo Mặt trận phải tiếp đại diện các dân oan hoặc trả lời bằng văn bản. Nhiều dân oan từ miền Nam theo như thông báo trước đó đã đến đăng ký gặp lãnh đạo Mặt trận vào chiều ngày 21/01/2014, nhưng không gặp được, hôm nay tiếp tục gặp. Chuyên viên của Mặt trận – ông Lê Văn Tuấn thông báo chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân không có mặt ở Hà Nội, chuyên viên sẽ báo cáo chủ tịch để giải quyết.

Hãy đi thăm các cựu tù nhân lương tâm và gia đình các tù nhân lương tâm

Nguyễn Quang A

Chúng tôi định đi thăm các tù nhân lương tâm và gia đình họ ngày 18-1-2014, tôi mắc bận không đi được. Ngày 19-1-2014 khi dự lễ tưởng niệm Hoàng Sa tại tượng đài Lý Thái Tổ mới biết cuộc đi thăm tù nhân được chuyển sang ngày 20. Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt do công an (tôi tin những người mặc thường phục hôm đó cũng là công an mặc thường phục để che mắt thiên hạ) gây ra trong buổi tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, nhưng tôi đã không nhắc đến sự kiện đau lòng và ô nhục vào buổi sáng đó trong bữa cơm tối với phó thủ tướng Vương quốc Bỉ, một giáo sư về luật hiến pháp và nhân quyền. Giá mà bữa cơm ấy diễn ra sau 20-1-2014 thì tôi đã có thể nói cho vị giáo sư đáng kính về kinh nghiệm bản thân mà tôi tóm tắt sau đây.

Suy nghĩ từ một lệnh cấm

Tô Văn Trường

Anh Bảy Nhị (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) cho biết mới có ngày họp mặt truyền thống ngành vô tuyến điện, nay là Bưu chính-Viễn thông tại An Giang với sự tham gia của nhiều anh đã từng ở cương vị lãnh đạo cao nhất tỉnh: 2 nguyên Bí thư tỉnh ủy, 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, 2 nguyên thủ trưởng cơ quan công an và quân đội, v.v. đều đã về hưu có trao đổi với nhau về đề nghị Nhà nước truy phong Liệt sĩ cho 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm.

Các thông tin được đăng tải gần đây, nhất là loạt bài trên báo Tuổi Trẻ xúc động mạnh tinh thần Dân Tộc của các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lão thành cách mạng. Tổng hợp ý kiến từ cuộc họp nói trên, Anh Bảy Nhị chấp bút thành bài báo “Chúng tôi và Hoàng Sa” (bài được đính kèm) gửi đăng trên báo Tuổi Trẻ, thì nhận được phản hồi: "Trên lịnh cho ngưng lại hết!".

Tiếp nối cuộc tưởng niệm các anh hùng đã ngã xuống vì Hoàng Sa – đôi điều ngẫm nghĩ …

André Menras Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Những sự kiện xảy ra ở Việt Nam cho thấy rằng cuộc đời thì đang nhúc nhích, rằng trái đất thì đang quay, mặc cho có những kẻ muốn ngẳn cản những chuyện đó vì bọn họ sợ bị chóng mặt.

Cuộc tưởng niệm những người anh hùng Việt Nam đã nằm xuống nơi chiến trường để bảo vệ đất đai và biển khơi của nước nhà chống quân xâm lược Tàu năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa là một cuộc gặp mặt quan trọng đối với người Việt sống trong nước và các đồng bào Việt sống tản mát khắp bốn phương. Sau 40 năm chiếm đóng của bọn giết người vi phạm điều sơ đẳng nhất của luật pháp quốc tế, chúng ta đã có thể điểm lại vài điều căn bản nhân dịp lễ tưởng niệm này và lễ tưởng niệm sắp tổ chức vào ngày 17 tháng Hai tới đây.

Thông điệp gửi lại từ cuộc sống

 

Phạm Kỳ Đăng

Tin tức từ đại án tham nhũng chỉ xác nhận lại những gì bàn dân nói đến một hiện trạng sống của quan chức đem công quỹ đánh bạc, đút lót tới hàng triệu USD. Hiện trạng xì ra tại một phiên tòa xử, đến nhanh hơn mọi lời đồn thổi từ nhiều năm nay, rất trần trụi, trắng trợn, thực ra với những người suy ngẫm nhiều về đất nước này, ngán ngẩm tới nỗi chẳng còn gì để nói. Nhưng với số tín đồ ngước mắt nhìn lên bục giảng, tin công bố đánh thức họ lờ mờ vỡ vạc ra điều gì về sự sa đọa của nhóm người ở tầng cao hơn mình không sao tiếp cận nổi đang hùa nhau ăn theo, ở tầng cao nhất phát động ngày càng nhiều đợt giáo dục quần chúng “sống, chiến đấu lao động và học tập theo”. Tập thể cấp cao ăn theo, họ cần một nhà nguyện để đọc kinh giả tảng, và bây giờ đất dưới bục giảng của một vài vị pháp sư rùng rùng vỡ lở, đó là nội dung thông điệp. Thông điệp từ vụ án Dương Chí Dũng gửi xã hội mang hiệu ứng domino.

Một viên đá bị cắt, những tiếng loa, và mấy cái đầu rỗng

Phạm Toàn

Ghi chép Chủ nhật 19-1-2014

Cuộc gặp gỡ sáng hôm nay, chủ nhật 19 tháng 1 năm 2014, để tưởng niệm 74 chiến sĩ liệt sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đã diễn ra thật là … vui, vui đến tức cười. Mới đầu, thấy mình cười cợt, cũng chợt nghĩ thật là thất thố trước anh linh những người đã hy sinh mạng sống cho đất nước. Sau rồi nghĩ lại, thì thấy nếu các anh hùng được chứng kiến cảnh nhà cầm quyền phô trương những cái đầu rỗng của họ qua năng lực tổ chức những tiếng loa và tiếng máy khoan … cắt chơi vào một hòn đá, cốt phá phách cuộc tưởng niệm, có lẽ các anh cũng phải … cười theo luôn.

Tôi xin kể thong thả, lần lượt, thấy đâu kể đó, nhớ gì kể nấy, kể hầu các bạn vắng mặt, và kể như một lời tôi đang khấn vong linh các anh, cả 74 anh ở trận Hoàng Sa lẫn 64 anh ở trận Gạc Ma – những người anh em bà con ruột rà chung của mỗi người dân Việt còn có liêm sỉ.

Tản mạn trước tết năm Giáp Ngọ

Tô Văn Trường

Trước đòi hỏi chính đáng của người dân và yêu cầu của cuộc sống “nói phải đi đôi với làm” và chia sẻ với băn khoăn suy nghĩ của nhiều người dân, lãnh đạo nước ta “nói dzậy nhưng không phải dzậy”, tôi mới viết bài “Dân mình tốt quá nên lãnh đạo mình… hư lâu” [đã đăng trên vietnamnet.vn với nhan đề được Ban Biên tập sửa lại thành “Dân có nói nặng một chút cũng phải nghe” – BVN]

Giáo sư Hoàng Tụy phản hồi: “Tôi rất tâm đắc cái nhan đề bài này của anh. Quả vậy, trong nhiều lần được tiếp xúc riêng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tôi được nghe ông thổ lộ: "dân mình quá tốt, chứ như ở các nước khác thì mình làm thế này dân họ đã lật đổ mình từ lâu rồi." Cũng đúng như cái câu anh đã trich dẫn”.

TS Phạm Gia Minh bình luận: “Tuy dân mình quá tốt như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định nhưng Nguyễn Trãi vẫn phải đưa ra hình ảnh ví von nước là Dân đẩy thuyền đi và cũng đồng thời lật thuyền. Có lẽ do chính quyền của ta chưa tồi tới mức như những triều đại phong kiến mục nát trước kia hoặc là cách cai trị của cộng sản không cho phép Dân làm phản loạn mà chỉ có tự cộng sản mới "chấn chỉnh" được lẫn nhau như V. I. Lenin đã nói nên mới nảy ra nhận định “Dân mình tốt quá" đấy thôi!”.

Muechen - Đức tổ chức tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Người Buôn Gió

Ngày 18 tháng 1 năm 2014. Cộng đồng Việt Kiều ở Muechen đã tổ chức một chương trình ca nhạc tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Những đóng góp của kiều bào trong chương trình ca nhạc này sẽ được gửi đến gia đình hai bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Chương trình ca nhạc tưởng niệm diễn ra vào lúc 16 giờ 30. Cũng trưa và chiều hôm đó tại Muechen đã diễn ra một cuộc biểu tình phản đối hành vi xâm lược biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Vì khái niệm bắn giết, cướp đảo, xây dựng cơ sở hành chính, khai thác tài nguyên của Trung Quốc được phía chính quyền Việt Nam diễn giải là ''tranh chấp chủ quyền'' hoặc ''hiểu lầm giữa hai bên'' chứ không phải là xâm lược cho nên phía lãnh sự quán Việt Nam không có người tham dự những cuộc biểu tình như thế này.

Cái Tết thứ ba: Suy thoái cùng kiệt sức

Phạm Chí Dũng

clip_image001

Năm mới 2014. Trong bầu không khí sôi sục khí thế “đổi mới thể chế” từ bản thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về một “nhà nước không làm thay cho dân”, thi thể cứng buốt của một nam thanh niên bất chợt được người đời phát hiện trong một ngôi nhà hoang nằm trên đường Ngô Gia Tự, quận Hải Châu tại thủ phủ nghỉ dưỡng miền Trung mang tên Đà Nẵng.

Sát Tết Giáp Ngọ. Cái Tết thứ ba liên tiếp nền kinh tế Việt Nam chìm trong cơn suy thoái kể từ khi nhóm lợi ích ngân hàng được thả cương trục lợi từ năm 2011.

Nhưng từ nhiều năm trước đó, người dân đã phải tự lo cho nhau trước khi được trời cứu.

Một buổi sáng giàu kịch tính tại vườn hoa Lý Thái Tổ

Nguyễn Huệ Chi

Đọc những lời “có cánh” của ông Dương Danh Dy trên BBC người ta cảm thấy có quyền hy vọng rằng năm nay buổi lễ tưởng niệm chẵn 40 năm Hoàng Sa mất về tay cướp biển Trung Cộng chắc phải có cái gì khác. Sao lại không nhỉ, dầu không nói ra thì như thông lệ, ai mà chẳng biết Nhà nước đã bật “đèn xanh” cho các báo được đề cập đến câu chuyện Hoàng Sa. Mà gì chứ động đến những điều đã từng ứa máu trong trái tim mỗi người về quyền bảo vệ độc lập thiêng liêng của Tổ quốc thì phải biết, nói bao nhiêu và trong bao nhiêu ngày cho vơi cạn được! Bài vở phong phú mấy đi nữa cũng không thể nào gọi là vừa. Vì thế mới có hiện tượng các tờ báo đã rộ lên đưa tin, viết bài, khiến một người từng trải như ông Dương Danh Dy không khỏi khấp khởi trong bụng. Chúng tôi đều trong tâm trạng đó. Rồi lại có lá thư tha thiết của ông Nguyễn Khắc Mai gửi đến các vị lãnh đạo đất nước, mong một lễ tưởng niệm được diễn ra suôn sẻ và đầy xúc động trong sự “đồng thuận” giữa hai bên, dân chúng và nhà cầm quyền. Ai có lòng với dân với nước mà không mong như thế, không tưởng tượng trước trong đầu mình một hình ảnh “mỹ mãn” như thế. Một lễ tưởng niệm thật trang nghiêm, lại có sự góp mặt của ít ra cũng một vị lãnh đạo ở cấp nào đó, thôi thì không phải tối cao đi nữa ít ra cũng là đại biểu cho Hà Nội chẳng hạn, sẽ giải tỏa đi biết bao điều gây nên hố ngăn cách ngày càng sâu từ mấy chục năm qua, và là cơ hội ngàn vàng để thực hiện cái điều mà Hà Nội từng tuyên ngôn cao giọng cũng đã suốt mấy chục năm, kể từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, nhưng vẫn chỉ là chuyện “bọt mép”: chuyện hòa giải hòa hợp giữa những lực lượng khác chính kiến với nhau do cuộc chiến bi thảm gây nên song chưa có cơ hội hàn gắn, trái lại càng thêm nứt rạn bởi những chính sách tệ hại mà “bên thắng cuộc” đã độc đoán thi hành.

Những bài thơ sớm nhất về sự kiện mất Hoàng Sa năm 1974

Linh Đàn

Những ngày gần giáp Tết Giáp Dần 1974, Được tin Hoàng Sa bị hải quân Tàu chiếm mất, Hải quân Sài Gòn hồi bấy giờ đánh một trận quyết liệt, nhưng quá đơn cô, không có sự chi viện, nên đành thất thủ. Miền Nam thời đó 3/4 đất đai thuộc về quân Giải phóng chiếm đóng, thế mà không ai nói gì về lãnh thổ biên cương thuộc về Quốc gia hay Cộng sản, nhưng khi nghe Hoàng Sa bị Giặc Tàu chiếm mất, cả Miền Nam đổ lệ, tôi mới thấy hết nỗi lòng yêu nước trong lòng người dân Nước Việt. Trên chuyến xe đò từ Đà Lạt về Saigon, tôi thấy nhiều người cầm tờ báo đọc mà nước mắt rơm rớm, nghẹn ngào... làm cõi lòng tôi se sắt, bâng khuâng... Rồi từ đó, một bài thơ về hải đảo được ra đời :

Dân biểu Hoa Kỳ Nhận Đỡ Đầu Đỗ Thị Minh Hạnh

Văn phòng Dân biểu Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) cho biết là vị dân biểu này đã chính thức đồng ý đỡ đầu cho tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh.

Điều này xảy ra chỉ vài tiếng sau khi Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh, điều trần trước Uỷ hội Nhân quyền Tom Lantos.

DB Van Hollen rất quan tâm đến quyền lao động và đặc biệt có tiếng nói ảnh hưởng trong Đảng Dân Chủ trong vấn đề phê chuẩn thương ước Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngày Thứ Tư tuần trước, 8 tháng 1, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc của BPSOS, hướng dẫn một phái đoàn đến gặp DB Chris Van Hollen để vận động cài điều kiện nhân quyền vào cuộc thương thảo TPP với Việt Nam. Phái đoàn đề nghị DB Van Hollen đỡ đầu cho cô Minh Hạnh, đang bị tù đày do tranh đấu cho quyền lao động.

Sài Gòn tưởng nhớ Hoàng Sa

PV Bauxite Việt Nam

Bốn mươi năm qua cứ đến ngày 19.1, ngày giặc Tàu chiếm Hoàng Sa của tổ tiên ta, trong trái tim mọi người Việt Nam lại thầm thì, tha thiết gọi tên Hoàng Sa! Hoàng Sa!

Năm nay tiếng Hoàng Sa không phải chỉ là tiếng thầm thì, tha thiết trong tim mà đã vang lên thành tiếng gọi vang vọng trong không gian, vang vọng trong thời gian, vang vọng từ thế hệ trước sang thế hệ sau, vang vọng ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam, vang vọng ở mọi nơi có người Việt sinh sống trên thế giới.

Chiều 18.1.2014, khoảng 100 người Sài Gòn gọi nhau đến Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 đường Nguyễn Thông, quận Ba, để được cùng nhau nhắc đến Hoàng Sa, để nghe tiếng Hoàng Sa từ trong lồng ngực vang trong không gian, để tưởng nhớ những dòng máu Việt Nam đã hòa trong nước biển Hoàng Sa. Tại đây, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), dưới sự Chủ tế của Linh mục Nguyễn Trọng Viễn.

Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở

 

Tương Lai

Thưa qu‎í vị,

Cách đây 3 năm, tại đây, ngày 27.7.2011, chúng tôi đã có dịp được bày tỏ đôi điều suy tư: “Chúng ta cảm động khi thấy tên của những người anh hùng trong các trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa của năm 1974 và Trường Sa của năm 1988 được những thanh niên yêu nước giương cao trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay tại Hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô ngày 24.7.2011 vừa qua. Tấm gương hy sinh của thế hệ đi trước đang tiếp sức cho thế hệ hôm nay tỉnh táo và hiên ngang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, không đang tâm ngồi nhìn bọn cướp nước đang trăm mưu nghìn kế thực hiện chính sách thâm hiểm của chúng”.

Hôm ấy, chỉ duy nhất bà quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà lần đầu tiên có mặt để nhận lời tri ân của chúng ta. Bà Huỳnh Thị Sinh nói: “Lúc đó năm 2011 mới được nhắc nhở đến, và từ đó đến nay luôn được nhắc nhở đến Hoàng Sa - Trường Sa. Người ta nói ông Thà là một anh hùng đánh nhau với một cường quốc”. Và rồi cách đây mấy hôm, tại trụ sở của Viện SENA ở 35 Điện Biên Phủ quận Ba Đình, bà đã gặp gỡ các nhân sĩ trí thức Hà Nội để được nói răng: “Tôi đau buồn nhưng hãnh diện”, và bà đã cám ơn về “một nghĩa cử đúng đắn, cao cả. Nó có đủ vẻ đẹp của lòng người”. Mới bốn ngày trước đây, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sĩ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư đã dõng dạc bộc bạch nỗi lòng của một người lính từng chiến đấu chống lại những tàu chiến Trung Quốc bắn chìm chiến hạm của ta “…Tôi vẫn còn ân hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi thôi….

Một trăm ngàn tiếng nói cho Hoàng Sa

 

Dương Danh Huy

Ngày 11/1/2014 Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông và tổ chức Biển Đông Tại Pháp công bố lời kêu gọi ký tên vào một bức thư gửi Liên Hiệp Quốc về tranh chấp Hoàng Sa. Bức thư nhắc về việc Trung Quốc chiếm thêm nhóm đảo phía Tây, tức là nhóm Lưỡi Liềm, của quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1 cách đây 40 năm. Bức thư cũng nhắc về khía cạnh pháp lý của vấn đề: về lập luận của Việt Nam về chủ quyền, và về việc luật quốc tế không cho phép thụ đắc chủ quyền bằng bạo lực. Cuối cùng bức thư kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý Quốc tế.

Chữ ký được thu tập trên mạng tại hoangsatruongsa.net và bức thư cùng danh sách chữ ký sẽ được gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hiệp Quốc (Giải trừ Quân bị và An ninh Quốc tế) và Tòa án Công lý Quốc tế.

Nên truy tặng liệt sĩ cho các chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974

Thái Bình

Gần đến ngày kỷ niệm 40 năm ngày Trung cộng dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) quản lý.

Có rất nhiều việc cần phải làm như tổ chức kỷ niệm, tuyên truyền cho dân biết hành động xâm lược bất hợp pháp của Trung Quốc cách nay 40 năm, đưa vào sách giáo khoa để giáo dục thế hệ trẻ về sự kiện mất Hoàng Sa. Nhưng quan trọng và thiết thực cần làm ngay là công nhận liệt sĩ cho 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh anh dũng bảo vệ Hoàng Sa họ là công dân Việt Nam yêu nước đáng được vinh danh.

Chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCHVN) có thể đang phân vân khi gọi chính quyền VNCH là ngụy và tay sai Mỹ, nên không thể công nhận sự hy sinh của quân đội ngụy dù là bảo vệ biển đảo tổ quốc Việt Nam là liệt sĩ.

Nhắn nhủ từ Hoàng Sa: Dân tộc – Quốc gia là tối thượng!

Nay là lúc chúng ta nên tự vấn lương tâm đã làm gì để “đưa Hoàng Sa gần với đất liền”, để trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”. Cả ba lần Trung Quốc đem quân thôn tính Hoàng Sa vào các năm 1909, 1956 và 1974 đều trùng vào thời điểm Việt Nam đối mặt với chiến tranh và chia cắt. ASEAN, Mỹ, Nhật và nhiều nước khác hiểu rất rõ, Trung Quốc không chỉ bắt nạt một mình Việt Nam.

Trận hải chiến bi hùng xẩy ra cách đây 40 năm nhắn nhủ chúng ta điều gì, nhìn từ hôm nay? Có thể có ba thông điệp. Thông điệp đầu tiên, đó là lợi ích của quốc gia – dân tộc bao giờ cũng là tối thượng! Một khi biết đặt chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc lên trên hết, mọi trở ngại khác đều có thể tìm ra phương hướng giải quyết. Thông điệp thứ hai, lợi ích quốc gia, quyền lợi dân tộc không phải là điều gì trừu tượng, ngược lại nó mang nội dung rất cụ thể và sát sườn đối với mọi người Việt yêu nước. Lợi ích này còn gắn bó chặt chẽ với lợi ích của khu vực và quốc tế. Thông điệp thứ ba, 40 năm trôi qua, nay là lúc mỗi chúng ta, nên tự vấn lương tâm, đã làm gì để “đưa Hoàng Sa gần với đất liền”, để trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”, làm gì để giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa?

Lịch sử rất công bằng

Lê Phú Khải

Ngụy Văn Thà ơi

Lịch sử rất công bằng

Năm 2011 ở Thủ đô

Những người yêu nước đi biểu tình

Đã giương cao biểu ngữ viết tên anh

Ngụy Văn Thà hy sinh ở Hoàng Sa năm bảy bốn

Chúng ta đều là những Huỳnh Ngọc Tuấn

Nguyễn Gia Kiểng

“…Khi một người bị chà đạp thì không chỉ người đó mà tất cả chúng ta đều bị xúc phạm bởi vì phẩm giá con người đã bị xúc phạm. Khi không quan tâm tới những nạn nhân của sự thô bạo vì lý do họ không phải là những nhân vật lớn là người ta đã quên đi, và đánh mất, phần phẩm giá lớn nhất của chính mình…”

clip_image002 Ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị đánh gãy xương ức

Con ngựa hoang của thảo nguyên nhạc Việt

Bài: Lưu Trọng Văn - Ảnh: Trần Tình

Sáng 16.1.2014, đúng kỷ niệm ngày giỗ đầu của nhạc sĩ Phạm Duy, bên mộ của ông cùng mộ vợ ông – ca sĩ Thái Hằng, mộ con trai ông – ca sĩ Duy Quang, rất nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi bạn bè của ông đã đến thăm viếng ông.

clip_image001

Các ca sĩ Ánh Tuyết và Đức Tuấn bên tượng Phạm Duy

Trận địa mai phục lòng dân

Ngô Hữu Hạnh

Thưa ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an kính mến!

Tranh thủ lướt web, tôi đã đọc được bài phát biểu đáp từ của ông Bộ trưởng Bộ Công an dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị sơ kết 3 năm đăng trên Báo CAND online ngày 15/01/2014 với tựa đề: “Công an trong lòng dân”.

clip_image001

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ và toàn thể tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tặng hoa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Anh Hiếu

Tầm nhìn Hoàng Sa

Lê Mai

Bốn mươi năm hải chiến Hoàng Sa

Ngày ấy, phe XHCN mà đứng đầu là “ông anh Cả” Liên Xô ra sức tuyên truyền cho học thuyết “chủ quyền hạn chế”, đặt “chủ nghĩa quốc tế vô sản” rồi “chủ nghĩa quốc tế XHCN” lên trên hết. Người ta hy vọng và mơ ước về một thế giới đại đồng, mọi người được tự do, ấm no, hạnh phúc. “Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em”.

Thăm Liên Xô, trong một lần hội đàm, Mao hỏi Khơrútsốp:

- Chủ nghĩa đế quốc sử dụng vũ khí hạt nhân, liệu chúng ta có thể chờ mà không phản kích ngay?

Khơrútsốp:

- Một giây cũng không thể chờ, phải lập tức phản kích.

Ai là tác giả bài thơ "Tưởng niệm Hoàng Sa"?

Vũ Nam Nhuận, Virginia, Mỹ

Anh ruột tôi là một liệt sĩ hy sinh trên chiến hạm HQ 10, Nhật Tảo. Mấy chục năm nay tôi đã đọc biết bao nhiêu bài thơ, đoạn văn viết để tri ân các liệt sĩ anh hùng. Có một bài thơ thật đặc biệt với tôi vì nó được viết bởi một người miền bắc (khuyết danh) năm 1974. Theo Đặc san Quảng Đà phát hành ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, năm 2005 (trang 84), bài thơ này đã được gửi từ miền Bắc Việt Nam sang Pháp rồi từ đó chuyển về miền Nam Việt Nam năm 1974 sau trận Hoàng Sa. Tôi đọc bài thơ này không biết bao nhiêu lần không chán... Lời thơ thật cảm động, sẻ chia và cũng đầy hùng khí. Vì tình hình chính trị năm 1974, tác giả đã không thể để tên của mình. Hy vọng bây giờ với internet, chúng ta có thể tìm ra danh tánh của vị tác giả bài thơ này.

V. N. T.

Lập danh sách, địa chỉ các anh hùng Gạc Ma 1988

Chúng tôi muốn thu thập danh sách, địa chỉ những người lính Lữ đoàn 146 Hải Quân và Trung đoàn Công binh 83, trở về sau trận hải chiến Gạc Ma 1988; danh sách, địa chỉ gia đình 64 liệt sỹ hy sinh ngày 14-3-1988 ở Gạc Ma. Các bạn trên Facebook, các bạn nhà báo, ai biết, xin gửi thông tin cho chúng tôi qua email: Huy Đức: huyducnews1984@gmail.com; Do Thai Binh: binhthaido@gmail.com.

 

Công an tổ chức phòng chống nhân quyền?!

Ma Văn Thành

Thật lạ?

1. Khủng bố và nhân quyền là hai vấn đề đối lập mà công an Thanh Hóa có thể chống gộp chung giống như hai vấn đề tương tự, "chống khủng bố và nhân quyền". Mà chống nhân quyền là chống gì vậy?

2. Kinh phí hội nghị chống khủng bố và nhân quyền lại lấy từ nguồn kinh phí an ninh biên giới, biển đảo. Phải chăng họ chống khủng bố và nhân quyền ngoài đảo? Nếu chống khủng bố Trung Quốc hành hung, giết hại ngư dân thì tốt ha. Nhưng nếu chống ngư dân có nhân quyền, tức chỉ coi ngư dân như súc vật để đè đầu cưỡi cổ thì không được đâu nhé.

clip_image002

Yếu tố con người trong an toàn công nghiệp

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Theo báo Tuổi Trẻ online ngày thứ năm 16/01/2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố tại buổi lễ tổng kết (2013) của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 15.1.2014, có thể hoãn khởi công nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam cho đến năm 2020. Cụ thể, thủ tướng nói:

PVN phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5.000MW thay thế cho 4.000MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công (theo kế hoạch là năm 2014).

Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.

Cùng với tin này, báo điện tử bsc đã đăng các ý kiến nhất trí của giới chuyên gia Việt Nam chào đón một quyết định đúng hướng mà họ đã kiên trì kiến nghị từ nhiều năm qua nhưng cho tới nay không hề được các nhà hữu trách quan tâm. Tờ báo dẫn lời của các giáo sư Cao Chi, Phạm Duy Hiển, đồng thanh nhắc lại một yêu cầu căn bản mà dự án khởi công nhà máy điện hạt nhân vào năm 2014 (để đưa vào vận hành từ năm 2020) hiển nhiên không thể đáp ứng kịp thời: yêu cầu về nguồn nhân lực chuyên ngành.

Một khía cạnh quan trọng của vấn đề này là khả năng của đội ngũ chuyên gia đối phó với các tình huống nguy hiểm trong nhà máy mỗi khi có sự cố xảy ra. Chính sau tai hoạ khủng khiếp ở nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima mà báo Sài Gòn tiếp thị đã đăng bài viết của tác giả Đặng Đình Cung đặt vấn đề chung hơn: “Yếu tố con người trong an toàn công nghiệp”. Nhân thông tin về việc hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tác giả đã gửi cho Diễn Đàn bài viết hoàn toàn chưa mất tính thời sự này. Chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc, dưới đây.

Diễn đàn

Thư của ông Nguyễn Khắc Mai gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

Kính thưa ba vị,

Ngày 19-01-1974, cách đây chẵn 40 năm, Trung Quốc lợi dụng Miền Bắc cần viện trợ quân sự của họ, Miền Nam đang bị Mỹ đi đêm với Trung Quốc, nên bị bỏ rơi, còn Mỹ như đã nói đã bật đèn vàng cho Trung Quốc xua quân đánh chiếm Hoàng Sa của chúng ta. 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng chiến đấu, bỏ mình vì chủ quyền Biển Đảo của Tổ Quốc.

Để đánh dấu sự kiện bi hùng này, Sinh viên, Thanh niên và Nhân dân Hà Nội có kế hoạch tổ chức mít tinh lên án Trung Quốc xâm lược, tôn vinh gương anh dũng hy sinh của những chiến sĩ Hải quân bảo vệ Hoàng Sa năm xưa, bày tỏ quyết tâm ủng hộ lập trường của Chính phủ như lời Tuyên bố của Thủ tướng tại Quốc hội tháng 11 năm 2011: Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Họ dự định sẽ tập trung ở vườn hoa Chí Linh Hà Nội.

Cải cách là đòi hỏi cấp bách

(Phát biểu tại Tọa đàm “Làm thế nào để thực hiện thông điệp của Thủ tướng?” do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 15.01.2014)

Lê Công Giàu

1. Sau gần 40 năm, Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực (sau Thái Lan 25 năm, Malaysia 30 năm, Singapore 60 năm) và có thể nói đang khủng hoảng toàn diện, tham nhũng khắp nơi, kinh tế khó khăn, đạo đức xuống cấp, xã hội bất an, niềm tin của dân giảm sút nghiêm trọng. Cải cách là đòi hỏi cấp bách, nếu không Việt Nam sẽ đi về đâu? Một “kịch bản” như Liên Xô, Đông Âu chăng?

Việt Nam đang giống đoàn tàu chở 90 triệu hành khách, tốc độ chậm, vì máy móc cũ, hệ thống thắng không ăn, có thể gặp tai nạn bất kỳ.

2. Nguyên nhân gốc rễ là gì? Thể chế hiện nay không còn phù hợp, đang kiềm hãm sự phát triển của đất nước. Quyền lực không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tham nhũng, các quyền tự do, dân chủ của người dân bị vi phạm nghiêm trọng.

Tham nhũng, chống tham nhũng và thể chế

Hạ Đình Nguyên

Cần phải thừa nhận và nói thẳng, nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt. Và người dân cần xem đó là một việc bình thường, như nó phải có trong bất cứ một xã hội nào. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nên công khai rằng đó là sự thật, là quy luật của mâu thuẫn mà lý luận “biện chứng” hằng nêu lên, không cần phải giấu giếm che đậy nữa.

Vả lại, sự thừa nhận và công khai cuộc đấu tranh nội bộ giữa những khác biệt về đường lối trong Đảng, cũng như cái nhìn khách quan và sáng suốt của dân chúng trên cơ sở lợi ích quốc gia, sẽ là một bước nâng cao trình độ xã hội về tính minh bạch, vốn là yếu tố quan trọng của một thể chế dân chủ văn minh. Người dân sẽ được phục hồi lại ngôi “chính chủ” của mình, để theo dõi và có trách nhiệm với mọi biến động, biến chuyển của đất nước.

Thưa Thủ tướng, tôi không bán cái

Nguyễn Trung Chín

Lần đầu tiên Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như nhận được sự ưu ái của một số trí thức đã từng góp tiếng nói phản biện mạnh mẽ với Đảng về sự tụt hậu kinh tế, về các vụ tham nhũng tràn lan mà vượt lên trên là những vụ quan trọng vây quanh đám thuyền trưởng lãnh đạo việc chống tham nhũng, về sự xuống dốc của ngành giáo dục mà hậu quả là đào tạo một thế hệ trẻ mất phương hướng lương thiện, có nguy cơ kéo đất nước xuống vực thẳm.

Thêm vào đó, đây có lẽ cũng là lần đầu tiên, một trong số hơn 750 tờ báo nhà nước, báo Tuổi Trẻ, tổ chức một bàn tròn, một số những trí thức nói trên được mời tham dự, đồng thời tờ báo này cũng yêu cầu độc giả góp ý về Thông điệp của Thủ tướng.

Ba mảng hành động xoay quanh “chuyện tử tế”([1])

Phạm Toàn

Không biết là do tình cờ, hay là do sắp đặt cố ý, mà hôm nay bàn về chuyện tử tế, bên cạnh người dắt dẫn câu chuyện còn có ba diễn giả – và thành phần diễn giả này chính là chỗ tôi muốn nêu vấn đề xem có phải là cố ý hay vô tình: (1) một nghệ sĩ điện ảnh, có nhiệm vụ chà xát bằng ẩn dụ vào vết thương tinh thần của con người tử tế và không tử tế; (2) một nhà báo có nhiệm vụ theo dõi trạng thái mưng mủ hoặc mức độ hoại thư hoặc sự liền da của vết thương tinh thần kia; và (3) một người ôm mộng cải cách nền giáo dục, những mong một ngày nào đó sẽ gây dựng được một nền văn hóa biết xấu hổ, để con người sẽ tử tế hơn lên nhờ biết tránh và biết chữa điều không tử tế.

Trước hết nói về người nghệ sĩ và chuyện tử tế. Chúng ta đều biết rằng, khác với “đạo đức”, “tử tế” không phải là một khái niệm khoa học. Có người ngờ rằng theo từ nguyên thì chữ “tử tế” có dính dáng đến chữ “tế tử” nghĩa đen là “con rể”. Trong xã hội cổ truyền, “dâu là con, rể là khách”. Nàng dâu về nhà chồng thì lăn xả vào gây dựng cơ nghiệp nhà chồng. Còn chàng rể, nếu không quá khổ sở đến độ phải ở nhờ nhà vợ để chịu cảnh “trai ở nhà vợ như chó ở gầm chạn”, thì nhất định phải duy trì tư thế “ông khách”. Vì là ông khách nên ông con rể tế tử kia cũng cần đối xử tử tế với mọi người. Nhưng chuẩn mực của sự tử tế là ở đâu? Chuẩn mực của đối xử tử tế là hành vi bề ngoài, trong khi động cơ đạo đức bên trong của sự tử tế thường là khó hoặc rất khó nắm bắt.

Chương trình “Quà Tết cho Tù nhân lương tâm” đã khởi động

 

Nguyễn Tường Thụy

Ngày hôm nay, 14/01/2014, chương trình “Quà Tết cho Tù nhân lương tâm” đã khởi động ở Nghệ An.

Chương trình này do Diễn đàn Xã hội dân sự và Hội Bầu bí tương thân phối hợp thực hiện.

Chương trình “Quà Tết cho tù nhân lương tâm” sẽ được triển khai ở: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An và các vùng lân cận từ nay đến hết tháng 12 âm lịch và có thể sang những ngày đầu năm mới.

Mặc dù Hội Bầu bí tương thân và Diễn đàn XHDS khai sinh ở HN, nhưng chúng tôi có bạn bè tâm huyết ở khắp các vùng miền tiếp sức, nhằm giảm thiểu những chi phí không cần thiết, đảm bảo những đồng tiền từ các nhà hảo tâm đến tận tay cựu tù nhân lương tâm và gia đình tù nhân lương tâm một cách tối đa.

Thăm Thức tháng 01 – 2014

Ngày 11 tháng 1 gia đình tôi chuẩn bị lên Xuyên Mộc để thăm anh Thức. Tôi không thể nhớ chính xác đây là lần thứ mấy gia đình tôi đi thăm anh trong gần suốt 5 năm qua. Đây là lần thứ hai anh không được gặp ba vì hiện giờ người cha của chúng tôi đang phải bôn ba nơi phương xa, để vận động tìm lại tự do cho con trai mình. Chắc hẳn anh nhớ ba nhiều lắm. Nhìn thấy tình cảnh ấy chúng tôi ai cũng chạnh lòng… Mong sao anh sớm được tự do để đoàn tụ cùng gia đình.

Mất cả buổi sáng chúng tôi mới gặp được anh. Anh Thức đi ra với chùm hoa dại trên tay, được túm lại thật cẩn thận, cho vào một cái bao nhỏ đựng nước. Với hoàn cảnh tù giam và nỗi buồn xa cách, nhưng gương mặt anh vẫn rạng rỡ, lạc quan, anh tặng cho chị Thoa để làm quà kỷ niệm ngày cưới của anh chị, ngày 12-01. Anh Thức luôn như thế, anh nhớ từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Anh còn dặn cô con gái nhỏ sau khi về nhớ tìm cát xây dựng để nuôi hoa. Chỉ là một cử chỉ nhỏ thôi nhưng lại chứa đựng tình cảm gia đình ấm áp và rất đáng yêu. Đó là tình cảm mà chúng tôi luôn trân trọng, luôn muốn bảo vệ và gìn giữ. Tôi thấy anh thật dễ thương. Trong hoàn cảnh khó khăn này mà anh vẫn luôn vững tin, lạc quan hướng về phía trước. Tôi tin rằng con đường anh chọn không sai lầm và gia đình rất tự hào về anh. Thật ngộ nghĩnh khi chính anh Thức lại là nguồn động viên và đem hạnh phúc đến cho mọi người.

Nhân ngày mất của Rosa Luxemburg (1871 – 1919): Tự do luôn luôn là tự do của người khác chính kiến

Phạm Hải Hồ

clip_image001

Trên bia mộ cũng như trong cuộc đời tôi không có những sáo ngữ huênh hoang. Trên bia mộ tôi chỉ được để hai vần “chuy chuyˮ. Đó là tiếng chim sơn tước đầu đen tôi bắt chước hay đến nỗi nó đến ngay khi nghe tôi gọi. Bạn thử nghĩ xem, mấy ngày nay trong tiếng chuy chuy bình thường lóe lên như ánh kim ấy có một âm rung nho nhỏ, một giọng ngực tí ti. Bạn biết điều ấy có nghĩa gì không? Đó là những chuyển động nhẹ đầu tiên của mùa xuân sắp tới. Bất chấp tuyết giá và nỗi cô đơn, chúng tôi − chim sơn tước đầu đen và tôi – vẫn tin tưởng ở mùa xuân sắp tới. Và nếu vì thiếu kiên nhẫn tôi không còn chứng kiến nó nữa thì bạn đừng quên trên bia mộ tôi không để gì khác hơn hai vần “chuy chuyˮ thôi nhé. [i]

Berlin một tối mùa đông…

THƯ MỜI

Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình

Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa (1.1974 – 1.2014), thân mời Quý Anh Chị thành viên và thân hữu CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đến tham dự thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), được tổ chức tại Phòng họp Phạm Long Tiên, 43 Nguyễn Thông, lúc 16 giờ ngày Thứ Bảy 18-01-2014.

Rất mong sự hiện diện của Quý Anh Chị và thân hữu để cùng nhau thể hiện tình hiệp thông huynh đệ thiêng liêng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13-01-2014

Tm. CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình

NNC Nguyễn Đình Đầu

Phó Chủ nhiệm

Đã ký

Chào 2014: Cấu trúc lại hay xây dựng lại nền nông nghiệp - Những cơ sở khoa học của nó

PGS. TS. Vũ Trọng Khải

Chuyên gia độc lập về Kinh tế nông nghiệp và PTNT

Bài viết mang tính chiến lược về kinh tế nông nghiệp, một yếu tố hết sức quyết định thành – bại của toàn bộ nỗ lực thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, của một trong những chuyên gia hàng đầu, đã bị cắt xén tùy tiện đến mức không còn nhận ra trên vài tờ báo gần đây như Tuổi Trẻ, Nông nghiệp VN. Báo Tuổi Trẻ còn hết sức tự nhiên tự cho mình cái quyền biến một bài lai cảo nghiêm chỉnh của nhà khoa học thành một mẩu “ý kiến bạn đọc”!!! . Có lẽ trên thế giới ngày nay, chỉ có báo chí Việt Nam mới coi rẻ người viết thế này. Chẳng hiểu vì sao? Hay có gì “nhạy cảm”, “chính chị chính em” trong đó? Cùng với những thông tin mới nhất về việc ngăn cấm xuất bản và thu hồi mấy cuốn sách, người dân không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng Thông điệp “Dân chủ” đầu năm của người đứng đầu chính phủ đã bị phản pháo ngay ở lĩnh vực tiên phong của nền dân chủ là quyền Tự do ngôn luận?

BVN xin trân trọng giới thiệu toàn vẹn bài viết quan trọng của PGS TS Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp & Phát triển Nông thôn II tại TPHCM (thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn).

Bauxite Việt Nam

Kiến nghị cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của ĐBQH để chống tham nhũng

Luật sư Ngô Ngọc Trai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–o0o——–

Nam Định, ngày 13 tháng 1 năm 2014

ĐƠN KIẾN NGHỊ

(Cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội để chống tham nhũng)

Giáo dục trước hai vấn đề cốt lõi

Tống Văn Công

Đề án Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (thực hiện NQ TƯ 8) đem lại hi vọng cho nhiều người quan tâm. Tuy nhiên cũng còn không ít nỗi âu lo ở việc thực hiện.

Năm 1979, Nghị quyết 14 của Bộ chính trị, theo bà Nguyễn thị Bình nguyên Bộ trưởng GD&ĐT thời ấy thì những quan điểm lớn trong đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Năm 1996, Nghị quyết TƯ 2, khóa 8 định hướng giáo dục đào tạo thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có đề ra chế độ tiền lương cho nhà giáo. Được quan tâm như thế, vậy có điều gì cản trở đến nỗi khiến cho “Về chất lượng giáo dục phổ thông và đại học Việt Nam đều thua kém các nước trong khu vực” (Công bố của Diễn đàn Kinh tế Thế giới qua khảo sát 148 quốc gia).

Tìm hiểu Hoàng Sa với Google Earth

Phan Văn Song

Với điều kiện máy tính có kết nối với internet đã trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn đọc quan tâm tìm hiểu/nghiên cứu biển, đảo một công cụ mạnh mẽ, tiện lợi và có thể dùng miễn phí: Google Earth (Trái đất Google).

Trước mắt, nhân dịp tròn 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ngày 19/1/1974, chúng tôi đã tạo một file kmz mà sau khi tải về máy cá nhân chỉ cần một vài động tác với chuột/ bàn phím, bạn đọc có thể khai thác các thông tin phong phú và đa dạng có sẵn của Google Earth (GE), của người dùng GE cung cấp thêm hoặc thông tin có trong file của chúng tôi về quần đảo Hoàng Sa.

Để chuyển đổi thể chế một cách ôn hòa

Vì nhiều lý do, báo Tuổi Trẻ tường thuật buổi tọa đàm ngày 4/1 về Thông điệp của Thủ tướng quá ngắn gọn không nói được những điều cần chuyển tải như ý kiến rất thẳng thắn của của GS Hoàng Tụy và ông Trần Đức Nguyên (cựu Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải). Được sự đồng ý của hai ông, BVN xin công bố những ý kiến tâm huyết này. Tựa đề của BVN.

Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục

Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học

Chiều thứ bảy tôi được báo: sáng thứ hai (13/01/2014) Bộ trưởng đến làm việc với Viện, mời lên nghe, trao đổi… Chẳng biết sẽ nói gì, sáng Chủ nhật ngồi bần thần rồi viết ra “Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục”, thành tâm gửi đến Bộ trưởng và các đồng nghiệp để sẻ chia. Lòng thành, chẳng ngại đúng – sai!

1. GD Việt Nam có một lợi thế (may mắn) là dân ta coi trọng sự học

Dù cha mẹ ăn đói, mặc rách, lam lũ kiếm sống vẫn quyết chí cho con đi học; con học giỏi, đỗ đạt, coi như thành công; con học hành không ra gì, dù làm ăn phát đạt cũng xấu hổ với họ hàng, làng xóm… Truyền thống đó giúp cho “xã hội hóa GD” đạt nhiều kết quả, nhưng vì thế, nhà nước đã quá lạm dụng gây nên mất cân đối giữa sự đóng góp của dân với trách nhiệm của nhà nước cho GD; truyền thống đó cũng là một động lực khiến trẻ em Việt ở nước ngoài thường có thành tích học tập tốt, nhất là cộng đồng người Việt tại nước Đức. Truyền thống đó là vốn quý của dân tộc cần được nuôi dưỡng và phát huy phù hợp với thời kỳ mới.

Hoàng Sa và Trường Sa … trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm

Lê Phú Khải

Đầu năm Tây, tôi ngồi soạn sách vở cho thằng cháu nội đang học lớp 1, cầm lên cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm do nhà xuất bản Tri Thức ấn hành từ năm 2011, giở đến các trang cuối ở phần nguyên âm đôi iê (uô) và (ươ) … thì vô cùng cảm động và vui sướng khi thấy các bài đọc cho trẻ em có nói đến Điện Biên Phủ, đến đại tướng Võ Nguyên Giáp và đặc biệt nói về Hoàng Sa và Trường Sa… Lâu nay, có nhiều ý kiến cho rằng sách giáo khoa của ta lảng tránh về Hoàng Sa và Trường Sa, không nói Võ về Đại tướng … Thì đây, sách Tiếng Việt ngay từ lớp 1 đã viết cả. Viết thật dễ hiểu và nên thơ. Tôi xin chép nguyên văn bài “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa và Trường Sa” trong sách để các bạn đọc vĩ đại của tôi thưởng thức.

Tại sao tập thơ của ông Nguyễn Thanh Giang bị thu hồi?

Tôi được đọc bức thư ngỏ của ông Nguyễn Thang Giang gửi các ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Xuất bản, Chủ tịch Hội Nhà văn, Giám đốc Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn. Thư cho biết:

“Ngày 7 tháng 01 năm 2014 Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn cử ông Nguyễn Văn Sơn, cán bộ biên tập, chính thức yêu cầu tôi cộng sự với Nhà Xuất bản thu hồi toàn bộ số tập thơ “Những mẩu quặng dọc đường” đã ấn hành để cắt bỏ toàn bộ phần “Những lời bình” (Từ trang 149 đến trang 191) theo chỉ thị của công văn số 4755/CXB-QLXB do ông Phạm Quốc Chính cục phó Cục Xuất bản ký.

Sau khi nghe tôi trả lời việc đó không thể nào làm được nữa vì một số khá lớn đã được biếu tặng hoặc bán trong nước và ngoài nước (một số người ở nước ngoài gửi email đặt mua và tôi đã gửi sách cho họ), ông Sơn khẩn khoản đề nghị nộp cho ông ấy 10 cuốn có cắt bỏ phần “Những lời bình” để Nhà Xuất bản đem nộp lên cấp trên.

Tôi phản đối, vì cho rằng như vậy là đối phó một cách hình thức, làm mất phẩm giá con người.

Đáng phàn nàn ở chỗ: ai? tổ chức nào? mệnh lệnh nào? đã đẩy Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đến chỗ bí và phải nghĩ cách đối phó tiêu cực như vậy?

Đề nghị cần có hội nghị giữa Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Xuất bản, Hội Nhà Văn và Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn để kiểm điểm rút kinh nghiệm vụ việc này”.

Tôi nảy tò mò muốn biết nội dung những lời bình ấy thế nào (toàn là của các nhân vật tên tuổi như nhà thơ Thanh Thảo, đương kim Phó Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN, nhà thơ Ngô Văn Phú nguyên Giám đốc NXB HNV…) mà “ghê” thế, “phản động” đến mức nào mà bị “nghiêm trị” thế chứ?

Xin nói thêm: tôi cũng là một người được anh Nguyễn Thanh Giang chia sẻ bản thảo tập thơ từ đầu, và đã có “công” góp ý anh sửa đôi chỗ (đơn thuần về nghề thơ). Tôi thích một số bài anh viết về địa chất, về thiên nhiên và sinh hoạt miền núi thời anh là chàng trai địa chất với cảm xúc lãng mạn của thế hệ chúng tôi, và những bài thơ ông-cháu cuối đời thật hiền hậu, đáng yêu. Trong đó có mấy bài hào sảng, mạnh mẽ của người đi chinh phục thiên nhiên với bút pháp hiện đại khá đặc sắc ở thời điểm ấy trong thơ miền Bắc. Và tôi viết cho anh rằng: “cứ theo lối thơ ấy mà đi, anh thừa sức thành một nhà thơ có thứ hạng cao trong Hội Nhà văn VN… nhưng danh tiếng nhà thơ NTG sẽ không thể sánh nổi uy danh của nhà đấu tranh dân chủ NTG”.

Vậy nên hôm nay, tôi thấy cộng đồng nettizen ta nên “cảm ơn” quý vị ở Ban gì đó hay Cục gì đó đã cho “nhà dân chủ” Nguyễn Thanh Giang một cơ hội để được ta biết đến như một nhà thơ, quá hay so với việc mất tiền in một tập thơ may ra bán nổi vài trăm bản, lỗ vốn!

Sau đây, mời các bạn thưởng thức những lời bình “tai hại” hay “thú vị” tùy cách nhìn, về thơ Nguyễn Thanh Giang

Hoàng Hưng

Một tiểu thuyết về hải chiến Hoàng Sa 1974 bị ách lại tại nhà xuất bản

 

clip_image002

 

Makét bìa Sóng gió Biển Đông, hoạ sỹ Ngô Xuân Khôi vẽ cho NXB Lao Động, từ tháng 4/2013, nhưng cho tới nay sách vẫn chưa được duyệt.

 
Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng đánh chiếm

SÓNG GIÓ BIỂN ĐÔNG

Tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường

Đây là cuốn tiểu thuyết viết về một làng chài bao đời gắn bó với Biển Đông. Chính nơi đây đã đóng góp những thế hệ ngư dân và chiến binh khai thác và gìn giữ  biển đảo Tổ quốc, trong đó có những chiến sĩ đã tham gia hai trận hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa.  SÓNG GIÓ BIỂN ĐÔNG, cũng như tiểu thuyết NGUYÊN KHÍ của tác giả, đang chờ được cấp phép  để xuất bản.

Chương trích sau đây (chương 15) là nhật ký của thiếu uý quân đội VNCH Đỗ Trọng Hải, người xã Hải Thuỷ tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, ngày 18 và 19 tháng 1 năm 1974.

_________________________

Chương 15

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ngày… tháng… năm…

Nghĩa tử là Đỗ Trọng Đạt, hậu duệ đời thứ 25, đứa con bất hiếu, kẻ lưu vong bất trung, bất nghĩa, hiện sinh sống ở 1780-HD- SanJose California, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Kính dâng liệt tổ liệt tông dòng họ Đỗ Trọng, Hải Thủy, những kỷ vật và bút tích về sự nối bước Tiền nhân của các hậu duệ Đỗ Trọng tộc, trong việc góp máu xương bảo vệ biên cương hải đảo nước Việt Nam trước nạn xâm lăng của ngoại bang.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn